PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang2/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48

Trả lời (tại công văn số 1122/BGTVT-CGĐ ngày 27/02/2008):

Bộ Giao thông Vận tải đã có thông báo số 553/TB-BGTVT ngày 06/12/2007 về kế hoạch thực hiện và khởi công cải tạo nâng cấp quốc lộ 21 (đoạn Nam Định đi Thịnh Long) thuộc dự án WB4 – Hợp phần nâng cấp chương trình năm thứ 2 và 3 như sau:

- Gói thầu quốc lộ 21 – 1 (đoạn Nam Định – Lạc Quần): khởi công quý II/2008, hoàn thành quý II/2010.

- Gói thầu quốc lộ 21 – 2 (đoạn Lạc Quần – Thịnh Long): hoàn thành công tác đấu thầu lại trước tết nguyên đán năm 2008.

Trên thực tế dự án đang được triển khai thực hiện như sau:

- Đoạn tuyến quốc lộ 21 – 1 được bổ sung vào dự án sau khi đã ký kết Hiệp định. Do đó, dự án phải tiến hành nghiên cứu khả thi bổ sung trong dự án nâng cấp cải tạo mạng lưới đường bộ. Kết quả ngày 20/8/2007 Bộ Giao thông Vận tải có Quyết định số 2571/QĐ-BGTVT phê duyệt đầu tư dự án. Hiện nay Ban quản lý các dự án 18 đang tiến hành công tác sơ tuyển các nhà thầu (đã phát hành hồ sơ sơ tuyển từ ngày 21/01/2008), trình duyệt thiết kế kỹ thuật, lập HSMT. Ban quản lý các dự án 18 phấn đấu khởi công dự án vào cuối quý II/2008.

- Theo kế hoạch, đoạn quốc lộ 21 – 2 đã mở thầu vào ngày 23/11/2007. Tuy nhiên sau quá trình đấu thầu, các nhà thầu đạt sơ tuyển đã không nộp hồ sơ dự thầu. Ban quản lý các dự án 18 đã tích cực thực hiện lại các thủ tục điều chỉnh hồ sơ mời thầu. Đã phát hành hồ sơ mời thầu vào ngày 12/02/2008. Do các nguyên nhân khách quan trên nên kế hoạch khởi công dự án đã bị chậm, Ban quản lý các dự án 18 phấn đấu khởi công công trình trong quý II/2008.

15/ Cử tri tỉnh Hà Tình kiến nghị: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các thông báo số 218/TB-VPCP, 136/TB-VPCP và 153/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường nối cảng Vũng Áng đến biên giới Việt Lào, cảng Vũng Áng bến số 2 và triển khai tiếp bến cảng số 3, số 4”.

Trả lời (tại công văn số 1121/BGTVT-CGĐ ngày 27/02/2008):

Dự án cải tạo nâng cấp đường nối cảng Vũng Áng đến biên giới Việt Lào đoạn cảng Vũng Áng – quốc lộ 1A và Mỹ Sơn – Xóm Sung, Bộ Giao thông Vận tải giao Ban quản lý dự án 85 quản lý, gồm 10 gói thầu. Gói thầu triển khai thi công sớm nhất vào tháng 4/2003, riêng gói thầu số 9B xây dựng cầu Cạn, mới triển khai thi công tháng 12/2007. Theo kế hoạch ban đầu, dự án hoàn thành vào tháng 3/2007.

Do dự án có nhiều đoạn tuyến mới hoàn toàn đi qua khu vực có điều kiện địa hình khó khăn hiểm trở, địa chất thủy văn phức tạp nên quá trình khảo sát thiết kế phải điều chỉnh thiết kế cho phù hợp, đặc biệt đối với các đoạn khó khăn như Km 57 – Km 72 là tuyến mới hoàn toàn nằm trong khu vực rừng núi cao, có độ dốc lớn, nhiều khe sâu thuộc địa phận 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ngoài ra, do vướng mắc trong việc xác định lại ranh giới ở khu vực rừng nguyên sinh hiểm trở giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình nên có gói thầu đã phải tạm dừng thi công khoảng 7 tháng (trong năm 2005). Công tác giải phóng mặt bằng cũng rất khó khăn, có nhiều đoạn việc giải quyết kéo dài như khu vực thị trấn Đồng Lê và cầu Khe Trề. Có đoạn mặc dù đã bàn giao mặt bằng vẫn phải có sự bảo vệ của lực lượng công an mới thi công được như đoạn qua xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh...

Đến nay, các gói thầu số 1, 2 đã bàn giao đưa vào khai thác. Các gói thầu số 6, 9 và 10 chuẩn bị nghiệm thu bàn giao. Các gói thầu 3, 4, 5, 7, 8 đã thi công xong nền đường, đang thi công móng, mặt đường và các công trình phụ trợ, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2008. Riêng gói thầu cầu Cạn, theo báo cáo của Ban quản lý dự án 85, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 11/2008.

Dự án xây dựng bến số 2 cảng Vũng Áng do Ban quản lý dự án 85 quản lý, gồm 5 gói thầu, đang triển khai thi công 4 gói thầu, gói thầu số 5 (xây dựng đường trong và ngoài cảng) Bộ Giao thông Vận tải đang xem xét phê duyệt kết quả đấu thầu. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án 85, tiến độ thực hiện theo hợp đồng của các gói thầu số 1, 2 sẽ cơ bản hoàn thành vào cuối tháng 4/2008, gói thầu số 3 hoàn thành tháng 7/2008.

Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo Ban quản lý dự án 85 và các đơn vị liên quan cần tăng cường hơn nữa nhân lực và vật tư thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thi công khối lượng còn lại, đảm bảo hoàn thành các dự án trên.

Dự án xây dựng bến số 3 đã được Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 2443/QĐ-BGTVT ngày 13/11/2006 cho phép tiến hành lập dự án đầu tư, giao Cục Hàng hải Việt Nam làm chủ đầu tư. Hiện tại, Cục Hàng hải Việt Nam đang triển khai công tác đấu thầu lựa chọn tư vấn lập dự án.

Việc xây dựng bến số 4, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét triển khai lập dự án khi nhu cầu vận tải đường biển đòi hỏi và huy động được nguồn vốn.



16/ Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ ngiên cứu xây dựng tuyến đường sắt nối liền từ Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng để giảm tải mật độ người, hàng hóa từ phía Nam ra Hải Phòng và thời gian vận chuyển kéo dài, giúp giảm phương tiện vận tải đường bộ trên tuyến quốc lộ 10 từ Hà Nội đi Nam Định, Thái Bình.

Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có kế hoạch đầu tư kinh phí nâng cấp mở rộng đoạn đường 39A từ Triều Dương về cảng Diêm Điền vì hiện nay đoạn này đang xuống cấp và không đảm bảo an toàn giao thông, theo chủ trương sử dụng vốn dư đường 10”.

Trả lời (tại công văn số 1152/BGTVT-KHĐT ngày 28/02/2008):

1. Về tuyến đường sắt nối liền Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng: Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, trong đó có tuyến đường sắt Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng.

Theo nghiên cứu của tư vấn, tuyến đường sắt Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng dài khoảng 84 km, tổng mức đầu tư (theo thời giá năm 2007) là 4.536 tỷ đồng, dự kiến sẽ được đầu tư ở giai đoạn sau năm 2020.

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển đường sắt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai các bước tiếp theo phù hợp với quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Về đầu tư kinhphí nâng cấp quốc lộ 39A đoạn từ Triều Dương về cảng Diêm Điền: quốc lộ 39 dài 109 km, đoạn qua Thái Bình là 65 km từ cầu Triều Dương đến cảng Diêm Điền. Dự án đã được triển khai bằng vốn vay của Ngân hàng thế giới thông qua dự án WB4, quy mô đường cấp 3 đồng bằng. Tuy nhiên, do trượt giá, sau khi cân đối toàn bộ dự án không đủ vốn để thực hiện, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương và được chấp thuận cho triển khai trước gói thầu 39/2 (đoạn Km 64 – Km 82) với vốn đầu tư 93,3 tỷ đồng, khởi công vào tháng 6/2008, còn gói thầu 39/1 (các đoạn còn lại) với tổng mức đầu tư 125 tỷ đồng sẽ thực hiện sau khi có vốn.

Ngoài ra, trên đoạn tuyến thuộc tỉnh Thái Bình có cầu Trà Lĩnh khổ hẹp đã hỏng, do dự án WB4 hết vốn, Bộ Giao thông Vận tải đã giao cho Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Bình làm chủ đầu tư tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư để có cơ sở bố trí vốn. Hiện nay tư vấn (TEDI) đang lập dự án đầu tư.



17/ Cử tri tỉnh Đăk Nông kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải quan tâm đôn đốc sớm hoàn thành trục đường Bắc – Nam, đoạn đường số 1 qua thị xã Gia Nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông trên tuyến này”.

Trả lời (tại công văn số 1157/BGTVT-CGĐ ngày 28/02/2008):

Tiểu dự án qua thị xã Gia Nghĩa thuộc dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, có chiều dài 15,3 km đã được Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các thủ tục xây dựng cơ bản và triển khai thi công từ quý I/2007. Dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2009. Đến nay so với tiến độ chung có chậm. Công tác chuẩn bị hồ sơ và tổ chức đấu thầu bị kéo dài, đến nay mới quyết định được 4 nhà thầu của 4/5 gói thầu, còn 1 gói thầu đang xem xét để quyết định. Công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, hiện nay vẫn còn 2 gói thầu địa phương chưa giao được mặt bằng cho nhà thầu thi công.

Bộ Giao thông Vận tải xác định đây là dự án trọng điểm, khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế của thị xã Gia Nghĩa và của tỉnh Đăk Nông. Do vậy, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải quan tâm chỉ đạo các đơn vị tham gia dự án thực hiện và thường xuyên kiểm tra, làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông để tìm mọi giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đặc biệt là đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng. Các đợt kiểm tra trong năm 2007 và tháng 01/2008 của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và đợt kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ngày 18/02/2008 trực tiếp làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh, tại các cuộc họp Hội đồng giải phóng mặt bằng địa phương sẽ quyết tâm thực hiện hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng vào cuối tháng 4/2008. Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và các nhà thầu thi công tập trung nhân lực, vật lực để thực hiện hoàn thành dự án theo kế hoạch đề ra.

18/ cử tri tỉnh Hà Tây kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ cấp vốn và triển khai dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 32; đường Láng - Hòa Lạc; dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa bàn huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây”.

Trả lời (tại công văn số 1153/BGTVT-CGĐ ngày 28/02/2008):

1. Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 32, đoạn Nhổn – Sơn Tây (Km 14 – Km 41): Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt đầu tư dự án năm 2003 và giao cho Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Tây làm chủ đầu tư. Do đơn giá đền bù tăng, trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông Vận tải Hà Tây, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư tại Quyết định số 3007/QĐ-BGTVT ngày 05/10/2007 và đã bố trí đủ vốn.

Theo kế hoạch yêu cầu cuối năm 2007 phải hoàn thành. Hiện tại những đoạn đường không vướng giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành còn các vị trí đi qua các thị trấn, thị tứ khu đông dân cư do địa phương chưa giải phóng mặt bằng được, hiện tại vẫn đang thi công như Lai Xá, Trôi, Đức Phượng, chùa Thị Ứng, đoạn tuyến tránh thị trấn Phùng, thị trấn Phúc Thọ, phố Từa...

Bộ Giao thông Vận tải đã cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây kiểm tra nhiều lần, đôn đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Tây và Hội đồng giải phóng mặt bằng các huyện Đan Phượng, thị xã Sơn Tây để sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng giao mặt bằng cho nhà thầu thi công. Do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng, Bộ Giao thông Vận tải đã phải lùi tiến độ hoàn thành dự án sang năm 2008. Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm hơn nữa trong công tác giải phóng mặt bằng, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải và các nhà thầu sớm hoàn thành dự án.

2. Dự án đường Láng – Hòa Lạc: Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 3072/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2007 phê duyệt điều chỉnh dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hòa Lạc với tổng mức đầu tư điều chỉnh là 7.527,251 tỷ đồng (trong đó: nguồn vốn ngân sách trung ương: 1.840,163 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách thành phố Hà Nội tự huy động: 1.658,220 tỷ đồng; nguồn vốn huy động từ quỹ đất tỉnh Hà Tây: 4.028,869 tỷ đồng). Đến nay, thành phố Hà Nội huy động đủ vốn cho dự án. Nguồn vốn ngân sách trung ương và huy động từ quỹ đất của tỉnh Hà Tây vẫn chưa ghi kế hoạch cho dự án.

Sau khi được điều chỉnh dự án, tổng mức đầu tư, đặc biệt là sự quan tâm, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên của Bộ Giao thông Vận tải, tình hình thi công trên toàn tuyến có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chỉ có đoạn tuyến thuộc địa phận Hà Nội triển khai thi công cơ bản đạt yêu cầu. Còn đoạn tuyến thuộc địa phận tỉnh Hà Tây do chưa có kế hoạch vốn, nên việc triển khai thi công của các nhà thầu vẫn cầm chừng.

Để tiếp tục triển khai dự án đáp ứng tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề sau:

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây cùng các bộ, ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là tỉnh Hà Tây.

- Có phương án bố trí đủ nguồn vốn đầu tư cho dự án để đáp ứng tiến độ thi công của nhà thầu. Sớm ghi kế hoạch vốn năm 2008 cho dự án.

- Có văn bản chấp thuận chủ trương cho dự án được áp dụng các quy định của Nghị định 99/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.



3. Dự án đường Hồ Chí Minh: dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 từ Hòa Lạc (Hà Tây) – Ngọc Hồi (Kon Tum) dài 1.350 km đến nay cơ bản đã hoàn thành và được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Đoạn tuyến qua tỉnh Hà Tây dài khoảng 29,8 km nhà thầu đang thi công những khối lượng còn lại để hoàn thiện bàn giao đưa vào sử dụng (gồm 5 km thảm nhựa bê tông 2 lớp và sơn kẻ đường, công trình phòng hộ). Riêng 400 m tại ngã tư Xuân Mai qua Trường sỹ quan đặc công do vướng giải phóng mặt bằng chưa thi công xong. Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây và Hội đồng giải phóng mặt bằng, hiện tại đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng.

Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây quan tâm chỉ đạo khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và các nhà thầu thi công sớm hoàn thành dự án trong năm 2008.

19/ Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: “ Cử tri tiếp tục phản ánh việc cải tạo, nâng cấp tuyến tránh quốc lộ 2 đoạn từ Vĩnh Yên đến đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài triển khai chậm, gây khó khăn cho phương tiện giao thông và ô nhiễm môi trường. Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đảm bảo công trình được triển khai nhanh để tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện”.

Trả lời (tại công văn số 1037/BGTVT-CGĐ ngày 22/02/2008):

Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 2 đoạn Nội Bài – Vĩnh Yên đầu tư theo phương thức BOT, được khởi công xây dựng từ tháng 02/2005, theo hợp đồng sẽ hoàn thành tháng 3/2008. Trong thời gian vừa qua Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo nhà đầu tư BOT cùng các nhà đầu tư bám sát hiện trường khẩn trương thi công, kip thời báo cáo Bộ giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công. Tuy nhiên, tiến độ triển khai đến nay có chậm so với yêu cầu, do một số nguyên nhân sau:

- Đây là dự án BOT, nhà đầu tư bỏ vốn 100% để thực hiện, sau thời gian thực hiên do có nhiều thay đổi về giá vật tư, nhiên liệu, định mức ca xe, máy, chi phí giải phóng mặt bằng, các chế độ chính sách tiền lương đã làm tổng mức đầu tư tăng. Nhà đầu tư đã không huy động đủ kinh phí để thực hiện, nhà đầu tư đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn ngân sách. Hiện tại, Bộ Giao thông Vận tải đã duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh hợp đồng để làm cơ sở thực hiện hoàn thành dự án.

- Về giải phóng mặt bằng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ của dự án (đến nay mới đạt khoảng 90%), các vướng mắc chính còn tồn tại chủ yếu là đất thổ cư khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Một số đoạn tuyến mặc dù đã được giải phóng mặt bằng nhưng không thể thi công được do giải phóng mặt bằng không liên tục.

Đến nay, theo báo cáo của nhà đầu tư BOT dự án đã hoàn thành rải thảm được 19/22/km mặt đường, còn lại 3 km, trong đó còn vướng mắc mặt bằng hơn 2 km (thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 1 km; huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội khoảng 1 km). Bộ Giao thông Vận tải đang tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tháo gỡ những khó khăn, đôn đốc các hội đồng giải phóng mặt bằng địa phương sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, để các nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ của dự án. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Công ty BOT tập trung lực lượng đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành dự án đưa vào khai thác.

20/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công đường quốc lộ 4A, đường đạt tiêu chuẩn cấp 3 miền núi; khẩn trương hoàn thành đường quốc lộ 3 và quốc lộ 34”.

Trả lời (tại công văn số 1119/BGTVT-CGĐ ngày 27/02/2008):

1. Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 4A đoạn Lũng Phầy – thị xã Cao Bằng: theo đề nghị của Chủ tịch tỉnh Cao Bằng, Bộ Giao thông Vận tải giao lại cho Ban quản lý dự án 5 làm chủ đầu tư (tháng 8/2004). Toàn bộ dự án dài 45 km bao gồm 6 gói thầu. Hiện tại, các gói thầu số 2, 3, 4 cơ bản đã hoàn thành thảm bê tông nhựa, dự kiến hoàn thành toàn bộ các hạng mục của gói thầu trong quý I/2008. Gói thầu số 1 do năng lực nhà thầu thi công yếu kém, Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép điều chuyển khối lượng và bổ sung nhà thầu phụ, hiện nay gói thầu 1 đang thi công nền và các công trình trên tuyến. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án 5 dự kiến gói thầu hoàn thành tháng 8/2008. Gói thầu số 5 đã cơ bản hoàn thành móng đường và mặt đường. Gói thầu số 6 do vướng mắc về mặt bằng, Bộ Giao thông Vận tải phải điều chỉnh quy mô mặt cắt ngang nên đến tháng 3/2007 mới khởi công, hiện nay nhà thầu đang thi công nền và các công trình trên tuyến. Theo kế hoạch gói thầu số 6 hoàn thành tháng 10/2008 và toàn bộ dự án hoàn thành bàn giao cuối năm 2008.

Quá trình thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn như về công tác mặt bằng, đến nay rải rác vẫn còn những đoạn vướng mắc mặt bằng nhà thầu không thi công được (gói thầu số 5 còn vướng 350 m địa phận huyện Hòa An).Ngoài ra, do các khó khăn vì điều kiện thời tiết năm 2006, 2007 mưa bão nhiều. Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo Ban quản lý dự án 5 và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành dự án đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng, đáp ứng mong mỏi của cử tri.

2. Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 3 (đoạn Bờ Đậu – Thủy Khẩu): Bộ Giao thông Vận tải giao Ban quản lý dự án 5 quản lý thực hiện. Dự án dài 221,5 km, được bắt đầu thực hiện từ năm 2002. Do lúc đầu sử dụng nguồn vốn tín dụng nên quy mô đầu tư hạn chế. Sau đó Bộ Giao thông Vận tải báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn trái phiếu chính phủ để xây dựng. Dự án đã hoàn thành giai đoạn I (theo quy mô ban đầu) và đã bàn giao đưa vào khai thác.

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh dự án và cho phép thực hiện giai đoạn 2, Bộ đã phê duyệt xong thiết kế kỹ thuật và kế hoạch đấu thầu. Dự kiến các gói thầu sẽ được tổ chức đấu thầu trong quý I/2008 và triển khai thi công ngay sau khi có kết quả đấu thầu.

3. Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 34: có tổng chiều dài 186 km, được khởi công xây dựng từ năm 1997. Trong đó:

a- Đoạn Km 0 – Km 36 do ban quản lý dự án Biển Đông là chủ đầu tư đã hoàn thành công tác xây dựng và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng năm 2002.

b- Đoạn Km 167 – Km 186 do Sở Giao thông Vận tải Cao Bằng làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn của Cục Đường bộ Việt Nam, được xây dựng từ năm 1996, hoàn thành bàn giao và đưa vào khai thác năm 2001.

c- Đoạn Km 36 – Km 167 do Sở Giao thông Vận tải Cao Bằng làm chủ đầu tư. Dự án khởi công năm 1999 và dự kiến hoàn thành năm 2007. Tình hình thực hiện cụ thể như sau:

- Đoạn Km 36 – Km 66: đến nay cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn 3 km thuộc thị trấn Tĩnh Túc đang thi công phần khối lượng bổ sung tường chắn, rãnh xây để đảm bảo độ bền vững công trình.

- Đoạn Km 66 – Km 106: đã hoàn thành và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng năm 2001.

- Đoạn Km 106 – Km 167: triển khai thi công từ năm 2001. Đến nay cơ bản đã hoàn thành và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng; hiện chỉ còn 1 km qua thị trấn Pắc Miều, huyện Bảo Lâm do thay đổi quy hoạch thị trấn Bảo Lâm mới được tỉnh phê duyệt năm 2006 và 2 km bị sự cố bão lũ năm 2005 đang được chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu tập trung thi công.

Bộ Giao thông Vận tải luôn quan tâm theo dõi dự án. Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Cao bằng, toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6/2008.

21/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải quan tâm chỉ đạo sớm hoàn thành 2 km đường Hồ Chí Minh qua thành phố Plei Ku và đề nghị đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn từ thị xã Kom Tum – thành phố Plei Ku (khoảng 40 km) trong giai đoạn I”.

Trả lời (tại công văn số 1123/BGTVT-CGĐ ngày 27/02/2008):

1. Về nội dung chỉ đạo sớm hoàn thành 2 km đường Hồ Chí Minh qua thành phố Plei Ku:

Dự án quốc lộ 14 đoạn qua thành phố Plei Ku bao gồm 4 gói thầu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4 giao Sở Giao thông Vận tải Gia Lai thực hiện. Các gói thầu Đ1, Đ2, Đ4 đã hoàn thành. Riêng gói thầu Đ3 (khoảng 2 km) do chậm giải phóng mặt bằng nên được chuyển sang dự án đường Hồ Chí Minh và Bộ Giao thông Vận tải giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh tiếp tục quản lý, triển khai thực hiện từ tháng 8/2005. Theo kế hoạch, gói thầu hoàn thành 3/2008.

Để khẩn trương hoàn thành dự án đưa vào sử dụng, Bộ Giao thông Vận tải đã có một số biện pháp như yêu cầu nhà thầu tăng cường lực lượng và thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Tuy nhiên đến ngày 15/6/2007 mặt bằng chính tuyến mới cơ bản được bàn giao. Ngay trong phạm vi đã được bàn giao vẫn còn vướng mắc cục bộ một số nhà dân và một số công trình công cộng chưa di dời (đường điện, đường cáp quang, đường nước sinh hoạt) cần được sự phối hợp của địa phương để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để nhà thầu triển khai thực hiện, hoàn thành dự án trong năm 2008.

2. Về nội dung đề nghị xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn từ thị xã Kon Tum – thành phố Plei Ku (khoảng 40 km) trong giai đoạn I:

Đường Hồ Chí Minh đoạn từ thị xã Kon Tum – thành phố Plei Ku (khoảng 40 km) mới được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại văn bản số

03/TTg–CN ngày 02/01/2008.

Bộ Giao thông Vận tải đang chỉ đạo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh khẩn trương triển khai các thủ tục lựa chọn nhà thầu tư vấn và tiến hành lập dự án đầu tư.



22/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: “Đề nghị đầu tư cải tạo, nâng cấp sân bay Điện Biên Phủ trước năm 2010 theo tinh thần Nghị quyết 37 ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2010”

Trả lời (tại công văn số 1149/BGTVT-KHĐT ngày 28/02/2008):

Trong những năm qua hạ tầng Cảng hàng không Điện Biên đã được chú trọng đầu tư, cải tạo và nâng cấp phù hợp với quy hoạch phát triển mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hiện nay Cảng hàng không Điện Biên đang hoạt động khai thác bình thường và theo dự báo đến năm 2010 Cảng vẫn đáp ứng nhu cầu về vận chuyển hành khách, hàng hóa của khu vực.

Các năm tới khi nhu cầu thị trường hàng không tăng lên, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét, cân đối nguồn vốn để đầu tư hạ tầng nhằm tăng cường năng lực khai thác cho cảng hàng không Điện Biên đáp ứng nhu cầu.

23/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: ‘Đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ vốn cho thành phố Hồ Chí Minh đối với các dự án xây dựng đường sắt đô thị, các tuyến đường vành đai, trục hướng tâm và trục chính đô thị; chỉ đạo các bộ, ngành sớm di dời hệ thống cảng biển ra khỏi khu vực trung tâm thành phố theo đúng lộ trình để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông”

Trả lời (tại công văn số 1142/BGTVT-KHĐt ngày 28/02/2008):

1. Đường sắt và trục chính đô thị: theo Khoản 2 Điều 55 Luật Đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 thì đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý, kinh doanh; theo Điều 31, khoản 2 điểm a Luật Ngân sách nhà nước thì ngân sách địa phương bố trí đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do cấp tỉnh quản lý.

Với chức năng quản lý ngành, Bộ Giao thông Vận tải đã chủ trì phối hợp với các thành phố xây dựng chiến lược, quy hoạch giao thông đô thị làm cơ sở cho công tác đầu tư. Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các bộ, ngành xúc tiến các thủ tục gọi vốn ODA cho các dự án xây dựng đường sắt đô thị, trục chính đô thị do thành phố chủ trì.

2. Các tuyến đường vành đai, trục hướng tâm: các tuyến đường vành đai I, II theo quy định do thành phố quản lý và đầu tư xây dựng. Trên cơ sở quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007, Bộ Giao thông Vận tải đã và đang triển khai các dự án đầu tư xây dựng các tuyến hướng tâm và vành đai III, IV bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, cụ thể:



+ Các tuyến hướng tâm:

- Quốc lộ 50: nâng cấp mở rộng toàn tuyến từ thành phố Hồ Chí Minh – Gò Công – Mỹ Tho, tổng mức đầu tư 1852 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ, dự án đã được phê duyệt quý II/2007. Quy mô dự án: đường cấp II đồng bằng (riêng đoạn qua thành phố Hồ Chí Minh: đường phố chính cấp II, quy mô mặt cắt ngang: B nền =31 m, B mặt bằng = 17 m). Hiện nay đang triển khai thiết kế kỹ thuật và các thủ tục đấu thầu để sớm khởi công trong quý II/2008.

- Quốc lộ 1K: đang triển khai đầu tư nâng cấp theo hình thức BOT giai đoạn 1 với quy mô cấp I, 4 làn xe, dự kiến hoàn thành giữa năm 2008 (đã tổ chức thu phí 1 trạm); riêng cầu Hóa An xây dựng mới, theo đề nghị của tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải đã bàn giao cho tỉnh Đồng Nai phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện.

- Quốc lộ 22: đã được nâng cấp mở rộng, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2006.

- Cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu: Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận đầu tư theo hình thức BOT và chấp thuận nhà đầu tư là Tổng công ty xây dựng I thuộc Bộ Xây dựng, hiện đang triển khai thủ tục để có thể khởi công trong quý II/2008.

- Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương (giai đoạn 1): công trình đã khởi công tháng 12/2004 bằng nguồn vốn ứng ngân sách. Đến nay đã thực hiện khoảng 68% khối lượng, dự kiến thông xe cuối năm 2008.

- Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây: Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là chủ đầu tư, quy mô 4 – 8 làn xe; tổng mức đầu tư của dự án: giai đoạn 1 với 4 làn xe là 9.941,06 tỷ đồng, giai đoạn hoàn chỉnh là 18.884,00 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn và cơ chế tài chính cho dự án: đoạn An Phú – vành đai II với tổng mức đầu tư 880,81 tỷ đồng do thành phố Hồ Chí Minh đầu tư; đoạn vành đai II – Long Thành – Dầu Giây với tổng mức đầu tư 9.009,79 tỷ đồng, nguồn vốn vay OCR (ADB) 35%, vay JBIC 65%. Tiến độ thực hiện đầu tư giai đoạn I của dự án từ năm 2007 – 2012. Hiện nay đang triển khai thiết kế kỹ thuật, dự kiến khởi công cuối năm 2008.

- Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: đang lập đề xuất dự án để đầu tư theo hình thức BOT, tổng mức đầu tư khoảng 3.800 tỷ đồng, Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ ghép với dự án BOT mở rộng quốc lộ 51 để lựa chọn nhà đầu tư sớm triển khai.

- Đường và cầu Nhơn Trạch: đang lập lập dự án đầu tư theo hình thức BOT, Thủ tướng Chính phủ đã giao tỉnh Đồng Nai phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Củ Chi – Đức Hòa: khởi công tháng 12/2006, hoàn thành năm 2009, nguồn vốn trái phiếu chính phủ.



+ Đường vành đai:

- Vành đai III: dự án đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài khoảng 83,4 km (thành phố Hồ Chí Minh 52 km; Đồng Nai 16,4 km, Bình Dương 15 km). Tổng mức đầu tư ước tính 16.600 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đã có báo cáo đầu kỳ. Tại Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 26/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa dự án này vào danh mục kêu gọi đầu tư BOT nước ngoài. Hiện nay, một số nhà đầu tư quan tâm đã tiếp xúc với Bộ Giao thông Vận tải. Riêng đoạn Bến Lức – Long Thành: đang lập báo cáo đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã giao thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

- Vành đai IV: dự án đi qua địa bàn các tình Đồng Nai, Bình Dương, Long An và thành phố Hồ Chí Minh với tổng chiều dài 152 km. Dự án chia thành hai giai đoạn với quy mô khác nhau: đoạn 1 (km 0 +00 – Km 121+500): đường ô tô cao tốc loại B; giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe. Đoạn 2 (km 121+500 – km 152+00): từ km 1931+050 quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Hiệp Phước, thành phố Hồ Chí Minh có chiều dải 30,5 km theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp 1; giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe. Tổng mức đầu tư ước tính 17.661 tỷ đồng. Tại Quyết định số 2667/QĐ-BGTVT ngày 30/8/2007, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa dự án này vào danh mục kêu gọi đầu tư BOT. Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai thủ tục để lập đề xuất dự án.

3. Việc di dời hệ thống cảng biển trên sông Sài Gòn ra khỏi khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh: được thực hiện theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Hiện nay, các bộ, ngành và địa phương liên quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cảng di dời triển khai theo quy hoạch được duyệt, nhằm đáp ứng tiến độ đề ra. Bộ Giao thông Vận tải đã dự thảo “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và nhà máy đóng tàu Ba Son, kèm theo Quy chế hoạt động” trình Thủ tướng Chính phủ qua Bộ Nội vụ thẩm định (công văn số 826/BGTVT-KHĐT ngày 13/02/2008).

Tuy nhiên, khó khăn của doanh nghiệp cảng di dời là việc lập dự án chuyển mục đích sử dụng đất tại vị trí cũ để tạo vốn đầu tư tại vị trí mới chưa có cơ sở thực hiện. Vì vậy, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sớm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất tại các vị trí phải di dời; đồng thời sớm chấp thuận về nguyên tắc cho phép các doanh nghiệp di dời được lập dự án đầu tư xây dựng tại vị trí cũ theo quy hoạch sử dụng đất của thành phố để các doanh nghiệp có thể triển khai các thủ tục theo quy định.



24/ Cử tri các tỉnh Hà Giang, Đăk Nông, Bình Thuận, Cà Mau, Hòa Bình, Hà Nội kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm tiêu cực trong thi cử và cấp bằng lái xe, nên quy định lái xe khách có độ tuổi phù hợp, tay nghề cao phải qua thực tế ít nhất 01 năm. Có biện pháp giáo dục, rèn luyện đạo đức, tác phong cho tài xế lái xe khách về đảm bảo an toàn tính mạng cho hành khách”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương