BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang2/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 6132/BGTVT-CĐBVN ngày 18 tháng 8 năm 2008)

Vấn đề thứ nhất:

Quốc lộ 1 qua địa phận tỉnh Ninh Bình có 4 cầu (Yên, Vó, Ghềnh, Do) đang được triển khai Dự án xây dựng cầu mới thay thế cầu cũ bị hư hỏng.

Trong đó có cầu Yên, cầu Ghềnh đã được nhà thầu triển khai thi công từ năm 2006, cầu Vó được triển khai thi công từ tháng 5 năm 2008 và cầu Do được triển khai thi công từ tháng 7 năm 2008; do khó khăn về vốn, về công tác giải phóng mặt bằng và phải xử lý kỹ thuật do vị trí cầu nằm trên túi bùn hữu cơ nên tiến độ thi công cầu Yên, cầu Ghềnh bị chậm. Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các cầu nói trên; hiện nay, cầu Ghềnh đã thông xe kỹ thuật và nhà thầu đang hoàn thiện công trình, theo báo cáo của các chủ đầu tư, trong tháng 2 năm 2009 (trước tết Nguyên đán) sẽ hoàn thành cầu Yên, cầu Vó và thông xe kỹ thuật cầu Do.

- Đoạn tuyến Quốc lộ 1 đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình dài 34,35km (Km251+050-Km285+400), kết cấu mặt đường bê tông nhựa, nền đường rộng 12m; mặt đường rộng 10 m (các đoạn qua thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp có bề rộng mặt đường lớn hơn). Trên toàn tuyến, do được bảo dưỡng thường xuyên tốt nên giữa mặt đường với lề đường không có tình trạng chênh cao; duy nhất chỉ có đoạn Km277+920-Km284+300 có tình trạng bất cập như phản ánh, nguyên nhân là do UBND thị xã Tam Điệp khi lập Dự án cạp rộng mặt đường đoạn này đã không phối hợp với đơn vị quản lý tuyến đường và chủ đầu tư Dự án cải tạo mạng lưới đường bộ (NPP/CP/)-WB4 để thống nhất các giải pháp kỹ thuật làm cơ sở phê duyệt thiết kế dự án cạp rộng đường của địa phương phù hợp với Dự án WB4; tiếp theo, khi triển khai thi công (không xin cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác), dự án mở rộng mặt đường của địa phương không có điều chỉnh cao độ cho phù hợp mặc dù Dự án WB4 đã thi công xong hạng mục thảm bê tông nhựa phần mặt đường chính. Hiện nay trên đoạn này, nhân dân hai phường Bắc Sơn và Trung Sơn đã đổ đất lấp kín phần thấp hơn (gồm mặt đường cạp rộng và rãnh thoát nước), việc này tuy giải quyết tạm thời chênh lệch về cao độ nhưng lại cản trở, làm ảnh hưởng đến thoát nước và công tác quản lý tuyến đường; để giải quyết tình trạng này, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo chủ đầu tư công trình cạp rộng đường điều chỉnh thiết kế phần cạp rộng phù hợp với phần đường chính, trình cơ quan quản lý tuyến đường có thẩm quyền chấp thuận và cấp phép thi công theo quy định hiện hành.

- Hiện nay, hệ thống báo hiệu đường bộ trên tuyến QL1 đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình tương đối đầy đủ, riêng đoạn Km277+920-Km284+30Đ chưa kẻ vạch phân làn đường và đoạn Km274-Km277 bị mờ vạch sơn kẻ đường; nguyên nhân do nằm trong đoạn tuyến đang thực hiện dự án (Dự án cải tạo mạng lưới đường bộ do Ngân hàng thế giới tài trợ- đoạn Km269-Km286) nên không được phép đầu tư trùng lắp gây lãng phí. Dự án phải dừng thi công do trượt giá, tuy nhiên, hiện đã khởi động đấu thầu lại và sẽ ưu tiên thi công sơn vạch kẻ đường trên các đoạn mặt đường đã được thảm bê tông nhựa.

- Theo báo cáo của đơn vị quản lý tuyến đường, sau khi có ý kiến của các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình, việc triển khai lắp đặt dải phân cách tại các nút giao Km276+700, Km277+700 và Km278+600 đã được thực hiện xong trong tháng 6/2008.



Vấn đề thứ hai:

Hệ thống quốc lộ là huyết mạch giao thông vận tải, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Việc đầu tư phát triển cũng như công tác quản lý, bảo trì phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trên tất cả các tuyến quốc lộ, đồng thời phải phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật hiện hành (Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân nhân, Luật Ngân sách nhà nước...). Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Bộ Giao thông vận tải thống nhất quản lý nhà nước về đường bộ trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý xây dựng, bảo trì hệ thống quốc lộ; UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và bảo trì hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đồng thời quy định việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã trong phạm vi địa phương.

Việc phân cấp quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ như hiện nay là phù hợp với thực tế và được khẳng định bằng sự phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng, sự thay đổi toàn bộ diện mạo của mạng lưới đường bộ Việt Nam trong thời gian vừa qua, đặc biệt là của hệ thống quốc lộ. Tuy nhiên, công tác phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước giữa Bộ Giao thông vận tải với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương còn chưa đồng bộ ở một số mặt công tác. Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo các đơn vị quản lý tuyến quốc lộ đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn toàn đường bộ và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.

- Hạt Quản lý đường bộ là đơn vị được giao trực tiếp quản lý một đoạn tuyến đường bộ, trung bình mỗi Hạt phụ trách từ 40 Km đến 50 Km đường bộ. Hạt thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật, kéo dài tuổi thọ của công trình đường bộ. Mô hình quản lý đường bộ đến cấp hạt đã được thực hiện thống nhất, ổn định trong cả nước từ năm 1962 đến nay đối với cả đường đường quốc lộ và đường tỉnh, đường huyện,... Trong thời gian qua, các Hạt quản lý quốc lộ đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đoạn tuyến được giao nhưng do điều kiện khó khăn về nguồn vốn bảo trì cũng như việc không được đầu tư trùng dự án (các dự án bị dừng thi công, chậm tiến độ do thiếu vốn, vướng mắc giải phóng mặt bằng...) nên đã có một số trường hợp cầu, đường hư hỏng, hệ thống báo hiệu thiếu, mất tác dụng không được sửa chữa, bổ sung kịp thời; Bộ GTVT đang cố gắng cân đối vốn trong điều kiện nguồn kinh phí cho phép để khắc phục tình trạng trên.



10/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị nghiên cứu quy định giao việc quản lý và bảo trì sửa chữa các tuyến đường quốc lộ cho địa phương theo địa giới, vì quy định quản lý như hiện nay là không hợp lý”.

Trả lời (tại Công văn số /BGTVT-CĐBVN ngày 18 tháng 8 năm 2008)

- Hệ thống quốc lộ là huyết mạch giao thông vận tải, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Việc đầu tư phát triển cũng như công tác quản lý, bảo trì phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trên tất cả các tuyến quốc lộ, đồng thời phải phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật hiện hành (Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân nhân, Luật Ngân sách nhà nước...). Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Bộ Giao thông vận tải thống nhất quản lý nhà nước về đường bộ trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý xây dựng, bảo trì hệ thống quốc lộ; UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và bảo trì hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đồng thời quy định việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã trong phạm vi địa phương.

- Việc phân cấp quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ như hiện nay là phù hợp với thực tế và được khẳng định bằng sự phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng, sự thay đổi toàn bộ diện mạo của mạng lưới đường bộ Việt Nam trong thời gian vừa qua, đặc biệt là của hệ thống quốc lộ. Tuy nhiên, công tác phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước giữa Bộ Giao thông vận tải với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương còn chưa đồng bộ ở một số mặt công tác. Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo các đơn vị quản lý tuyến quốc lộ đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn toàn đường bộ và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.

11/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo kịp thời Cục quản lý đường bộ và các Khu quản lý đường bộ (khu QLĐB 474, 483…) có trách nhiệm quản lý đường quốc lộ 1A, 1B, 8A, 12A và đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận Hà Tĩnh, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp và các ngành hữu quan của tỉnh Hà Tĩnh để cùng quản lý mặt bằng hành lang giao thông sau khi đã giải toả nhằm tránh tình trạng tái lấn chiếm sau giải toả; nghiên cứu đề xuất Chính phủ phân cấp trách nhiệm cụ thể giao cho chính quyền địa phương trong việc quản lý hành lang an toàn giao thông của các tuyến đường đi qua địa bàn”.

Trả lời (tại Công văn số 6130/BGTVT-CĐBVN ngày 18 tháng 8 năm 2008)

- Trước hết, Bộ Giao thông vận tải xin phép được làm rõ, trong hệ thống đường quốc lộ Việt Nam, Quốc lộ 1B xuất phát từ thị trấn Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) và kết thúc tại TP. Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên); như vậy, Quốc lộ 1B không đi qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

2. Ngày 07/1/2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 25/QĐ-TTg về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và năm 2008; trong đó giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì xây dựng Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Dự thảo Luật đã được Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan soạn thảo trình Chính phủ xem xét và ngày 01/4/2008, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi) tại Tờ trình số 27/TTr-CP; tại kỳ họp thứ 3, trong hai ngày 28 và 29/5/2008, Quốc hội khóa XII đã tiến hành thảo luận ở hội trường về Dự thảo Luật. Trong Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) trình Quốc hội, tại khoản c và khoản d Điều 50 (Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ) có quy định:

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy đinh về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương. Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đối với ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) trong các lĩnh vực hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi địa phương.

d) Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì việc bảo vệ hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính.”

Như vậy, kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh đề xuất phân cấp trách nhiệm cụ thể giao cho chính quyền địa phương trong việc quản lý hành lang an toàn giao thông của các tuyến đường đi qua địa bàn đã được trình Quốc hội xem xét; dự kiến Dự thảo Luật sẽ được Quốc hội khóa XII xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tư, tháng 10 năm 2008.

3. Thực hiện Quyết đính số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Chính phủ phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, Bộ Giao thông vận tải đã có công văn số 315/BGTVT-VT ngày 14/01/2008, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tết quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Cục Đường bộ Việt Nam đang chỉ đạo các Khu Quản lý Đường bộ (trong đó có Khu Quản lý đường bộ IV) phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện tốt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Để quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ đã được giải tỏa, sẽ tổ chức ký cam kết giữa Đơn vị quản lý đường bộ và chính quyền địa phương với từng hộ dân hai bên đường. Bộ Giao thông vận tải rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của cử tri trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, nhất là sự hợp tác tích cực của các hộ dân hai bên đường.

12/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Đề nghị cho phép đưa dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh vào danh mục các dự án đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng vốn đầu tư là 1.677 tỷ đồng và sớm đầu tư tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi”.

Trả lời (tại Công văn số 6056/BGTVT-KHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2008)

1. Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh: Bộ Giao thông vận tải đã đưa tuyến đường này vào quy hoạch tuyến đường ven biển để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2008, đề nghị tỉnh sớm triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 138/TB-VPCP ngày 18/5/2008 của Văn phòng Chính phủ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn cho dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các công văn số l003/TTg-CN ngày 28/6/2006 và số 6181/VPCP-KTTH ngày 29/10/2007. Để sớm triển khai thực hiện, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đồng ý kêu gọi đầu tư theo hình thức BT, khi có nguồn vốn sẽ hoàn trả. Do dự án có tổng mức đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài, tỉnh cần nghiên cứu phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng nguồn vốn và nhu cầu phát triển”.

2. Tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Đây là dự án nằm trong danh mục đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu giai đoạn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 11/4/2007. Bộ Giao thông vận tải đã lập xong dự án đầu tư, với quy mô: dài 125km, 4 - 6 làn xe, có tổng mức đầu tư: 1.103 triệu USD. Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đang tuyển chọn tư vấn để cập nhật dự án. WB dự kiến bố trí vốn vay tài khóa năm 2010: 80 triệu USD vay ưu đãi (IDA), 700 triệu USD vay thương mại (IBRD) và phần còn lại dự kiến vay JBIC. Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục làm việc vời các nhà tài trợ để thu xếp vốn sớm triển khai dự án.

13/ Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm đầu tư nguồn vốn trong năm 2008 và những năm tiếp theo để nâng cấp quốc lộ 31, quốc lộ 279 đoạn qua tỉnh Lạng Sơn hiện nay đã xuống cấp, nhiều năm đề nghị nhưng chưa được đầu tư”.

Trả lời (tại Công văn số 6239/BGTVT-KHĐT ngày 20 tháng 8 năm 2008)

- Quốc lộ 31: Đoạn qua Lạng Sơn, Bộ GTVT đã triển khai công tác chuẩn bị đầu tư để sử dụng vốn vay JBIC nhưng đến nay chưa được phía JBIC chấp thuận. Để có thể triển khai thi công, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn, khi cân đối được vốn sẽ thực hiện. Trước mắt, Cục Đường bộ VN đang thực hiện công tác bảo trì bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm để đảm bảo an toàn giao thông.

- Quốc lộ 279: Đoạn qua tỉnh Lạng Sơn dài 156 km (km143 - km 299), gồm các dự án:

+ Dự án cải tạo nâng cấp đoạn km 184 - km299 đã được đầu tư nâng cấp tiêu chuẩn đường cấp V, TMĐT 89 tỷ đồng, hoàn thành năm 2005.

+ Dự án cải tạo nâng cấp đoạn km 143 - km 184 (Than Muội - Tu Đồn): TMĐT 142 tỷ đồng, sử dụng vốn TPCP, đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, đang triển khai công tác đấu thầu, dự kiến được khởi công quý 4/2008, hoàn thành 2010.

14/ Cử tri tỉnh Khánh Hoà kiến nghị: “Đề nghị xem xét đầu tư các tuyến giao thông quan trọng của đất nước (cả đường không, đường biển, đường bộ, đường tránh các khu vực đô thị). Hiện nay đường bộ cao tốc đoạn qua Khánh Hoà, Phú Yên chưa được thực hiện, đề nghị xem xét đầu tư.

Đề nghị nâng cấp quốc lộ 26 từ đường cấp 4 lên đường cấp 3. Hiện nay đoạn đường này xuống cấp trầm trọng và thường xảy ra tai nạn giao thông”.

Trả lời (tại Công văn số 6243/BGTVT-KHĐT ngày 21 tháng 8 năm 2008)

1. Đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua địa phận tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên: Theo quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ đoạn này đầu tư vào giai đoạn sau năm 2020. Tuy nhiên để khuyến khích các nhà đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đang triển khai chuẩn bị đầu tư để kêu gọi vốn ODA và đầu tư theo hình thức BOT.

2. Nâng cấp quốc lộ 26 từ cấp 4 lên cấp 3: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 201/TB-VPCP ngày 8/8/2008 của Văn phòng Chính phủ, trong đó có nội dung: “Về hỗ trợ vốn nâng cấp quốc lộ 26, đoạn từ Km 02 - Km 10 thành đường cấp 3: đồng ý về chủ trương; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phôi họp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải đề xuất nguồn vốn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định”. Bộ Giao thông vận tải sẽ triển khai việc lập dự án đầu tư để làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn triển khai. Trong thời gian chưa triển khai được ngay, Bộ Giao thông vận tải sẽ giao cho Cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác bảo đảm giao thông.

15/ Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm có kế hoạch nâng cấp các tuyến quốc lộ 14, 28, 14C đi qua tỉnh Đắk Nông, đặc biệt là tuyến quốc lộ 14 để giảm thiểu tai nạn giao thông như hiện nay”.

Trả lời (tại Công văn số 6242/BGTVT-KHĐT ngày 21 tháng 8 năm 2008)

1. Quốc lộ 14 (đi trùng đường Hồ Chí Minh) qua địa phận tỉnh Đăk Nông, hiện nay đang triển khai như sau:

- Đoạn qua thị xã Gia Nghĩa (bao gồm cả 7,3 km QL28): Dài 15,3 km, quy mô đầu tư theo tiêu chuẩn đô thị loại 4, có tổng mức đầu tư 562 tỷ, sử dụng vốn của dự án đường Hồ Chí Minh, khởi công từ tháng 2/2007, dự kiến hoàn thành vào năm 2010.

- Đoạn qua thị xã Đăk Mil và Kiến Đức: Dài 9km, quy mô đầu tư theo tiêu chuẩn đô thị thứ yếu, có tổng mức đầu tư 287 tỷ, sẽ khởi vào quý IV/2008 đoạn qua thị xã Kiến Đức và quý I/2009 khởi công đoạn qua thị xã Đăk Mil.

2. Quốc lộ 28 qua địa phận tỉnh Đăk Nông: từ Kinh Đức đến Gia Nghĩa dài 58 km đã được triển khai đầu tư hoàn thành từ năm 2006, bằng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, do có một số thay đổi về tổ chức tách Tỉnh, mưa lũ gây ra và đoạn tuyến bị ngập khi có thủy điện Đồng Nai 3 & 4. Bộ Giao thông vận tải đang triển khai thực hiện như sau:

- Đoạn qua thị xã Quảng Khê dài 3km do Sở Giao thông vận tải Đăk Nông làm chủ đầu tư. Đề nghị UBND tỉnh Đăk Nông chỉ đạo Sở Giao thông vận tải sớm hoàn chỉnh dự án trình duyệt theo quy định để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo;

- Kiên cố hóa chống sụt trượt khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra năm 2006: Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo chủ đầu tư Sở Giao thông vận tải tỉnh Đăk Lăk khẩn trương triển khai bước chuẩn bị xây dựng để khởi công vào quý IV/2008;

- Đoạn tránh ngập thủy điện Đồng Nai 3 & 4 do Sở Giao thông vận tải Đăk Nông làm chủ đầu tư, quy mô: dài 20,9 khi, tiêu chuẩn cấp IV miền núi; có tổng mức đầu tư 406 tỷ, sử dụng nguồn vốn của thủy điện đền bù và ngân sách. Hiện nay đang triển khai bước chuẩn bị xây dựng để khởi công vào quý IV/2008. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh phối hợp với Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

3. Quốc lộ 14C đoạn qua tỉnh Đắk Lắc và Đắk Nông: dài 189 km (đoạn Đắk Nông dài 127 km), quy mô theo tiêu chuẩn cấp IV miền núi, có tổng mức đầu tư 251 tỷ, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ. Hiện nay đang triển khai thi công giai đoạn I, phấn đấu hoàn thành vào năm 2009 nối thông tuyến (kể cả đoạn tránh vườn quốc gia Yok Đôn và mở rộng đoạn qua thị trấn Chư Ty). Giai đoạn 2 Bộ Giao thông vận tải đang tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho triển khai tiếp.

16/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị:

- Đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực miền núi và Trung du Bắc Bộ (dự án nâng cấp quốc lộ 70; nâng cấp quốc lộ 32 giai đoạn 2 và sửa chữa nâng cấp các cầu yếu, tải trọng thấp trên các tuyến); tích cực triển khai dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai theo kế hoạch.



- Hiện nay quốc lộ 70 đang thi công, do không có đường công cụ và đường tránh cho nên toàn bộ vận tải qua quốc lộ 70 đều đi qua đường Yên Bái - Khe Sang qua Tân Nguyên - Mậu A, thành phố Yên Bái, đường Đông Hồ, Thác Bà, Khánh Hoà - Yên Thế (Lục Yên) - Thác Bà (Yên Bình) mà đường này thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 5 miền núi, các cầu trên tuyến đều yếu và không đảm bảo an toàn, đề nghị Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn đầu tư hỗ trợ nguồn sửa chữa, nâng tải trọng các cầu trên tuyến để đảm bảo giao thông cho các tuyến đường tỉnh lộ.

- Đề nghị cho sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng nâng cấp đường ô tô tới trung tâm các xã, xây dựng cầu Trái Hút vượt sông Hồng, tuyến đường Yên Bái - Khe Sang.

- Đề nghị đầu tư xây dựng nâng cấp đưa vào tiêu chuẩn kỹ thuật đường đô thị đoạn đường từ Cầu Lung đến Suối Đôi, trên quốc lộ 21 dài 0,8km (thị xã Nghĩa Lộ) và sớm có kế hoạch xây dựng kè chắn lũ bảo vệ Cầu Lung trước mùa mưa lũ 2008”.

Trả lời (tại Công văn số 6233/BGTVT-KHĐT ngày 21 tháng 8 năm 2008)

- Dự án cải tạo sửa chữa Quốc lộ 70 (km0 - km 188): Tổng mức đầu tư 776, Bộ GTVT đã khởi công xây dựng ngày 31/8/2007, phấn đấu hoàn thành vào quý I/2009.

- Dự án Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 31 giai đoạn 2 đoạn Nghĩa Lộ - Vách Kim (km 204 - km332) giai đoạn I đã được đầu tư nâng cấp cải tạo bằng vốn TPCP, tiêu chuẩn đường cấp IV, TMĐT 347 tỷ đồng, khởi công 2002, hoàn thành 2005. Giai đoạn II thực hiện việc thay thế các cầu yếu, thảm bê tông nhựa mặt đường và kiên cố hoá với nhu cầu kinh phí đầu tư 366 tỷ đồng. Hiện dự án đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, dự kiến hoàn thành giai đoạn này vào năm 2010.

- Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai: dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai có quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn tốc độ 120km/h, bề rộng đạt 4 - 6 làn xe (đoạn Hà Nội - Việt trì - Yên Bái đạt 6 làn xe; đoạn Yên Bái Lào Cai đạt 4 làn xe). Dự án xây dựng theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 xây dựng đoạn Hà Nội - Việt trì - Yên Bái 4 làn xe; đoạn Yên Bái - Lào Cai 2 làn xe bằng nguồn vốn vay ADB và đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Giai đoạn 2 thi công hoàn chỉnh theo quy mô dự án.

Về nguồn vốn cho giai đoạn 1: Vay ODA của ADB 200 triệu USD, vay OCR 896 triệu USD, đối ứng 153 triệu USD. Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1531/TTg-CN ngày 28/9/2006 thông qua nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi và giao Bộ GTVT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai dự án. Hiện nay đang chuẩn bị thủ tục để có thể khởi công vào cuối năm 2009, hoàn thành năm 2012.

- Sửa chữa nâng cấp các tuyến đường tỉnh bị hư hỏng do thi công QL70: Bộ GTVT sẽ giao chủ đầu tư kiểm tra xác định hư hỏng, đề xuất các giải pháp để đầu tư hoàn trả các tuyến đường này.

- Xây dựng các tuyến đường GTVT đến trung tâm xã, cầu Trái Hút, tuyến Yên Bái - Khe Sang: Đây là các đường địa phương, theo phân cấp, do tỉnh quản lý đầu tư xây dựng. Đề nghị tiếp tục báo cáo TTCP hỗ trợ vốn để triển khai.

- Xây dựng đoạn Cầu Lung - Thị xã Nghĩa Lộ: Bộ GTVT ghi nhận ý kiến của cử tri và sẽ xem xét để có kế hoạch xử lý.

- Xây dựng kè chắn lũ bảo vệ cầu Lung: Kè đang dược triển khai xây dựng bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, sẽ hoàn thành trong quý IV/2008.

17/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai, thực hiện các dự án giao thông đi qua địa bàn tỉnh như (đường quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh…) để tạo điều kiện cho thu hút đầu tư xã hội hoá y tế cũng như giúp cho nhân dân khu vực đi lại thuận tiện”.

Trả lời (tại Công văn số 6235/BGTVT-KHĐT ngày 21 tháng 8 năm 2008)

Các tuyến quốc lộ đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú thọ, gồm:

1. Quốc Lộ 2 qua địa phận tỉnh Phú Thọ (Km52 - Km 111) dài 59 Km đã và đang triển khai các dự án:

- Cải tạo nâng cấp đoạn Vân Cơ - Đền Hùng: Tiêu chuẩn đường đô thị, TMĐT: 112 tỷ, đã hoàn thành năm 2003.

- Cải tạo nâng cấp đoạn Đền Hùng - Đoàn Hùng: TMĐT 438 tỷ đồng, sử dụng vốn TPCP, khởi công tháng 3 năm 2007, hoàn thành năm 2009.

- Nâng cấp mở rộng đoạn từ Cầu Việt Trì đến Đại lộ Hùng Vương khoảng 1km), TMĐT 54 tỷ đồng, hoàn thành đầu năm 2006.

2. Quốc lộ 32A trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Km64 - Km47) dài 83 Km đã và đang triển khai các dự án:

- Cải tạo nâng cấp đoạn Trung Hà - Cổ tiết và 10 cầu: TMĐT 55 tỷ bằng nguồn vốn vay tín dụng, hoàn thành năm 2003.

- Cải tạo nâng cấp đoạn Cổ Tiết - Thu Cúc: TMĐT 78,7 tỷ, bằng nguồn vốn đảm bảo giao thông QL6, đã hoàn thành năm 2003.

- Cải tạo nâng cấp đoạn Thu Cúc - Đèo Khế - Thượng Bằng La (đoạn qua địa phận Phú Thọ từ Thu Cúc - Đèo Khê) có TMĐT 247 tỷ đồng, sử dụng vốn TPCP. Đang triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành năm 2009.

3. Quốc lộ 32C trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (KM0 - Km80) dài 80 km đã được đầu tư xây dựng hoàn thành năm 2005.

4. QL 32B qua địa phận tỉnh Phú Thọ (KM0 - Km10) dài 10 khi đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn đường cấp 4, hoàn thành năm 2003.

5. Quốc lộ 70: Dự án cải tạo sửa chữa quốc lộ 70 qua địa bàn tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai (km0 - km88) có TMĐT là 776, Bộ GTVT đã khởi công xây dựng ngày 31/8/2007, sẽ phấn đấu hoàn thành vào quy I/2009.

6. Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai: Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai có quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn tốc độ 120km/h, bề rộng đạt 4 - 6 làn xe (đoạn Hà Nội - Việt trì - Yên Bái đạt 6 làn xe; đoạn Yên Bái Lào Cai đạt 4 làn xe). Dự án xây dựng theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 xây dựng đoạn Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái 4 làn xe; đoạn Yên Bái - Lào Cai 2 làn xe bằng nguồn vốn vay ADB và đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Giai đoạn 2 thi công hoàn chỉnh theo quy mô dự án.

Về nguồn vốn cho giai đoạn 1: Vay ODA của ADB 200 triệu USD, vay OCR 896 triệu USD, đối ứng 153 triệu USD. Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1531/TTg-CN ngày 28/9/2006 thông qua nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi và giao Bộ GTVT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai dự án. Hiện nay đang chuẩn bị thủ tục để có thể khởi công vào cuối năm 2009, hoàn thành năm 2012.

7. Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2: Triển khai xây dựng cầu Ngọc Tháp, TMĐT 323 tỷ đồng, đang hoàn thành bước thiết kế kỹ thuật, dự kiến khởi công quý IV năm 2008, hoàn thành năm 2010.



18/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: “Đoạn đường tránh Thị xã Sơn La (km 309 - km 329) thuộc quốc lộ 6, đoạn Hoà Bình - Sơn La - Tuần Giáo Bộ Giao thông vận tải đã giao cho TEDI nghiên cứu tránh tuyến từ Ngã ba Chiềng Sinh (km 309) - Chân đèo Sơn La (km 329). Để giảm thiểu tai nạn giao thông và góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai đầu tư vào giai đoạn 2010 - 2020 đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi hoàn chỉnh.

Tuyến đường nối quốc lộ 6 - Nhà máy Thuỷ điện Sơn La thông sang huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (nối với quốc lộ 32), đây là tuyến đường có ý nghĩa rất lớn đối với tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự vận chuyển vật tư xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sơn La và tái định cư Thuỷ điện Sơn La. Hiện nay, đoạn đường từ thị xã Sơn La đến Thuỷ điện đã được Tập đoàn điện lực Việt Nam đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Đoạn còn lại thuộc địa phận tỉnh Sơn La dài khoảng 40km và thuộc tỉnh Yên Bái dài khoảng 36km cần sớm được nâng cấp, mở mới. Đề nghị chuyển tuyến đường này thành quốc lộ và triển khai đầu tư vào giai đoạn 2010 - 2020 đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn II tuyến đường quốc lộ 37 đoạn Gia Phù - Cò Nòi theo Quyết định số 41/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải.

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chuyển tuyến đường nối từ Suối Nánh (nối tiếp TL 433, tỉnh Hoà Bình) - Gia Phù - Bắc Yên - Nhà máy Thuỷ điện Sơn La thành quốc lộ và triển khai đầu tư xây dựng vào giai đoạn 2010 - 2020 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi để nối thông Sơn La với tỉnh Hoà Bình và các tỉnh miền xuôi”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương