PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang5/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48

Trả lời ( tại công văn số 1502/BGTVT-KHĐt ngày 13/3/2008):

Tuyến đường sắt Tuy Hòa – Ban Mê Thuột đã được Bộ Giao thông Vận tải triển khai nghiên cứu ở bước lập quy hoạch (Quyết định số 825/QĐ-BGTVT ngày 30/5/2005 của Bộ Giao thông Vận tải) để có căn cứ xem xét, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành đường sắt đến năm 2020.

Tuyến có chiều dài 169 km, bắt đầu từ ga Phú Hiệp mới trên đường sắt thống nhất tuyến vượt qua quốc lộ 1A tại vị trí phía nam ngã ba quốc lộ 1A đoạn tuyến 645 (gần sân bay Đông Tác) tương ứng lý trình km 5 đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột. Từ km 5 tuyến đi song song với đoạn tuyến 645 (thuộc lưu vực hữu ngạn sông Ba) qua các địa phương: xã Hòa Thành, Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Phong, Hòa Phú (thuộc huyện Tây Hòa). Đến km 40 (lý trình đường sắt) sang địa phận huyện Sông Hinh cách cầu Sông Hinh thuộc đoạn tuyến 645 về phía hạ lưu khoảng 4 km.

Từ cầu Sông Hinh tuyến đi cách sông Ba điểm gần nhất khoảng 1,5 km qua địa phận các xã phía tây huyện Sông Hinh, sau đó tuyến rẽ trái đi dọc theo lưu vực sông Krông Hnăng, vượt sông Krông Hnăng (nhánh) tại km 80 để sang địa phận huyện Ea Kar (thuộc tỉnh Đăk Lăk). Điểm cuối tuyến là km 169+000 – ga Buôn Ma Thuột, đặt ở vị trí phía Tây Bắc thành phố Buôn Ma Thuột.

Tổng mức đầu tư của dự án (theo thời giá quí I/2007) là 5.816 tỷ đồng, theo nghiên cứu của tư vấn dự kiến tuyến đường sẽ được đầu tư ở giai đoạn sau năm 2020. Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có nội dung về đường sắt khu vực Tây Nguyên. Trên cơ sở Chiến lược và Quy hoạch phát triển đường sắt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai các bước tiếp theo quy định.

40/ Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương thi công tuyến quốc lộ 80 hoàn thành đúng theo kế hoạch mà Bộ trưởng đã hứa”.

Trả lời (tại công văn số 1528/BGTVT-CGĐ ngày 14/3/2008):

Về tiến độ thi công dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 80 đoạn Mỹ Thuận – Vàm Cống, Bộ Giao thông Vận tải đã có các văn bản trả lời số 4812/BGTVT-CGĐ ngày 01/8/2007, số 5632/BGTVT-CGĐ ngày 10/9/2007. Để kiểm tra tình hình thực hiện ý kiến Bộ trưởng giải quyết kiến nghị của cử tri, cuối tháng 02/2008 Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức kiểm tra hiện trường, có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội và vụ Dân nguyện thuộc Văn phòng Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Bộ Giao thông Vận tải xin trình bày tóm tắt như sau:

1.Về thực hiện giai đoạn 1 của dự án: gồm 06 gói thầu, đến ngày 30/4/2007 đã hoàn thành thảm bê tông nhựa 28,8 km và đã bàn giao gói thầu số 7 và 8 vào sử dụng đúng như cam kết của Bộ trưởng với Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp. Hiện chỉ còn tồn tại 3 hạng mục (đã được thông báo đến tỉnh Đồng Tháp bằng các văn bản trước đó) gồm:

- Cầu Cái Gia lớn: do phải xử lý kỹ thuật đường vào cầu (đắp gia tải và chờ lún với thời gian tính toán khoảng 19 tháng). Đến nay, các nội dung này đã hoàn thành, đang thi công móng hố cầu. Dự kiến thời gian hoàn thành 30/6/2008.

- Đoạn mở rộng thị trấn Cái Tàu (dài 1,05 km): đây là hạng mục bổ sung theo yêu cầu của địa phương, vì vậy cần có thời gian để giải quyết các thủ tục điều chỉnh thiết kế, bổ sung hợp đồng nên sẽ hoàn thành cùng với giai đoạn 2 của dự án. Nếu địa phương sớm bàn giao mặt bằng thì Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban quản lý các dự án giao thông 9 chỉ đạo các nhà thầu phấn đấu hoàn thành sớm hơn.

- Đoạn km 671 qua khu vực đất yếu, đã được láng nhựa tháng 7/2007 để lưu thông và theo dõi lún. Đến nay độ lún đã dần ổn định. Bộ Giao thông Vận tải đang giao cho Ban quản lý các dự án giao thông 9 chỉ đạo tư vấn đề xuất để tiến hành bù cao độ và thảm bê tông nhựa trong năm 2008.

2. Về giai đoạn 2 của dự án: gồm 07 gói thầu về cầu và đường, trong đó đã đấu thầu 5/7 gói thầu và đã triển khai thi công tháng 3/2007. Trong đợt kiểm tra hiện trường tháng 12/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Ban quản lý các dự án giao thông 9 chỉ đạo các đơn vị thi công hoàn thành dự án cuối tháng 12/2008 (trừ 02 gói thầu chưa triển khai). Nếu thực hiện theo tiến độ này thì dự án sẽ được hoàn thành sớm hơn 01 năm so với kế hoạch.

Để hoàn thành tiến độ nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải phải xem xét bổ sung giải pháp kỹ thuật cần thiết để rút ngắn thời gian thi công, đặc biệt là đối với các cầu trên tuyến chính, việc bổ sung giải pháp kỹ thuật sẽ phát sinh kinh phí. Trong buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải vào ngày 27/02/2008, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng tỉnh Đồng Tháp đã cam kết sẽ bàn giao mặt bằng trong tháng 3/2008 để triển khai thi công được ngay. Khi đó việc bổ sung giải pháp kỹ thuật và kinh phí cho dự án mới đạt được hiệu quả đề ra.

Nhân đây, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện bàn giao mặt bằng đúng cam kết (tháng 3/2008). Đề nghị Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp phối hợp và giám sát tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công và công tác đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên tuyến, nhằm đạt được mục tiêu tiến độ đề ra.

Bộ Giao thông Vận tải trân trọng ý kiến phản ánh của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, mong được sự ủng hộ của đông đảo cử tri tỉnh Đồng Tháp cũng như các địa phương có dự án đi qua, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng. Thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, đề nghị tiếp tục có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giao thông Vận tải để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, nhằm sớm hoàn thành dự án đưa vào khai thác có hiệu quả.



41/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: “Quốc lộ 1A từ thành phố Cà Mau đi Năm Căn cử tri phản ánh có niều đoạn chưa thi công, nhất là đoạn hai bên đầu các cây cầu từ Đầm Cung đến Năm Căn, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa và giao thông đi lại của người dân. Cử tri kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn tất các công đoạn còn lại trên quốc lộ 1A vừa nêu. Đồng thời cử tri đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xúc tiến nâng cấp quốc lộ 63 đoạn Cà Mau đi Kiên Giang hiện đang xuống cấp cùng với việc cắm mốc nới rộng mặt đường tuyến quốc lộ này đúng quy định nhằm tránh lấn chiếm, gây cản trở giao thông, sinh hoạt đi lại của bà con”.

Trả lời (tại công văn số 1211/BGTVT-KHĐT ngày 03/3/2008 và số 1529/BGTVT-CGĐ ngày 14/3/2008):

1. Về dự án quốc lộ 1A từ thành phố Cà Mau đi Năm Căn: Đoạn tuyến quốc lộ 1A từ Cà Mau – Năm Căn nằm trong gói thầu MD3 thuộc dự án WB3 đã thi công xong và bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 7/2007. Riêng 06 cầu trên tuyến được đưa vào hạng mục bổ sung, bắt đầu thực hiện từ bước lập dự án, nên phải có thời gian lập các thủ tục theo quy định. Cho đến nay đã hoàn thành việc tổ chức đấu thầu, đang chờ ý kiến thỏa thuận của WB để tiếp tục bước triển khai thi công.

Theo kết luận của đoàn công tác Bộ Giao thông Vận tải cùng với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, hiện nay trên tuyến còn vướng 72 hộ dân chưa giải tỏa. Ủy ban nhân dân tỉnh cam kết sẽ bàn giao mặt bằng trong tháng 4/2008, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cho khởi công ngay sau khi được bàn giao mặt bằng. Theo quy định của Ngân hàng thế giới (WB) thì thời gian thực hiện dự án là 18 tháng, tuy nhiên trong quá trình thi công chủ đầu tư sẽ thảo luận với nhà thầu để thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm rút ngắn thời gian thi công. Đối với các cầu hiện hữu được dùng để đảm bảo giao thông, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Ban quản lý dự án 1 và các đơn vị liên quan có các biện pháp để đảm bảo an toàn và giao thông thuận lợi trong quá trình thi công.

2. Về việc xúc tiến đầu tư quốc lộ 63 đoạn từ Cà Mau đi Kiên Giang:

Đoạn quốc lộ 63 nằm trên địa phận tỉnh Cà Mau có chiều dài hơn 40 km với mặt cắt ngang hiện tại nhỏ (Bn=5,5 m; Bm=3,5 m) và một số cầu yếu chưa được xây dựng thay thế không phù hợp với quy mô chung của tuyến đường đã được nâng cấp. Hiện tại Bộ Giao thông Vận tải đã nhận được văn bản đề xuất của Ủy ban nhân dân hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang về việc nâng cấp mở rộng khoảng 85 km còn lại trên quốc lộ 63 thuộc địa bàn hai tỉnh. Bộ Giao thông Vận tải đang xem xét nguồn vốn để bố trí cho dự án và có thể sẽ cho tiến hành ngay việc lập dự án đầu tư xây dựng nhằm rút ngắn quá trình chuẩn bị đầu tư.

42/ Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: ‘Dự án nâng cấp quốc lộ 1A thi công một số cầu quá chậm, kéo dài thời gian gây khó khăn cho lưu thông, lãng phí và chất lượng kém. Dự án tuyến đường Nam Sông Hậu đoạn đi ngang qua tỉnh Bạc Liêu thi công chậm và gây ngập úng cục bộ tại một số cụm dân cư làm ô nhiễm môi trường và nhiều tai nạn giao thông. Đề nghị khắc phục tình trạng trên và đẩy nhanh tiến độ thi công”.

Trả lời (tại công văn số 1530/BGTVT-CGĐ ngày 14/3/2008):

1. Về việc thi công một số cầu thuộc dự án nâng cấp quốc lộ 1A thi công chậm:



a/ Dự án quốc lộ 1A đoạn Cà Mau – Năm Căn (dự án WB3):

Hiện nay các cầu, đường thuộc dự án cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn lại một số cầu gồm: Vĩnh Mỹ B, Sư Son, Chiệt Niêu do tác động của giao thông đường thủy, thay đổi điều kiện tự nhiên, chế độ thủy văn gây sạt lở bờ sông. Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo tổ chức kiểm tra hiện trường, đánh giá nguyên nhân, báo cáo nhà tài trợ (WB). Hiện nay, các thủ tục đối với WB đã xong, đang trong quá trình đấu thầu.



b/ Dự án quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ – Cà Mau (dự án vốn JBIC):

Dự án gồm 16 cầu, chia làm 02 gói thầu:

- Gói thầu 2A gồm 9 cầu, khởi công ngày 15/3/2007

- Gói thầu 2B gồm 7 cầu, sẽ được khởi công vào tháng 3/2008. Nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu do vướng giải phóng mặt bằng, địa phương bàn giao mặt bằng thi công không đáp ứng yêu cầu thi công, mặc dù Bộ Giao thông Vận tải và địa phương đã có cam kết giải quyết, cụ thể:

- Thành phố Cần Thơ: gồm 2 cầu, trong đó cầu Cái Răng vướng giải phóng mặt bằng, theo cam kết của tỉnh sẽ di dời 23 hộ dân tại cầu Cái Răng để thi công hai trị P5 và P6 và bàn giao mặt bằng trong tháng 10/2007, các hộ dân còn lại xong trong năm 2007, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

- Tỉnh Hậu Giang: gồm 01 cầu (cầu Nàng Mao), vẫn còn vướng giải phóng mặt bằng phía bờ Cần Thơ và Cà Mau, địa phương đang tiếp tục giải quyết.

- Tỉnh Sóc Trăng: gồm 3 cầu (Kinh Xáng, Nhu Gia, Phú Lộc), theo cam kết của tỉnh sẽ giải phóng mặt bằng của cả ba cầu xong trong tháng 10/2007.

- Tỉnh Bạc Liêu: gồm 3 cầu (Giá Rai, Nọc Nạng, Hộ Phòng), theo cam kết cảu tỉnh mặt bằng 3 cầu trên sẽ được bàn giao trong tháng 10/2007, đến nay vẫn còn vướng ít hộ dân vào vị trí cầu tạm như cầu Giá Rai và cầu Nọc Nạng, địa phương đang hỗ trợ để đảm bảo thi công cầu tạm trong tuiần này, cầu Hộ Phòng vướng giải phóng mặt bằng chủ yếu ở nút giao đầu tuyến và đặc biệt là vị trí đường điện cao áp, do đó không thể thi công cầu chính thức được.

2. Về dự án tuyến đường Nam Sông Hậu đoạn đi qua tỉnh Bạc Liêu:

Đoạn đi qua tỉnh Bạc Liêu gồm 3 gói thầu:

- Gói số 1 và 2 (cầu và đường vào cầu Bạc Liêu 2): được khởi công vào tháng 4/2005. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thi công, do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên tiến độ thực hiện dự án phải kéo dài. Bộ Giao thông Vận tải đã gia hạn thời gian hoàn thành đến 30/4/2008, hiện tại đã thi công xong cơ bản phần cầu và nền đường vào cầu phía bờ Bắc, riêng phần đường và cầu phí bờ Nam vẫn còn 13 hộ dân chưa giải tỏa nên không thi công được.

- Gói thầu số 22 (đoạn Km 134+580 – Km 147+286.36): được khởi công vào tháng 7/2006 và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 9/2008. Trong quá trình thi công do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên địa phương chỉ bàn giao mặt bằng theo tình trạng “xôi đỗ”, vì vậy đơn vị thi công chỉ triển khai được từng đoạn ngắn, dẫn đến tình trạng bị đọng nước trong mùa mưa. Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn phường 1 và 7 thị xã Bạc Liêu và tỉnh lộ 38 vẫn còn 83 hộ chưa giải tỏa nên tiến độ thi công phụ thuộc rất nhiều vào thời gian bàn giao mặt bằng. Hội đồng đền bù địa phương đã có kế hoạch lập thủ tục cưỡng chế chậm nhất 15/4/2008.

Để đẩy nhanh tiến độ của dự án, Bộ Giao thông Vận tải đã chủ động làm việc và phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương giải quyết, xử lý và tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại bao gồm cả những khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng, đồng thời thường xuyên kiểm tra hiện trường, chỉ đạo đôn đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và các đơn vị liên quan khác phối hợp và tích cực thi công phù hợp với tiến độ giải phóng mặt bằng của địa phương.

Cho đến nay Bộ Giao thông Vận tải đã giải quyết cơ bản các nguyên nhân, tồn tại liên quan đến các vấn đề kỹ thuật, vốn đầu tư của chủ dự án. Riêng vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, Bộ vẫn đang chỉ đạo Ban quản lý dự án các dự án giao thông 9 tích cực phối hợp, nhưng quyết định vẫn là sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các vướng mắc để sớm bàn giao mặt bằng đảm bảo hoàn thành sự án theo tiến độ đề ra.



43/ Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: “Việc làm đường Xuyên Á và quốc lộ 22 B có một số đoạn đi qua khu dân cư, thị trấn nhưng không đặt hệ thống cống thoát nước. Vào mùa mưa nước chảy tràn qua đường và gây ngập, ô nhiễm cho các hộ dân này. Việc đặt dãy phân cách trên tuyến quốc lộ 22B chưa phù hợp, nhất là tại các trường học, khoảng cách từ trường học đến hai điểm quay đầu khá xa (hơn 400 m). Đề nghị Bộ xem xét lại”.

Trả lời (tại công văn số 1533/BGTVT-CGĐ ngày 14/3/2008):

1. Về hệ thống thoát nước qua các khu dân cư tại dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 22 B đoạn từ thị trấn Gò Dầu đến cửa khẩu Xa Mat tỉnh Tây Ninh:

Tiếp thu ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, thời gian qua Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo sát sao nên toàn bộ mặt đường bê tông nhựa của dự án đã được hoàn thành trước tết Mậu Tý 2008 đảm bảo an toàn giao thông và thuận tiện cho nhân dân đi lại, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã có văn bản biểu dương các đơn vị thực hiện dự án (văn bản số 236/UBND-THNC ngày 01/02/2008).

Theo thiết kế được duyệt, trên tuyến có bố trí đủ hệ thống thoát nước phù hợp với địa hình khu vực. Tuy nhiên, do tuyến nằm trong khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh, mặt độ dân cư hai bên đường tăng cao so với giai đoạn thiết kế nên ngay trong và sau khi tuyến đường được xây dựng, nhân dân đã san lấp mặt bằng hai bên đường, xây dựng nhà cửa làm thay đổi địa hình, địa mạo khu vực ảnh hưởng xấu đến việc thoát nước, gây tình trạng ngập úng, nước chảy tràn qua đường vào mùa mưa. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban quản lý các dự án giao thông 9 kết hợp với địa phương và các đơn vị liên quan khảo sát hiện trường và lập hồ sơ tiết kế bổ sung. Ngày 17/7/2007, Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định số 2216/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật điều chỉnh, bổ sung và giao cho Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông, Công ty cổ phần công trình giao thông Tây Ninh thực hiện. Đến thời điểm hiện nay đã thực hiện được khoảng 60% klhối lượng, dự kiến hoàn thành vào cuối quý I, đầu quý II/2008.

2. Về việc lắp đặt dải phân cách giữa trên tuyến quốc lộ 22 B đoạn từ thị trấn Gò Dầu đến cửa khẩu Xa Mat, tỉnh Tây Ninh:

Việc lắp đặt dải phân cách giữa để đảm bảo an toàn giao thông, ngăn chặn các vụ đụng xe đối đầu trên hai chiều ngược nhau là cần thiết và đã được sự đồng tình của các tỉnh, thành phố có tuyến đường đi qua. Trước khi lắp đặt dải phân cách, Ban quản lý các dự án giao thông 9 đã mời các đơn vị liên quan (Sở Giao thông Vận tải Tây Ninh, Ban an toàn giao thông Tây Ninh, Ủy ban nhân dân huyện Gò Dầu, Ủy ban nhân dân huyện Hòa Thành, Khu quản lý đường bộ VII, tư vấn kỹ thuật và nhà thầu) đi kiểm tra hiện trường và thống nhất các vị trí mở dải phân cách (Biên bản hiện trường ngày 19/6/2007). Khoảng cách giữa các vị trí mở dải phân cách giữa đã tuân thủ theo quy định hiện hành và những nội dung đã được thống nhất. Tại các trường học đều được mở dải phân cách, chỉ riêng tại trường tiểu học Bạch Đằng (Km 28+200) không mở dải phân cách vì đã có hai điểm mở dải phân cách tại các vị trí liền kề: Km 28+000 (đường vào cảng Bến Kéo) và tại Km 28+400 (trường phổ thông cơ sở Ngô Quyền).



44/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt quy chế hoạt động của khu thương mại tự do Chu Lai, đầu tư phát triển sân bay Chu Lai, cho phép các dự án du lịch cao cấp ven biển khu du lịch Tân Hiệp thị xã Hội An được triển khai theo cơ chế khu kinh tế mở Chu Lai”.

Trả lời (tại công văn số 1182/BGTVT-KHĐT ngày 29/02/2008):

Cảng hàng không Chu Lai đã được xác định là cảng hàng không quốc tế và là trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Bộ Giao thông Vận tải cũng đã lập xong đề án quy hoạch cảng hàng không Chu Lai và hiện đang tiến hành thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhu cầu về nguồn vốn đầu tư hạ tầng tại cảng hàng không Chu Lai theo quy hoạch là rất lớn, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét, cân đối nhằm tăng cường năng lực khai thác của cảng và đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không.

Vừa qua Bộ Giao thông Vận tải đã tiếp nhiều nhà đầu tư nước ngoài để kêu gọi và xúc tiến đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngành hàng không nhưng đối với cảng hàng không Chu Lai chưa có đề xuất nào cụ thể. Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục phối hợp với Tỉnh trong quá trình kêu gọi các nhà đầu tư vào cảng hàng không Chu Lai.



45/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: ‘Hiện tại trên địa bàn tỉnh Phú Yên có Đèo Cả là một trong những đềo rất nguy hiểm, hàng năm thường xảy ra tai nạn giao thông và sạt lở núi. Trên cơ sở đề nghị của Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ, ngày 10/9/2007 hai tỉnh Phú Yên và Khánh hòa đã có tờ trình số 5828/TTr-LT-PY-KH trình Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương về việc đề nghị cho phép Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ làm chủ đầu tư xây dựng dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả theo hình thức BOT. Đến nay, đã có ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (tại văn bản số 5580/VPCP-CN ngày 03/10/2007 của Văn phòng Chính phủ); ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tại văn bản số 7208/BKH-KCHT&ĐT ngày 03/10/2007); ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải (tại văn bản số5746/BGTVT-KHĐT ngày 13/9/2007) về việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả hình thức BOT. Cử tri đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành trung ương tạo điều kiện thuận lợi để Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ triển khai lập dự án đầu tư”.

Trả lời (tại công văn số 1237/BGTVT-KHĐT ngày 04/3/2008):

Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ việc nhà đầu tư Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ đầu tư xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả theo hình thức BOT. Theo quy định hiện hành, Bộ Giao thông Vận tải đã giao cho Cục Đường bộ Việt Nam lập đề xuất dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả và đang xem xét hồ sơ báo cáo đề xuất dự án của Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ để làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc lựa chọn nhà đầu tư triển khai lập dự án đầu tư.



46/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: “Đề nghị triển khai sớm việc xây dựng đường cao tốc Huế - Cam Lộ (Quảng Trị) trước năm 2010 phục vụ cho việc phát triển hành lang kinh tế Đông tây. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm bổ sung nguồn vốn dự án đường quốc phòng 74 (Nam Đông – A Lưới) và các đường nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A; bố trí vốn đầu tư hệ thống cầu và đường ngang ven biển phá Tam Giang, ưu tiên đầu tư đường và cầu Ca Cút qua phá Tam Giang nối từ Hải Dương qua Thảo Long để thông tuyến quốc lộ 49B”.

Trả lời (tại công văn số 1234/BGTVT-KHĐT ngày 04/3/2008):

- Việc xây dựng đường cao tốc Huế - Cam Lộ: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 phê duyệt quy hoạch đường Hồ Chí Minh, trong đó đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) – La Sơn (Thừa Thiên Huế) đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc sau năm 2010. Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn để có thể triển khai sớm nhưng chưa được giải quyết.

- Các đường ngang nối quốc lộ1A với đường Hồ Chí Minh đang được Bộ Giao thông Vận tải lập quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2008. Khi quy hoạch được phê duyệt mới có cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

- Đường quốc phòng 74 đoạn Nam Đông – A Lưới do địa phương và Bộ Quốc phòng quản lý và đầu tư, đề nghị tỉnh làm việc với Bộ Quốc phòng và Bộ kế hoạch và Đầu tư để được xem xét.

- Dự án cầu Ca Cút: Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 3306/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2007 về việc phê duyệt đầu tư xây dựng cầu Ca Cút và đường vào cầu quốc lộ 49B. Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ứng trước kế hoạch năm 2009 và các đơn vị đang triển khai các bước chuẩn bị để triển khai thực hiện bố trí được vốn.

47/ Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: “Ngày 14/9/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó có xác định xây dựng tuyến quốc lộ ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh. Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải triển khai ngay các bước xây dựng tuyến đường này”.

Trả lời (tại công văn số 1231/BGTVT-KHĐT ngày 04/3/2008):

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã lập quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển, trong đó có đoạn Thanh Hóa – Quảng Ninh và phấn đấu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào quý II/2008. Sau khi quy hoạch được phê duyệt sẽ triển khai thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.



48/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Quảng Ninh là một trong những tỉnh có tiềm năng kinh tế rất lớn, có đường biển kéo dài, có cảng nước sâu Cái Lân, có khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn... nhưng giao thông, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được sự phát triển của tỉnh. Tuyến đường quốc lộ 18 và tuyến đường từ Hạ Long ra Móng Cái quá nhỏ, nhiều cua rất nguy hiểm, mật độ các phương tiện giao thông tham gia đông, các xe vận tải container đi lại rất khó khăn, không đáp ứng đ\ợc năng lực vận tải. Cử tri tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đề nghị Chính phủ cần quan tâm, tạo điều kiện cho tỉnh Quảng Ninh sớm xây dựng đường cao tốc Móng Cái – Nội Bài để thông thương hàng hóa, khai thác cửa khẩu quốc tế và xây dựng một sân bay trên địa bàn tỉnh phục vụ cho khách du lịch đến tham quan vịnh Hạ Long”.

Trả lời (tại công văn số 1232/BGTVT-KHĐT ngày 04/3/2008):

- Đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái là một trong những tuyến đường được Chính phủ cũng như Bộ Giao thông Vận tải quan tâm thực hiện trong “chương trình hai hành lang một vành đai kinh tế” và đã giao tư vấn nghiên cứu thành 2 dự án:

+ Dự án đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long: đã phê duyệt dự án đầu tư nhưng chưa có nguồn vốn để thực hiện. Hiện nay đang giao cho công ty GITEX của Trung Quốc nghiên cứu lập đề án đầu tư theo hình thức BOT. Nếu đề xuất dự án có tỉnh khả thi sẽ triển khai các bước tiếp theo.

+ Dự án đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái: hiện nay tư vấn đã hoàn thành báo cáo đầu kỳ của báo cáo đầu tư. Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 443/QĐ-BGTVT ngày 25/02/2008 về việc lập dự án đầu tư để vay vốn ADB thực hiện dự án.

- Xây dựng sân bay Quảng Ninh: theo quy hoạch phát triển ngành hàng không đến năm 2020, sẽ đưa sân bay Quảng Ninh vào sử dụng với hạ tầng đáp ứng khai thác loại máy bay A320 và công suất nhà ga 50000 hành khách/giờ cao điểm. Hiện nay Cụm cảng hàng không Miền Bắc đang triển khai công tác khảo sát vị trí sân bay dự kiến tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh và xin ý kiến các cơ quan liên quan để lựa chọn vị trí chính thức của cảng hàng không. Sau khi có quyết định về vị trí sẽ tiến hành công tác lập quy hoạch làm cơ sở triển khai các bước tiếp thep

48/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: ‘Dự án đường Trà My – Tắc Pỏ đã hoàn thành với tổng mức đầu tư 97 tỷ đồng, ngân sách trung ương đã chi 61 tỷ đồng và còn nợ 35 tỷ. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải quan tâm bố trí vốn trả nợ cho đơn vị thi công. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho lập dự án xây dựng dường ven biển Nam – Bắc Cửa Đại, Hội An (Quảng Nam). Đây là tuyến đường ven biển nối liến Đà nẵng – Hội An – Khu kinh tế mở Chu Lai – Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) có tầm nhìn phát triển kinh tế biến, đồng thời tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh ven biển miền Trung, tổng chiều dài trên 60 km. Hiện nay hai đầu Đà Nẵng và Quỉang Ngãi đã triển khai xây dựng, chỉ còn lại Quảng Nam chưa khớp nối tuyến đường giao thông quan trọng này”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương