BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang4/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 6139/BGTVT-CĐBVN ngày 18 tháng 8 năm 2008)

Vấn đề thứ nhất:

Đúng như phản ánh của cử tri, đoạn tuyến QL1 qua các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình và thành phố Tam Kỳ thường bị ngập úng trong mùa mưa bão hàng năm; tuy nhiên đoạn tuyến này đã được Bộ GTVT đầu tư nâng cấp, cải tạo, trong đó xây dựng các cống bản khẩu đó từ 1,5m đến 3m, cụ thể:

+ Km 945 + 049 - Km 952 + 717: Dài 7.668m có 28 cống.

+ Km 954 + 098 - Km 957 + 100: Dài 2.902m có 8 cống.

+ Km 958 + 155 - Km 960 + 931: Dài 2.776m có 11 cống.

+ Km 978 + 541 - Km 979 + 477: Dài 1.025m có 6 cống.

+ Km 982 + 550 - Km 985 + 475: Dài 2.925m có 8 cống.

+ Km 987 + 249 - Km 989 + 000: Dài 1.750m có 7 cống.

+ Km 1000 + 820 - Km 1002 + 261: Dài 1.441 m có 5 cống.

+ Km 1006 + 775 - Km 1007 + 180: Dài 405m có 1 cống.

+ Km 1007 + 954 - Km 1008 + 650: Dài 696m có 5 cống.

Như vậy, tình trạng ngập úng không phải do nguyên nhân các cống thoát nước quá nhỏ, mà do đây là đoạn tuyến thuộc vùng ngập nước trong mùa mưa bão hàng năm của tỉnh Quảng Nam.



Về vấn đề thứ hai:

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chiều dài đường quốc lộ chiếm khoảng 50% tổng chiều dài đường quốc lộ và đường tỉnh do có các tuyến QL14D (Giằng-biên giới Việt Lào), QL14E (Ngã 3 Cây Cốc-Khâm Đức), QL1, đường Hồ Chí Minh và đặc biệt có QL14B mới được nâng cấp cải tạo (một nhánh của đường Hồ Chí Minh) nối liền Cảng Tiên Sa, QL1 với đường Hồ Chí Minh để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, đến các nước Lào, Cam-Pu-Chia và Đông Bắc Thái Lan; đây là một tỷ lệ không nhỏ và phân bố khá hợp lý.

Đường tỉnh ĐT604 do thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam quản lý, tuyến xuất phát từ ngã ba Tuý Loan đến điểm cuối tại thị trấn Prao huyện Đông Giang; toàn tuyến có chiều dài 65 Km nối liền huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng với huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam (không nối với của khẩu biên giới). Đối chiếu với quy định tại Điều 5 Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tuyến ĐT604 chưa đáp ứng được tiêu chí để chuyển thành quốc lộ.

Để giao thông trên tuyến ĐT604 được an toàn, thông suốt và phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương, đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp vời UBND thành phố Đà Nẵng đầu tư nâng cấp tuyến đường này.



30/ Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: “Đề nghị đoạn Quản lý đường bộ 742 cần khảo sát, kiểm tra lại một số nơi quay đầu xe một số địa điểm trên tuyến quốc lộ 22B chưa hợp lý gây khó khăn cho việc lưu thông”.

Trả lời (tại Công văn số 6329/BGTVT-CĐBVN ngày 26 tháng 8 năm 2008)

Để giải quyết kiến nghị của nhiều cơ quan, tổ chức và nhân dân sinh sống dọc hai bên Quốc lộ 22B cũng như để bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình khai thác sử dụng công trình sau này, trước khi phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và thi công lắp đặt dải phân cách giữa, bố trí các điểm quay đầu xe trên QL22B, Ban Quản lý các dự án giao thông 9 (Đại diện chủ đầu tư dự án nâng cấp, cải tạo QL22B đoạn Gò Dầu - cửa khẩu Xa Mát) đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Tây Ninh (Ban ATGT Tỉnh, Sở GTVT, UBND huyện GÒ Dầu, Hòa Thành) và Khu Quản lý Đường bộ VII tiến hành khảo sát hiện trường, lập biên bản thỏa thuận về vị từ các điểm mở dải phân cách giữa và các điểm quay đầu xe trên QL22B đoạn từ thị trấn Gò Dầu đến thị xã Tây Ninh (biên bản làm việc ngày 19/6/2007).

Trên cơ sở biên bản thỏa thuận, Ban QL CDAGT 9 đã phê duyệt hồ sơ thiết kế và Nhà thầu thi công lắp đặt dải phân cách giữa hoàn thành từ tháng 12/2007.

- Qua 8 tháng khai thác, việc lưu thông của các phương tiện trên tuyến diễn ra khá thuận lợi do các vị trí điểm mở dải phân cách giữa được bố trí phù hợp với thực tế, nếu điều chỉnh lại các điểm quay đầu xe sẽ gây xáo trộn và ảnh hưởng đến dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện, chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng và sẽ gây mất an toàn giao thông.



31/ Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: “Cử tri đề nghị sớm bố trí nguồn vốn và cho biết lộ trình cụ thể để thi công cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh, tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn II”.

Trả lời (tại Công văn số 6331/BGTVT-KHĐT ngày 26 tháng 8 năm 2008)

- Về việc xây dựng cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh: Dự kiến nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Úc. Hiện tại ADB cùng phía Úc đang triển khai hỗ trợ kỹ thuật hoàn chỉnh dự án đầu tư. Sau khi dự án đầu tư được phê duyệt sẽ tiến hành đàm phán cùng ADB và Chính phủ Úc để cung cấp vốn cho dự án và triển khai các bước tiếp theo.

- Về tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 (Nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Năm Căm). Trên địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long có các dự án: Đoạn Củ Chi - Đức Hoà và Thạnh Hoá - Mỹ An: Dài 61.8 Km, TMĐT 1.585 tỷ, khởi công 12/2006, hoàn thành 2009 vốn TPCP, đã giải ngân 370 tỷ, đã ký hợp đồng và triển khai thi công 9/10 gói thầu (bao gồm cầu Mỹ An). Đoạn Đức Hoà - Thạnh Hoá: Tuyến dài 40 Km, TMĐT: 565 tỷ đồng: đã cơ bản hoàn thành. Đoạn Chơn Thành - Đức Hoà, Mỹ An - Vàm Cống: Đoạn Năm Căn - Đất Mũi và cầu Đầm Cùng đã phê duyệt dự án đang chuẩn bị để khởi công quý IV năm 2008, hoàn thành thông xe 2012.

32/ Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: “Về việc đầu tư, nâng cấp, mở rộng đường giao thông tuyến quốc lộ 13 và tuyến quốc lộ 14, đề nghị xem xét, đầu tư nâng cấp mở rộng tạo thuận lợi cho việc lưu thông trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

- Đối với quốc lộ 13, đoạn từ thị trấn An Lộc, huyện Bình Long đến cửa khẩu Hoa Lư dài khoảng 47 km, quy mô mặt cắt ngang 30m gồm bề rộng phần xe chạy 24m (trong đó có 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ), dải phân cách giữa 1m, lề đường 2,5m x 2 bên. Ngày 25/3/2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã có Tờ trình số 52/TTr-UBND gửi đến Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đề nghị cho thực hiện theo phương thức B.T.O.

- Đối với quốc lộ 14, đoạn Đồng Xoài - Cây Chanh với chiều dài khoảng 75km, ngày 31/3/2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Công văn số 848/UBND-TH gửi đến Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cho phép được thực hiện theo phương thức B.O.T”.

Trả lời (tại Công văn số 6332/BGTVT-KHĐT ngày 26 tháng 8 năm 2008)

- Quốc lộ 13, đoạn từ thị trấn An Lộc, huyện Bình Long đến cửa khẩu Hoa Lư: Nhu cầu đầu tư nâng cấp đoạn này là rất lớn, do nằm trên tuyến hành lang đường sắt Xuyên Á, đồng thời Chính phủ đã cho phép thành lập khu Kinh tế cửa khẩu Hoa Lư. Bộ GTVT đã có văn bản số 1396/QĐ-BGTVT ngày 20/05/2008 giao cho tỉnh quản lý QL13 đoạn từ thị trấn An Lộc đến cửa khẩu Hoa Lư để chủ động đầu tư theo hình thức BOT và đã có văn bản số 5713/BGTVT-KHĐT ngày 01/08/2008 gửi Văn phòng Chính phủ ủng hộ chủ trương của tỉnh, đề nghị Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng giao cho tỉnh chủ trì đầu tư đoạn này theo hình thức BOT.

- QL14 đoạn Đồng Xoài - Chơn Thành: Tại văn bản số 1426/VPCP-ĐP ngày 19/3/2007 của VPCP về việc giải quyết một số đề nghị của tỉnh Bình Phước, Phó Thủ trướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý về nguyên tắc cho huy động vốn để đầu tư Quốc lộ14 đoạn Đồng Xoài - Chơn Thành theo hình thức BOT; tại Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 26/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 - 2010 cũng đã có danh mục này. Bộ GTVT đã có văn bản số 1379/QĐ-BGTVT ngày 20/5/2008 giao cho tỉnh quản lý để chủ động đầu tư theo hình thức BOT và thống nhất với đề nghị của tỉnh về chủ trương giao tỉnh chủ trì thực hiện dự án này.

33/ Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: “Để phát huy hiệu quả dự án cụm cảng số 5, cần phải có một số cơ sở hạ tầng đồng bộ, vì vậy đề nghị Chính phủ nghiên cứu triển khai các dự án đường cao tốc, đường sắt (đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) tạo sự đồng bộ trong hệ thống liên hợp cảng - đường bộ - đường sắt trong vận chuyển hàng hoá, hành khách, khai thác có hiệu quả tiềm năng của tỉnh, của vùng”.

Trả lời (tại Công văn số 6333/BGTVT-KHĐT ngày 26 tháng 8 năm 2008)

Để phát huy hiệu quả dự án cụm cảng số 5, tạo sự đồng bộ trong hệ thống liên hợp cảng - đường bộ - đường sắt trong vận chuyển hàng hóa, hành khách, Bộ GTVT đã triển khai các dự án đường bộ, đường sắt đoạn qua tỉnh Bà Rịa-vũng Tàu như sau:

Về đường bộ:

Quốc lộ 51 đoạn Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu đã được nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, đoạn qua thành phố, thị xã đạt tiêu chuẩn đường đô thị với 4 làn xe; đoạn kéo dài (51B) dài 12 km đang triển khai thi công, dự kiến cuối 2008 hoàn thành. Hiện nay Bộ GTVT đang triển khai thủ tục đầu tư mở rộng QL51 lên 6 làn xe cùng với việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu theo hình thức BOT, dự kiến khởi công đầu năm 2009.

Đồng thời để vận chuyển hàng hóa từ khu vực cảng Quốc tế Cái Mép - Thị Vải, Bộ GTVT đang triển khai thủ tục đầu tư xây dựng đường nối từ QL51 đến cảng Cái Mép - Thị Vải (Thuộc dự án phát triển cảng Cái Mép - Thị Vải) với tổng mức đầu tư khoảng 1.100tỷ đồng. Dự kiến khởi công cuối năm 2008.

Dự án đường liên cảng Thị Vải - Cái Mép chạy dọc khu vực hệ thống cảng nhóm V. Tuyến dài 18,6km, 4 làn xe. Bn = 31 - 50m gồm 8 dự án thành phần; đoạn từ bến Container cảng Quốc tế Cái Mép đến thượng lưu cảng Interflour dài 5,3km sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn ODA thuộc dự án phát triển cảng Quốc tế Cái Mép - Thị Vải; còn lại 7 đoạn với kinh phí 1000 tỷ đồng trong đó đoạn 2.7km qua KCN Phú Mỹ đã hoàn thành. Việc xây dựng hoàn chỉnh đường liên cảng Bộ GTVT đã thống nhất với tỉnh giao sở GTVT lập dự án để tỉnh chủ trì triển khai các bước tiếp theo.

Về đường sắt:

Dự án tuyến đường sắt Biên Hoà - Vũng Tàu đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tại văn bản số 291/CP-CN ngày 27/3/2000 với quy mô đường đôi, khổ 1000mm, chiều dài toàn tuyến 79.6 km, TMĐT là 4.305 tỷ đồng (thời giá 1999). Tổ chức JETRO Nhật Bản đã hỗ trợ kỹ thuật bằng viện trợ không hoàn lại trong thời gian từ tháng 10/2007 - 01/2008 để nghiên cứu về tuyến đường sắt này. Trên cơ sở đó Bộ GTVT đang giao cho Cục ĐSVN triển khai lập dự án đầu tư đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, dự kiến phê duyệt dự án trong năm 2009 để triển khai các bước tiếp theo.



34/ Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: “Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ có nhận văn bản đề nghị của Cụm Cảng đầu mối trung tâm tại Cần Thơ, đề xuất: năm 2008 và các năm tiếp theo, trong khi chờ dự án Kênh quan Chánh Bố đi vào hoạt động, Nhà nước cần đầu tư nạo vét, duy tu cửa biển Định An như hơn 10 năm qua đã làm (Cụ thể, nạo vét luồng để tiếp nhận tàu 5.000 DWT chở đầy tải ra vào hoạt động cần phải nạo vét luồng dài khoảng 4,5km, rộng khoảng 200m, cốt luồng từ 4,5 - 5,0; khối lượng nạo vét khoảng 1 triệu khối…)”.

Trả lời (tại Công văn số 6089/BGTVT-KHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2008)

Luồng tàu biển qua cửa Định An vào các cảng trên sông Hậu do Cục Hàng hải Việt Nam quản lý có khoảng 4,5 khi hạn chế độ sâu (hiện nay cao độ đáy luồng là 2,5m) nên chỉ đảm bảo an toàn cho tàu biển có trọng tải dưới 3.000DWT ra vào các cảng trên sông Hậu.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005): Luồng Định An “Trước mắt tiến hành nạo vét, duy tu hàng năm với mức độ chạy tàu hạn chế có lợi dụng thủy triều cho tàu đến 5.000DWT- 10.000DWT, xây dựng luồng tàu mới qua kênh Quan Chánh Bố để các tàu có trọng tải tới 20.000DWT ra vào sông Hậu.

Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báó số 189/TP-VPCP ngày 03/8/2008 của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT đã giao Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục nạo vét, duy tu luồng qua cửa Định An hàng năm cho tàu trọng tải 5.000DWT lợi dụng thuỷ triều ra vào sông Hậu, lập dự án đầu tư nạo vét, duy tu luồng Định An cho tàu trọng tải 5000DWT- 10.000DWT theo quy hoạch tại Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng đấu thầu quốc tế trọng gói về việc nạo vét này. Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Vinh là nhà đầu tư dự án nạo vét luồng Định An cho tàu có trọng tải 5000DWT-10.000DWT theo hình thức BOT. Nhà đầu tư có trách nhiệm lập đề xuất dự án, trình Bộ GTVT thông qua để triển khai các bước tiếp theo quy định hiện hành sau khi có chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.



35/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm quy hoạch các tuyến đường ngang qua đường Hồ Chí Minh và xử lý kịp thời các điểm giao cắt qua đường sắt còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; trong đó đường cắt qua đường sắt ở làng Mỹ Sơn, xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch và đường vòng qua đường sắt tại km 505 tại địa bàn xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch, cử tri đã kiến nghị nhiều năm, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đào Đình Bình đã có ý kiến chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ để xử lý xong trong những năm 2005 - 2006; nhưng đến nay chưa có động thái gì, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân”.

Trả lời (tại Công văn số 6274/BGTVT-KHĐT ngày 22 tháng 8 năm 2008)

1. Về quy hoạch các tuyến đường ngang qua đường Hồ Chí Minh: Thực hiện Quyết định số 242/ QĐ - TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh. Bộ Giao thông vận tải đang triển khai lập quy hoạch hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau). Hiện nay tư vấn đang hoàn chỉnh hồ sơ để trình duyệt vào cuối năm 2008.

2. Xử lý các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ: Đường sắt và đường bộ giao cắt thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình có 258 điểm, trong đó mới bố trí được 74 điểm phòng vệ bằng gác chắn, biển báo và cảnh báo tự động; còn lại 184 đường ngang dân sinh chưa được bố trí phòng vệ, trong đó có điểm giao cắt tại làng Mỹ Sơn, xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch và đường vòng qua đường sắt tại xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch. Bộ Giao thông vận tải đã giao Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đưa vào dự án “Hệ thống đường ngang trên tuyến đường sắt Thống nhất” để thực hiện đầu tư. Đến nay do có sự thay đổi về hình thức phòng vệ của đường ngang từ tín hiệu canh báo tự động sang biển báo nên dự án phải điều chỉnh

Bộ GTVT đang chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương triển khai đầu tư sớm điểm giao cắt tại làng Mỹ Sơn, xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch. Đề nghị địa phương phối hợp và tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân địa phương đi lại đảm bảo trật tự an toàn giao thông giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông.



36/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: “Nhiều cử tri ở dọc tuyến đường Hồ Chí Minh phản ánh những cụm dân cư tập trung (thị trấn, thị tứ) có đường đi qua do không có cống, có kè phù hợp nên khi có mưa lũ đã gây ngập úng, ô nhiễm môi trường cho những vùng dân cư này. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải có giải pháp khắc phục cho nhân dân”.

Trả lời (tại Công văn số 6338/BGTVT-KHĐT ngày 26 tháng 8 năm 2008)

Đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua tỉnh Quảng Bình (Nhánh Đông và Nhánh Tây) cơ bản thoát nước tốt, chỉ riêng đoạn Km 471+870-Km 473+000 (lý trình dự án đường Hồ Chí Minh) thuộc địa phận xã Hoá Hợp, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình có 2 cống để thoát nước ngang, trong đó hạ lưu cống Km 473+000 do chưa giải phóng được mặt bằng để khơi thông dòng chảy, khi mưa lớn thường bị ngập ảnh hưởng đến dân cư và giao thông trên đoạn tuyến theo phản ánh của cử tri. Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu Ban QLDA đường Hồ Chí Minh phối hợp các đơn vị liên quan xử lý khắc phục, đẩy nhanh GPMB còn vướng, thanh thải dòng chảy.



37/ Cử tri tỉnh Thanh Hoá kiến nghị: “Đề nghị sớm nâng cấp đường Hồi Xuân – Tén Tằn thành quốc lộ, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội khu vực cửa khẩu Tén Tằn nối với Lào, Thái Lan, Myama; nâng cấp quốc lộ 15A vì hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng; cho phép kéo dài tuyến quốc lộ 10 từ thị trấn Bút Sơn (huyện Hoằng Hóa) qua Lệ Môn – Môi – Chẹt – quốc lộ 1A tại Km 343+300.

Các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh cho các huyện miền núi nói chung, huyện Quan Hoá nói riêng, đặc biệt là chương trình “phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh miền Tây Thanh Hoá đến năm 2010” theo Quyết định số 253/2005/QĐ-TTg ngày 12/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có một số đề án phát triển giao thông đi qua địa bàn huyện Quan Hoá đến thời gian qua đã đi qua 1/2 giai đoạn nhưng chưa có đề án nào thi công như: quốc lộ 15A Ngọc Lặc - Vạn Mai (86km); đường Vạn Mai - Tà Bục (Trung Sơn) đây là đoạn đường khó khăn nhất, trong đó có cầu Suối Xia đã xuống cấp nghiêm trọng không còn sử dụng được (do đã khai thác được hơn 30 năm nay, nhưng không được đầu tư xây dựng) làm ách tắc giao thông và lưu thông hàng hoá. Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành liên quan lưu tâm giải quyết”.

Trả lời (tại Công văn số 6187/BGTVT-KHĐT ngày 20 tháng 8 năm 2008)

- Việc nâng cấp đường Hội Xuân - Tén Tần thành quốc lộ: Thủ tướng Chính phủ đã có có chủ trương giao Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính xem xét xử lý bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ báo cáo Thủ tướng (Thông báo số 47/TB-VPCP ngày 27/2/2008 của Văn phòng Chính phủ). Theo báo cáo của Sở GTVT hiện dự án đang được UBND tỉnh Thanh Hoá giao cho Sở GTVT lập dự án đầu tư; Sau khi tập dự án xong được bố trí nguồn vốn TPCP, thực hiện đầu tư hoàn thành Bộ sẽ nghiên cứu việc nâng lên thành Quốc lộ.

- Về đầu tư nâng cấp QL15A, Bộ GTVT đã giao cho Cục đường Bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, hiện đang triển khai lập dự án đầu tư đoạn Km 0-km109 (Từ Mai Châu, Hoà Bình đến Ngọc Lặc, Thanh Hoá), trong đó đoạn qua Thanh Hoá từ Km28 - Km109. Khi dự án đầu tư được duyệt và bố trí được kế hoạch vốn sẽ triển khai xây dựng ngay.

- Về kéo dài tuyến QL10 từ thị trấn Bút Sơn tới cầu Ghép: Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương giao BGTVT nghiên cứu thực hiện (Thông báo số 47/TB-VPQH ngày 27/2/2008 của Văn phòng Chính phủ); theo báo cáo của Sở GTVT Thanh Hoá, hiện nay Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh đã giao cho Sở GTVT lập quy hoạch chi tiết kéo dài QL10 đến cầu Ghép; việc kéo dài tuyến QL10 Bộ GTVT sẽ giao cho Cụ ĐBVN kiểm tra, đề xuất.

- Các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh cho các huyện miền núi…: đây là các dự án thuộc thẩm quyền của địa phương, về nguyên tắc Bộ GTVT ủng hộ. Bộ GTVT sẽ phối hợp trong quá trình triển khai các dự án.

38/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước sớm triển khai xây dựng cầu Ngọc Tháp ở xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ để nhanh chóng thông thương, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trong khu vực”.

Trả lời (tại Công văn số 6098/BGTVT-KHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2008)

Cầu Ngọc Tháp nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Phú Thọ, hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang hoàn tất công tác chuẩn bị xây dựng để phấn đấu khởi công vào cuối quý III/2008. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng.



39/ Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: “Để đảm bảo phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, đề nghị Trung ương đầu tư, nâng cấp mở rộng tuyến đường quốc lộ 4C, từ thị xã Hà Giang đi 4 huyện vùng cao biên giới phía bắc sang tỉnh Cao Bằng”.

Trả lời (tại Công văn số 6238/BGTVT-KHĐT ngày 21 tháng 8 năm 2008)

Dự án cải tạo nâng cấp QL4C trên địa phận tỉnh Hà Giang từ km0 - km166 cơ bản đã hoàn thành năm 2005. Hiện tại, còn một số dự án đang tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng gồm: xây dựng cầu Tráng Kìm, cầu km18; đoạn km23+600 - km 26+600; km35+500 - km39+500; km108 - km110+500; thị trấn Yên Minh. Các dự án này sử dụng TPCP, khởi công năm 2008, hoàn thành năm 2010. QL4C sau khi hoàn thành, trong những năm tới vẫn đáp ứng được nhu cầu vận tải. Tuyến đường này sẽ nghiên cứu đầu tư khi nhu cầu giao thông tăng lên.



40/ Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét đầu tư vốn sửa chữa, nâng cấp tuyến quốc lộ 10 từ thành phố Ninh Bình đi huyện Kim Sơn vì con đường này đã xuống cấp lại quá tải, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng của tỉnh Ninh Bình”.

Trả lời (tại Công văn số 6191/BGTVT-KHĐT ngày 20 tháng 8 năm 2008)

Quốc lộ 10 đoạn thành phố Ninh Bình - Kim Sơn những năm qua Cục ĐBVN đã đầu tư từ nguồn vốn SNKT để duy tu bảo dưỡng và sửa chữa cục bộ đảm bảo an toàn giao thông và dự kiến được nâng cấp thành đường cấp III thuộc chương trình năm thứ 2 của dự án WB4. Thời gian qua do có nhiều thay đổi về chế độ, chính sách, giá cả nên tổng mức đầu tư toàn bộ các tuyến đường tham gia dự án như dự kiến trước đây. Theo đề nghị của tỉnh Ninh Bình và ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã đồng ý tỉnh ứng vốn thi công trước, ngân sách trung ương sẽ trả sau. Hiện nay đang triển khai các bước để thực hiện dự án.



41/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị quan tâm đầu tư xây dựng một số cầu qua sông Thu Bồn. Suốt chiều dài sông Thu Bồn (khoảng 40km) chỉ có duy nhất một cây cầu Nông Sơn (do nhân dân cả nước hỗ trợ sau vụ chìm đò làm chết 19 học sinh), nên việc đi lại giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội các huyện phía Bắc tỉnh Quảng Nam gặp rất nhiều khó khăn, trong khi ngân sách tỉnh không thể bố trí xây dựng được. Vì vậy, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo khảo sát, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng”.

Trả lời (tại Công văn số 6057/BGTVT-KHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2008)

Các cây cầu bắc qua sông Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam do địa phương quản lý và đầu tư. Bộ Giao thông vận tải thống nhất về chủ trương đầu tư và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh Quảng Nam lập dự án đầu tư và làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn trực tiếp cho tỉnh. Đồng thời tỉnh chủ động bố trí vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn khác để thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp theo yêu cầu của tỉnh.

42/ Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: “Tuyến quốc lộ 2C đi Tuyên Quang đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án nâng cấp và ghi vốn công trình, đề nghị Bộ tiếp tục cho triển khai thực hiện dự án, trước mắt là công tác giải phóng mặt bằng thi công”.

Trả lời (tại Công văn số 6188/BGTVT-KHĐT ngày 20 tháng 8 năm 2008)

- Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các tỉnh phía Bắc, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai thực hiện từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Dự kiến khởi công dự án vào cuối năm 2008, hoàn thành vào năm 2012. Cầu Đức Bác qua sông Lô tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc thuộc hạng mục trong dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

- Bộ GTVT đã cho tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư quốc lộ 2C gồm lập và phê duyệt dự án đầu tư, vốn đã ghi cho dự án từ nguồn riêng để thanh toán cho công tác chuẩn bị đầu tư. Bộ GTVT ghi nhận đề nghị của cử tri, dự án nâng cấp quốc lộ 2c đã đưa vào danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn. Khi nào có kế hoạch sẽ triển khai thực hiện.

43/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: “Đề nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư mở rộng quốc lộ 1A đoạn thắt cổ chai từ thị trấn Quán Hành đến vị trí giao điểm với đường tránh Vinh, đầu tư kinh phí cho tỉnh Nghệ An xây dựng cầu vượt tại 2 vị trí giao cắt giữa đường quốc lộ 1A với đường sắt km 295+600 và km 314+713 thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc, vì đây là góc cắt hẹp, tầm nhìn hạn chế nên thường xuyên xẩy ra tai nạn”.

Trả lời (tại Công văn số 6189/BGTVT-KHĐT ngày 20 tháng 8 năm 2008)

- Quốc lộ 1A đoạn Quán Hành - Quán Bánh (Km451-Km458) đã được Bộ GTVT cho phép lập dự án đầu tư để sử dụng vốn vay JBIC, nhưng đến nay JBIC không chấp thuận. Việc nâng cấp, cải tạo đoạn Quán Hành - Quán Bánh là cần thiết, do đây là cửa ngõ vào thành phố Vinh, qua khu công nghiệp Bắc Vinh, có lưu lượng xe lớn. Ngày 13/5/2008, tại cuộc họp giữa Bộ GTVT và Lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã thống nhất bố trí vốn năm 2009 để thực hiện (Thông báo số 211/TB-BGTVT ngày 23/5/2007). Bộ GTVT đã có Quyết định số 1721/QĐ-BGTVT ngày 16/6/2008 giao Sở GTVT Nghệ An cập nhật, hoàn chỉnh dự án trình duyệt trước 30/10/2008 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn.

- Việc đầu tư xây dựng cầu vượt đường sắt là cần thiết nhưng hiện nay vốn đầu tư khó khăn nên phải được xem xét, cân nhắc theo lộ trình hợp lý. Bộ GTVT ghi nhận kiến nghị của cử tri để có kế hoạch triển khai.

44/ Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: “Đề nghị ngành giao thông vận tải phối hợp với các ngành có liên quan sớm triển khai dự án đường cao tốc 5B, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh phía đông bắc bộ, nhất là các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; hỗ trợ, tạo điều kiện cho tỉnh Hưng Yên cải tạo nâng cấp quốc lộ 38A thành đường cấp 3 đồng bằng”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương