PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang1/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48



PHẦN I

CÁC BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

TRẢ LỜI CÁC Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI

GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ HAI - QUỐC HỘI KHOÁ XII

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ có các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cầu vượt sông, suối cho các tỉnh miền núi phía tây Bắc, trong đó có Yên Bái. Đề nghị Chính phủ sớm triển khai khởi công xây dựng đường hành lang kinh tế Hải Phòng – Côn Minh; đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp quốc lộ 70”.

Trả lời (tại công văn số 863/BGTVT-KHĐT ngày 14/02/2008):

1. Về đề nghị Chính phủ có các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cầu vượt sông, suối cho các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, trong đó có Yên Bái:

Việc xây dựng các cầu bắc qua sông, suối cho các tỉnh miền núi phía Tây Bắc nói chung và Yên Bái nói riêng có tầm quan trọng trong việc giao lưu, phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng cho địa phương vì vậy đã được Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải hết sức quan tâm. Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng đề án “Xây dựng cầu đường tới các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 709/CP-CN ngày 25/5/2004 và giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh thực hiện bằng nguồn trái phiếu chính phủ. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải tích cực tìm kiếm thêm nguồn để hỗ trợ các tỉnh thông qua các dự án ODA như: dự án giao thông nông thôn 3 vốn WB/DFID, dự án xây dựng 52 cầu giao thông nông thôn cho 09 tỉnh miền núi phía Bắc vốn Nhật Bản v.v...

2. Về đề nghị Chính phủ sớm triển khai khởi công xây dựng đường hành lang kinh tế Hải Phòng – Côn Minh; đường sắt Hà Nội – Lào Cai:

Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai (chiều dài 280 km), tổng mức đầu tư 160 triệu USD vay ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á, Cơ quan phát triển Pháp, Quĩ ngân khố Pháp và đối ứng từ ngân sách nhà nước. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định đầu tư dự án tại Quyết định số 2742/QĐ-BGTVT ngày 10/9/2007.

Hiện nay Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với chức năng là chủ đầu tư đang triển khai các bước tiếp theo quy định. Theo kế hoạch, tháng 5/2008 Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) sẽ lựa chọn xong tư vấn thiết kế kỹ thuật của dự án, thời gian thiết kế kỹ thuật là 15 tháng, dự kiến khởi công trên hiện trường vào cuối năm 2009, hoàn thành dự án năm 2012.

3. Về việc đề nghị Chính phủ sớm triển khai khởi công xây dựng đường hành lang kinh tế Hải Phòng – Côn Minh và đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp quốc lộ 70.

- Tuyến đường hành lang kinh tế Hải Phòng – Côn Minh đoạn từ Nội Bài – Lào Cai cử tri đề nghị là đường cao tốc Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai:

Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai có quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn tốc độ 120 km/h, bề rộng đạt 4 – 6 làn xe (đoạn Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái đạt 6 làn xe; đoạn Yên Bái – Lào Cai đạt 4 làn xe). Dự án xây dựng theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 xây dựng đoạn Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái 4 làn xe; đoạn Yên Bái – Lào Cai 2 làn xe bằng nguồn vốn vay ADB và đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Giai đoạn 2 thi công hoàn chỉnh theo quy mô dự án.

Về nguồn vốn cho giai đoạn 1: vay ODA của ADB 200 triệu USD, vay OCR 896 triệu USD, đối ứng 153 triệu USD. Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1531/TTg-CN ngày 28/9/2006 thông qua nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi và giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tiếp tục triển khai dự án. Hiện tại, dự án đang triển khai bước thiết kế kỹ thuật, hoàn thành vào tháng 1/2008. Giai đoạn 1 của dự án dự kiến hoàn thành năm 2012.

- Dự án cải tạo sửa chữa quốc lộ 70 (km 0 – km 188): tổng mức đầu tư 776 tỷ, Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công xây dựng ngày 31/8/2007 có tổng mức đầu tư 776 tỷ, sẽ phấn đấu hoàn thành vào quý I/2009.



2/ Cử tri các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang kiến nghị: “Đường 15, đoạn đi qua thị trấn Mai Châu đã xuống cấp nghiêm trọng do thi công quốc lộ 6. Đề nghị Nhà nước quan tâm xem xét đầu tư.”

Trả lời (tại công văn số 1024/BGTVT-KHĐT ngày 21/02/2008):

Bộ Giao thông Vận tải có các Quyết định số 668/QĐ-BGTVT ngày 24/3/2005, số 428?QĐ-GTVT ngày 22/02/2006 phê duyệt thiết kế kỹ thuật – thi công hoàn trả quốc lộ 15 đoạn Tòng Đậu – thị trấn Mai Châu (dài 6,5 km) và một số tuyến thuộc khu vực thành phố Hòa Bình, các tuyến đường trên đã được triển khai thi công (quốc lộ 15 đã thi công được 4/6,5 km). Tuy nhiên, theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước việc đầu tư trên của Bộ Giao thông Vận tải là vượt thẩm quyền, chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Hiện tại, những hạng mục trên đã phải tạm dừng thi công. Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục đầu tư các tuyến đường bị ảnh hưởng do thi công quốc lộ 6 trong đó có đoạn quốc lộ 15 đoạn qua thị trấn Mai Châu. Do giá vật tư có nhiều biến động nên kinh phí đầu tư cho các tuyến đường trên đã tăng lên. Bộ Giao thông Vận tải phải cân đối lại nguồn vốn và sẽ tiếp tục triển khai sau khi bố trí được vốn.



3/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: “Đề nghị đầu tư nâng cấp tuyến đường giao thông ra biên giới từ Sốp Cộp – Lạnh Bánh (mốc D1) và đường giao thông từ Sốp Cộp – Mường Lạn – Mốc D7 để nối thông với các tuyến đường mà tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Luông Phrabăng (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã đầu tư).”

Trả lời (tại công văn số 1022/BGTVT-KHĐT ngày 21/02/2008):

Tuyến Sốp Cộp – Lạnh Bánh (mốc D1); tuyến Sốp Cộp – Mường Lạn (mốc D7) là các tuyến thuộc hệ thống đường ra biên giới thuộc địa phương quản lý (không thuộc quốc lộ), theo phân cấp do Bộ Quốc phòng phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đầu tư xây dựng.



4/ Cử tri tình Hà Giang kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm có kế hoạch nâng cấp quốc lộ 279 đoạn từ thị trấn Việt Quang (Bắc Quang – Hà Giang) đi Bảo Yên – Lào Cai, quốc lộ 4D đoạn từ Xín Mần đi Bắc Hà – Lào Cai.”

Trả lời (tại công văn số 1021/BGTVT-KHĐT ngày 21/02/2008):

- Quốc lộ 279 đoạn từ thị trấn Việt Quang (Bắc Quang – Hà Giang) đi Bảo Yên – Lào Cai, vừa mới hoàn thành năm 2003, với quy mô đường cấp V miền núi. Khi nhu cầu vận tải tăng lên và bố trí được vốn, Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai nâng cấp mở rộng tuyến đường này.

- Quốc lộ 4D đoạn từ Xín Mần đi Bắc Hà – Lào Cai: đoạn tuyến này nằm trong dự án đầu tư xây dựng đường nối quốc lộ 4C với quốc lộ 4D có tổng mức đầu tư của cả dự án là 1.499 tỷ đồng, sử dụng trái phiếu chính phủ (địa phận Hà Giang dài 133 km), đã khởi công tháng 11/2007, dự kiến hoàn thành vào năm 2010.

5/ Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: “Nhiều cử tri phản ánh quốc lộ 31 (đoạn đường từ Lục Ngạn đến Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) đã xuống cấp nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn cho việc đi lại, giao lưu kinh tế. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải quan tâm nâng cấp con đường này trong thời gian sớm nhất; quốc lộ 37 đoạn giáp ranh giữa tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên chưa được đầu tư, vẫn còn là đường nền đất, mặt đường nhỏ, các phương tiện giao thông đông nên không đảm bảo an toàn giao thông. Đề nghị Bộ xem xét để sớm cải tạo, nâng cấp con đường này.”

Trả lời (tại công văn số 1023/BGTVT-KHĐT ngày 21/02/2008):

Quốc lộ 31 đoạn qua Bắc Giang, Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai công tác chuẩn bị đầu tư để sử dụng vốn vay JBIC, nhưng đến nay chưa được phía JIBIC chấp thuận. Để có thể triển khai thi công, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn, khi cân đối được vốn sẽ thực hiện. Trước mắt, Cục Đường bộ Việt Nam đang thực hiện công tác bảo trì bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm để đảm bảo an toàn giao thông.

Quốc lộ 37 đoạn giáp ranh tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên nằm trong dự án cải dạo nâng cấp quốc lộ 37 đoạn Đình Trám – Phố Hương thuộc dự án cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường bộ, vốn vay Ngân hàng thế giới (dự án WB4), đã khởi công tháng 10/2007, dự kiến hoàn thành năm 2009.

6/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ xem xét đầu tư nâng cấp đường giao thông tuyến Đức Linh, ngã ba, ông Đồn, Đồng Nai. Hiện nay tuyến đường này quá nhỏ, lưu lượng xe lưu thông quá lớn, gây tai nạn giao thông nhiều.”

Trả lời (tại công văn số 899/BGTVT-KHĐT ngày 18/02/2008):

Tuyến Đức Linh, Ngã ba ông Đồn, Đồng Nai là tuyến đường địa phương do hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai quản lý. Vì vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đồng Nai xem xét, cân đối từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh để đầu tư tuyến đường này.



7/ Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước quan tâm đầu tư các tuyến đường mang tính huyết mạch như quốc lộ 57, đoạn từ Mỏ Cày đến bệnh viện Cù Lao Minh, tỉnh lộ 887 từ cầu Bến Tre về Giồng Trôm, tuyến lộ từ huyện Thạnh Phú về phà Cầu Ván, xã Giao Thạnh để tạo điều kiện phát triển kinh tế, góp phần giảm tai nạn giao thông trên địa bàn”.

Trả lời (tại công văn số 898/BGTVT-KHĐT ngày 18/02/2008):

- Quốc lộ 57 hiện đang được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, đoạn từ Mỏ Cày đến Thạnh Phú; đoạn còn lại (kể cả tuyến tránh thị trấn Mỏ Cày), Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến hoàn thành chậm nhất vào năm 2010 (Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 05/9/2007 của Văn phòng Chính phủ). Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đang hoàn chỉnh hồ sơ dự án đầu tư nâng cấp đoạn Cầu Ván – Khâu Băng và tuyến tránh thị trận Mỏ Cày để báo cáo Thủ tương Chính phủ bố trí vốn. Khi có vốn sẽ triển khai thực hiện.

- Tỉnh lộ 887 từ cầu Bến Tre 2 về Giồng Trôm, tuyến lộ từ huyện Thạnh Phú về phà Cầu Ván, xã Giao Thạnh. là những tuyến đường do tỉnh quản lý. Vì vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre xem xét, cân đối từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh để đầu tư tuyến đường này.

8/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “ Đề nghị nâng cấp quốc lộ 91 đoạn từ Núi Sam (thị xã Châu Đốc) đến thị trấn Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên) và một số cây cầu nằm trên tuyến quốc lộ này, nhằ thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho địa phương.”

Trả lời (tại công văn số 901/BGTVT-KHĐT ngày 18/02/2008):

Dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc – Tịnh Biên sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2003 – 2010 với tổng mức đầu tư 628 tỷ. Dự án đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư, hiện nay đã tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, duyệt kế hoạch đấu thầu. Dự kiến sẽ khởi công trong quý I/2008.



9/ Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: “Đề nghị quan tâm triển khai các dự án về cầu, đường giao thông trên tuyến quốc lộ 1A trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Bộ Giao thông Vận tải đang quản lý, cụ thể:

- Đề nghị xử lý các nút giao thông ùn tắc thường xuyên như: ngã tư Amata, ngã tư Tam Hiệp, ngã tư Vũng Tàu...

- Sớm triển khai các dự án xây dựng cầu Đồng Nai, cầu Hóa An đã quá tải, không đảm bảo an toàn giao thông.

- Đầu tư xây dựng các giải phân cách phù hợp để cải thiện tình hình tai nạn giao thông.”

Trả lời (tại công văn số 900/BGTVT-KHĐT ngày 18/02/2008):

Quốc lộ 1A trên địa phận tỉnh Đồng Nai đang được triển khai nâng cấp mở rộng thông qua các dự án:

- Dự án xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu từ nút giao Tân Vạn đến ngã tư Bà Rịa Vũng Tàu. Dự án được thực hiện theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng thi công trong hai năm. Thủ tướng Chính phủ đã chấp nhận cho Tổng công ty xây dựng số 1 Bộ Xây dựng thực hiện dự án. Đến nay Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt đề xuất dự án, chuẩn bị ký kết hợp đồng để có thể khởi công công trình trong quý II/2008.

- Cầu Hóa An trên quốc lộ 1K: hiện nay dự án BOT nâng cấp mở rộng quốc lộ 1K đã cơ bản hoàn thành, riêng cầu Hóa An mới theo đề nghị của tỉnh, Bộ Giao thông Vận tải đã bàn giao lại cho tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện.

- Việc đầu tư xây dựng các giải phân cách phù hợp để cải thiện tình hình tai nạn giao thông trên quốc lộ 1, Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu giải quyết.

10/ Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: “Quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình xuống cấp nghiêm trọng, đoạn qua thị trấn huyện Kỳ Sơn và thị trấn Lương Sơn không có rãnh thoát nước, nhất là qua cơn bão số 5 vừa qua, nhiều đoạn bị sạt lở không đảm bảo về an toàn giao thông. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh tiến độ sửa chữa kịp thời, đảm bảo việc đi lại cho nhân dân, nhất là trong mùa mưa.”

Trả lời (tại công văn số 961/BGTVT-CĐBVN ngày 20/02/2008):

- Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 đoạn đi qua tỉnh Hòa Bình đến nay cơ bản đã hoàn thành, nhưng do ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua đã làm hư hỏng một số vị trí trên tuyến, sau khi xử lý đảm bảo giao thông bước 1 đảm bảo êm thuận và an toàn giao thông. Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép chuẩn bị đầu tư khôi phục bước 2 (sửa chữa nền mặt đường, hệ thống thoát nước và kiên cố hóa một số vị trí sụt lở ta luy âm, dương...). Riêng đoạn đi qua thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc có một số vị trí nền mặt đường bị hư hỏng, Bộ Giao thông Vận tải giao cho Cục Đường bộ Việt Nam sửa chữa, dự kiến hoàn thành vào quý II/2008.

- Quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Kỳ Sơn và thị trấn Lương Sơn, hiện nay rãnh thoát nước đang là rãnh đất, trong những năm qua, do nguồn vốn ngân sách khó khăn nên chưa được đầu tư xây dựng hệ thống rãnh thoát nước. Dự kiến trong những năm tới Bộ Giao thông Vận tải sẽ cân đối vốn để đầu tư xây dựng.

11/ Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: “Đề nghị cơ quan quản lý cấp trên chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công quốc lộ 38, đoạn giáp ranh giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương (cụ thể là đoạn đường đi qua địa phận xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương). Đoạn đường này đang xuống cấp nghiêm trọng, các đơn vị thi công sửa chữa kéo dài nhiều năm, gây cản trở ách tắc và tai nạn cho các phương tiện tham gia giao thông, nhân dân địa phương rất bức xúc. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm khắc phục cơ chế quản lý vốn, tiếp tục nâng cấp đoạn đường 295 từ Đông Xuyên đi thị trấn Chờ (Yên Phong). Đã hơn 2 năm đoạn này đã trở thành hiểm họa thường xuyên cho người qua đường về ách tắc, môi trường và tai nạn giao thông.”

Trả lời (tại công văn số 960/BGTVT-CĐBVN ngày 20/02/2008):

1. Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 38 đoạn từ km 22+465 – Km 27+00 (giáp ranh giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương), tỉnh Hải Dương được Bộ Giao thông Vận tải đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản trung ương, Bộ Giao thông Vận tải giao cho Sở Giao thông Vận tải Hải Dương làm chủ đầu tư. Dự án đã triển khai thi công từ tháng 9/2003. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, do nguồn vốn xây dựng cơ bản khó khăn. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản số 2456/GTVT-KHĐT ngày 19/5/2004 về việc tạm đình hoãn một số dự án đang thi công, trong đó có dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 38 đoạn từ Km 22+465 – Km 27+00. Khi dự án tạm đình hoãn, Cục Đường bộ Việt Nam bố trí vốn sửa chữa đường bộ để sửa chữa nền, mặt đường đảm bảo êm thuận, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Năm 2007 Bộ Giao thông Vận tải giao cho Cục Đường bộ Việt Nam dùng vốn sự nghiệp kinh tế để đầu tư sửa chữa lớn đoạn Km 22+465 – Km 27+00, đến nay dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, dự kiến hoàn thành quý III/2008.

2. Đoạn đường 295 từ Đông Xuyên đi thị trấn Chờ (Yên Phong): tuyến này do địa phương quản lý, vì vậy việc nâng cấp đường 295 thuộc ngân sách địa phương đầu tư.

12/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị nâng cấp mở rộng quốc lộ 25 đoạn từ thị trấn Chư Sê đến Klúi; mở rộng quốc lộ 19 qua thị trấn Đăk Pơ (huyện Đăk Pơ), thị trấn Kon Dưỡng (huyện Mang Y Ang); mở rộng quốc lộ 14 qua thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê); đường tuần tra biên giới gắn với quốc lộ 14C để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh biên giới; quốc lộ 14C có nền đất yếu, làm đường cấp phối sẽ nhanh hư hỏng, gây lãng phí. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư đường nhựa thì giao thông thuận lợi sẽ làm cho người dân ổn định sản xuất, đời sống, yên tâm bám trụ biên giới quốc gia.”

Trả lời (tại công văn số 1094/BGTVT-CGĐ ngày 26/02/2008):

1. Về việc nâng cấp mở rộng quốc lộ 25 đoạn từ thị trấn Chư Sê đến Klúi:

Quốc lộ 25 đoạn đi qua địa phận tỉnh Gia Lai dài 112 km, từ Km 69 (cầu Klúi) đến Km 181 (thị trấn Chư Sê), được chia làm hai đoạn:

Đoạn Km 69 – Km 123 (cầu Klúi – thị xã AyunPa): hiện trạng trên toàn đoạn tuyến có kết cấu mặt đường láng nhựa rộng 3,5 m, riêng đoạn Km 80 – Km 83+600 (qua thị trấn Phú Túc) là đường đô thị, có kết cấu mặt đường bê tông, rộng 2x7m và đoạn Km112+869 – Km 117+788 (tránh ngập sông Ba) có kết cấu mặt đường bê tông nhựa rộng 3,5 m, gia cố lề nhựa rộng 2x1m.

Ngày 03/12/2002 Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 3992/QĐ-BGTVT cho phép lập dự án đầu tư xây dựng đối với đoạn tuyến này và tháng 6/2006 Bộ Giao thông Vận tải có văn bản số 3363/BGTVT-CGĐ về việc xem xét, ưu tiên sớm đưa dự án quốc lộ 25 qua tỉnh Gia Lai vào thực hiện. Riêng đoạn Km 99+432 – Km 111+205 (đoạn cầu Lệ Bắc – đèo Tô Na) đã hư hỏng nặng. Bộ Giao thông Vận tải có Quyết định số 3333/QĐ-BGTVT ngày 30/10/2007 phê duyệt đầu tư dự án đối với đoạn tuyến này. Hiện nay, Sở Giao thông Vận tải Gia Lai đang tiến hành lập thủ tục đấu thầu tư vấn khảo sát, lập thiết kế và thực hiện các bước tiếp theo, dự kiến khởi công xây dựng vào tháng 6/2008.

Đoạn Km 123 – Km 181 (thị xã AyunPa – thị trấn Chư Sê): dài 58 km, mặt đường láng nhựa và bê tông nhựa rộng ≥5,5 m. Riêng đoạn Km 123 – Km 126 (thị xã AyunPa) là đường đô thị, mặt đường rộng 2x7 m, đoạn Km 140 – Km 181 đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi. Bộ Giao thông Vận tải đang chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Gia Lai tiến hành triển khai nâng cấp mặt đường bê tông nhựa các đoạn: Km 140 – Km 143, Km 148 – Km 154 bằng nguồn vốn sửa chữa đường bộ, dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 3/2008. Còn lại các đoạn Km 126 – Km 140, Km 154 – Km 181 do nguồn vốn hạn chế, Bộ đã chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam bố trí vốn sửa chữa đường bộ, giao cho Sở Giao thông Vận tải Gia Lai làm chủ đầu tư tiến hành sửa chữa, vá láng một số đoạn bị hư hỏng đồng thời xem xét, nâng cấp mặt đường bê tông nhựa từng đoạn theo kế hoạch sửa chữa đường bộ hàng năm.

2. Về việc nâng cấp mở rộng quốc lộ 19 đoạn qua thị trấn Đăk Pơ (huyện Đăk Pơ) và đi qua thị trấn Kon Dưỡng (huyện Mang Yang):

Việc nâng cấp mở rộng quốc lộ 19 đoạn qua thị trấn Đăk Pơ (huyện Đăk Pơ: Cục Đường bộ Việt Nam đã bố trí vốn sửa chữa đường bộ năm 2008 và giao cho Khu quản lý đường bộ V làm chủ đầu tư thực hiện dự án này trong năm 2008.

Việc nâng cấp mở rộng quốc lộ 19 đoạn qua thị trấn Kon Dưỡng (huyện Mang Yang): đây là dự án xây dựng cơ bản nhóm C do Ban quản lý dự án đường bộ V làm chủ đầu tư, được triển khai từ năm 2002 – 2004 thì bị đình hoãn do thiếu vốn. Tháng 10/2007 dự án đã được Bộ Giao thông Vận tải cho phép tiếp tục triển khai thi công và sử dụng vốn trái phiếu chính phủ để thực hiện. Hiện nay nhà thầu đang thi công phần móng đường mở rộng và hệ thống thoát nước dọc, dự kiến hoàn thành tháng 12/2008.

3. Việc nâng cấp mở rộng quốc lộ 14 đoạn qua thị trấn Chư Sê:

Dự án quốc lộ 14 đoạn qua thị trấn Chư Sê có chiều dài 6 Km (trong đó có 1 km phía Phú Thiện nằm trên quốc lộ 25) được Bộ Giao thông Vận tải giao cho Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh quản lý và sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư thực hiện dự án này. Dự án đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt kế hoạch đấu thầu (Quyết định số 3101/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2007). Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đang hoàn tất thủ tục để chuẩn bị đấu thầu trong tháng 02/2008 và sau đó sẽ khởi công xây dựng.

4. Về quốc lộ 14 C đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai (Km 107 – Km 202):

Dự án quốc lộ 14C đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai từ Km 107 – Km 202 (sông Sê San – sông Ia Hlốp) được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2393/QĐ-BGTVT ngày 24/7/2001 và Quyết định số 3097/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2007 về việc phê duyệt điều chỉnh hạng mục đầu tư đoạn tuyến tránh hồ thủy lợi Ia Mơ (Km 185+400 – Km 192+829), do Sở Giao thông Vận tải Gia Lai làm chủ đầu tư. Do nguồn vốn hạn chế, giai đoạn 1 của dự án được thực hiện với mục tiêu xây dựng cầu cống, nền đường, đảm bảo thông tuyến, chưa đầu tư xây dựng mặt đường. Hiện nay, giai đoạn 1 của dự án gồm các gói thầu số 1 (Km 124+909 – Km 132), gói số 2 (Km 132 – Km 159+588), gói số 3 (Km 159+588 – Km 202) đang được triển khai thi công.

Về đề nghị đầu tư xây dựng mặt đường nhựa cho dự án này, căn cứ vào kế hoạch cấp phát vốn và lưu lượng xe thực tế lưu thông trên tuyến, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cân đối và có kế hoạch đầu tư trong những năm tiếp theo.

Về dự án đường tuần tra biên giới gắn với quốc lộ 14 C: tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án qui hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006 – 2010 và những năm tiếp theo. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện đầu tư dự án này. Bộ Giao thông Vận tải tham gia với chức năng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.

13/ Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục thực hiện các dự án:

- Nâng cấp sửa chữa tuyến đường quốc lộ 2 và các công trình phụ trợ, đoạn qua thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên và qua địa phận tỉnh Tuyên Quang. Tuyến đường này mới đưa vào sử dụng nhưng xuống cấp rất nhanh.

- Xây dựng tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái.

- Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang.

- Dự án cải tạo nâng cấp tuyến vận tải thủy từ ngã ba Việt Trì đến hạ lưu thủy điện tỉnh Tuyên Quang.”

Trả lời (tại công văn số 1095/BGTVT-CGĐ ngày 26/02/2008):

1. Về nâng cấp sửa chữa tuyến đường quốc lộ 2 và các công trình phụ trợ, đoạn qua thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên và qua địa phận tỉnh Tuyên Quang: Dự án quốc lộ 2 đoạn Đoan Hùng – Thanh Thủy đã hoàn thành và được đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 3/2005, sau một thời gian khai thác đã xuất hiện một số hư hỏng. Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo và yêu cầu Ban quản lý các dự án 18 cùng các nhà thầu khắc phục sửa chữa kịp thời để đảm bảo chất lượng yêu cầu mới bàn giao cho các đơn vị quản lý. Đến nay, công tác sửa chữa đã cơ bản hoàn thành, bàn giao hết bảo hành cho đơn vị quản lý được 12/13 gói thầu.

Dự án ban đầu sử dụng nguồn vốn tín dụng để đầu tư, kinh phí hạn hẹp, xuất đầu tư thấp, nên nhiều hạng mục cần thiết chưa được triển khai trong giai đoạn 1 của dự án. Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng cho phép sử dụng vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư tiếp. Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định phê duyệt bổ sung và điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án (Quyết định số 1972/QĐ-BGTVT ngày 27/9/2006). Hiện nay, Ban quản lý các dự án 18 đang khẩn trương hoàn thành công tác thiết kế, trình duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và các thủ tục cần thiết khác để sớm triển khai thi công cho những nội dung, hạng mục được đầu tư hoàn thiện trong giai đoạn 2 của dự án, nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho việc khai thác tuyến đường. Dự kiến thời gian thi công giai đoạn 2 của dự án từ quý II/2008 đến hết năm 2009.

2. Về thực hiện Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang: đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Tuyên Quang nằm trên đoạn tuyến Chợ Mới – Bình Ca (Tuyên Quang – Bắc Cạn), theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 25/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ được đầu tư sau năm 2010. Để triển khai sớm, Bộ Giao thông Vận tải đã giao tư vấn lập dự án đầu tư công trình (Quyết định số 2643/QĐ-BGTVT ngày 27/8/2007). Sau khi dự án được hoàn thành trên cơ sở cân đối vốn, Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép để triển khai thực hiện trước năm 2010.

3. Về việc xây dựng tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái:

Để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng trung du Bắc bộ, Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai lập quy hoạch tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái để xác định nhu cầu đầu tư, vốn đầu tư, quy mô và hướng tuyến. Theo khái toán, chi phí xây dựng của dự án là 5.212 tỷ đồng.

Theo chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái sẽ được đầu tư xây dựng ở giai đoạn sau năm 2020. Trên cơ sở quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai các bước tiếp theo quy định.

4. Về dự án cải tạo nâng cấp tuyến vận tải thủy từ ngã ba Việt Trì đến hạ lưu thủy điện Tuyên Quang: tuyến vận tải thủy từ ngã ba Việt Trì đến hạ lưu thủy điện Tuyên Quang dài khoảng 187 km, hiện do Cục Đường sông Việt Nam quản lý. Tư vấn đã tiến hành khảo sát, lập dự án cải tạo nâng cấp tuyến trên, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng dự án (Quyết định số 4156/QĐ- BGTVT ngày 28/12/2007) và giao Cục Đường sông Việt Nam làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư khoảng 150 tỷ đồng, dự kiến sử dụng vốn ngân sách. Bộ Giao thông Vận tải đang trình Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn ngân sách để triển khai trong năm 2008.



14/ Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm khởi công cải tạo nâng cấp quốc lộ 21 (đoạn Nam Định đi Thịnh Long) theo đúng tiến độ đã được thông báo với tỉnh (tháng 11/2007) vì hiện nay đường xá quá xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương