PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang6/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48

Trả lời (tại công văn số 1236/BGTVT-KHĐT ngày 04/3/2008):

- Dự án đường Trà My – Tắc Pỏ: đây là tuyến đường địa phương quản lý và đầu tư, theo Luật Ngân sách Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam làm việc trực tiếp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố trí vốn trả nợ xây dựng cơ bản trực tiếp cho tỉnh.

- Tuyến đường ven biển Nam – Bắc Cửa Đại, Hội An: đây là tuyến đường nối thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi nằm trong quy hoạch phát triển giao thông các tỉnh trọng điểm miền Trung. Bộ Giao thông Vận tải đã đưa tuyến đường này vào quy hoạch tuyến đường ven biển, đề nghị tỉnh sớm triển khai lập dự án đầu tư để tìm kiếm nguồn vốn đầu tư theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 534/VPCP ngày 19/9/2006 của Văn phòng Chính phủ “Tỉnh hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định, làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ liên quan, thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ một phần vốn cho Tỉnh trong kế hoạch năm 2007 và các năm tiếp theo; đồng thời, Tỉnh chủ động bố trí vốn ngân sách địa phương và nguồn khác để thực hiện”.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp theo yêu cầu của tỉnh.



49/ Cử tri tỉnh Sơn la kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ phê duyệt nguồn kinh phí thuộc dự án tái định cư thủy điện Sơn La để đảm bảo công tác đo đạc địa chính, thu hồi đất..., cho phép nâng cấp cửa khẩu Lạnh Bánh thành cửa khẩu quốc gia (tại khu vực mốc D1), cho phép nâng cấp tuyến đường từ các huyện giáp ranh nối thông với các tuyến đường của 2 tỉnh Hủa Phăn và Luông Phrabăng”.

Trả lời (tại công văn số 2193/BGTVT-KHĐT ngày 07/4/2008):

- Việc phê duyệt kinh phí thuộc dự án tái định cư thủy điện Sơn La đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Việc nâng cấp cửa khẩu Lạnh Bánh thành cửa khẩu quốc gia (tại khu vực mốc D1) đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan giải quyết.

- Việc nâng các tuyến đường từ các huyện giáp ranh nối thông với các tuyến đường của hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Phrabăng: đây là các tuyến thuộc hệ thống đường ra biên giới (không thuộc quốc lộ), theo phân cấp do Bộ Quốc phòng phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đầu tư xây dựng.



50/ Cử tri các tỉnh An Giang, Đồng Tháp kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ thông báo cụ thể lộ trình, thời gian thi công đường Hồ Chí Minh, cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh để cử tri biết. Sớm triển khai nâng cấp mở rộng tuyến quốc lộ 30 nối cửa khẩu quốc tế Dinh Bà bằng nguồn trái phiếu chính phủ”.

Trả lời (tại công văn số 1261/BGTVT-KHĐT ngày 04/3/2008):

1. Đường Hồ Chí Minh:

Thực hiện Nghị quyết 38/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2010 nối thông tuyến 2 làn xe từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 về phê duyệt quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh được phân kỳ đầu tư chia làm ba giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1 (từ năm 2000 – 2007) đã cơ bản hoàn thành thông tuyến theo quy mô 2 làn xe đoạn từ Hòa Lạc (Hà Tây) đến Tân Cảng (Kon Tum), năm 2008 hoàn thiện thi công dứt điểm một số đoạn còn vướng giải phóng mặt bằng (Hà Tây – Hòa Bình) và đẩy nhanh tiến độ thi công bền vững hóa công trình.

- Giai đoạn 2 (từ năm 2007 – 2010): nối thông toàn tuyến từ Pắc Bó (Cao bằng) đến Đất Mũi (Năm Căn), trong đó việc đầu tư cụ thể một số đoạn như sau:

+ Trước mắt sử dụng quốc lộ 14 từ Tân Cảnh – Chơn Thành để nối thông, nâng cấp, mở rộng các đoạn qua thị xã Kon Tum, thành phố Pleiku, thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn Gia Nghĩa, thị trấn Đăk Hà, thị trấn Chư Sê, thị trấn Đăk Mil, thị trấn Kiến Đức, thị trấn Đồng Xoài và đoạn từ thị xã Kon Tum đến thành phố Pleiku.

+ Tập trung nối thông và hoàn thiện các đoạn Pắc Bó – Cao Bằng, cầu Ngọc Tháp, Chơn Thành – Đức Hòa, Mỹ An – Vàm Cống, Cà Mau – Năm Căn – Đất Mũi (trong đó có cả cầu Đầm Cùng), tuyến N2 đoạn Củ Chi – Đức Hòa – Thạnh Hóa – Mỹ An và một số đoạn thiết yếu khác.

Việc nối thông các tuyến đoạn kể trên sẽ lần lượt được khởi công từ 2007 và năm 2008, cơ bản hoàn thành vào năm 2010 (trừ các đoạn Chơn Thành – Đức Hòa, Năm Căn – Đất Mũi sẽ hoàn thành sau 2010 do khởi công chậm hơn).

Riêng 2 cầu Vàm Cống và Cao Lãnh có tổng mức đầu tư lớn sẽ được huy động từ nguồn vốn ODA vay của Ngân hàng phát triển Châu Á, thời gian khởi công phụ thuộc vào tiến độ của hiệp định vay giữa Chính phủ và nhà tài trợ.

- Giai đoạn 3 (từ 2010 đến 2020): hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt và khả năng nguồn vốn.

2. Quốc lộ 20 nối cửa khẩu Dinh Bà:

Bộ Giao thông Vận tải đã cho lập dự án đầu tư từ năm 2006, hiện nay tư vấn đã hoàn chỉnh xong dự án để phê duyệt vào đầu quý 2/2008. Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn trái phiếu chính phủ để triển khai, nhưng chưa có kết quả. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn triển khai.



51/ Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: “Đề nghịh xây dựng cống thoát nước và sửa chữa cống bọng đã hư hỏng nặng ở quốc lộ 60 (đoạn từ quốc lộ 53 đi bến phà Cổ Chiên) để phục vụ sản xuất nông nghiệp, toàn tuyến này có đến 13 cống bị hư hỏng do mưa và xe 4 bánh lưu thông nhiều”.

Trả lời (tại công văn số 1557/BGTVT-KHĐT ngày 14/3/2008):

Quốc lộ 60 đoạn đi qua tỉnh Trà Vinh dài 55,5 km, trong đó có đoạn từ quốc lộ 53 đến phà Cổ Chiên, trước đây là đường cấp 4, mặt đường rộng 5 – 5,5 m, nền đường rộng 7 m, đường xấu, kết cấu mặt đường chủ yếu là cấp phối. Để phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội của địa phương, từ năm 2000 Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai thực hiện dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 60 với quy mô mặt đường bê tông nhựa rộng 5 – 6 m, nền đường rộng 8 – 10 m, riêng các đoạn đi qua thị trấn mặt đường rộng 9 m và nền đường rộng 11 m, giao cho Sở Giao thông Vận tải tỉnh Trà Vinh làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, nên phải phân kỳ đầu tư: giai đoạn 1 nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 5,5 m, riêng cống đầu tư hoàn chỉnh theo quy mô đường cấp 4 (dài khoảng 19 – 20 m). Do đầu tư chưa đồng bộ, trong quá trình khai thác, sử dụng, lưu lượng xe tăng nhanh đã phát sinh hư hỏng như ý kiến của cử tri.

Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đã bố trí vốn để thực hiện giai đoạn 2, hoàn thành dứt điểm toàn bộ dự án theo quy mô cấo 4. Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Trà Vinh (chủ đầu tư) các thủ tục đấu thầu đang triển khai, dự kiến giai đoạn 2 thực hiện từ 2008 – 2009 và sẽ ưu tiên xử lý các cống trước.

52/ Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: “Đối với những đoạn đường thuộc quốc lộ 20 đã đầu tư (đoạn qua thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh) đã thi công 3 năm vẫn chưa xong, đề nghị đôn đốc các đơn vị có liên quan tích cực triển khai thi công; sớm hoàn thiện đoạn đường mới đèo Prenn để đưa vào sử dụng, tránh lãng phí vì công trình đã hoàn thành đã lâu nhưng chưa đưa vào sử dụng”.

Trả lời (tại công văn số 1531/BGTVT-CGĐ ngày 14/3/2008):

Dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 20 đoạn đi qua thị trấn Di Linh và thị trấn Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng: tiếp theo văn bản số 1195/BGTVT-KHĐT ngày 03/3/2008, Bộ Giao thông Vận tải xin nêu cụ thể hơn như sau:

Dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 20 đoạn qua thị trấn Di Linh và thị trấn Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng gồm 3 gói thầu: gói thầu số 1 (KM 154+400 ÷ Km 159+500) qua thị trấn Di Linh, theo kế hoạch thi công từ ngày 30/10/2003 đến ngày 30/5/2005 (19 tháng); gói thầu số 2 (km 199+014 ÷ Km 205+317) và gói thầu số 3 (km 205+317 ÷ Km 210+000) qua thị trấn Đức Trọng. Thời gian thi công qui định cho gói số 2 từ 30/02/2003 đến 30/9/2004 (19 tháng) và gói số 3 từ 30/10/2005 đến 30/11/2006 (13 tháng).

Trong quá trình triển khai thực hiện, do thiếu vốn nên ngày 19/5/2004 Bộ Giao thông Vận tải đã có công văn số 2456/GTVT-KHĐT chỉ đạo đình hoãn thi công dự án này và giao cho Khu quản lý đường bộ VII quản lý. Nhưng sau đó, ngày 12/11/2004 Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có công văn số 4653/UB trình Chính phủ xin chủ trương cho tỉnh ứng vốn để tiếp tục thi công hoàn thành dự án và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại công văn số 185/VPCP-KTTH ngày 12/01/2005.

Tuy nhiên, do nguồn ngân sách khó khăn nên đến thời điểm tháng 6/2006 tỉnh Lâm Đồng mới chỉ ứng vốn được khoảng 11,5/61 tỉ đồng. Vì vậy công trình vẫn thiếu vốn, nhà thầu chỉ thi công cầm chừng, chủ yếu là đảm bảo giao thông.

Ngày 04/12/2006 Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức đã đi kiểm tra hiện trường quốc lộ 20 và làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, đã thống nhất sẽ cố gắng xác định nguồn vốn và bố trí vốn ngân sách để hoàn thành nốt những phần việc dở dang của gói thầu số 1, 2 và 3 để bàn giao cho Cục Đường bộ Việt Nam quản lý. Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn chế, đến cuối năm 2007 mới cơ bản hoàn thành gói thầu số 1, nhằm mục đích phục vụ Festival hoa Đà Lạt năm 2007.

Thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có các biện pháp bổ sung các nhà thầu phụ có năng lực tài chỉnh tốt để thực hiện những phần khối lượng còn lại của dự án, nên tiến độ thực hiện dự án đã có nhiều chuyển biến tích cực. Dự kiến sẽ hoàn thành dự án trước 30/6/2008.

Đối với dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 20 cũ đoạn chân đèo Prenn – Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành, bàn giao cho Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng thực hiện lâm quản và hiện đang khai thác sử dụng. Hiện chỉ còn 02 điểm sạt trượt tại km 5+087 ÷ Km 5+187 và km 9+967÷ Km10+058, đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận chủ trương tách thành tiểu dự án và giao cho Ban quản lý các dự án 9 tổ chức thực hiện. Hiện nay, đang trong giai đoạn lập dự án, khảo sát thiết kế để thực hiện trong năm 2008.



53/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ đầu tư xây dựng cầu bắc qua sông Thu Bồn nhất là ở những vị trí xung yếu, nơi có các bến đò ngang đang hoạt động, tạo thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế xã hội, phòng tránh lũ lụt. Đặc biệt là cầu Cửa Đại (Hội An nối Duy Xuyên) và cầu Giao Thủy (Duy Xuyên nối Đại Lộc). Cầu Hương An, cầu Bà Rén trên quốc lộ 1A (Quế Sơn) đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn giao thông. Đề nghị xây cầu mới thay thế đồng thời rà soát, xử lý một số cống (trên địa phận xã Bình Trung, huyện Thăng Bình) không thoát được nước, gây ngập úng thường xuyên”.

Trả lời (tại công văn số 1183/BGTVT-KHĐT ngày 29/3/2008):

1. Đối với cầu Hương An, cầu Bà Rén trên quốc lộ 1A (Quế Sơn):

Cầu Hương An và cầu Bà Rén nằm trong danh mục các cầu yếu trên quốc lộ 1A, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Cục Đường bộ Việt Nam lập dự án đầu tư để xây dựng mới theo thứ tự ưu tiên, riêng cầu Hương An do mưa lũ vào cuối năm 2007, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Cục Đường bộ Việt Nam lập dự án đầu tư, dự kiến phê duyệt vào cuối quý I/2008 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn và dự kiến triển khai vào năm 2009. Trong khi chưa có cầu mới thay thế, Cục Đường bộ Việt nam đã xử lý sửa chữa và tăng cường công tác đảm bảo giao thông.

2. Các cầu bắc qua sông Thu Bồn như cầu Cửa Đại, cầu Giao Thủy... và một số cống trên địa phận xã Bình Trung, huyện Thăng Bình có tầm quan trọng trong việc giao lưu, phát triển kinh tế xã hội cho địa phương. Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với ý kiến cử tri của tỉnh Quảng Nam về chủ trương đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, đây là các công trình do địa phương quản lý và đầu tư, vì vậy Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam làm việc trực tiếp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí vốn đầu tư cho các công trình trên.



54/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Tuyến Quốc lộ 25 là tuyến giao thông rất quan trọng nối với Tây Nguyên, với Phú Yên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Nhưng hiện nay, tuyến đường này đã xuống cấp hư hỏng nặng. Cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm cho đầu tư nâng cấp.

Ngoài ra, cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho nâng cấp tuyến đường đô thị 645 thành Quốc lộ do Bộ quản lý. Cử tri cho rằng tuyến đường ĐT 645 có vị trí hết sức quan trọng trong việc đi lại, vận chuyển hàng hoá lưu thông giữa hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắc, các tỉnh Tây Nguyên. Trong thời gian qua hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắc đã đầu tư nâng cấp tuyến đường này bằng nguồn ngân sách của địa phương. Tuy nhiên, tuyến đường có mật độ giao thông lớn, vận chuyển hàng hoá nhiều, theo tiêu chí thì đủ tiêu chuẩn là quốc lộ để phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của khu vực”.

Trả lời: (CV 1198/BGTVT-KHĐT ngày 03/3/2008 của Bộ Giao thông vận tải)

- Quốc lộ 25 dài 180 km, từ năm 1999 đến năm 2002, Bộ Giao thông vận tải đã tập trung đầu tư hoàn thành nhựa hóa đạt tiêu chuẩn cấp 4 và 5 miền núi. Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai cho lập dự án đầu tư vào dự án cải tạo mạng lưới đường bộ sử dụng vốn vay của JBIC để tiếp tục nâng cấp. Hiện nay JBIC không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn trái phiếu Chính phủ để triển khai nhưng chưa có kết quả.

Vừa qua, tuyến đường qua địa phận tỉnh Phú Yên mới bị xuống cấp hư hỏng nặng, Cục đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên tăng cường xử lý đảm bảo giao thông trên tuyến. Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn để triển khai.

- Đường tỉnh lộ 645 qua hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk, Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất giao Cục Đường bộ Việt Nam căn cứ tiêu chí về đường quốc lộ đã chỉ đạo hai Sở Giao thông vận tải Phú Yên và Đắk Lắk tiến hành lập hồ sơ để trình Bộ GTVT xem xét. Đến nay, hồ sơ đang trong giai đoạn hoàn chỉnh nên Cục đường bộ Việt Nam chưa đủ cơ sở trình Bộ GTVT, đề nghị hai tỉnh chỉ đạo Sở GTVT sớm hoàn thành thủ tục.



55/ Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm cho đầu tư sửa chữa, nâng cấp Quốc lộ 27 đoạn qua xã Đar Sal. huyện Đam Rông và xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Đối với những đoạn đường thuộc Quốc lộ 20 đã đầu tư (đoạn qua thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh) đã thi công 3 năm vẫn chưa xong, đề nghị đôn đốc các đơn vị có liên quan tích cực triển khai thi công; sớm hoàn thiện đoạn đường mới đèo Prenn để đưa vào sử dụng, tránh lãng phí vì công trình hoàn thành đã lâu nhưng chưa đưa vào sử dụng được”.

Trả lời: (CV 1195/BGTVT-KHĐT ngày 03/3/2008 của Bộ Giao thông vận tải)

- Quốc lộ 27 đoạn qua xã Đar Sal huyện Đam Rông (Km 83 – Km 96): đây là đoạn tuyến mới xuống cấp, mặt đường hẹp trong khi lưu lượng xe vận tải và du lịch tăng nhanh, Bộ Giao thông vận tải sẽ giao Cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác sửa chữa, quản lý đảm bảo an toàn giao thông và tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, mở rộng.

- Quốc lộ 27 đoạn qua xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương: đoạn tuyến này thuộc dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ 27, đoạn km 174- km 272 + 800 thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận đã được phê duyệt (Quyết định số 3034/QĐ-BGTVT ngày 09/10/2007), bố trí vốn trái phiếu Chính phủ. Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương triển khai bước chuẩn bị xây dựng để có thể khởi công công trình vào quý II/2008.

- Quốc lộ 20 đoạn qua trung tâm huyện Di Linh, Đức Trọng trước đây do chưa có vốn nên Bộ GTVT đã có chủ trương tạm đình hoãn. Theo đề nghị của tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho tỉnh ứng vốn tiếp tục thi công, đồng thời từ năm 2006, Bộ GTVT đã bố trí vốn để hoàn thành đoạn đường qua trung tâm huyện Di Linh vào quý II/2008; đoạn qua trung tâm huyện Đức Trọng mới khởi công sẽ được đưa vào dự án nâng cấp sửa chữa QL 20 thực hiện theo hình thức BOT, dự kiến hoàn thành trong năm 2009. Riêng đoạn qua đèo Prenn đã cơ bản hoàn thành, còn lại 3 điểm sụt trượt do mưa bão gây ra các năm trước, Bộ GTVT đã cho tách thành tiểu dự án riêng để bố trí vốn thực hiện.



56/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ có kế hoạch đầu tư 4 dự án sau: (1) Dự án đường Đăk Lăk - Phú Yên 139 km, tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng; (2) Dự án đường cửa khẩu Đăk Ruê đi Co Nhéc Campuchia 55km, kinh phí 255 tỷ đồng; (3) Dự án đường vành đai tây thành phố Buôn Ma Thuột 15,4 km, kinh phí 152 tỷ đồng; (4) Dự án tỉnh lộ 15 từ trung tâm huyện Ea Heo đi xã Ea Sol 18,4 km, kinh phí 51 tỷ đồng. Năm 2007, Trung ương đã hỗ trợ 9 tỷ. Năm 2008 đề nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ số còn lại để sớm hoàn thành công trình, chủ động bố trí nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 26, 27; không nên để kéo dài gây ách tắc, tai nạn. Vấn đề này cử tri đã rất nhiều lần kiến nghị, bức xúc”.

Trả lời: (CV 1196/BGTVT-KHĐT ngày 03/3/2008 của Bộ Giao thông vận tải)

- Các dự án đường Đắk Lắk – Phú Yên, đường vành đai phía tây thành phố Buôn Ma Thuộc, đường tỉnh lộ 15 từ huyện Ea Heo đi xã Ea Sol. Đây là các dự án do địa phương quản lý và đầu tư, theo Luật Ngân sách Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk làm việc trực tiếp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố trí vốn trực tiếp cho tỉnh triển khai.

- Dự án đường cửa khẩu Đăk Ruê đi Co Nhéc Campuchia, Bộ Giao thông vận tải đã đưa vào đề án tổng thể về nối mạng giao thông giữa các địa phương hai nước Việt Nam và Campuchia để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét lựa chọn theo thứ tự ưu tiên. Do tính cấp bách của dự án cần được đầu tư sớm, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tỉnh hoàn tất thủ tục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét (Thông báo số 31/TB-VPCP ngày 27/02/2007 của Văn phòng Chính phủ).

- Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 26, 27 đoạn qua thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Giao thông vận tải đã giao Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk làm chủ đầu tư, đề nghị UBND tỉnh phối hợp chỉ đạo Sở GTVT đẩy nhanh tiến độ thi công công trình hoàn thành vào quý II/2008.



57/ Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: “Quốc lộ 14, đoạn qua thị trấn Đăk Mil, Đắk R’lấp, Cư Jút, qua thị trấn Đắk Song; đoạn từ Đắk Song về Gia Nghĩa đã xuống cấp, có nhiều đoạn hư hỏng, mặt nền đường hẹp nên thường xảy ra tai nạn giao thông. Để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 14, qua đoạn thị trần Đăk Mil, Đăk R’lấp, Cư Jút, qua thị trấn Đắk song, đoạn từ Đắk song về Gia Nghĩa, mở rộng 06 km đoạn qua trung tâm huyện Tuy Đức, quốc lộ 14 C”.

Trả lời: (CV 1197/BGTVT-KHĐT ngày 03/3/2008 của Bộ Giao thông vận tải)

- Quốc hội 14, đoạn qua thị trấn Đắk Mil, Đắk R’lâp (Kiến Đức), Bộ Giao thông vận tải đã triển khai lập dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng hai thị trấn này, bố trí vốn trái phiếu Chính phủ của dự án đường Hồ Chí Minh để triển khai, hiện nay Dự án nâng cấp, mở rộng đoạn qua thị trấn Đắk R’lâp (Kiến Đức) đã phê duyệt xong dự án từ cuối năm 2007, dự kiến khởi công vào đầu quý III/2008; đoạn qua thị trấn Đắk Mil tư vấn đang hoàn chỉnh hồ sơ để trình duyệt vào đầu quý II/2008 và dự kiến khởi công vào quý IV/2008.

- Quốc lộ 14 đoạn qua thị trấn Cư Jut, Đắk Song và đoạn từ Đắk Song về Gia Nghĩa, Bộ Giao thông vận tải sẽ giao Cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác sửa chữa, quản lý đảm bảo an toàn giao thông và sẽ kiểm tra xem xét cụ thể để có đề xuất phương án xử lý.

- Quốc lộ 14 C đoạn qua trung tâm huyện Tuy Đức, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai dự án đầu tư nâng cấp mở rộng và đưa vào dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo quốc lộ 14 C đoạn qua tỉnh Đắk Nông. Đến nay, tư vấn đang hoàn chỉnh để trình duyệt vào cuối quý I/2008, dự kiến khởi công vào đầu quý IV/2008.



58/ Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: “Quốc lộ 24 là tuyến giao thông có vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng phát triển hành lang kinh tế Đông Tây; Tam giác phát triển 03 nước Việt Nam - Lào - Campuchia; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam và đặc biệt là giúp khai thông tuyến du lịch trên hành lang Đông Tây qua khu du lịch Măng Đen tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, hiện nay mặt cắt đường Quốc lộ 24 rất hẹp, cắt cua nhiều không đảm bảo yêu cầu phát triển vì vậy, cử tri trong tỉnh đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải sớm đầu tư nâng cấp Quốc lộ 24 mà trước mắt là đầu tư 04 km qua trung tâm huyện KonLong và 04 km qua thị trấn ĐắkRơVe huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum”.

Trả lời: (CV 1194/BGTVT-KHĐT ngày 03/3/2008 của Bộ Giao thông vận tải)

Bộ Giao thông vận tải đã giao Cục Đường bộ Việt Nam lập dự án đầu tư Nâng cấp mở rộng quốc lộ 24 nối từ tỉnh Kon Tum đến tỉnh Quảng Ngãi, đây là dự án cấp bách. Mặt khác toàn bộ QL24 có tổng đầu tư lớn, khả năng cân đối vốn sẽ khó khăn nên trong quá trình lập dự án đầu tư sẽ tách một số đoạn ưu tiên thành tiểu dự án (sẽ lưu ý các đoạn cử tri nêu) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn triển khai từ năm 2008.



59/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: “Cử tri thành phố Quy Nhơn, Bình Định kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sớm xây dựng và triển khai thực hiện Dự án mở rộng Quốc lộ 1D (đoạn từ ngã 3 Phú Tài, trường Trung học phổ thông Hùng Vương) nhằm đảm bảo an toàn giao thông và khắc phục tình trạng ngập nước ở đoạn đường trên; xây dựng cầu Đập Đá, Quốc lộ 1A (huyện Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) vì đang xuống cấp nghiêm trọng”.

Trả lời: (CV 1193/BGTVT-KHĐT ngày 03/3/2008 của Bộ Giao thông vận tải)

- Dự án đầu tư mở rộng QL 1D đoạn từ ngã 3 Phú Tài đến ngã 3 Long Vân dài trên 1 km, quy mô cấp II đô thị, hiện nay tư vấn đang hoàn chỉnh hồ sơ phê duyệt vào quý II/2008 để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn triển khai đầu năm 2009.

- Bộ Giao thông vận tải sẽ giao Cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra cầu Đập Đá trên Quốc lộ 1A để đưa vào danh mục cầu yếu cần được thay thế. Trong khi chờ thay thế Cục ĐBVN có trách nhiệm sửa chữa, tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông.

60/ Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: “Đề nghị sớm thực hiện việc xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên và hỗ trợ đầu tư nâng cấp tuyến đường giao thông 268 (Thái Nguyên đi Bắc Cạn)”.

Trả lời: (CV 1214/BGTVT-KHĐT ngày 03/3/2008 của Bộ Giao thông vận tải)

- Đường Hồ Chí Minh đi qua huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên: Bọ Giao thông vận tải đã cho lập dự án đầu tư đoạn từ Chợ Mới – Bình Ca- Km 124 + 500 QL2 để làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn trái phiếu Chính phủ để triển khai trước năm 2010.

- Tuyến đường 268 (Thái Nguyên đi Bắc Cạn): Đây là tuyến đường của địa phương quản lý và đầu tư theo Luật Ngân sách, Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên làm việc trực tiếp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố trí vốn trực tiếp cho tỉnh triển khai.

61/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước sớm đẩy nhanh việc đưa hệ thống tàu điện ngầm ở Hà Nội vào sử dụng, góp phần giảm tải lưu lượng giao thông quá lớn của Thủ đô”.

Trả lời: (CV 1233/BGTVT-KHĐT ngày 03/3/2008 của Bộ Giao thông vận tải)

Việc giảm tải lưu lượng giao thông, chống ùn tắc tại Hà Nội cần phải có các biện pháp đồng bộ. Bộ GTVT và UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành lập Đề án “Các giải pháp cấp bách giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đô thị thành phố Hà Nội” trình Thủ tướng Chính phủ, trong đó có giải pháp xây dựng hệ thống đường sắt đô thị.

Hiện nay các dự án đường sắt đô thị Hà Nội được phân công Bộ Giao thông vận tải chủ trì 3 tuyến:

- Tuyến số 1: Ngọc Hồi – Yên Viên: quy mô: 28,68 km, TMĐT khoảng 1,625 triệu USD, vốn vay Nhật Bản. Dự kiến tháng 3/2008 phê duyệt dự án và triển khai các bước tiếp theo. (Ga Hà Nội nằm trong dự án này).

- Tuyến số 2: Cát Linh – Hà Đông: Quy mô: 12,88 km, TMĐT khoảng 600 triệu USD. Nghiên cứu theo cơ chế của tuyến số 2 nên mới dừng ở bước lập Báo cáo đầu tư để chờ kết quả của tuyến số 2. Theo quy hoạch giao thông Hà Nội điều chỉnh thì đây là tuyến tiềm năng (triển khai sau 2020).

UBND thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư 2 tuyến:

- Tuyến Nhổn – Ga Hà Nội: Quy mô: 12,5 Km, TMĐT là 458 triệu EURO tương đương khoảng 8.700 tỷ đồng, vốn vay CH Pháp và vốn đối tưnggs của Việt Nam, dự kiến khoảng tháng 6/2008 phê duyệt dự án, khởi công năm 2009, hoàn thành năm 2013.

- Tuyến Từ Liêm (Nam Thăng Long) – Thượng Đình: giai đoạn 1 triểu khai đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo. Quy mô: 16.0 km, TMĐT dự kiến 1,15 tỷ USD, vốn vay Nhật Bản. Thành phố Hà Nội và Bộ KH&ĐT đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép chuẩn bị đầu tư dự án (Tháng 6/2008 ký hiệp định, hoàn thành 2015).



62/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông vận tải cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đoạn Quốc lộ biên giới (N1) vì đây là tuyến đường quan trọng phục vụ an ninh Quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế và vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương