PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang4/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48

Trả lời (tại công văn số 2107/BGTVT-KHĐT ngày 31/3/2008 và số 7789?BGTVT-KHĐT ngày 03/02/2008):

Quốc lộ 12 đoạn qua địa phận Hòa Bình dài 65 km (Km 30 – Km 95) đã được Bộ Giao thông Vận tải đầu tư qua các dự án:

- Đoạn km 92 – km 94 qua thị trấn Mường Khển, huyện Tân Lạc được đầu tư bằng nguồn vốn dư sau đấu thầu quốc lộ 6, tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng, hoàn thành năm 2004.

- Đoạn km 80 – km92 đã được đầu tư nâng cấp tiêu chuẩn cấp IV, tổng mức đầu tư 16 tỷ, vốn sửa chữa cơ bản, hoàn thành năm 2005.

- Đoạn km 30 – km 80: Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư để sử dụng vốn vay JBIC nhưng đến nay chưa được phía JBIC chấp thuận. Do nguồn vốn ngân sách nhà nước từ nay đến năm 2010 rất khó khăn nên Bộ Giao thông Vận tải đã đưa vào danh mục đề nghị Thủ tướng Chính phủ sử dụng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2 để thực hiện. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bố trí vốn sẽ được triển khai. Trước mắt, Cục Đường bộ Việt Nam đang thực hiện công tác bảo trì bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm để đảm bảo an toàn giao thông.

32/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: “Tuyến quốc lộ 1 chạy qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện có nhiều công trình cầu thi công rất chậm, kéo dài trên 02 năm, gây rất nhiều khó khăn nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông cũng như những hộ dân sinh sống gần kề công trình. Cử tri đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tăng cường chỉ đạo, giám sát chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành những công trình trên”.

Trả lời (tại công văn số 1809/BGTVT-CGĐ ngày 25/3/2008):

Trên tuyến quốc lộ 1 đi qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay đang triển khai thi công 04 cầu thuộc gói thầu số 4 – dự án tín dụng ngành giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới đường bộ quốc gia (bước 1, giai đoạn 1). Những công trình này được khởi công vào tháng 4/2004. Tiến độ quy định theo hợp đồng của gói thầu này là 24 tháng (10/4/2006 – 10/4/2008). Sau khi ký hợp đồng, các nhà thầu đã tích cực triển khai thi công. Đến nay, khối lượng và tiến độ thực hiện của các công trình cầu này như sau:

- Cầu Ba Tháp (km 1541+800) đã hoàn thành, thông xe kỹ thuật ngày 20/3/2008.

- Các cầu Gò Đền (km 1545+023 quốc lộ 1), cầu Đỏ (km 1545+775 quốc lộ 1), cầu Hộ (km 1563+690 quốc lộ 1) đã thi công xong cầu và lớp móng mặt đường đầu cầu. Dự kiến 05/4/2008 sẽ hoàn thành.

Như vậy, theo tiến độ quy định trong hợp đồng, các công trình này đều hoàn thành đúng tiến độ. Trong thời gian qua, sự biến động tăng của giá vật liệu, các nhà thầu chịu nhiều áp lực, khó khăn về mặt tài chính khi triển khai dự án. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như thời tiết, nguồn vật liệu cung cấp... cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công trong từng thời điểm. Tuy vậy, Bộ Giao thông Vận tải và Cục Đường bộ Việt Nam – đơn vị chủ đầu tư dự án đã luôn đôn đốc, chỉ đạo nhà thầu và các đơn vị liên quan khắc phục khó khăn, hoàn thành đảm bảo tiến độ quy định.

Bộ Giao thông Vận tải xin cung cấp thông tin nêu trên đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận để giải thích cho cử tri được rõ.



33/ Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: “Ngày 14/9/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó có xác định xây dựng tuyến quốc lộ ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh. Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải triển khai ngay các bước xây dựng tuyến đường này”.

Trả lời (tại công văn số 1842/BGTVT-KHĐt ngày 27/3/2008):

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã lập quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển, trong đó có đoạn Thanh Hóa – Quảng Ninh và phấn đấu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào quý II/2008. Sau khi quy hoạch được duyệt sẽ triển khai thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.



34/ Cử tri các tỉnh An Giang, Bến Tre, Hà Tây, Hải Phòng, Đà Nẵng kiến nghị: ‘Đề nghị Chính phủ rà soát lại về quy trình, thủ tục xét duyệt dự án ODA, nhất là trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng và giám sát để tránh xảy ra những trường hợp tương tự như vụ sập cầu Cần Thơ. Đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trong vụ sập cầu Cần Thơ và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng”.

Trả lời (tại công văn số 1857/BGTVT-CGĐ ngày 27/3/2008):

1. Về rà soát quy trình thủ tục xét duyệt dự án đầu tư và đấu thầu lựa chọn tư vấn, nhà thầu xây dựng dự án ODA nói chung và dự án cầu Cần Thơ nói riêng:

Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ODA thì quy trình, thủ tục xét duyệt dự án đầu tư ngoài việc thực hiện theo các quy định chung của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng còn phải thuân thủ nghị định và các thông tư hướng dẫn về quản lý và sử dụng vốn ODA (theo thứ tự thời gian là Nghị định số 20/CP ngày 15/3/1994, số 87/CP ngày 05/8/1997, số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 và hiện nay là số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ). Dự án xây dựng cầu Cần Thơ được chuẩn bị đầu tư và đề nghị ODA từ năm 1997, là dự án nhóm A sử dụng vốn vay ODA nên quy trình, thủ tục xét duyệt dự án hoàn toàn tuân thủ Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 về quản lý đầu tư xây dựng, Nghị định số 87/CP ngày 05/7/1997 và số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 về quản lý sử dụng ODA.

Đối với các gói thầu, dự án sử dụng vốn ODA thì quy trình, thủ tục đấu thầu lựa chọn tư vấn, nhà thầu thực hiện theo Quy chế đấu thầu ban hành theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996, số 93/CP ngày 23/8/1997, số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ, sau này là Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 và các thông tư hướng dẫn liên quan. Trong các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu nêu trên đều quy định các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước các bên ký kết.

Dự án xây dựng cầu Cần Thơ sử dụng tín dụng JBIC theo 2 Hiệp định tín dụng. Trong đó gói 2 (xây dựng cầu chính) là gói thầu có quy mô lớn, công nghệ cao, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam sử dụng khoản tín dụng đặc biệt, có điều kiện đấu thầu hạn chế giữa các nhà thầu Nhật Bản tương tự như đối với các nhà tài trợ song phương khác của khối OECD (Anh, Đức, Pháp,...); gói thầu dịch vụ tư vấn rà soát thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công và 2 gói thầu xây dựng đường dẫn 2 đầu cầu sử dụng khoản tín dụng thường niên, đấu thầu rộng rãi quốc tế tương tự các nhà tài trợ đa phương gồm Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),... 2 hiệp định tín dụng này được ký ngày 30/3/2001 giữa Bộ Tài chính và JBIC trên cơ sở công hàm trao đổi ký giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam.

Nội dung của hiệp định vay đặc biệt (gói thầu 2) quy định về việc đấu thầu phải tuân thủ hướng dẫn đấu thầu của JBIC tháng 10/1999 tương tự như hiệp định vay thường niên, ngoài ra còn phải tuân thủ các quy định sau:

- Về quốc tịch hợp lệ của nhà thầu:

+ Nhà thầu chính phải là Nhật Bản.

+ Nhà thầu phụ phải là Nhật Bản hoặc Việt Nam.

+ Nhà thầu phụ của thầu phụ là tất cả các nước trong khu vực.

- Về xuất xứ hàng hóa: tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mua sắm từ Nhật Bản không được ít hơn 50% giá trị gói thầu 2.

Quá trình đấu thầu, phê duyệt kết quả và chấp thuận hợp đồng các gói thầu dịch vụ tư vấn và xây lắp của dự án cầu Cần Thơ hoàn toàn tuân thủ trình tự, thủ tục quy định của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP, số 14/2000/NĐ-CP và số 66/2003/NĐ-CP của Chính phủ, hướng dẫn đấu thầu của JBIC và nội dung hiệp định vay JBIC. Kết quả đấu thầu được Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến đồng thuận của JBIC.

Hướng dẫn đấu thầu của JBIC quy định rất cụ thể mẫu hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá thầu và hợp đồng. Các quy định về đấu thầu của Việt Nam đã có từ năm 1996 (Nghị định số 43/NĐ-CP), tuy nhiên đến ngày 24/12/2007 Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới có quyết định ban hành mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn và mời sơ tuyển gói thầu xây lắp, đang soạn thảo mẫu hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp. Hướng dẫn đấu thầu tư vấn và xây lắp của JBIC được soạn thảo theo thông lệ quốc tế (FIDIC) nên việc áp dụng là không trái với quy định của Việt Nam. Thực tế qua triển khai nhiều hợp đồng tư vấn và xây lắp áp dụng hướng dẫn đấu thầu của JBIC từ năm 1995 đến nay chưa xảy ra vướng mắc, chưa có đơn vị tư vấn, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước nào nhận xét là khó thực hiện. Tuy nhiên, qua sự cố Cầu Cần Thơ, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với các bộ chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ODA, đầu tư, xây dựng, đấu thầu,... (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính) để hoàn thiện hơn các văn bản dưới luật nhằm quản lý có hiệu quả hơn, đảm bảo chất lượng, bền vững và an toàn các công trình, dự án nói chung và dự án sử dụng nguồn vốn ODA nói riêng.

2. Về trách nhiệm của Bộ trưởng đối với sự cố trong quá trình thi công 2 nhịp neo cầu Cần Thơ:

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thực hiện việc chỉ đạo, quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng giao thông theo các nghị định, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giao thông Vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Đối với dự án xây dựng cầu Cần Thơ, với trách nhiệm quản lý ngành, ngay sau khi xảy ra sự cố (buổi tối ngày 26/9/2007), Bộ trưởng đã có mặt ở hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công việc cứu hộ, cứu nạn trên công trường. Đồng thời trong quá trình tiếp theo, Bộ trưởng đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu, chuyên môn của Bộ nghiên cứu xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục sự cố, có báo cáo kịp thời với Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhà nước điều tra sự cố cầu Cần Thơ để sớm khởi động lại gói thầu số 2, đảm bảo mục tiêu hoàn thành dự án cầu Cần Thơ theo tiến độ, chất lượng yêu cầu. Trách nhiệm cụ thể của các đơn vị và cá nhân liên quan đến sự cố đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban nhà nước điều tra sự cố cầu Cần Thơ nghiên cứu, xem xét. Sau khi Ủy ban nhà nước có kết luận, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo, xử lý các đơn vị, cá nhân liên quan theo kết luận của Ủy ban nhà nước điều tra sự cố cầu Cần Thơ.

Bộ Giao thông Vận tải kính báo cáo các Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Bến Tre, Hà Tây, An Giang để báo cáo đến cử tri.

35/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: ‘Hiện nay theo Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, đường bộ cao tốc Bắc – Nam chỉ được quy hoạch từ Cầu Giẽ đến Bãi Vọt (thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch dự án đầu tư đường cao tốc cho Hà Tĩnh đến khu vực kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh).

Trả lời (tại công văn số 2012/BGTVT-KHĐT ngày 31/3/2008):

Vấn đề này Bộ Giao thông Vận tải đã trả lời kiến nghị của cử tri Hà Tĩnh tại văn bản số 7009/BGTVT-KHĐT ngày 02/11/2007, Nay xin được tiếp tục trả lời như sau:

Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam, trong đó có các đoạn tuyến đi qua khu vực Hà Tĩnh đã được Bộ Giao thông Vận tải lập và trình Thủ tướng Chính phủ tại từ trình số 7056/TTr-BGTVT ngày 05/11/2007. Để có cơ sở tham khảo, Bộ Giao thông Vận tải xin gửi tới quý đại biểu từ trình số 7056/TTr-BGTVT.

Bên cạnh đó, hiện nay Bộ Giao thông Vận tải lập quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2008. Việc nghiên cứu quy hoạch kết nối các khu kinh tế, cảng biển lớn (trong đó có khu kinh tế Vũng Áng) với tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam sẽ được xem xét cụ thể trong các nghiên cứu này.



36/ Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: ‘Vừa qua Chính phủ đầu tư xây dựng quốc lộ 61, 63, đường N1 Hà Giang trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, nhân dân rất vui mừng nhưng việc đầu tư kéo dài, quá lãng phí, có nhiều cây cầu bạc tỷ làm xong 2, 3 năm nhưng không có đường, không có mố cầu, có nhiều cầu trên quốc lộ 63 làm dở dang, sét rỉ, nhân dân đi lại khó khăn. Đề nghị Chính phủ cho thanh tra, kiểm tra xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng”.

Trả lời (tại công văn số 1756/BGTVT-CGĐ ngày 24/3/2008):

Những nội dung phản ánh của cử tri Kiên Giang nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải đã có các văn bản trả lời số 6987/BGTVT-CGĐ ngày 01/11/2007 và số 7615/BGTVT-CGĐ ngày 04/12/2007. Trong tháng 12/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã đi kiểm tra hiện trường và đã có biện pháp chỉ đạo quyết liệt nhằm đảm bảo tiến độ các dự án như đã cam kết tại văn bản số 6987/BGTVT-CGĐ ngày 01/11/2007. Để cập nhật tình hình triển khai cụ thể cho đến thời điểm này, Bộ Giao thông Vận tải xin tóm tắt trả lời với từng dự án cụ thể như sau:

1. Dự án quốc lộ 61 đoạn Km 78+00 – Km 96+300:

Dự án gồm 5 gói thầu, trong đó có 3 gói thầu về đường và 02 gói thầu về cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2004. Riêng đối với các đoạn đường đầu cầu của 6 cầu: Tà Niên, Xà Xiêm, Gò Đất, Capohe, Chưng bầu, cầu Km 80, do nền đường đắp cao trên nền đất yếu, theo yêu cầu kỹ thuật và quy định thiết kế cần phải chờ tắt lún mới tiến hành thảm bê tông nhựa. Tuy nhiên, để giải quyết đảm bảo lưu thông cho người và phương tiện qua lại, Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép láng nhựa trong giai đoạn chờ tắt lún, nên thời gian vừa qua có hiện tượng mặt đường bị phá hoại cục bộ, ảnh hưởng đến lưu thông. Vừa qua, căn cứ vào báo cáo đánh giá mức độ lún của nền đường, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các đơn vị hoàn thành nốt phần thảm bê tông nhựa. Hiện nay, tất cả đã yêu cầu các đơn vị hoàn thành nốt phần thảm bê tông nhựa xong, giao thông êm thuận.

2. Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 63 đoạn Km 0+00 – Km 72+079 thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang:

Do hạn chế về nguồn vốn nên dự án được đầu tư làm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: đã hoàn thành vào năm 2005 và đưa vào sử dụng 06 gói thầu phần đường với tổng chiều dài 65,7 km và 04 gói thầu phần cầu với 09 cầu. Khối lượng còn lại chưa thực hiện được của giai đoạn này gồm 06 cầu, trong đó có 02 cầu (Ngã năm và Ngã sáu) do giải phóng mặt bằng khó khăn; khối lượng dở dang của 04 cầu (Mương Chùa, Bốn Thước, Vĩnh Thái và Ấp Khâm) do nhà thầu gặp khó khăn về tài chính, đã không thể tiếp tục thi công và tự ngưng thi công. Tình trạng không thi công kéo dài các cây cầu này đã làm cho dư luận có ý kiến.

Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận cho chủ đầu tư xử lý hợp đồng và tổ chức đấu thầu lại và chuyển sang thực hiện giai đoạn 2 của dự án.

- Giai đoạn 2: bao gồm 11 cầu; 7,3 km đường, hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, vỉa hè, hệ thống chiếu sáng qua khu vực thị trấn Minh Lương – Tắc Cậu, Thứ Ba, Thứ Bảy và Vĩnh Thuận; 01 gói thầu gia cố bờ kênh (dài khỏng 6,5 km) và 06 cầu từ giai đoạn 1 chuyển sang.

Sau khi kiểm tra hiện trường và làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất yêu cầu tiến độ thi công hoàn thành công trình trước 30/8/2008 (thông báo số 564/TB-BGTVT ngày 31/12/2007). Tháng 02/2008, Bộ Giao thông Vận tải đã cử đoàn kiểm tra việc thực hiện ý kiến của Bộ trưởng đối với dự án, có mời các cơ quan tham gia gồm: Ban Dân nguyện (thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội), vụ Dân nguyện (Văn phòng Quốc hội) và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang. Căn cứ tình hình thực tế, dự kiến tiến độ như sau:

+ Các cầu sẽ cơ bản hoàn thành trong tháng 7/2008, riêng cầu số 2, Ngã Năm, Ngã Sáu do vẫn vướng mắc một số điểm giải phóng mặt bằng nên phấn đấu hoàn thành trước 30/8/2008.

+ Đối với gói thầu xây dựng bờ kè: hạng mục này mới bắt đầu khởi công nhưng phấn đấu cơ bản hoàn thành trước ngày 30/8/2008. Nếu có vướng mắc trong quá trình triển khai thì có thể chậm hơn khoảng 2÷3 tháng, nhưng không làm ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến.

3. Đối với dự án N1, đoạn qua địa phận tỉnh Kiên Giang:

Tuyến N1 đoạn qua địa phận tỉnh Kiên Giang gồm 40,4 km đường (trên tổng chiều dài 62,7 km từ Tịnh Biên – Hà Tiên) và 06 công trình cầu. Sau đợt kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vào tháng 12/2007, các đơn vị đã tập trung lực lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công. Đến nay, phần đường đã cơ bản hoàn thành 38/40,3 km và chỉ còn khoảng 2 km rải rác trên 3 vị trí hiện đang thi công, dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2008. Riêng đối với phần đường dẫn vào cầu của các cầu Mẹt Lung, Cống Cả và Tà Em, đến nay vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Bộ Giao thông Vận tải đang chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp tích cực với địa phương hoàn thành giải phóng mặt bằng trong tháng 3/2008 và cơ bản hoàn thành các khối lượng còn lại vào 30/6/2008 (trừ cầu Hà Giang đang thẩm định thiết kế kỹ thuật và gói thầu số 11 vừa đấu thầu).

Về những nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Kiên Giang đối với 3 dự án nêu trên và kết quả của sự chỉ đạo giải quyết kiến nghị của cử tri của Bộ Giao thông Vận tải đã được đại biểu Quốc hội Nguyễn Danh Út, là tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang (là người trực tiếp chất vấn Bộ trưởng), viết bài ghi nhận trên báo Người đại biểu nhân dân số 44 ra ngày 13/02/2008 và báo Kiên Giang số 2229 ra ngày 25/01/2008.

Bộ Giao thông Vận tải trân trọng ý kiến phản ánh của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang và xin cung cấp những thông tin nêu trên để có sự giải thích đến cử tri tỉnh Kiên Giang. Bộ Giao thông Vận tải đề nghị tiếp tục có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và Bộ Giao thông Vận tải trong các dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn của mình.

37/ Cử tri các tỉnh An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Hồ Chí Minh kiến nghị: “Dự án về an toàn giao thông đã có bước chuẩn bị khá lâu, nhưng tại sao các ngành chức năng lại không có kế hoạch quản lý việc sản xuất, lưu thông mũ bảo hiểm trên thị trường chặt chẽ, để hàng nhái, hàng giả tràn ngập thị trường. Đề nghị Chính phủ làm rõ vấn đề này”.

Trả lời (tại các công văn số 1699, 1700, 1701/BGTVT-VT ngày 21/3/2008):

Trong những năm qua, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất mũ bảo hiểm (hiện có gần 30 doanh nghiệp chính thức đăng ký sản xuất và đã sản xuất mũ bảo hiểm như: Công ty thiết bị an toàn giao thông Việt Nam sản xuất loại mũ mác PROTEC, Công ty trách nhiệm hữu hạn An Đông sản xuất loại mũ mác AZURA, Công ty AMORO Việt Nam sản xuất loại mũ mác AMORO...). Một số hãng nhập khẩu và lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy cũng đã đưa ra thị trường loại mũ mang tên nhãn hiệu của hãng như: HONDA, YAMAHA,... một số công ty bảo hiểm đã cung cấp mũ cùng với sản phẩm bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy như: PIJICO... sản phẩm của các doanh nghiệp chính thức đăng ký nhập khẩu, sản xuất mũ bảo hiểm được các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm kiểm tra theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756:2001.

Thực tế, việc người tiêu dùng tìm mua mũ đảm bảo chất lượng để sử dụng là không khó khăn. Tuy nhiên, gần đây thị trường mũ bảo hiểm có xuất hiện mũ không đảm bảo chất lượng, không rõ xuất xứ hàng hóa, tăng giá bán mũ cao hơn bình thường. Trước hiện tượng này, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan quản lý chất lượng hàng hóa ở một số địa phương đã chủ động kiểm tra các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm để phát hiện và xử lý kịp thời đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh loại mũ bảo hiểm kém chất lượng.

Nhằm tăng cường quản lý chất lượng mũ bảo hiểm, ngày 05/9/2007, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5008/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý chất lượng mũ bảo hiểm, theo đó Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải trong việc tăng cường quản lý chất lượng mũ bảo hiểm; Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm, công bố công khai các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng; Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra việc niêm yết và bán đúng giá niêm yết, không để xảy ra tình trạng tùy tiện nâng giá.



38/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: ‘Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho nâng cấp sân bay Tuy Hòa, tăng tần suất bay Tuy Hòa – thành phố Hồ Chí Minh lên 7 chuyến/tuần và mở đường bay Tuy Hòa – Đà Nẵng – Hà Nội 3 chuyến/tuần. Nghiên cứu hình thành cảng hàng không này thành cảng hàng không khu vực, phục vụ kinh tế nam Phú Yên – khu kinh tế Vân Phong. Từng bước đầu tư thành cảng hàng không quốc tế, đồng thời có cơ chế thu hút đầu tư nâng cấp sân bay này.

Đề nghị Hãng hàng không Pacific Airline khảo sát mở đường bay mới Tuy Hòa – thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân”.

Trả lời (tại công văn số 1775/BGTVT-KHĐT ngày 25/3/2008):

1. Về việc đầu tư nâng cấp sân bay Tuy Hòa, chuyển thành cảng hàng không quốc tế và cơ chế thu hút đầu tư:

Trong những năm qua, hạ tầng cơ sở cảng hàng không Tuy Hòa đã được chú trọng đầu tư cải tạo và nâng cấp phù hợp với quy hoạch phát triển mạng cảng hàng không sân bay toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo quy hoạch được duyệt, khu vực Miền Trung đã có 4 cảng hàng không quốc tế là Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh, Chu Lai, cảng hàng không Tuy Hòa được xác định là cảng hàng không nội địa có khả năng tiếp nhận được các loại máy bay A320/321, B737 và tương đương, nhà ga hành khách công suất phục vụ 200 hành khách/giờ cao điểm.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường hàng không khu vực tăng lên, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cân đối nguồn vốn đầu tư hạ tầng để tăng cường năng lực khai thác của cảng hàng không Tuy Hòa.

Bộ Giao thông Vận tải khuyến khích và sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào hạ tầng cảng hàng không Tuy Hòa. Đề nghị các nhà đầu tư làm việc trực tiếp với Cụm cảng hàng không miền Trung, Cục hàng không Việt Nam trên nguyên tắc tuân thủ các quy định về pháp luật của Nhà nước.

2. Về việc tăng tần suất đường bay thành phố Hồ Chí Minh – Tuy Hòa lên 07 chuyến/tuần và mở đường bay Tuy Hòa – Đà Nẵng – Hà Nội:

Cảng hàng không Tuy Hòa hiện chỉ có thể tiếp nhận được tàu bay ATR 72 với thời gian tiếp nhận từ 06 giờ đến 18 giờ. Đường bay thành phố Hồ Chí Minh – Tuy Hòa đang được Tổng công ty Hàng không Việt Nam khai thác với tần xuất 03 chuyến/tuần. Kết quả khai thác năm 2007 là 14.856 khách với hệ số sử dụng ghế là 75%.

Bộ Giao thông Vận tải rất ủng hộ và đã yêu cầu Tổng công ty hàng không Việt Nam nghiên cứu việc tăng tần xuất bay trên đường bay thành phố Hồ Chí Minh – Tuy Hòa. Tuy nhiên, với năng lực đội tàu bay hiện tại và kế hoạch tiếp nhận tàu bay giai đoạn đến năm 2010 của Tổng công ty hàng không Việt Nam, việc tăng tần suất đường bay lên 07 chuyến/tuần và mở mới đường bay Tuy Hòa – Đà Nẵng – Hà Nội trong giai đoạn tới đang rất khó khăn. Bộ Giao thông Vận tải ghi nhận ý kiến của cử tri để tiếp tục xử lý trong thời gian tới.

3. Về việc đề nghị Hãng hàng không Pacific airlines khai thác đường bay thành phố Hồ Chí Minh – Tuy Hòa:

Hàng hàng không Pacific airlines hiện đang khai thác đội tàu bay B 737-400 trên các trục bay Hà Nội – Đà nẵng – thành phố Hồ Chí Minh và một số đường bay trên các cảng hàng không địa phương như Phú Bài, Cam Ranh, Vinh, Cát Bi (các cảng hàng không có thể tiếp nhận loại máy bay B 737-400).

Bộ Giao thông Vận tải sẽ yêu cầu Pacific airlines nghiên cứu mở đường bay đến cảng hàng không Tuy Hòa sau khi các cảng hàng không này được nâng cấp phù hợp với loại tàu bay mà Pacific airlines khai thác.

39/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “hiện tại lượng hàng hóa giao thương giữa vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu trao đổi hàng hóa nông, thổ sản của Tây Nguyên xuất qua các Vũng Rô, cảng Quy Nhơn và cung cấp các mặt hàng thủy sản của vùng Nam Trung bộ cho Tây Nguyên ngày càng tăng. Theo đề nghị của tỉnh Phú Yên, năm 2005 Bộ Giao thông Vận tải đã giao cho Công ty TEDI South khảo sát trên các tỉnh miền Trung và xác định đưa vào quy hoạch hệ thống đường sắt của cả nước. Đây là tuyến đường sắt chạy dọc thung lũng sông Ba nối với Tây Nguyên là phù hợp nhất trong các phương án đã khảo sát, vì tuyến đường này được đánh giá là tuyến có độ dốc thấp nhất phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật cho đường sắt với chi phí thấp nhất trong các phương án đã khảo sát,. Tuy nhiên, hiện nay công việc triển khai cũng chỉ dừng lại ở bước nghiên cứu. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế to lớn giữa vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, cử tri kiến nghị sớm lập các bước thủ tục để đầu tư dự án này, góp phần phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo quốc phòng an ninh cho khu vực.”


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương