PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang48/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

Trả lời (Tại Công văn số 689/BKHCN-VP ngày 28/03/ 2008):

Trước hết, Bộ Khoa học và Công nghệ xin bày tỏ sự đồng tình và chia sẻ quan điểm của các cử tri tỉnh Tây Ninh về việc cần tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió nhằm đa dạng hoá các nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Việc phát triển các nguồn năng tượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời và năng lượng gió là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây được coi là nguồn năng lượng sạch, thân thiện môi trường, giúp giải quyết vấn đề an ninh năng lượng khi các nguồn năng lượng truyền thống (than, dầu mỏ, khí đốt) đang ngày càng cạn kiệt.

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Nhận thức rõ điều này, trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007), Chính phủ đã xác định ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và đề ra mục tiêu phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 30% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010, 5% vào năm 2020 và 11% vào năm 2050.

Trong những năm qua, việc khai thác các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió ở nước ta bước đầu đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước:

Về sử dụng năng lượng mặt trời, tính đến cuối năm 2007, đã có khoảng 2.000 trạm điện dùng năng lượng mặt trời (pin mặt trời) được lắp đặt trong toàn quốc. Tổng công suất lắp đặt đạt trên 1.500kwp, trong đó phục vụ cho sinh hoạt hộ gia đình, trung tâm văn hoá, trạm y tế, trường học chiếm 35%. (Đặc biệt, có 3 trạm điện mặt trời nối lưới tại Hà Nội (Trung tâm Hội nghị Quốc gia - 154.000WP, Toà nhà Bộ Công Thương - 2.700Wp và Trụ sở Viện Năng lượng – 1.100WP) và trên 100 trạm quan trắc để theo dõi dữ liệu về năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, do giá thành còn cao nên điện mặt trời chưa được sử dụng rộng rãi.

Về sử dụng năng lượng gió, cho tới nay, Việt Nam đã vận hành một cột gió phát điện công suất 850 KW ở Bạch Long Vĩ. Rải rác ở một số địa phương đã được lắp đặt các tuốc-bin gió công suất 30KW (tại Hải Hậu, Nam Định), 20KW (tại Tam Kỳ, Quảng Nam), 2KW (tại Đắc Hà, Kon Tum). Bên cạnh đó, đã triển khai các dự án xây dựng 20 cột gió với tổng công suất 15 MW tại bán đảo Phương Mai (Quy Nhơn), Phù Cát (Bình định) và các trang trại gió quy mô lớn công suất 20 MW tại Khánh Hoà. Ngoài ra, đã lắp đặt trên 800 cột gió phát điện ở hơn 40 tỉnh/thành, tuy nhiên, đa số các cột gió này đều có công suất thấp, chỉ sử dụng cho hộ gia đình và ít thành công do không được bảo dưỡng.

Do nhiều nguyên nhân, việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió ở nước ta vẫn chưa xứng với tiềm năng. Có thể kể tới một số nguyên nhân cơ bản sau:

Giá thành phát điện sử dụng năng lượng mặt trời và gió (ở tất cả các nước trên thế giới) còn đang cao so với sử dụng năng lượng truyền thống. Ở Việt Nam hiện nay, giá thành phát điện từ các trạm điện sử dụng năng lượng mặt trời và gió thường cao hơn ít nhất ba lần so với giá điện từ lưới điện quốc gia. Như vậy, việc mong muốn có các nguồn điện giá rẻ để phục vụ đời sống nhân dân chưa thể là hiện thực.

- Ánh nắng mặt trời và gió là những quá trình thời tiết, thay đổi bất thường và không ổn định khiến cho nguồn điện do chúng tạo ra cũng không ổn định, gây nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt nếu trực tiếp nối các nguồn này với các hộ tiêu dùng. Giá thành chỉ rẻ và người dùng chỉ thấy thuận lợi khi các nguồn điện này được đưa vào mạng phân phối quốc gia. Việc hoà mạng từ các trạm điện nhỏ lẻ xa cách các trung tâm lớn, các đường dây tải điện lớn đòi hỏi những khoản đầu tư ban đầu rất lớn và sẽ dẫn đến giá thành của một đơn vị điện năng cao hơn nhiều so với các nguồn điện truyền thống.

Ngành công nghiệp Việt Nam (các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế) chưa sản xuất được các tấm bán dẫn pin mặt trời có công suất lớn và hiệu suất chuyển dạng năng lượng cao, còn các nhà đầu tư nước ngoài chưa thấy đây là một lĩnh vực đầu tư sinh tồn nên chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này mặc dù thời lượng nắng và gió ở Việt Nam là cao. Bên cạnh đó, các trang thiết bị và phụ kiện khác của trạm điện sử dụng năng lượng mặt trời và gió tuy đã thiết kế được, nhưng chất lượng thấp, gây nhiều khó khăn cho người sử dụng.

- Thiếu các số liệu chính xác trong điều tra, khảo sát, đánh giá, phân vùng nguồn tiềm năng năng lượng mặt trời và gió; thiếu các nghiên cứu đề xuất và lựa chọn công nghệ kỹ thuật phù hợp để đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội.

- Chưa huy động được tối đa các nguồn lực tham gia phát triển và sử dụng nguồn năng lượng mặt trời và gió ở Việt Nam.

Để tháo gỡ các khó khăn nói trên, trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan triển khai các giải pháp phù hợp và có hiệu quả về phát triển nguồn năng lượng mặt trời và gió, để không chỉ phục vụ tốt hơn đời sống của nhân dân các vùng sâu, vùng xa mà còn góp phần đạt mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.



BỘ NGOẠI GIAO
Tại công văn số 316/BNG-LS ngày 01/02/2008 của Bộ Ngoại giao trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum với nội dung: “Đề nghị giải quyết dứt điểm việc nhập quốc tịch Việt Nam cho 819 người Lào đang cư trú tại huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei thuộc tỉnh Kon Tum”.

Bộ Ngoại giao xin báo cáo như sau:

- Vấn đề người Lào di cư sang Việt Nam sinh sống tại các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào là thực trạng đã tồn tại từ nhiều năm nay, đặc biệt là tỉnh Kon Tum. Nguyện vọng của số người này là được nhập quốc tịch Việt Nam nhằm ổn định cuộc sống. Chủ trương của Nhà nước ta nói chung và Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum nói riêng là tạo điều kiện cho những người này được nhập quốc tịch Việt Nam nhằm ổn định cuộc sống, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của họ khi sinh sống tại Việt Nam.

- Theo khoản 3 Điều 20 Luật Quốc tịch năm 1998 thì trường hợp người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam phải làm thủ tục xin thôi quốc tịch của nước mà họ là công dân. Như vậy, những người Lào di cư sẽ phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của Lào để xin thôi quốc tịch Lào, trước khi được Chủ tịch nước cho phép nhập quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, đây là các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí thấp, điều kiện khó khăn nên họ không có điều kiện tự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của phía Lào để làm thủ tục xin thôi quốc tịch. Về vấn đề này, Bộ Tư pháp đã có công hàm số 96/BTP-HCTP ngày 17/11/2006 gửi Đại sứ quán nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam đề nghị tạo điều kiện cho những người này được thôi quốc tịch Lào, nhưng đến nay chưa nhận được trả lời của phía Lào.

- Để tháo gỡ vấn đề này, Bộ Tư pháp đã chủ trì cuộc họp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh (ngày 14/8/2007) để bàn về một số giải pháp liên quan đến vấn đề quốc tịch, trong đó có giải pháp cho số người Lào nói trên. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Về phương án giải quyết: Bộ Tư pháp dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết cho số người Lào hiện đang cư trú tại tỉnh Kon Tum như sau: Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục gửi Đại sứ quán Lào tại Việt Nam danh sách 820 người xin thôi quốc tịch Lào, Đề nghị Bạn xem xét giải quyết. Nếu phía Bạn trả lời đồng ý về việc cho thôi quốc tịch Lào thì Bộ Tư pháp làm thủ tục trình Chủ tịch nước cho phép số người này nhập quốc tịch Việt Nam. Trường hợp phía Lào có văn bản khẳng định số người này không phải công dân Lào hoặc nếu trong thời gian nhất định (3 tháng) phía Lào không trả lời bằng văn bản, Bộ Tư pháp sẽ xem xét cho những đối tượng này làm các thủ tục cần thiết để nhập quốc tịch Việt Nam theo diện người không quốc tịch.

PHẦN II

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

TRẢ LỜI Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI

GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ HAI – QUỐC HỘI KHOÁ XII

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
1/ Cử tri tỉnh An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, các thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng kiến nghị: “Cử tri không đồng tình với việc xét xử của ngành Toà án đối với vụ án vi phạm quản lý đất đai ở Đồ Sơn, Hải Phòng và vụ PMU18 ; cử tri cho rằng việc xét xử Bùi Tiến Dũng 13 năm tù về các tội “đánh bạc” và “đưa hối lộ” là quá nhẹ, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, cử tri đề nghị làm rõ để tránh bỏ lọt tội phạm và đề nghị làm rõ khối tài sản và hành vi tham ô tài sản của Bùi Tiến Dũng”.

Trả lời (Tại Công văn số 77/CV-TANDTC-TK ngày 24 tháng 03 năm 2008):

1- Đối với vụ án Bùi Tiến Dũng:

Ngày 14/11/2007, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã xử phạt Bùi Tiến Dũng 06 năm tù về tội “đánh bạc”, 07 năm tù về tội “đưa hối lộ”, tổng hợp hình phạt buộc Bùi Tiến Dũng phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 13 năm tù là có căn cứ, đúng pháp luật.

Đối với một số hành vi như: thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô tài sản và một số hành vi khác... Cơ quan Cảnh sát điều tra tách ra để điều tra, truy tố vụ án khác, Toà án nhân dân tối cao đã yêu cầu các Toà án có thẩm quyền khi nào Viện kiểm sát nhân dân ra cáo trạng, chuyển hồ sơ sang Toà án thì phải nhanh chóng đưa vụ án ra xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

2- Đối với vụ án Vũ Đức Vận và các đồng phạm (Vụ án vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý đất đai ở Đồ Sơn, Hải Phòng):

Đối với vụ án này, sau khi Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội xử huỷ bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng để điều tra, truy tố và xét xử lại thì ngày 25/6/2007 Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng đã xét xử sơ thẩm lại và ngày 21/9/2007 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã xét xử phúc thẩm lại vụ án và giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm đối với các bị cáo. Kết quả xét xử vụ án lần này được dư luận đồng tình, ủng hộ.

Sau khi xét xử phúc thẩm, có bốn bị cáo có đơn đề nghị giám đốc thẩm với nội dung: mức hình phạt mà Toà án các cấp đã tuyên đối với các bị caó là quá nặng và có một bị cáo khiếu nại bị xét xử oan. Toà án nhân dân tối cao đã xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm và đã trả lời cho các bị cáo với nội dung Toà án các cấp đã xét xử các bị cáo đúng pháp luật, không oan.

Việc xem xét trách nhiệm của những người đã ra bản án sơ thẩm trái pháp luật đang được ngành Toà án tiến hành khẩn trương, theo đúng quy định của pháp luật.



2/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Chánh án Toà án nhân dân tối cao xem xét, giải quyết vụ án Nguyễn Diệp Hồng Thái và các đồng phạm bị truy tố, xét xử về tội hiếp dâm và tội “cướp tài sản”; vụ án dân sự tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất... giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Phú với bị đơn là ông Lương Trung Thoại và bà Nguyễn Thi Hương”.

Trả lời (Tại Công văn số 76/CV-TANDTC-TK ngày 24 tháng 03 năm 2008):

1- Về vụ án Nguyễn Điệp Hồng Thái cùng các đồng phạm khác bị truy tố, xét xử về tội “hiếp dâm” và tội “cướp tài sản” ở tỉnh Phú Yên:

- Bị cáo Nguyễn Diệp Hồng Thái và các đồng phạm khác bị Viên kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên truy tố về tội “hiếp dâm” và tội “cướp tài sản”.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 61/2006/HSST ngày 29/9/2006 Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên xử phạt:

+ Nguyễn Diệp Hồng Thái 09 năm tù về tội “hiếp dâm”, 05 năm tù về tội “cướp tài sản”; tổng hợp hình phạt buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung của hai tội là 14 năm tù;

+ Đỗ Nam Thanh Vũ 07 năm tù về tội “hiếp dâm”, 03 năm 09 tháng tù về tội “cướp tài sản”; tổng hợp hình phạt buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung của hai tội là 10 năm 09 tháng tù;

+ Võ Thạch Nguyên 06 năm 9 tháng tù về tội “hiếp dâm”, 03 năm 09 tháng tù về tội “cướp tài sản”; tổng hợp hình phạt buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung của hai tội là 10 năm 06 tháng tù;

+ Nguyễn Khoa Trường 03 năm tù về tội “hiếp dâm”, 02 năm 06 tháng tù về tội “cướp tài sản”; tổng hợp hình phạt buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung của hai tội là 05 năm 06 tháng tù;

+ Đỗ Tùng Hải 04 năm tù về tội “hiếp dâm”;

+ Đoàn Xuân Nguyên 04 năm tù về tội “hiếp dâm”;

+ Tôn Đức Khương 03 năm tù về tội “hiếp dâm”.

Và tuyên bố các bị cáo Đỗ Tùng Hải, Đoàn Xuân Nguyên, Tôn Đức Khương không phạm tội “cướp tài sản”.

Sau khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo và người đại diện hợp pháp của các bị cáo chưa thành niên có đơn kháng cáo kêu oan; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên kháng nghị bản án sơ thẩm theo hướng xét xử các bị cáo Đỗ Tùng Hải, Đoàn Xuân Nguyên và Tôn Đức Khương phạm tội “cướp tài sản”.

- Tại bản án hình sự phúc thẩm số 423/2007/HSPT ngày 02/04/2007, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xử giữ nguyên quyết định về tội danh và hình phạt của bản án sơ thẩm đối với các bị cáo Nguyễn Diệp Hồng Thái, Đỗ Nam Thanh Vũ, Võ Thạch Nguyên, Nguyễn Khoa Trưởng, Đỗ Tùng Hải, Đoàn Xuân Nguyên, Tôn Đức Khương; đồng thời Toà án cấp phúc thẩm đã tuyên huỷ quyết định của bản án hình sự sơ thẩm nói trên về việc tuyên bố các bị cáo Đỗ Tùng Hải, Đoàn Xuân Nguyên, Tôn Dục Khương không phạm tội “cướp tài sản” và giao hồ sơ vụ án về Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên để điều tra, xét xử lại ở cấp sơ thẩm theo thủ tục chung.

- Tại bản án hình sự sơ thẩm số 90/2007/HSST ngày 12/10/2007, Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên tuyên bố các bị cáo Đỗ Tùng Hải, Tôn Đức Khương và Đoàn Xuân Nguyên không phạm tội “cướp tài sản”.

Sau khi xét xử sơ thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên kháng nghị bản án sơ thẩm nêu trên theo hướng xét xử các bị cáo Đỗ Tùng Hải, Đoàn Xuân Nguyên và Tôn Đức Khương phạm tội “cướp tài sản”.

Ngày 20/12/2007, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm nhưng do Luật sư bào chữa cho các bị cáo vắng mặt nên Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà.

Theo báo cáo của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng thì vụ án này sẽ được tiếp tục đưa ra xét xử phúc thẩm vào ngày 09/04/ 2008.

Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã chỉ đạo Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng khẩn trương giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi xét xử phúc thẩm, Toà án nhân dân tối cao sẽ thông báo cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên biết về kết quả giải quyết vụ án này.



2. Về vụ án dân sự tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất… giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Phú với bị đơn là ông Lương Trung Thoại và bà Nguyễn Thị Hương:

TAND tối cao đang nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét lại bản án dân sự phúc thẩm số 38/2006/DSPT ngày 23 tháng 06 năm 2006 của TAND tỉnh Phú Yên theo quy định của pháp luật.

Chánh án TANDTC đã chỉ đạo TADS TANDTC khẩn trương nghiên cứu, giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật. TANDTC sẽ thông báo cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên biết về kết quả giải quyết vụ án này sau khi có quyết định của Chánh án TANDTC.

3/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: “Tỉnh Điện Biên hiện nay mới có Toà án nhân dân huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ được tăng thần quyền xét xử theo quy định của Luật Tố tụng hình sự. Đề nghị Toà án nhân dân tối cao xem xét tăng thẩm quyền xét xử cho tất cả các toà án cấp huyện của tỉnh Điện Biên”.

Trả lời (Tại Công văn số 115/TANDTC-TCCB ngày 18 tháng 03 năm 2008):

Thực hiện Nghị quyết số 24/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 4 về thi hành Bộ luật tố tụng hình sự, trong thời gian qua lãnh đạo liên ngành các cơ quan tư pháp trung ương đã chỉ đạo liên ngành các cơ quan tư pháp tại địa phương tiến hành các trình tự, thủ tục theo quy định, để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tăng thẩm quyền xét xử cho các Toà án nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự. Tính đến thời điểm này toàn ngành Toà án đã có 486/678 Toà án nhân dân cấp huyện đủ điều kiện và được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao thẩm quyền xét xử theo quy đinh mới, trong đó có các Toà án: huyện Điện Biên; huyện Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án cấp huyện phải dựa trên cơ sở đề nghị của lãnh đạo liên ngành tư pháp ở địa phương, lựa chọn các Toà án đã đủ điều kiện để thực hiện theo thẩm quyền xét xử mới. Hiện nay, lãnh đạo liên ngành các cơ quan tư pháp trung ương đang tích cực chỉ đạo liên ngành các cơ quan tư pháp tại địa phương, quan tâm xây dựng về tổ chức, cơ sở vật chất đặc biệt là các Toà án cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền, đồng thời tiến hành các trình tự, thủ tục theo quy định, để báo cáo liên ngành tư pháp trung ương xem xét, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tăng thẩm quyền xét xử cho số Toà án nhân dân cấp huyện còn lại theo đúng lộ trình của Quốc hội đề ra là đến tháng 9/2009 tất cả các Toà án cấp huyện được giao tăng thẩm quyền xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự.



4/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: “Đề nghị kiện toàn tổ chức, hoạt động của Toà Hành chính để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Toà Hành chính trong công tác giải quyết khiếu kiện”.

Trả lời (Tại Công văn số 116/TANDTC-TCCB ngày 18 tháng 03 năm 2008):

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 21/05/1996 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/1996. Ngay sau khi Pháp lệnh có hiệu lực thi hành, Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn các Toà án nhân dân địa phương thành lập Toà hành chính ở Toà án nhân dân cấp tỉnh và bố trí Thẩm phán ở Toà án nhân dân cấp huyện để giải quyết các khiếu kiện hành chính. Từ đó cho đến nay, căn cứ vào nhu cầu xét xử các vụ án hành chính của từng địa phương, Toà hành chính đã không ngừng được củng cố kiện toàn về tổ chức, bố trí cán bộ để giải quyết các khiếu kiện hành chính. Hiện tại, trên cả nước có 61/64 Toà án địa phương đã có Toà hành chính, số đơn vị chưa thành lập Toà hành chính là do số lượng các vụ án hành chính ít, nhưng đối vời các Toà án này cũng đã bố trí cán bộ, Thẩm phán để giải quyết các việc khiếu kiện về hành chính. Đối với Toà án nhân dân tỉnh Bình Định, số lượng vụ án hành chính hàng năm không nhiều, nên Toà hành chính hiện tại có 3 cán bộ gồm: Chánh toà và 2 cán bộ khác. Tuy nhiên về số lượng vụ án hành chính ngày một gia tăng trong năm 2007, toàn ngành đã thụ lý 1.926 vụ án, tăng so với năm 2006 là 694 vụ án (bằng 56,3%). Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành Toà án, Toà án nhân dân tối cao xin tiếp thu kiến, kiến nghị của cử tri nêu trên, để chỉ đạo các Toà án địa phương tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy của Toà hành chính theo hướng tăng cường bổ sung cán bộ, Thẩm phán để thành lập Toà hành chính ở ba đơn vị còn lại, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, bảo đảm để Toà án nhân dân các cấp có đủ điều kiện tổ chức xét xử tốt và nâng cao hơn nữa chất lượng xét xử các khiếu kiện hành chính theo quy định của pháp luật.



5/ Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: “Đề nghị xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm những người đã ra bản án sơ thẩm vụ án tham nhũng đất đai tại Đồ Sơn, Hải Phòng và công bố trên công luận được biết”.

Trả lời (Tại Công văn số 113/TANDTC-TCCB ngày 18 tháng 03 năm 2008):

Vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định quản lý đất đai tại Đồ Sơn Hải Phòng, sau khi xét xử sơ thẩm, bản án đã không được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ, gây dư luận xấu đến công tác xét xử của ngành Toà án. Trong xét xử sơ thẩm vụ án này, trách nhiệm chủ yếu là của chủ toạ phiên toà là ông Dương Văn Thành, Thẩm phán, Phó Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng, khi xét xử sơ thẩm vụ án đã không nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xem xét và giải quyết vụ án, nên đã đánh giá không chính xác và đầy đủ tính chất, mức độ phạm tội của các bị cáo dẫn đến việc áp dụng sai pháp luật khi quyết định hình phạt đối với các bị cáo. Mặt khác, trong xét xử vụ án nêu trên Thẩm phán, chủ toạ phiên toà đã không thực hiện nghiêm túc nguyên tắc pháp luật “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Với những sai phạm của Thẩm phán trong xét xử vụ án nêu trên, Toà án nhân dân tối cao đang tích cực chỉ đạo Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng khẩn trương tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đưa ra hội đồng kỷ luật công chức xem xét kỷ luật các trường hợp vi phạm trực tiếp và liên đới của cán bộ thuộc ngành Toà án và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc. Đồng thời ngày 03 tháng 03 năm 2008 TANDTC đã có Công văn số 90/TCCB đề nghị thường trực thành uỷ Hải Phòng phối hợp chỉ đạo việc xem xét kỷ luật về Đảng đối với ông Dương Văn Thành theo quy định của Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. Khi có quyết định đối với các trường hợp vi phạm nêu trên, TANDTC sẽ công khai để công luận được biết.



6/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Đề nghị xem xét đầu tư cơ sở vật chất cho ngành Toà án ở địa phương, đặc biệt là Toà án nhân dân cấp huyện chưa được xây dựng trụ sở mới”.

Trả lời (Tại Công văn số 432/TANDTC-KHTC ngày 25 tháng 03 năm 2008):

Được sự quan tâm của Nhà nước, các năm gần đây ngành Toà án nhân dân về cơ bản đã được tăng cường cơ sở vật chất dù chưa được hiện đại theo yêu cầu cải cách tư pháp nhưng cơ bản đủ đáp ứng phục vụ công tác, cụ thể về cơ sở vật chất của ngành Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh như sau:

- Xe ô tô phục vụ công tác xét xử: đã trang bị cho Toà án nhân dân tỉnh, số xe hiện nay là 03 chiếc.

- Về máy vi tính: bảo đảm 1 Thẩm phán được trang bị 01 bộ vi tính (trừ thẩm phán mới được bổ nhiệm trong năm 2007). Ngoài ra để phục vụ công tác quản lý, văn phòng Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh được trang bị 05 bộ, Toà án nhân dân cấp huyện mỗi đơn vị được trang bị 02 bộ

- Về máy photocopy: Toà án nhân dân tỉnh được trang bị 03 chiếc, Toà án nhân dân cấp huyện bình quân mỗi đơn vị 01 chiếc; Toà án nhân dân thị xã và đơn vị nhiều án được trang bị 02 chiếc.

- Về xe máy: Toà án nhân dân tỉnh được trang bị 01 chiếc, Toà án nhân dân cấp huyện bình quân mỗi đơn vị 02 chiếc.

- Bàn ghế, tăng âm phục vụ phiên toà: đã trang bị đủ cho các hội trường xét xử.

Năm 2007, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Toà án nhân dân thành phố Hà Tĩnh được đầu tư hệ thống Camera giám sát Hội trường xét xử, người đến dự phiên toà.

Thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Toà án nhân dân tối cao đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cơ sở vật chất ngành Toà án giai đoạn 2008 - 2010; sau khi đề án hoàn thành về cơ bản đảm bảo đủ phương tiện làm việc cho cán bộ công chức trong ngành.

Về trụ sở làm việc: Tỉnh Hà Tĩnh có 13 đơn vị (Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và 12 Toà án cấp huyện thị). Từ khi TANDTC quản lý TAND địa phương (tháng 10/2002) đến nay, Toà án nhân dân tối cao đã đầu tư xây dựng mới và xây dựng cải tạo, mở rộng trụ sở cho 12 đơn vị, cụ thể như sau:

- Xây dựng mới trụ sở của 04 Toà án nhân dân cấp huyện gồm: Vũ Quang, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc và Toà án nhân dân thành phố Hà Tĩnh (trụ sở Toà án nhân dân huyện Vũ Quang và Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ cuối năm 2003; trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hà Tĩnh và huyện Can lộc đã cơ bản hoàn thành, sẽ đưa vào sử dụng trong quý III/2008).

- Cải tạo, mở rộng trụ sở 07 đơn vị gồm: trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, và trụ sở Toà án nhân dân các huyện: Thạch Hà, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh. Tất cả trụ sở của 07 đơn vị này đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

- Năm 2004, Toà án nhân dân tối cao đã đầu tư cải tạo, mở rộng trụ sở Toà án nhân dân huyện Cẩm Xuyên, khi khởi công xây dựng thì chính quyền địa phương yêu cầu dừng lại để di chuyển theo quy hoạch. Năm 2007, địa phương mới quy hoạch, cấp đất nên năm 2008 Toà án nhân dân tối cao quyết định đầu tư xây dựng mới trụ sở Toà án nhân dân huyện Cẩm Xuyên.

Duy nhất chỉ còn Toà án nhân dân huyện Lộc Hà mới thành lập, quy hoạch chưa ổn định nên Toà án nhân dân tối cao sẽ đầu tư xây dựng mới trụ sở Toà án nhân dân huyện Lộc Hà vào năm 2009.



7/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Đề nghị xem xét tăng biên chế cho ngành Toà án ở các địa phương, đặc biệt là cấp huyện để đáp ứng với yêu cầu tăng thẩm quyền xét xử và thực hiện cải cách tư pháp. Đề nghị Toà án nhân dân tối cao xem xét đầu tư cơ sở vật chất cho ngành Toà án ở địa phương, đặc biệt là các Toà án cấp huyện chưa được xây dựng trụ sở mới”.

Trả lời (Tại Công văn số 114/TANDTC-TCCB ngày 18 tháng 03 năm 2008):

1- Về việc tăng biên chế cho các Toà án nhân dân địa phương:

Căn cứ vào nhu cầu công việc của toàn ngành Toà án, Toà án nhân dân tối cao đã tiến hành xây dựng biên chế cho toàn ngành Toà án để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn, tại Nghị quyết 716/2004/NQ-UBTVQH 11 ngày 18/6/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định tổng biên chế toàn ngành toà án là 12.024 người, trong đó: Toà án nhân dân tối cao là 603 người; Toà án nhân dân cấp tỉnh 3.599 người; Toà án nhân dân cấp huyện là 7.822 người. Sau khi có biên chế nêu trên, Toà án nhân dân tối cao đã tiến hành phân bổ biên chế cho các Toà án địa phương theo nguyên tắc tính trên tỷ lệ vụ án thụ lý và giải quyết, đồng thời đôn đốc các địa phương tuyển dụng công chức theo biên chế được giao. Tính đến nay, đa số các Toà án địa phương đã thực hiện đủ số biên chế được phân bổ, chỉ còn một số Toà án địa phương do nguồn tuyển dụng hạn chế nên chưa tuyển dụng đủ số công chức được phân bổ, toàn ngành hiện còn thiếu số lượng công chức không đáng kể. Hiện tại, với số lượng biên chế của ngành Toà án chưa đáp ứng với được với yêu cầu nhiệm vụ, nhưng Toà án nhân dân các cấp đã tiến hành động viên cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử, không để tồn đọng các vụ án xét xử quá hạn luật định. Tuy nhiên để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, của công tác xét xử, do số lượng các vụ án ngày một gia tăng và đáp ứng việc tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyện, thì toàn ngành Toà án nhu cầu cần được bổ sung biên chế là cần thiết. Do đó, Toà án nhân dân tối cao đang tiến hành xây dựng kế hoạch biên chế của toàn ngành để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định bổ sung biên chế cho toàn ngành, theo đó biên chế tăng thêm từ nay đến năm 2010 vào khoảng 1.000 người/năm thì mới đáp ứng được yêu cầu xét xử của các Toà án trong tình hình hiện nay.



2- Về việc đầu tư cơ sở vất chất cho ngành Toà án ở địa phương.

Từ tháng 10/2002 Toà án nhân dân tối cao tiến hành nhận bàn giao quản lý các Toà án địa phương từ Bộ Tư pháp chuyển sang, trên cơ sở sơ kinh phí của Chính phủ cấp cho ngành Toà án, Toà án nhân dân tối cao đã giao kinh phí cho các Toà án cấp tỉnh tổ chức mua sắm các trang thiết bị để phục vụ cho công tác xét xử. Đến nay, tuy cơ sở vật chất của ngành Toà án chưa được hiện đại và đáp ứng với nhiệm vụ cải cách tư pháp, nhưng đa số các Toà án đã được trang bị đủ các phương tiện tối thiểu để làm việc như máy photocopy, điện thoại, máy Fax, bàn, ghế, tủ, diện tích làm việc đã bảo đảm chế độ của cán bộ, công chức theo quy định của Chính phủ (trừ các Toà án đang được xây dựng và chưa được đầu tư xây dựng). Ngoài ra Toà án nhân dân tối cao đang hoàn thiện đề án tin học để trang bị đủ máy vi tính đến từng Thẩm phán Toà án các cấp để phục vụ cho công tác xét xử. Về đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, trong 5 năm qua, Toà án nhân dân tối cao đã đầu tư cho 36/64 trụ sở Toà án cấp tỉnh (trong đó xây mới 11; cải tạo mở rộng 25) và 519/678 trụ sở Toà án nhân dân cấp huyện (trong đó xây mới 217; cải tạo mở rộng 302). Về cơ bản các Toà án địa phương đều đã có trụ sở làm việc, những Toà án được đầu tư xây dựng mới trụ sở và phòng làm việc của cán bộ, công chức đã khang trang, rộng rãi. Tuy nhiên, hiện tại toàn ngành còn 14 Toà án cấp huyện chưa được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, còn đang phải đi thuê, mượn với lý do hiện chưa được địa phương cấp đất xây dựng vì các đơn vị cấp huyện này vừa được chia tách hoặc thành lập mới, chưa thông qua được quy hoạch chi tiết với cơ quan có thẩm quyền, trong đó có Toà án nhân dân huyện Lộc Hà của tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay về quản lý ngân sách và quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã có Quyết định số 1730/2007/QĐ-TCCB ngày 29/11/2007 phân cấp cho Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh được quyền quản lý ngân sách và vốn đầu tư xây dựng trụ sở đối với TAND cấp huyện trên địa bàn toàn tỉnh. Để đảm bảo cho các toà án nêu trên sớm có trụ sở làm việc, TANDTC đã chỉ đạo các địa phương nơi có các toà án huyện chưa có trụ sở làm việc, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để xin đất lập kế hoạch đầu tư, quyết định đầu tư, để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp vốn xây dựng trụ sở làm việc.





Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương