PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang3/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48

Trả lời (tại công văn số 1136/BGTVT-TTr ngày 28/02/2008):

1. Về việc tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm trong thi cử và cấp giấy phép lái xe:

Hàng năm, Bộ Giao thông Vận tải đều thành lập các Đoàn thanh tra do Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (Sở Lao động Thương binh và Xã hội các địa phương) tiên hành thanh tra công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, xử lý các sai phạm ở các cơ sở đào tạo và các Ban quản lý sát hạch lái xe trong toàn quốc.

Bên cạnh đó, Cục Đường bộ Việt Nam cũng tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác này tại các địa phương, các Sở Giao thông Vận tải (Giao thông công cộng) cũng tự kiểm tra, thanh tra trong phạm vi quản lý của địa phương mình. Cụ thể:

- Năm 2003, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức 02 đoàn kiểm tra 20 Sở Giao thông Vận tải (Giao thông công cộng) và 51 cơ sở đào tạo lái xe; Cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra 07 Sở Giao thông Vận tải (Giao thông công cộng) và 21 cơ sở đào tạo lái xe. Kết quả đã đình chỉ tuyển sinh 05 cơ sở đào tạo lái xe, thu hồi giấy phép đào tạo của 02 cơ sở, chấn chỉnh 06 cơ sở, thu hồi 11 thẻ sát hạch viên.

- Năm 2004, Bộ Giao thông Vận tải có 02 đoàn kiểm tra, kết quả tạm dừng tuyển sịnh 08 cơ sở đào tạo mô tô, 09 cơ sở đào tạo ô tô.

- Năm 2005: Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức kiểm tra 10 Sở Giao thông Vận tải (Giao thông công cộng) và 22 cơ sở đào tạo lái xe, xử lý dừng đào tạo có thời hạn 03 cơ sở đào tạo lái xe ô tô.

- Năm 2006: Bộ Giao thông Vận tải thanh tra và xử lý dừng tuyển sinh đào tạo có thời hạn 04 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, hạ lưu lượng 01 cơ sở, dừng có thời hạn 02 cơ sở sát hạch mô tô, thu hồi 96 chứng chỉ giáo viên dạy thực hành lái xe. Cục Đường bộ Việt Nam cũng đã tổ chức kiểm tra 10 Sở Giao thông Vận tải (Giao thông công cộng), dừng tuyển sinh đào tạo 01 cơ sở trong thời gian 06 tháng.

- Năm 2007: Bộ Giao thông Vận tải thanh tra tại 21 địa phương, ngừng tuyển sịnh 01 cơ sở đào tạo ô tô trong thời hạn 03 tháng, hạ lưu lượng 03 cơ sở đào tạo ô tô, thu hồi 33 giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành và 09 giấy phép lái xe tập lái.

Bộ Giao thông Vận tải cũng nhận thấy, công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có tính chất xã hội hóa cao, nhiều khâu dễ xảy ra tiêu cực nên luôn chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Năm 2008, trong kế hoạch thanh tra, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục giao Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội và Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia tiếp tục thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trên phạm vi toàn quốc.

Đến nay, công tác sát hạch lái xe ô tô đã được thực hiện tại 41 trung tâm sát hạch lái xe, có thiết bị chấm điểm tự động với tổng số vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng và được phủ đều khắp các vùng trong cả nước, đã hạn chế thấp nhất tác động của con người vào quá trình thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô. Hiện nay, mỗi kỳ sát hạch, cấp giấy phép lái xe đều có tổ chức giám sát của lực lượng thanh tra giao thông vận tải.

2. Về tuổi của người lái xe cơ giới đường bộ:

a) Theo quy định tại Quyết định số 56/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành chương trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, theo đó:

- Nâng từ hạng B1 lên hạng B2 phải có thời hạn lái xe ít nhất là 01 năm và có 12.000 km lái xe an toàn.

- Nâng từ hạng B2 lên hạng C, từ hạng C lên hạng D, từ hạng D lên hạng E và các hạng giấy phép lái xe lên F tương ứng phải có đủ thời gian lái xe là 3 năm và phải có 50.000 km lái xe an toàn.

- Nâng từ hạng B2 lên hạng D, từ hạng C lên E phải có đủ thời gian lái xe 5 năm, phải có 100.000 km lái xe an toàn và phải có trình độ văn hóa 7/10 hoặc 9/12.

b) Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001, tuổi của lái xe cơ giới đường bộ được quy định như sau:

- Đối với hạng B1, B2 được lái xe từ 4 chỗ đến 9 chỗ hoặc xe tải dưới 3500 kg, có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.

- Đối với lái xe tải hạng C có trọng lượng từ trên 3500 kg, hạng D chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi phải có độ tuổi từ 21 tuổi trở lên.

- Đối với lái xe hạng E từ 30 chỗ ngồi trở lên có độ tuổi lái xe là 25 tuổi.

Như vậy kể cả thâm niên và độ tuổi đào tạo chuyển cấp lái xe hạng D, E đã đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn của người lái xe khách. Ngoài ra, người học nâng hạng lái xe hạng D, E còn phải có trình độ văn hóa 7/10 hoặc 9/12.

3. Về một số biện pháp giáo dục, rèn luyện đạo đức, tác phong cho người lái xe khách để đảm bảo an toàn tính mạng cho hành khách:

a) Bộ Giao thông Vận tải có quyết định ban hành tiêu chuẩn về người lái xe khách, tiêu chuẩn về tuyển dụng và sử dụng người lái xe khách chuyên nghiệp đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách. Theo đó, hàng năm doanh nghiệp sử dụng người lái xe khách phải rà soát theo tiêu chuẩn để tiếp tục sử dụng hay không sử dụng đối với người lái xe khách trong doanh nghiệp của mình.

b) Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành đề án nâng cao đạo đức người lái xe (đặc biệt là lái xe khách) trong đó có các biện pháp:

- Tuyên truyền giáo dục bằng nhiều hình thức.

- Đưa vào chương trình đào tạo: thêm tiết học đạo đức người lái xe khách từ 12 tiết (chương trình cũ) lên 20 tiết (chương trình mới).



25/ Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tiến hành khảo sát hoặc cho mở dải phân cách làm đường gom vào bệnh viện đa khoa Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển bệnh nhân cấp cứu. Đề nghị Bộ sớm công bố quy hoạch cắm mốc lộ giới đường ô tô cao tốc từ Trung Lương đi Cần Thơ cho nhân dân biết. Đề nghị Bộ sớm tiến hành nghiên cứu mở lối đi qua quốc lộ 1 vào trường trung học cơ sở An Hữu và trường trung học bán công Lê Thanh Hiền thuộc xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang để việc đi lại học tập của các cháu học sinh được thuận lợi, giảm thiểu tai nạn giao thông”.

Trả lời (tại công văn số 1358/BGTVT-VT ngày 10/3/2008):

1. Về vấn đề mở dải phân cách hoặc làm đường gom vào bệnh viện đa khoa huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang:

- Theo quy định tại điểm 4.4.4 và điểm 4.5.3, khoản 4.4 mục IV của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4054:2005 đường ô tô - yêu cầu thiết kế thì đối với các tuyến đường có dải phân cách, khoảng tối thiểu giữa hai điểm mở không cách nhau dưới 1000 m. Đoạn tuyến quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay có mật độ phương tiện tham gia giao thông rất cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và ùn tắc giao thông. Do đó, cần phải hạn chế tối đa các điểm mở dải phân cách theo thiết kế của đoạn tuyến cũng như các điểm cầu nối vào quốc lộ.

- Về đề nghị mở dải phân cách của cử tri tỉnh Tiền Giang, ngày 04/7/2007 Cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản số 2460/CĐBVN-GT đề nghị địa phương xây dựng phương án đấu nối đường ngang từ bệnh viện đa khoa huyện Cái Bè vào các đường ngang hiện có hoặc các điểm đấu nối có trong quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối vào quốc lộ 1 qua lại địa bàn tỉnh, đồng thời yêu cầu cơ quan liên quan không mở dải phân cách giữa tại Km 2005+300 quốc lộ 1.

Hiện nay việc quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối vào quốc lộ của địa phương chưa được phê duyệt với lý do sau:

+ Ngày 01/3/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang có công văn số 868/UBND-CN đề nghị thỏa thận mở điểm đấu nối đường ra, vào các khu dân cư, của hàng xăng dầu... với quốc lộ 1, quốc lộ 30, quốc lộ 50, quốc lộ 60 qua địa bàn tỉnh.

+ Tại văn bản này Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang chưa gửi kèm theo hồ sơ. Để có thỏa thuận quy hoạch với địa phương theo quy định, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản số 2888/BGTVT-VT ngày 24/5/2006 đề nghị địa phương bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải tại công văn số 2241/BGTVT-VT ngày 24/4/2006 nhưng đến nay các cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải vẫn chưa nhận được các tài liệu cần thiết.

- Căn cứ vào các quy định hiện hành và điều kiện tổ chức trên đoạn quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang, để xem xét việc mở dải phân cách tại Km 2005+300, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phụ trách đoạn tuyến khảo sát thực tế, có đề xuất phương án xóa bỏ bớt một số điểm mở dải phân cách (không cần thiết) ở lân cận điểm dự kiến mở tại Km 2005+300 nhằm đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm mở dải phân cách theo quy định, gửi văn bản về Cục Đường bộ Việt Nam để được xem xét giải quyết. Đồng thời, khẩn trương bổ sung hồ sơ quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối vào quốc lộ để Bộ Giao thông Vận tải có đủ cơ sở thỏa thuận quy hoạch với địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng các điểm đấu nối vào quốc lộ.

2. Về đề nghị công bố quy hoạch cắm mốc lộ giới đường ô tô từ Trung Lương đi Cần Thơ:

- Hiện nay dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) thực hiện theo hình thức BOT. Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định phê duyệt dự án.

- Chủ đầu tư (BIDV) đang triển khai dự án và lập thiết kế cơ sở. Việc cắm mốc lộ giới sẽ thực hiện theo thiết kế và thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư dự án.

- Với chức năng quản lý nhà nước trong ngành giao thông vận tải, Bộ Giao thông Vận tải sẽ yêu cầu chủ đầu tư dự án sớm triển khai các công việc liên quan theo tiến độ của dự án và ý kiến nêu trên của địa phương.

3. Về đề nghị mở lối đi qua quốc lộ 1 vào trường trung học cơ sở An Hữu và trường trung học bán công Lê Thanh Hiền thuộc xã An Hữu, huyện Cái Bè:

- Hiện nay các cơ quan chức năng của Bộ Giao thông Vận tải chưa nhận được các văn bản của địa phương về việc này. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT ngày 07/12/2005 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và công văn số 2241/BGTVT-VT ngày 24/4/2006 về lập hồ sơ quy hoạch điểm đấu nối vào quốc lộ, Bộ Giao thông Vận tải không xem xét giải quyết các trường hợp đấu nối đơn lẻ vào các quốc lộ qua khu đông dân cư và quốc lộ có lưu lượng phương tiện qua lại ở mức cao (lớn hơn 200 xe quy đổi/ngày đêm). Việc đấu nối vào quốc lộ chỉ được thực hiện theo các điểm đấu nối có trong quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối vào quốc lộ đã được thỏa thuận giữa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Bộ Giao thông Vận tải.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang chuyển các thông tin trên đến cử tri và các cơ quan chức năng trong tỉnh để cùng với ngành giao thông vận tải thực hiện tốt hơn công tác quản lý và bảo vệ công trình giao thông cũng như công tác đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

26/ Cử tri Tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét cho lắp đặt hệ thống chốt gác chắn đường sắt qua các giao lộ trung tâm xã có mật độ dân số đông và có lưu lượng người tham gia giao thông nhiều vì những đầu mối này trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian qua đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt làm bị thương và chết một số người, thiệt hại tài sản nhân dân”.

Trả lời (tại công văn số 1373/BGTVT-CĐSVN ngày 10/3/2008):

Tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh đi qua địa phận tỉnh Phú Yên dài 95 km, từ Km 1134+00 – Km 1229+250 và đi qua địa phận của 4 huyện, thành phố; qua nhiều địa hình phức tạp như dốc cao, sông lớn, khu vực rừng núi, khu đô thị đông dân cư, khu công nghiệp...



Về đường ngang tuyến: tuyến đường sắt đi qua địa phận tỉnh Phú Yên có 46 đường ngang hợp pháp, 17 đường ngang có người gác, 07 đường ngang lắp đặt tín hiệu cảnh báo tự động, 22 đường ngang có biển báo.

Về đường ngang không hợp pháp: trên địa phận tỉnh Phú Yên hiện đang tồn tại 126 điểm đường ngang không hợp pháp, chiều rộng mặt đường từ 1,5 – 6,0 m và tập trung chủ yếu tại các đoạn từ Km 1138+000 – Km 1139+000, Km 1159+600 – Km 1161+150, Km 1202+900 – Km 1206+000, Km 1207+300 – Km 1211+750.

Về trạng thái kỹ thuật các đường ngang: hầu hết các đường ngang đều bị hạn chế tầm nhìn của cả đường bộ và đường sắt do địa hình và các công trình kiến trúc che chắn. Độ dốc đường bộ vào đường ngang lớn do đường sắt, đường bộ chạy song song và gần nhau. Tại các đường ngang bị hạn chế tầm nhìn không tiến hành giải tỏa theo đúng quy định của Điều lệ đường ngang vì không bố trí được nguồn kinh phí di dời, tái định cư.

Hệ thống gờ giảm tốc, vạch dừng chỉ được thực hiện tại một số đường ngang có kết cấu mặt đường bằng nhựa bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng.

Trong tháng 8 và tháng 9/2007, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Công ty quản lý đường sắt Phú Khánh cùng Ban an toàn giao thông tỉnh Phú Yên và các cơ quan chức năng đã tiến hành khảo sát toàn bộ hệ thống đường ngang trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Các ý kiến, kiến nghị được thống nhất như sau:

- Không thành lập mới các đường ngang giao cắt đồng mức trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- Đề nghị nâng cấp đường ngang cấp 3 phòng vệ bằng biển báo lên thành có người gác đối với các đường ngang tại: Km 1174+630, Km 1204+800, Km 1172+754, Km 1195+400.

- Nâng cấp đường ngang cấp 3 phòng vệ bằng biển báo lên phòng vệ bằng thiết bị cảnh báo tự động đối với các đường ngang tại: Km 1184+200, Km1186+800, Km 1201+400, Km 1202+970.

- Xây dựng hệ thống hàng rào và đường gom đầu nối vào hệ thống đường ngang hiện có tại các vị trí: từ Km 1159÷ Km 1161, từ Km 1195÷ Km 1197, từ Km 1201 ÷ Km 1204, từ Km 1207÷Km 1210.

Việc nâng cấp đường ngang theo các quy định hiện hành, cơ quan quản lý đường ngang (Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân huyện, xã) làm thủ tục đề nghị, Bộ Giao thông Vận tải ủy quyền cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cấp phép. Kinh phí nâng cấp đường ngang do cơ quan quản lý đường bộ và địa phương đài thọ.

Tuy vậy, do nhu cầu bức thiết về mặt an toàn, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu kinh phí nâng cấp đường ngang tại Km 1195+400 (đường ngang 1/4 thành phố Tuy Hòa) và xây dựng hàng rào đoạn từ Km 1196+000 ÷Km 1197+00.

Bộ Giao thông Vận tải đã tập hợp các yêu cầu về nâng cấp đường ngang, làm hàng rào, đường gom để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, tuy nhiên còn đang trong quá trình triển khai và sẽ được xem xét xử lý theo lộ trình kế hoạch.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý và giải phóng tầm nhìn; làm gờ giảm tốc; bổ sung biển báo để đảm bảo an toàn. Những đường ngang cấp thiết cần phải nâng cấp thì chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm thủ tục nâng cấp bằng kinh phí của địa phương theo quy định.

27/ Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: “Trong thời gian qua, việc đầu tư về hạ tầng cho khu vực Đồng bắng sông Cửu Long chưa nhiều, chỉ có một con đường độc đạo nối liền thành phố Hồ Chí Minh là quốc lộ 1A đã quá tải so với yêu cầu. Cử tri đề nghị Chính phủ tăng cường hơn nữa việc tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có kế hoạch đầu tư tuyến đường mới để giải quyết vấn đề giao thông, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân”.

Trả lời (tại công văn số 1399/BGTVT-KHĐT ngày 11/3/2008):

Việc đầu tư về hạ tầng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã được Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay thể hiện trong các quyết định: Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 – 2005; riêng với ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua Bộ Giao thông Vận tải đã tích cực triển khai thực hiện các dự án giao thông vùng Đồng bắng sông Cửu Long, đến nay vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh, tuy chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng đã được nâng cấp một bước cơ bản, đáp ứng được tốt hơn nhu cầu phát triển của vùng và đi lại của nhân dân. Trong những năm tới, tiếp tục nâng cấp các tuyến đường bộ, đường sông còn lại; xây dựng luồng vào cảng Cần Thơ cho tàu đến 2 vạn tấn; xây dựng sân bay Cần Thơ, Dương Tơ đáp ứng nhu cầu. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu lưu thông của vùng, Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai thi công các trục dọc mới gồm: đường Hồ Chí Minh đoạn từ Củ Chi – Đức Hòa – Thạnh Hóa – Mỹ An – Cao Lãnh – Vàm Cống và xây dựng tuyến đường bộ cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh – Trung lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ.

28/ Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm xây dựng tuyến thoát nước dọc quốc lộ 51”.

Trả lời (tại công văn số 1397/BGTVT-KHĐT ngày 11/3/2008):

Quốc lộ 51 đã được nâng cấp cải tạo (gồm xây dựng hệ thống thoát nước dọc) và Cục Đường bộ Việt Nam bổ sung thay thế một số đoạn rãnh qua khu dân cư bằng cống hộp nắp đan bê tông cốt thép từ năm 2005, về cơ bản dã đảm bảo thoát nước dọc tuyến.

Do lưu lượng xe tăng nhanh trong những năm gần đây nên giao thông thường bị ùn tắc trong giờ cao điểm. Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho đầu tư mở rộng quốc lộ 51 với quy mô 6 làn xe theo hình thức BOT đồng thời với việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Bộ Giao thông Vận tải đang chuẩn bị các thủ tục để có thể khởi công đầu năm 2009, khi đó hệ thống thoát sẽ được xử lý hoàn chỉnh.

29/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: “Đa số cử tri không đồng tình về việc đăng ký lại phương tiện thủy gia dụng (trước đây tỉnh đã tổ chức đăng ký xong trước khi luật có hiệu lực) do đó việc học, thi lấy bằng lái, đăng ký lại phương tiện thủy gia dụng chi phí cao, gây tốn kém. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét cho chấp nhận chuyển đổi mà không thu thêm phí đối với các loại giấy tờ liên quan”.

Trả lời (tại công văn số 1405/BGTVT-VT ngày 11/3/2008):

- Căn cứ quy định tại Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí thì Bộ Giao thông Vận tải không được phép quy định về phí, lệ phí nên Quyết định số 29/2004/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2004 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa và Quyết định số 09/2004/QĐ-BGTVT ngày 26/01/2004 của Bộ Giao thông Vận tải về đổi giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa được cấp theo Quyết định số 2056/QĐ-PC ngày 06/8/1996 chỉ hướng dẫn việc đăng ký và đăng ký lại các phương tiện thủy nội địa thuộc diện phải đăng ký theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.

- Việc quy định về chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự,an toàn giao thông đường thủy nội địa thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các cử tri tỉnh Cà Mau phản ánh những tồn tại, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa với Bộ Tài chính để có quy định cụ thể, phù hợp với thực tế của địa phương.



30/ Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm đầu tư thi công nâng cấp mở rộng quốc lộ 50 nối liền thành phố Hồ Chí Minh với Long An, Tiền Giang vì hiện nay con đường này đã xuống cấp, quá tải. Cần tăng cường tiến độ thực hiện đường cao tốc, đường N2 để tuyến sớm hoàn thành, tạo thuận lợi trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, phục vụ phát triển công nghiệp, giảm thiểu tai nạn giao thông. Vấn đề này đang là nỗi lo lắng, bức xúc của người dân”.

Trả lời (tại công văn số 1447/BGTVT-CGĐ ngày 12/3/2008):

1. Về dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương:

Bộ Giao thông Vận tải đang chỉ đạo các đơn vị tập trung thi công, dự kiến phấn đấu hoàn thành thông xe kỹ thuật toàn bộ tuyến cao tốc vào cuối tháng 12/2008 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1320/VPCP-CN ngày 12/3/2007. Khối lượng xây lắp đến nay đã hoàn thành ≈ 75% khối lượng toàn dự án (khối lượng còn lại chủ yếu là phần mặt đường, công trình phụ trợ và các khối lượng trong phạm vi chưa giải phóng được mặt bằng).

Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng vẫn đang là khó khăn, tồn tại. Để hoàn thành dự án vào cuối năm 2008 theo đúng kế hoạch, điều kiện quan trọng nhất là phải hoàn thành giải phóng mặt bằng vào cuối năm 2007 để bàn giao triển khai thi công. Trong thời gian qua, các địa phương có dự án đi qua đã chỉ đạo các cơ quan, chính quyền cơ sở nỗ lực triển khai công tác giải phóng mặt bằng. Nhưng đến nay vẫn còn một số vị trí chưa giải phóng được mặt bằng để bàn giao cho dự án. Các vị trí vướng mặt bằng tập trung chủ yếu tại các vị trí nút giao thông, nơi tập trung đông dân cư nên việc kết nối hệ thống giao thông vào tuyến cao sẽ khó khăn, cụ thể:

- Địa bàn tỉnh Long An: khu vực nút giao Bến Lức: còn 69 hộ dân trên mặt bằng mở rộng đường tỉnh lộ 830. Theo kế hoạch của địa phương, hoàn thành giải phóng mặt bằng trong quý I/2008.

Đường điện trung, hạ thế còn vướng 06 vị trí chưa di dời làm ảnh hưởng đến thi công.

- Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:

khu vực nút giao Tân Tạo còn vướng 4 doanh nghiệp và 02 hộ dân chưa giải tỏa. Theo kế hoạch của địa phương, hoàn thành bàn giao mặt bằng trước ngày 28/02/2008, nếu không chấp hành sẽ kiến quyết cưỡng chế.

Khu vực cầu Chợ Đệm: vướng 01 kho hàng của ông Lâm Trọng Hồng (địa phương có kế hoạch cưỡng chế bàn giao trước ngày 28/02/2008. Đoạn tuyến nối Bình Thuận – Chợ Đệm còn 14 hộ dân chưa giải tỏa được.

Khu vực nút giao Bình Thuận: còn 73 hộ dân, 02 doanh nghiệp, 01 trường tiểu học và 01 cơ sở tôn giáo chưa giải tỏa. Theo kế hoạch của địa phương hoàn thành bàn giao mặt bằng trước ngày 31/3/2008.

Khu vực Trung tâm điều hành đường cao tốc: có 61 hộ dân bị ảnh hưởng. Theo kế hoạch của địa phương hoàn thành giải tỏa mặt bằng trong quý II/2008.

Vướng đường điện trung thế tại 03 vị trí ở khu vực nút giao Tân Tạo, đường Bùi Thanh Khiết, nút giao Tân Túc.

- Địa bàn tỉnh Tiền Giang: tuyến nối vào Trung Lương còn vướng 56 hộ dân. Theo kế hoạch của địa phương hoàn thành bàn giao mặt bằng ngày 28/02/2008, nếu hộ dân nào không chấp hành sẽ kiên quyết cưỡng chế. Đường điện trung thế còn vướng 700 m đường điện dọc tuyến chưa có mặt bằng di dời (do vướng các hộ dân trên chưa giải tỏa).

Tuy các địa phương đã có kế hoạch cụ thể trong công tác giải phóng mặt bằng, nhưng thực tế công tác giải phóng mặt bằng tiến triển chậm. Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các địa phương quan tâm, sớm giải quyết dứt điểm các vị trí vướng mặt bằng để khẩn trương bàn giao mặt bằng, kịp thời thi công, đáp ứng tiến độ dự án.

2. Về dự án nâng cấp quốc lộ 50:

Dự án nâng cấp quốc lộ 50, đoạn từ ngã tư giao giữa dự án cầu đường Bình Tiên với đường Nguyễn Văn Linh đến Gò Công (Km 3+004 – Km 47+334) đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư dự án tại Quyết định số 438/QĐ- BGTVT ngày 02/3/2007. Ban quản lý dự án Mỹ Thuận là đơn vị trực thuộc Bộ hiện đang thực hiện chức năng quản lý dự án. Tiến độ triển khai thực hiện dự án trên địa phận tỉnh Long An như sau:

- Đã tiến hành bàn giao cọc mốc giải phóng mặt bằng cho địa phương ngày 21/12/2007, hiện tỉnh Long An đang tiến hành bước kiểm đếm, lập phương án đền bù.

- Công tác lập thiết kế kỹ thuật về cơ bản đã hoàn thành, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đang khẩn trương tiến hành các thủ tục trình duyệt và Bộ Giao thông Vận tải sẽ thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật trong tháng 3/2008.

- Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây lắp và khởi công xây dựng vào quý III/2008 và hoàn thành vào năm 2010.

Về cơ bản, công tác triển khai thực hiện dự án đang thực hiện theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt

3. Về dự án đầu tư xây dựng tuyến N2:

Dự án đầu tư xây dựng tuyến N2 được phân ra làm hai giai đoạn: đoạn Đức Hòa – Thạnh Hóa và đoạn Củ Chi – Đức Hòa, Thạnh Hóa – Mỹ An, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận là đại diện chủ đầu tư. Trong đó:

- Đoạn Đức Hòa – Thạnh Hóa: khối lượng xây lắp trên toàn tuyến đạt 98%, dự kiến bàn giao và đưa vào khai thác quý II/2008.

- Đoạn Củ Chi – Đức Hòa, Thạnh Hóa – Mỹ An: tất cả các gói thầu thuộc địa phận tỉnh Long An (ngoại trừ gói thầu 4 đang chuẩn bị) đang triển khai thi công các hạng mục như: triển khai BVTC, dọn dẹp mặt bằng, đào bóc hữu cơ. Tiến độ các gói thầu đáp ứng tiến độ đã được phê duyệt.

Các dự án đang triển khai thi công gặp rất nhiều khó khăn như: giá vật tư, vật liệu tăng mạnh, nguồn cung cấp vật liệu hạn chế, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn... Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải đang nỗ lực với mức cao nhất để đảm bảo tiến độ, chất lượng của dự án nhằm tạo thuận lợi trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, phục vụ phát triển công nghiệp, giảm thiểu tai nạn giao thông.

31/ Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: ‘Quốc lộ 12 B, đoạn từ huyện Tân Lạc, qua địa bàn huyện Lạc Sơn và huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình đến huyện Nho Quan đã xuống cấp nghiêm trọng. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải quan tâm xem xét đầu tư (đây là con đường ngắn nhất từ phía Nam đi Tây Bắc không qua Hà Nội, lưu lượng xe trọng tải lớn rất nhiều)”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương