BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang1/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   67
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị: “Đề nghị đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cải tạo, mở rộng quốc lộ 26, 27 không nên để dự án kéo dài cử tri đã nhiều lần kiến nghị, bức xúc”.

Trả lời (tại Công văn số 5850/BGTVT-KHCN ngày 07 tháng 8 năm 2008)

1. Dự án cải tạo, mở rộng QL26 đoạn từ nút giao QL26 với QL14 đến Hoà Đông, nội đô thành phố Buôn Ma Thuột (Km146+300 - Km151+220):

Dự án được đầu tư theo tiêu chuẩn đường đô thị, nền đường rộng 32 - 50m, mặt đường rộng 22m (10.75m x 2 + dải phân cách trung tâm rộng 0.5m), mặt đường bằng BTN nóng dày 7cm, do Sở GTVT Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Dự án gồm 02 gói thầu, được khởi công từ tháng 12/2004, theo kế hoạch ban đầu, dự án được hoàn thành vào tháng 12/2005, nhưng do chạm trễ trong công tác GPMB, tiến độ dự án phai kéo dài. Hiện nay, khối lượng thực hiện được khoảng 90%; khối lượng còn lại gồm: hai cửa xả thoát nước (chậm do vướng GPMB) và cầu Ea Nao, dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2008.

Ngày 18/02/2008, sau khi làm việc với tỉnh Đắk Lắc, Bộ GTVT đã đồng ý cho tăng cường thêm 01 lớp BTN trên toàn dự án. Hiện nay, Bộ GTVT đang phê duyệt kế hoạch đấu thầu hạng mục này, dự kiến sẽ thi công và hoàn thành trong năm 2008.

Bộ GTVT đang tập trung chỉ đạo Sở GTVT Đắk Lắk đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục con lại, bố trí đầy đủ vốn cho dự án, sớm triển khai hạng mục rải thêm 01 lớp BTN cho toàn dự án, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2008.

2. Dự án cải tạo, mở rộng QL27 đoạn từ nút giao QL27 với QL26 đến Eatiêu, thành phố Buôn Ma Thuột (Km0 - Km6):

Dự án được đầu tư theo tiêu chuẩn đường đô thị, nền đường rộng 50m, mặt đường rộng 23m (10.50m x 2 + dải phân cách trung tâm rộng 2m), mặt đường bằng BTN nóng dày 7cm, do Sở GTVT Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Dự án gồm 03 gói thầu, được khởi công từ tháng 9/2004, theo kế hoạch ban đầu, dự án được hoàn thành tháng 9/2005, nhưng do chậm trễ trong công tác GPMB, tiến độ dự án phải kéo dài. Hiện nay, khối lượng thực hiện được khoảng 95%,chỉ còn đoạn Km0+660 - km1 (dài 340m) phải xử lý nước ngầm, dự kiến thi công hoàn thành trong tháng 9/2008 và đoạn Km5+050 - Km6 (thuộc cầu Eatiêu) do chưa có mặt bằng thi công nên Bộ Giao thông vận tải đã cho phép tổ chức đấu thầu lại (văn bản số 3023/BGTVT-CGĐ ngày 21/5/2007 của Bộ Giao thông vận tải), dự kiến đến tháng 11/2008 mặt bằng thi công đoạn tuyến này mới được địa phương bàn giao cho chủ đầu tư.

Ngày 18/2/2008, sau khi làm việc với tỉnh Đắk Lắc, Bộ Giao thông vận tải đã đồng ý cho tăng cường thêm 01 lớp BTN trên toàn dự án. Hiện nay, Sở GTVT Đắk Lắc đang thẩm tra hồ sơ điều chỉnh TMĐT của dự án để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

Để sớm hoàn thành dự án, đưa vào sử dụng, Bộ Giao thông vận tải đang tập trung chỉ đạo Sở GTVT Đắk Lắc phối hợp với địa phương giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác GPMB đoạn Km5+050 - Km6, đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại, bố trí đầy đủ vốn cho dự án, sớm triển khai hạng mục rải thêm 01 lớp BTN cho toàn dự án, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2008, riêng đoạn Km5+050 - Km6, phấn đấu hoàn thành trong năm 2009.

2/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh Bến Tre, Tây Ninh, Cần Thơ, Bình Thuận kiến nghị: “Đề nghị quy định cụ thể về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, quản lý lưu hành đối với xe đạp điện, xe máy điện tham gia giao thông”.

Trả lời (tại Công văn số 5745/BGTVT-KHCN ngày 04 tháng 8 năm 2008)

1. Hiện nay, số lượng xe đạp điện, xe máy điện tham gia giao thông trên đường bộ, đường đô thị tăng đột biến đã ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an toàn giao thông và cần có sự chỉ đạo thống nhất trong cả nước.

Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các cơ quan chức năng có biện pháp quản lý chặt chẽ đối tượng sử dụng và chất lượng an toàn kỹ thuật đối với loại xe này vì tính năng kỹ thuật, tốc độ tương đương với mô tô, xe máy lắp động cơ đốt trong.

Hiện tại, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5929 : 2005 Mô tô xe máy - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử; Tiêu chuẩn TCVN 7448 : 2004 Xe đạp điện - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử đủ điều kiện làm căn cứ cho việc kiểm tra, thử nghiệm chất lượng an toàn kỹ thuật cho xe đạp điện, xe máy điện.

2. Ngày 30/05/2008 Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 4156/BGTVT - KHCN gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo về việc quản lý chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện, xe máy điện. Trong đó có đề xuất ý kiến: Trước mắt, thực hiện kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật; tổ chức đăng ký, cấp biển số đối với xe máy điện. Chưa nên áp dụng đối với xe đạp điện loại xe có tốc độ dưới 25 Km/h).

Để đảm bảo an toàn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị người ngồi trên xe máy điện, xe đạp điện khi tham gia giao thông cũng phải đội mũ bảo hiểm. Trên cơ sở kết quả thực hiện sẽ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và đưa ra lộ trình cụ thể cho giai đoạn tiếp theo phù hợp với thực tiễn.



3/ Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: “Đề nghị Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công đường Hồ Chí Minh đoạn từ thị trấn Plêi Kần huyện Ngọc Hồi đến thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô vì đã kéo dài rất nhiều năm”.

Trả lời (tại Công văn số 5629/BGTVT-KHCN ngày 30 tháng 7 năm 2008)

Đoạn đường từ thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi đến thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô thuộc Dự án thành phần đoạn Ngọc Hồi - Tân Cảnh (Km 422+536 - Km 444+400) của dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 981/CP-CN ngày 26/8/2002, giao Bộ GTVT làm chủ đầu tư và Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án. Dự án được xây dựng với qui mô đường cấp III miền núi có Bnền =9m, Bmặt= 7m đoạn qua thị trấn Plêi Kần Bnền= 28m, Bmặt= 14m; đoạn qua thị trấn Đăk Tô: Bnền=32m. Bmặt= 17m.

Hiện nay, dự án đã hoàn thành công tác xây dựng và đưa vào sử dụng.

Trong quá trình triển khai thực hiện, thời gian hoàn thành dự án có chậm so với kế hoạch ban đầu do các nguyên nhân như: chậm GPMB (cuối năm 2007 địa phương mới hoàn tất công tác GPMB và bàn giao hoàn chỉnh cho nhà thầu thi công), điều chỉnh bổ sung các hạng mục cho phù hợp với qui hoạch của địa phương và năng lực tài chính của nhà thầu chưa đáp ứng tiến độ so với dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2006. Để hoàn thành dự án. Bộ GTVT đã thường xuyên chỉ đạo Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh, TVGS, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng thi công công trình và tháng 12 năm 2007, dự án đã hoàn thành cơ bản đến tháng 4 năm 2008, đã được chủ đầu tư nghiệm thu bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác.



4/ Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị:

1. Việc thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-Cpngày 29/6/2007 của Chính phủ nhằm kiềm chế tai nạn giao thông nhân dân đồng tình cao. Song cử tri nhiều vùng nông thông kiến nghị Thủ tướng Chính phủ gia hạn hoặc đình chỉ lưu hành xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Việc đình chỉ lưu hành xe công nông ở vùng nông thôn, miền núi chưa thực sự hợp lý, chưa có phương tiện thay thế vì đường xá nông thôn nhất là miền núi nhỏ hẹp, mặt khác nông dân nghèo không đủ tiền mua các loại xe đắt tiền hơn để thay thế xe công nông. Việc đình chỉ lưu hành xe công nông ở nông thôn nên giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định



2. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xác định lại lộ giới đường Hồ Chí Minh, tiến hành cắm mốc để nhân dân sinh sống hai bên đường ổn định đời sống và sản xuất”.

Trả lời (tại Công văn số 3189/BGTVT-VT ngày 16 tháng 5 năm 2008)

1. Việc đình chỉ lưu hành xe tự chế 3, 4 bánh:

Luật Giao thông đường bộ (được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002) đã quy định “nghiêm cấm đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động trên đường bộ” (khoản 4 Điều 8); đồng thời cũng quy định cụ thể “điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, xe thô sơ” (Điều 48 và Điều 51). Theo đó, khi tham gia giao thông đường bộ, các phương tiện giao thông phải tuân thủ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

- Về việc đình chỉ lưu hành xe công nông: Trong thời gian qua, khi ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam chưa phát triển, việc tự chế tạo, lắp ráp xe công nông (còn gọi là xe độ chế) từ các động cơ điezen một xilanh và tận dụng các tổng thành ô tô cũ để làm phương tiện vận chuyển đã có tác dụng nhất định trong việc vận chuyển hàng hóa, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Nhưng do công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng kém nên việc tham gia giao thông của xe công nông đã gây ra nhiều tai nạn giao thông, trong đó có rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết, bị thương nhiều người, gây cản trở, ùn tắc gian thông và gây lo lắng trong nhân dân.

Để quản lý có hiệu quả hoạt động của xe công nông, hạn chế tới mức thấp nhất việc gây mất trật tự, an toàn giao thông, ngày 09/12/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg về việc quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ. Trong đó có quy định thời hạn tối đa được phép tham gia giao thông đối với xe công nông là đến ngày 31/12/2007. Như vậy, lộ trình thực hiện việc đình chỉ lưu hành xe công nông là 03 năm, từ đầu năm 2005 đến hết năm 2007. Đối với loại xe máy kéo nhỏ phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp (hay còn gọi là máy nông cơ) được sản xuất công nghiệp theo thiết kế được duyệt, thường có các chức năng như: Làm đất, bơm nước, phát điện, vận chuyển... không bị cấm lưu hành theo Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phạm vi hoạt động của loại phương tiện này khi tham gia giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Thực hiện chủ trương này, ngay từ đầu năm 2005 các Bộ, ngành và địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp như: tuyên truyền, vận động; nghiên cứu, chế tạo phương tiện thay thế; hỗ trợ các chủ xe công nông chuyển đổi phương tiện, chuyển đổi nghề nghiệp... Hầu hết các địa phương đã quy định thời hạn cho phép xe công nông tham gia giao thông đến hết ngày 31/12/2007; ngoài ra có một số địa phương căn cứ vào tình hình thực tế đã quy định thời hạn cấm xe công nông tham gia giao thông sớm hơn thời hạn mà Thủ tướng Chính phủ đã quy định

Tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông cũng đã quy định: “Từ ngày 01/01/2008, đình chỉ lưu hành mô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh”.

Riêng đối vơi các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là khu vực có nhiều xe công nông, điều kiện kinh tế còn khó khăn, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ để người dân thay thế xe công nông bằng xe tải nhẹ, xe nông dụng (Quyết định số 1491 /QĐ-TTG ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ để thay thế xe công nông, xe tải quá niên hạn sử dụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên).

Kết quả, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện quản lý xe công nông theo Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã cơ bản giải quyết được tình trạng mất trật tự an toàn giao thông do xe công nông gây ra ở các địa phương; nhiều địa phương đã có báo cáo không còn xe công nông hoạt động trên địa bàn của mình.

Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất, lắp ráp được các xe tải nhẹ với nhiều mức trọng tải, kiểu loại, đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện hoạt động của khu vực nông thôn, miền núi với giá cả hợp lý để thay thế xe công nông. Chỉ riêng trong năm 2007 đã có tới 47.000 xe tải nhẹ, xe nông dụng được đưa ra thị trường để đáp ứng nhu cầu thay thế xe công nông.

Theo quy định hiện hành, chỉ cấm xe cơ giới 3 bánh hoạt động ở nội thành, nội thị và trên quốc lộ; còn ở các khu vực khác thì các xe thô sơ 3, 4 bánh và xe cơ giới ba bánh được lưu thông theo quy định của địa phương nếu đủ điều kiện an toàn kỹ thuật.



2. Xác định lại mốc lộ giới đường Hồ Chí Minh

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai GPMB đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch (Văn bản số 934/CP-CN ngày 07/8/2002), Bộ GTVT đã có Quyết định số 1468/QĐ-BGTVT ngày 12/6/2003 giao nhiệm vụ cắm cọc giải phóng mặt bằng (GPMB), mốc lộ giới đường bộ (LGĐB) theo mặt cắt ngang quy hoạch phục vụ GPMB xây dựng đường Hồ Chí Minh.

Thực hiện nhiệm vụ này, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh thuộc Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị tư vấn cắm cọc GPMB, mốc LGĐB theo mặt cắt ngang quy hoạch đã được Bộ GTVT công bố tại Quyết định số 1621/QĐ-BGTVT ngày 7/6/2004 cho đoạn tuyến từ Hoà Lạc (Hà Nội) - Tân Cảnh (tỉnh Kon Tum). Đến nay, công tác cắm cọc GPMB, mốc LGDB đoạn Thạch Quảng - Cam Lộ đã được thực hiện xong và bàn giao cho các địa phương quản lý. Trong đó, đoạn đi qua tỉnh Quảng Trị đã cắm cọc GPMB, mốc LGDB theo quy hoạch và được bàn giao cho các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh, Gio Linh quản lý.

Tuy nhiên, công tác đền bù GPMB theo mặt cắt ngang quy hoạch đến nay chưa thực hiện được. Hiện nay, Bộ GTVT đang chuẩn bị xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện việc đền bù GPMB.



5/ Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: “Đề nghị giao cho Bộ Giao thông vận tải và tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) đẩy nhanh tiến độ khảo sát, lập dự án thiết kế xây dựng cảng biển sâu Nam Định tại vùng cửa biển Lạch Giang”.

Trả lời (tại Công văn số 6086/BGTVT-KHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2008)

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được đầu tư xây dựng cụm cảng chuyên dùng Ninh Cơ (đoạn từ cửa Lạch Giang đến Thịnh Long) tại công văn số 2561/VPCP-CN ngày 15/5/2007 của Văn phòng Chính phủ .

Cảng biển trên do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam tự huy động vốn đầu tư xây dựng để kinh doanh vận tải tàu lash mẹ có trọng tải 10.900DWT chở sà lan con trọng tải 200 DWT trung chuyển chở hàng rời xi măng, than từ Bắc vào Nam và ngược lại. Tập đoàn sẽ chủ động đẩy nhanh tiến độ khảo sát, lập dự án thiết kế xây dựng cảng biển sâu Nam Định tại vùng cửa biển Lạch Giang khi nhu cầu hàng hóa chuyên chở bằng tàu 1ash tuyến Bắc-Nam phát triển.

Bộ GTVT với chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành sẽ hỗ trợ Tập đoàn trong việc thẩm định dự án.



6/ Cử tri thành phố Hải phòng kiến nghị: “Trong thời gian qua, lưu lượng hàng hoá qua Cảng Hải Phòng ngày càng gia tăng, do đó cần thiết phải tăng cường việc đảm bảo an toàn và mở rộng công suất cảng. Đề nghị tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh đầu tư về cơ sở hạ tầng và hỗ trợ nâng cấp Cảng giai đoạn 2 cũng như dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện để đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu trong cả ngắn hạn và dài hạn”.

Trả lời (tại Công văn số 6085/BGTVT-KHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2008)

Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II đã được Thủ tướng Chính phủ Quyết định đầu tư tại Quyết định số 944/QĐ-TTg ngày 28/9/2000, tổng mức đầu tư 1.772 tỷ đồng, sử dụng vốn vay IBIC (Nhật Bản) để cải tạo luồng cho tàu trọng tải 10.000DWT ra vào, xây kè chỉnh trị, kè bảo vệ bờ và nâng cấp khu bến 1 container Chùa Vẽ. Dự án được khởi công từ tháng 7/2004, hiện còn hạng mục kè 1 bờ trái sông Bạch Đằng, kè bảo vệ bờ kênh Hà Nam đang chuẩn bị triển khai thi 1 công dự kiến hoàn thành năm 2008.

Kể từ khi thông luồng đến nay, khối lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng tăng từ 16 triệu tấn năm 2006, lên 24 triệu tấn năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 đạt khoảng 16,85 triệu tấn.

Do vậy, nhu cầu đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (giai đoạn 1 khởi động) là cần thiết để đáp ứng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại khu vực kinh tế trọng điểm miền Bắc.

Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đầu tư dự án cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng theo hướng:

- Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng cảng bao gồm luồng tàu, đê chắn sóng, chắn cát đường ngoài cảng; các nhà đầu tư, đầu tư bến, bãi, thiết bị xếp dỡ.

- Tiếp tục triển khai dự án giai đoạn khởi động theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 143/TTg-CN ngày 23/01/2008 do Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thực hiện.

- Giao Bộ GTVT chỉ đạo Tổng Công ty HHVN làm việc với JBIC để sử dụng vốn dư cảng Hải Phòng giai đoạn II (khoảng 8 triệu USD) để rà soát dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật, đồng thời sử dụng vốn ODA Nhật Bản (JBIC) để đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng cảng gồm luồng tàu, đê chắn sóng, chắn cát và đường ngoài cảng giai đoạn khởi động.

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam đầu tư đường và cầu nối Đình Vũ-Cát Hải như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để có thể triển khai đồng bộ với các dự án đầu tư xây dựng cảng biển.

Sau khi có chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT sự chỉ đạo triển khai dự án.



7/ Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: “Cử tri kiến nghị về chất lượng của đường gaio thông nông thôn và đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu tránh tình trạng đường vừa xây dựng, nâng cấp xong lại phải đầu tư, sửa chữa”.

Trả lời (tại Công văn số 6059/BGTVT-KHCN ngày 18 tháng 8 năm 2008)

1. Theo Nghị định số 186/2004/CP ngày 5/11/2004 về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Chính phủ thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình, quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường địa phương (trong đó có đường giao thông nông thôn) do các địa phương chịu trách nhiệm thực hiện.

2. Về phía Bộ GTVT có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật (trong đó có tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn) để các địa phương căn cứ để triển khai thực hiện tại các tuyến đường do mình quản lý.

Bộ GTVT đã xây dựng và thông qua Bộ Khoa học và công nghệ để ban hành tiêu chuẩn việt Nam: TCVN 4054 - 2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.

Ngoài ra, trước khi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được ban hành, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành một số tiêu chuẩn có liên quan đến đường giao thông nông thôn:

- Tiêu chuẩn ngành 22 TCN210 - 92 : Đường giao thông nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế;

- Tiêu chuẩn ngành 22TCN270 - 2001: Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa;

- Tiêu chuẩn ngành 22TCN271 - 2001: Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường láng nhựa;

- Tiêu chuẩn ngành 22TCN223 - 95: Áo đường cứng đường ô tô - Tiêu chuẩn thiết kế;

- Tiêu chuẩn ngành 22TCN211-06: Áo đường mềm - các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế; và còn nhiều tiêu chuẩn ngành có liên quan khác.

Bộ GTVT không có quy định đường giao thông nông thôn chỉ sử dụng mặt đường bán thấm nhập nhựa. Đường giao thông nông thôn ở Việt Nam hiện nay, ngoài mặt đường bán thấm nhập nhựa, còn sử dụng rất nhiều loại mặt đường khác như mặt đường đá dăm láng nhựa, mặt đường bê tông xi măng, mặt đường đất gia cố xi măng hoặc vôi, mặt đường cấp phối, mặt đường đá dăm nước, mặt đường gạch, đá lát...

4. Tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn 22 TCN 210-92 có quy định:

- Tại điều 1.3: Đường nối từ huyện tới xã và liên xã là những đường có xe cơ giới qua lại thường xuyên hoặc có tầm quan trọng huyện, xã đòi hỏi có chất lượng cao nên khi thiết kế phải theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với đường cấp VI trong TCVN 4054-85 (nay là TCVN4054-2005) do nhà nước quản lý (Bộ GTVT và Sở Giao thông). Khuyến khích các địa phương khi có điều kiện đầu tư thì nên làm đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao.

Những đường còn lại bao gồm đường từ xã xuống thôn, liên thôn và từ thôn ra cánh đồng thì được chia thành 2 loại đường A và B.

- Tại điều 1.4: Đường loại A là đường chủ yếu phục vụ cho các phương tiện giao thông cơ giới loại trung, tải trọng trục tiêu chuẩn để thiết kế là 6 tấn/trục. Đường loại B là đường phục vụ cho các phương tiện giao thông thô sơ (xe súc vật kẻo hoặc xe cơ giới nhẹ) có tải trọng trục tiêu chuẩn để thiết kế là 2,5 tấn/trục và tải trọng kiểm toán là 1T/trục bánh sắt.

- Tại điều 1.5: Xây dựng đường giao thông nông thôn chủ yếu dựa vào nhu cầu giao thông của từng giai đoạn (hiện tại, tương lai phát triển...) mà xem xét, lựa chọn loại đường đã được đề cập ở điều 1.3 và điều 1.4 sao cho phù hợp với khả năng đầu tư và nhu cầu khai thác của địa phương.

Xây dựng đường nông thôn và nhất là xây dựng công trình cầu cống... nên cố gắng đầu tư xây dựng vĩnh cửu như quy định ở điều 1.3.

5. Việc cử tri phản ánh có nhiều loại xe có trọng tải trên 15 - 20 tấn ra vào đường giao thông nông thôn với lưu lượng nhiều nên nền đường dễ bị hư hỏng:

Với các tuyến đường có nhiều loại xe có tải trọng lớn như trên thì phải áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4054 - 2005 và tiêu chuẩn ngành 22TCN211-06: Áo đường mềm - các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế để thiết kế.

Nếu áp dụng tiêu chuẩn phù hợp, thi công đảm bảo theo các yêu cầu kỹ thuật và công tác bảo trì phù hợp thì sẽ đảm bảo cho các xe lưu thông trên đường sẽ không gây hư hỏng mặt đường.



8/ Cử tri thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công quốc lộ 32; triển khai thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 430 (đoạn từ khu vực Cầu Đen, Hà Đông đến Bệnh viện quân y 103) một bên lề đường chưa có vỉa hè, không đảm bảo an toàn giao thông”.

Trả lời (tại Công văn số 6214/BGTVT-QLXD ngày 20 tháng 8 năm 2008)

1. Dự án cải tạo, nâng cấp QL32.

Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32 thuộc địa phận Hà Nội được Bộ GTVT đầu tư xây dựng làm 3 đoạn, cụ thể như sau:

1.1. Đoạn Nam Thăng Long - Cầu Diễn:

Đã thi công giai đoạn 1 từ năm 2003. Giai đoạn 2 do vướng GPMB nên hiện nay mới được tiếp tục thực hiện, hiện tại công tác GPMB thành phố Hà Nội vẫn chưa hoàn thành; Còn khoảng 250 hộ phía trái tuyến, trong đó 140 hộ cần TĐC, đến nay vẫn chưa bố trí tái định cư do vậy chưa giao được mặt bằng cho đơn vi thi công. Bộ GTVT đã thường xuyên làm việc với UBND thành phố Hà Nội và thống nhất Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các đơn vị thực hiện hoàn thành sau 6 tháng khi nhận được mặt bằng.

1.2. Đoạn Cầu Diễn - Nhổn:

Dự án cải táo nâng cấp Quốc lộ 32 đoạn Cầu Diễn - Nhổn (Km10+420 ÷ Km14+493,65) đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại văn bản số l595/TTg-CN ngày 17/10/2005.

Ngay sau khi được Thủ tướng cho phép đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai lập dự án. Bộ GTVT đã có quyết định số 1384/QĐ-BGTVT ngày 11/5/2007 đầu tư xây dựng dự án bằng nguồn vốn TPCP và vốn của UBND thành phố Hà Nội thực hiện công tác GPMB. Dự án được đầu tư theo quy mô đường đô thị cấp I (20TCN-104-83), tốc độ thiết kế V=60km/h, bề rộng nền đường 50m, bề rộng mặt đường 35m (8 làn xe), hè đường mỗi bên 7,5m với tổng mức đầu tư 891,543 tỷ đồng và giao cho Ban QLDA 5 quản lý thực hiện dự án.

Do đây là dự án quan trọng có liên quan mật thiết tới các công trình trọng điểm của Thủ đô, đặc biệt là dự án xây dựng tuyến xe điện thí điểm Nhổn - Ga Hà Nội, nên cần có thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng, thoả thuận với nhiều Bộ, Ngành liên quan. Đến nay, dự án đã cơ bán hoàn thành giai đoạn thiết kế, đang triển khai công tác đấu thầu. Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban QLDA5 khẩn trương hoàn thành các thủ tục liên quan và phối hợp với địa phương trong công tác GPMB để đảm bảo khởi công công trình trong năm 2008 và hoàn thành công trình vào đầu năm 2010 để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hiện tại, tuyến đường này do Sở GTVT Hà Nội quản lý, chưa bàn giao cho Ban QLDA 5 (đại diện chủ đầu tư) trong bước xây dựng mới.

1.3. Đoạn Nhổn - Sơn Tây:

Dự án được Bộ GTVT giao cho Sở GTVT Hà Tây (nay là Sở GTVT Và Nội) làm chủ đầu tư. Theo tiến độ dự kiến ban đầu cuối năm 2007 phải hoàn thành, tuy nhiên đến nay thời hạn thi công của các gói thầu đã hết, mới chỉ hoàn thành cơ bản một số vị trí đã được bàn giao mặt bằng. Theo báo cáo của Sở GTVT, hiện nay ở một số đoạn như Lai Xá, Trôi, thị trấn Phúc Thọ, phố Từa... vẫn chưa hoàn tất công tác GPMB. Quá trình tổ chức thực hiện công tác GPMB tuy địa phương đã có nhiều cố gắng nhưng tiến độ xây dựng các khu tái định cư còn chậm, một số đoạn mặt bằng vẫn còn vướng mắc xôi đỗ nên đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung của dự án. Bộ GTVT đề nghị UBND Thành phố Hà Nội quan tâm hơn nữa trong công tác GPMB. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Sở GTVT và các nhà thầu sớm hoàn thành dự án.



2. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 430 hay còn gọi là Đường 70 (đoạn từ khu vực Cầu Đen, Hà Đông đến Bệnh viện quân y 103):

Theo báo cáo của Sở giao thông vận tải Hà Tây cũ, Đường 70 (đoạn từ khu vực Cầu Đen, Hà Đông đến Bệnh viện quân y 103) do Sở GTVT Hà tây cũ quản lý đã hoàn thành giai đoạn 1. Vì vậy việc đầu tư và triển khai xây dựng tiếp, UBND thành phố Hà Nội căn cứ vào quy hoạch đô thị và giao thông của thành phố Hà nội mới đế đầu tư xây dựng và trả lời cho cử tri rõ.



9/ Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị:

1. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ thi công các cây cầu trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Ninh Bình; khắc phục độ chênh lệch cao giữa mặt đường và lề đường, kẻ vạch sơn phân chia các làn đường, bổ sung vạch sơn giảm tốc, triển khai đặt dải phân cách tại các điểm nút giao thông…



2. Đề nghị nên phân cấp quản lý đường bộ theo lãnh thổ; giải tán các hạt quản lý đường bộ, giao cho địa phương quản lý, sửa chữa và khai thác các tuyến đường bộ trên địa bàn để thuận tiện và nâng cao trách nhiệm trong việc xử lý, đảm bảo an toàn giao thông; hiện nay, một số đoạn đường quốc lộ do các hạt quản lý, thiếu trách nhiệm để cầu, đường hỏng kéo dài”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương