BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang67/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   67

Trả lời:

Về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao xin được báo cáo như sau: Trong những năm qua, thực hiện chủ trương “xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh” theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngành Tòa án nhân dân đã và đang xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chủ trương nêu trên nhằm xây dựng được một đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh. Cho đến nay, các nội dung liên quan đến công tác tổ chức - cán bộ của ngành Toà án đã được triển khai thực hiện theo hướng đổi mới nhằm phục vụ tốt hơn các yêu cầu của công tác xét xử. Ngành Tòa án cũng xác định một trong những vấn đề lớn của công tác tổ chức bộ máy và cán bộ là kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo và tuyển dụng cán bộ, công chức Tòa án các cấp được thực hiện theo hướng tập trung vào chất lượng cán bộ, nên đáp ứng tốt hơn yêu cầu tiêu chuẩn hoá cán bộ của ngành. Đối với số cán bộ mới được tuyển dụng vào làm nhiệm vụ Thư ký, Thẩm tra viên, chuyên viên ở Tòa án các cấp về cơ bản đều có trình độ cử nhân luật chính quy thuộc các Trường đại học công lập. Theo báo cáo của các Toà án nhân dân địa phương thì hầu hết họ đều đáp ứng yêu cầu và đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trên thực tế còn một số ít trường hợp cán bộ chưa thực sự theo kịp các yêu cầu của công việc, nguyên nhân là do khi tiếp xúc công việc mới còn bỡ ngỡ do công tác đào tạo ở các trường đại học chưa sát với yêu cầu thực tế. Nắm bắt được điều này, hàng năm, Toà án nhân dân tối cao đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, cho Thư ký Toà án các cấp, đồng thời thường xuyên chỉ đạo các Toà án nhân dân địa phương rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng giáo trình và giao cho Toà án nhân dân cấp tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức Toà án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đặc biệt là đối với đội ngũ Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên và Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí đào tạo còn hạn hẹp nên công tác này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay. Do đó, về lâu dài, để bảo đảm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, Toà án nhân dân tối cao cũng đã đề nghị được chủ động tạo nguồn tuyển dụng cán bộ cũng như việc đào tạo cán bộ cho Toà án các cấp theo hướng đề nghị Chính phủ cho một quỹ kinh phí, sử dụng quỹ đó để tạo nguồn cán bộ thường xuyên cho ngành Toà án nhân dân. Chỉ tiêu đào tạo vào khoảng 500 người/năm với trình độ đào tạo là cử nhân luật chính quy, hình thức chiêu sinh kết hợp chế độ thi tuyển với chế độ cử tuyển đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là con em gia đình chính sách, có công với cách mạng, người dân tộc, người địa phương ở vùng sâu, vùng xa, miền núi. Bên cạnh đó, Toà án nhân dân tối cao cũng kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu các cơ sở đào tạo luật cần nghiên cứu, đổi mới về phương thức, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.

3/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao xem xét, tăng cường biên chế ngành Tòa án ở các địa phương, đặc biệt là ở cấp huyện, để đáp ứng yêu cầu tăng thẩm quyền xét xử và thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp. Đề nghị Toà án nhân dân tối cao tiếp tục xem xét đầu tư cơ sở vật chất cho ngành Tòa án ở địa phương, đặc biệt là các Tòa án cấp huyện chưa được xây dựng trụ sở mới”.

Trả lời:

Về ý kiến này, Tòa án nhân dân tối cao thấy rằng: Căn cứ vào biên chế được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao trong hai năm 2004 và 2005 cho ngành Toà án nhân dân (trước khi quyết định tăng thẩm quyền xét xử) và trên cơ sở số lượng án phải giải quyết hàng năm, các điều kiện về địa lý, dân cư..., Toà án nhân dân tối cao đã phân bổ biên chế cho các Toà án nhân dân địa phương. Với số lượng biên chế mà các Toà án nhân dân địa phương được phân bổ, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, kể cả đối với các Toà án nhân dân cấp huyện thực hiện thẩm quyền xét xử mới. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay do các vụ việc ngày càng phức tạp và tăng về số lượng, nên ở một số Tòa án nhân dân địa phương, nhất là ở Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện thẩm quyền xét xử mới thì số lượng biên chế được phân bổ chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó, việc cử tri đề nghị cần có kế hoạch bổ sung thêm biên chế cho Tòa án nhân dân cấp huyện là hoàn toàn phù hợp. Hiện nay, Toà án nhân dân tối cao đang tiến hành xây dựng kế hoạch bổ sung biên chế (đặc biệt là bổ sung Thẩm phán) cho toàn ngành Toà án nhân dân để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc vụ xem xét, quyết định.



4/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp; xây dựng Đề án thành lập Tòa án sơ thẩm, Tòa án phúc thẩm khu vực. Cần xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trên cơ sở bảo đảm tính công khai, dân chủ, minh bạch; vị trí pháp lý và mối quan hệ của cơ quan thi hành án dân sự. Có chính sách thu hút cán bộ có trình độ và năng lực vào công tác tại miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; cải tiến chế độ, chính sách tiền lương mang tính đặc thù của hệ thống tư pháp, nhằm từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ tư pháp. Có cơ chế mới trong công tác tuyển dụng, cho phép mở rộng nguồn bổ nhiệm các chức danh tư pháp, tăng biên chế cho hệ thống tư pháp. Đề nghị Chính phủ tăng cường kinh phí cho công tác xét xử lưu động. Có quy định về chế độ chính sách cụ thể cho đội ngũ Hội thẩm nhân dân để các Đoàn Hội thẩm tham gia hoạt động xét xử đạt chất lượng cao hơn. Việc thực hiện cải cách tư pháp, khi tăng thẩm quyền cho Toà án nhân dân cấp huyện cần tăng chế độ chính sách về biên chế, cơ sở vật chất, kinh phí cho các cơ quan tư pháp.

Trả lời:

Về các vấn đề mà cử tri tỉnh Yên Bái đã nêu, Toà án nhân dân tối cao xin trả lời như sau: Đối với việc nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Toà án nhân dân tối cao đã xây dựng dự thảo Đề án thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực và trình Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, đồng thời có báo cáo xin ý kiến về các các nội dung lớn liên quan đến việc thành lập Tòa án phúc thẩm, Tòa án thượng thẩm, đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân tối cao. Hiện nay, Toà án nhân dân tối cao đang hoàn chỉnh Đề cương Đề án tổng thể về xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án nhân dân.

Về chính sách thu hút cán bộ có trình độ và năng lực vào công tác tại miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Đây là vấn đề vướng mắc không chỉ của ngành Tòa án nói riêng mà đối với tất cả các ngành tư pháp nói chung, bởi hiện nay chế độ, chính sách của cán bộ ngành tư pháp được quy định giống như đối với cán bộ công chức hành chính. Trước tình hình thực tế như vậy, Toà án nhân dân tối cao cũng có kế hoạch đề nghị cấp uỷ và chính quyền địa phương có trợ cấp sinh hoạt ưu đãi ban đầu (trong thời gian khoảng 5 năm với mức khoảng 1 triệu đồng/tháng/người) đối với người có trình độ đại học luật ở các địa phương khác tình nguyện đến công tác tại Toà án các huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn. Đối với các trường hợp này thì ưu tiên xét tuyển mà không phải qua thi tuyển công chức theo thủ tục chung. Đối với các trường hợp là người dân tộc, nếu có trình độ cử nhân luật hệ tại chức thì cũng có thể được xem xét, tuyển dụng vào làm việc. Đối với việc mở rộng nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao đã chỉ đạo các Toà án nhân dân địa phương phối hợp với cấp uỷ và Hội đồng nhân dân địa phương rà soát cán bộ có trình độ đại học luật của các ngành ở địa phương để điều động, ưu tiên cho Toà án; bổ nhiệm Hội thẩm nhân dân làm Thẩm phán nếu họ có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Toà án nhân dân tối cao đã có báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương và các cơ quan có thẩm quyền về cải tiến chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức ngành Tòa án.

Về đề nghị tăng kinh phí cho hoạt động xét xử lưu động là hoàn toàn phù hợp. Trong thời gian qua Chính phủ đã hỗ trợ thêm một phần kinh phí xét xử lưu động bình quân 14 triệu đồng/năm đối với một Tòa án cấp huyện và 30 triệu đồng/năm đối với Tòa án cấp tỉnh (khoản hỗ trợ này nằm ngoài khoản kinh phí được giao theo định mức trên biên chế mà Nhà nước quy định cấp).

Đối với chế độ của Hội thẩm Toà án, theo Quyết định số 241/2006/QĐ-TTg ngày 25-10-2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng phiên toà thì Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện được hưởng mức bồi dưỡng 50.000 đồng/ngày làm việc. Hội thẩm nhân dân được thanh toán chi phí đi lại theo quy định như đối với cán bộ, công chức đi công tác. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có quy định về chế độ bồi dưỡng đối với Hội thẩm mà chưa có quy định về kinh phí để phục vụ cho các Đoàn Hội thẩm làm việc, Toà án nhân dân tối cao xin ghi nhận ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái và sẽ nghiên cứu để trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

5/ Cử tri ngành Tòa án tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở, phòng xét xử, phươg tiện làm việc cho Tòa án các cấp bảo đảm thuận tiện cho công tác xét xử và tính nghiêm minh của cơ quan xét xử; có quy định về việc cảnh sát tư pháp có trách nhiệm tham gia bảo vệ tất cả các phiên tòa, vì thực tế hiện nay cảnh sát tư pháp mới tham gia bảo vệ các phiên tòa hình sự (Tòa án phải có công văn gửi trước thì cảnh sát tư pháp mới cử người sang bảo vệ), còn các phiên tòa dân sự chưa được bảo vệ nên đã xảy ra nhiều vụ đương sự gây lộn xộn và đe dọa hội đồng xét xử nhưng không được ngăn chặn, xử lý kịp thời”.

Trả lời:

Về nội dung này, Tòa án nhân dân tối cao xin trả lời như sau:



* Thứ nhất, về tình hình ngân sách đầu tư xây dựng trụ sở:

Từ năm 2003, ngành Tòa án nhân dân được Quốc hội phê chuẩn quản lý công tác tổ chức cán bộ theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương. Cũng từ sau khi chuyển giao, Chính phủ đã quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở cho ngành Tòa án, nên số tiền đầu tư tăng nhiều so với thời gian Bộ Tư pháp quản lý, cụ thể như sau:



STT

Năm

Vốn kế hoạch

Thực hiện

1.

2003

143,5 tỷ đồng

137,377 tỷ đồng

2.

2004

130 tỷ đồng

130 tỷ đồng

3.

2005

222 tỷ đồng

222 tỷ đồng

4.

2006

223 tỷ đồng

223 tỷ đồng

5.

2007

268,24 tỷ đồng

268,24 tỷ đồng

6.

2008

293 tỷ đồng

293 tỷ đồng

Như vậy, trong sáu năm, Tòa án nhân dân tối cao được Chính phủ đầu tư tổng số tiền là 1.280,540 tỷ đồng để xây dựng trụ sở cho các Tòa án địa phương. Ngành Tòa án đã sử dụng đúng mục đích. Ngân sách đầu tư xây dựng trụ sở do Chính phủ cấp, Tòa án nhân dân tối cao ưu tiên đầu tư cho Tòa án nhân dân cấp huyện để tăng thẩm quyền xét xử và Tòa án nhân dân cấp tỉnh (không sử dụng ngân sách này cho việc xây dựng hay sửa chữa trụ sở của Tòa án nhân dân tối cao). Đầu tư cho 36 trụ sở Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trong đó xây mới 11 trụ sở và cải tạo mở rộng 25 trụ sở. Đến hết năm 2007 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 27 trụ sở, trong đó 5 trụ sở xây mới và 22 trụ sở cải tạo mở rộng.

Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân tối cao đã đầu tư cho 484 trụ sở, trong đó xây mới 196 trụ sở, cải tạo mở rộng 228 trụ sở. Tính đến hết năm 2007 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng toàn bộ 424 trụ sở.

Năm 2008, Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục sử dụng ngân sách do Chính phủ cấp để đầu tư cho 122 trụ sở, trong đó xây mới 43 trụ sở, cải tạo mở rộng 79 trụ sở.

* Về tình hình trang thiết bị phục vụ công tác trong những năm qua

Thực hiện đề án xây dựng do Tòa án nhân dân tối cao trình, hàng năm Chính phủ cấp cho ngành Tòa án nhân dân 50 tỷ đồng. Trong 6 năm thực hiện đề án, Chính phủ đã cấp 300 tỷ đồng mua sắm những trang thiết bị cần thiết cho ngành Tòa án phục vụ cho công tác xét xử (như ô tô, xe máy, âm ly, loa, đài, máy photo, máy vi tính…). Nguồn ngân sách trên, Tòa án nhân dân tối cao đã phân bổ về cho Tòa án nhân dân địa phương tự mua sắm theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, trong 6 năm qua, Chính phủ đã dành ưu tiên cho ngành Tòa án nhân dân một nguồn ngân sách đáng kể đầu tư xây dựng trụ sở và trang bị phương tiện phục vụ cho công tác xét xử và hoạt động của ngành Tòa án, qua đó cho thấy về cơ sở vật chất có bước chuyển biến rõ rệt so với các năm trước năm 2002. Tính cho đến nay, không còn tình trạng Tòa án không có phòng làm việc, trừ các huyện mới chia tách, tỉnh mới thành lập. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng hầu hết trụ sở Tòa án các cấp còn chật hẹp, chỉ có khoảng 20% trụ sở Tòa án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, còn lại 80% là trụ sở cũ cải tạo mở rộng mang tính chắp vá nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Đối với Tòa án nhân dân tối cao thì trụ sở tiếp quản từ thời Pháp thuộc tới nay chưa được đầu tư xây dựng thêm nên rất chật hẹp, thiếu phòng xét xử và phòng làm việc.

Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do việc cấp đất để xây dựng của chính quyền các cấp còn gặp rất nhiều khó khăn, không đáp ứng yêu cầu của ngành Tòa án nhân dân. Mặt khác, ngân sách đầu tư xây dựng trụ sở của ngành Tòa án do Chính phủ cấp hàng năm có tăng lên, nhưng chỉ là diện ưu tiên, chưa phải là nguồn ngân sách trọng điểm quốc gia nên nhu cầu ngân sách đầu tư trụ sở còn bị hạn chế, Tòa án nhân dân tối cao đang kiến với Chính phủ đưa các đề án về xây dựng cơ bản hệ thống trụ sở Tòa án nhân dân các cấp và đề án mua sắm trang bị phương tiện phục vụ hoạt động của ngành Tòa án nhân dân vào dự án trọng điểm quốc gia để ưu tiên bố trí kinh phí. Theo Đề án trình Chính phủ từ năm 2009 - 2015 ngành Tòa án nhân dân cần số lượng ngân sách là 4.819 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cho các đơn vị: như Tòa án nhân dân tối cao (bao gồm các Tòa chuyên trách, Tòa phúc thẩm tại 3 miền) là 2.029 tỷ đồng; Tòa án nhân dân cấp tỉnh là 1.590 tỷ đồng; Tòa án nhân dân cấp huyện là 1.200 tỷ đồng.

Đối với tỉnh Quảng Ninh có 14 Tòa án nhân dân cấp huyện. Tính cho đến nay các Tòa án này đều đã có trụ sở làm việc xây từ 2 tầng trở lên, trong đó có 3 trụ sở xây mới và 10 đơn vị đã đầu tư cải tạo mở rộng. Riêng Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tuy đã được cải tạo mở rộng song do diện tích đất quá chật hẹp nên không đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử và làm việc của cán bộ, công chức. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành các thủ tục xin cấp đất nhưng đến nay chưa được chính quyền địa phương giải quyết. Về cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh cũng được trang bị như Tòa án nhân dân các tỉnh khác trên toàn quốc.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị:

- Hiện nay việc tăng thẩm quyền xét xử cho cấp Huyện cơ bản đã hoàn thành, theo đó một số nhiệm vụ trước đây của Viện kiểm sát cấp Tỉnh do Viện kiểm sát cấp Huyện đảm nhiệm và số nhiệm vụ trước đây của Viện kiểm sát tối cao nay do Viện kiểm sát cấp Tỉnh thực hiện (như án xét xử phúc thẩm). Theo quy định của Pháp lệnh Kiểm sát viên hiện hành thì kiểm sát viên cao cấp chỉ có ở Viện kiểm sát tối cao, ở tỉnh có Kiểm sát viên cấp tỉnh và ở cấp Huyện có kiểm sát viên cấp Huyện với các thang bảng lương khác nhau, về chức trách nhiệm vụ và chế độ như trên là không phù hợp, lý do vậy chúng tôi xét thấy việc sửa đổi bổ sung Pháp lệnh KSV là cần thiết. Tương tự như ngành Kiểm sát nhân dân, các ngành khác như Tòa án, thi hành án cũng phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp

- Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp, cử tri cho rằng vấn đề cơ bản nhất để thực hiện chủ trương này là nguồn lực con người, nhưng hiện nay việc thu hút người có năng lực, người giỏi vào các cơ quan tư pháp nói chung (như TA, VKS) gặp nhiều khó khăn thậm chí những người có năng lực trình độ trong các ngành ngày đang có xu hướng xin chuyền sang các ngành khác. Lý do chủ yếu là công tác trong các ngành này áp lực công việc lơn, nhưng chế độ đãi ngộ rất bất cập, điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc còn nhiều hạn chế, cuộc sống CBCC có nhiều khó khăn. Vì vậy đề nghị Quốc hội quan tâm đề ra các chính sách đãi ngộ thích hợp về tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, cũng như hỗ trợ các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác cho đội ngũ CBCC các ngành Tư pháp.

Trả lời (tại công văn số 2540/VKSTC ngày 20/8/2008):

Thống nhất với ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có chủ trương trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh kiểm sát viên theo hướng quy định có 3 ngạch Kiểm sát viên: Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên chính và Kiểm sát viên, giống như các chức danh khác của các bộ, ngành mà Chính phủ đã ban hành. Quy định như vậy sẽ thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển và thực hiện chính sách cán bộ. Bởi lẽ ở bất cứ cơ quan nhà nước nào ở Trung ương, cũng như ở cấp tỉnh và cấp huyện phải có đủ cơ cấu cán bộ để vừa đảm bảo tính kế thừa, phát triển và chuyên sâu. Ở cấp Trung ương ngoài các chức vụ lãnh đạo còn có chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên; ở cấp tỉnh ngoài các chức vụ lãnh đạo còn có chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, cán sự và nhân viên; ở cấp huyện ngoài các chức vụ lãnh đạo còn có chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên. Phải cơ cấu cán bộ như vậy mới đáp ứng được việc bố trí, sắp xếp với từng loại công việc, vừa tạo nguồn bảo đảm tính kế thừa chuyển tiếp từ ngạch dưới lên ngạch trên; nếu cán bộ có đủ điều kiện theo quy định ở chức danh nào, tuỳ theo nhu cầu của từng cấp có thể bổ nhiệm vào chức danh đó, không phân biệt cán bộ đó đang công tác ở cấp nào. Viện kiểm sát nhân dân tối cáo có Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên chính và một số Kiểm sát viên; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có một số Kiểm sát viên cao cấp (Lãnh đạo cấp tỉnh), Kiểm sát viên chính và Kiểm sát viên; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có một số Kiểm sát viên chính (Lãnh đạo cấp huyện) và kiểm sát viên. Về chính sách tiền lương để nghị sửa theo hướng Kiểm sát viên có thang, bảng lương riêng (có ưu đãi đến tính chất hoạt động nghề nghiệp), có phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp thâm niên theo quy định của Nhà nước. Đề nghị như vậy vì có trách nhiệm pháp lý của Kiểm sát viên các cấp rất nặng nề, áp lực công việc lớn (nếu để sảy ra oan, sai phải bồi thường); thực tế đời sống của Kiểm sát viên còn nhiều khó khăn do mức lương và phụ cấp hiện nay chưa bảo đảm mức sống trung bình trong mặt bằng chung của xã hội.



Về chủ trương thu hút nguồn nhân lực và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc: thực hiện chủ trương cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xây dựng Kế hoạch số 29/KH-VKSTC-V9 ngày 07/5/2007 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành kiểm sát đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2007 – 2010 nhằm mục tiêu trang bị kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế và hệ thống kiến thức pháp luật quốc tế chuyên sâu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, Kế hoạch số 53/KH-VKTTC-V9 ngày 08/10/2007 về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế năm 2008 – 2010 nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ chuyên sâu về pháp luật quốc tế, giỏi nghiệp vụ chuyên ngành, thông thạo ngoại ngữ, tin học; đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đã ban hành Quy chế tuyển dụng, đào tạo và quản lý đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, theo đó, năm 2008 đã tổ chức thi tuyển để chọn 25 cử nhân Luật (tốt nghiệp hệ chính quy loại khá, giỏi), cam kết phục vụ ngành Kiểm sát lâu dài, để đào tạo nghiệp vụ tập trung tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước bằng nguồn kinh phí hội nhập của Chính phủ. Về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, toàn ngành thực hiện tốt chế độ tự quản, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí hành chính và quản lý tài sản công có hiệu quả. Kiến nghị bổ sung mức kinh phí đối với ngành Kiểm sát theo những nhiệm vụ cải cách tư pháp xác định tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở làm việc, các công trình phục vụ công tác cho các đơn vị mới được thành lập, chia tách hay những đơn vị phải thuê, mượn trụ sở; thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, kiểm toán đối với các dự án xây dựng cơ bản của ngành.





Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương