BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang7/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 6050/BGTVT-TCCB ngày 15 tháng 8 năm 2008)

Ngày 31/7/2008, liên Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2008/TTLT/BCA-BGTVT hướng dẫn kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ đối với người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ. Trong nội dung thông tư đã quy định:

- Cơ quan tổ chức học và kiểm tra Luật Giao thông đường bộ là Phòng cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công an quận, huyện, thị xã, thành phố.

- Nội dung, hình thức, thời gian học Luật Giao thông đường bộ.

- Câu hỏi, thời gian, phương thức kiểm tra.

- Trách nhiệm của người vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ.

- Trách nhệm của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sử dụng giấy phép lái xe và tổ chức học Luật Giao thông đường bộ.

63/ Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: “Các Cảng có đề nghị nên cho phép các doanh nghiệp nước ngoài (như Singapo, Đài Loan, Nhật Bản…) khảo sát, thăm dò, tham gia nạo vét tận thu cát ở cửa Định An bằng phương tiện của họ, (tất nhiên họ phải trình dự án chi tiết để các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt). Như vậy, chẳng những Nhà nước không mất tiền nạo vét mà còn thu được tiền bán cát (do nạo vét được…) nhằm góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời cho Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ về đề nghị này”.

Trả lời (tại Công văn số 6088/BGTVT-KHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2008)

Luồng tàu biển qua cửa Định An vào các cảng trên sông Hậu do Cục Hàng hải Việt Nam quản lý, có khoảng 4,5km hạn chế độ sâu (hiện nay cao độ đáy luồng là -2,5m) nên chỉ đảm bảo an toàn cho tàu biển có trọng tải dưới 3.000DWT ra vào các cảng trên sông Hậu.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005): Luồng Định An “Trước mắt tiến hành nạo vét, duy tu hàng năm với mức độ chạy tàu hạn chế có lợi dụng thuỷ triều cho tàu đến 5.000DWT-10.000DWT, xây dựng luồng tàu mới qua kênh Quan Chánh Bố để các tàu có trọng tải tới 20.000DWT ra vào sông Hậu”.

Do vốn cho công tác nạo vét, duy tu luồng Định An hàng năm còn khó khăn, việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia lập dự án nạo vét tận thu cát cửa Định An không trái với chủ trương, chính sách của Nhà nước. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải chưa nhận được đề nghị của các doanh nghiệp nước ngoài xin tham gia nạo vét tận thu ở cửa Định An, chỉ có công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Vinh đề xuất dự án nạo vét luồng qua cửa Định An kết hợp với việc tận thu cát sau nạo vét.

Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận nhà đầu tư Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Vinh lập đề xuất dự án nạo vét luồng qua cửa Định An lợi dụng thuỷ triều cho tày trọng tải 5.000DWT - 10000DWT, kết hợp với việc tận thu cát sau nạo vét theo hình thức BOT. Việc triển khai phải tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định hiện hành.

64/ Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét và sớm bổ sung 23 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hoặc nguồn vốn khác trong năm 2008 để triển khai thực hiện hoàn thành đồng bộ và dứt điểm toàn bộ Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4A qua tỉnh Lạng Sơn (Km 48 + 323 – Km 66) trong năm 2008 để xây dựng gói thầu số 1B (chiếu sáng + cây xanh + vỉa hè đoạn qua thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định) và hoàn chỉnh các vị trí đường giao với các tuyến đường đã có”.

Trả lời (tại Công văn số 6234/BGTVT-KHĐT ngày 21 tháng 8 năm 2008)

Bộ Giao thông vận tải đã bố trí bổ sung đủ 23 tỷ đồng còn thiếu như đề nghị của cử tri để hoàn thành dứt điểm toàn bộ dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 4A qua tỉnh Lạng Sơn trong năm 2008.



65/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: “Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là trung tâm kinh tế và giao thương quốc tế lớn của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả khu vực tiểu vùng Mê Kông… là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ra của tuyến hành lang thương mại Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông, đề nghị quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu kinh tế Chân Mây, đưa cảng Chân Mây vào quy hoạch thương cảng quốc tế của Việt Nam”.

Trả lời (tại Công văn số 6087/BGTVT-KHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2008)

Cảng Chân Mây là cảng địa phương. Dự án đầu tư xây dựng Bến số 1 - cảng Chân Mây do tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư xây dựng đã hoàn thành đưa vào khai thác, kinh doanh năm 2005, tổng mức đầu tư 277 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách TW và ngân sách địa phương, quy mô đón tàu biển có trọng tải 30.000DWT.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, cảng chân mây đã đón nhiều chuyến tàu hàng, tàu khách du lịch có trọng tải lớn, góp phần thu hút được các nhà đầu tư vào Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô như Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã tiếp nhận bến số 1 cảng Chân mây để quản lý và tiếp tục đầu tư khai thác theo Quyết định số 1541/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (nhóm cảng biển số 3) đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1022/QĐ-TTg ngày 26/9/2005, dự báo lượng hàng hoá thông qua cảng Chân Mây khoảng 2,3 triệu tấn/năm, cần đầu tư khoảng 700 m bến (2-3 bến) và 500m đê chắn sóng… để nâng cao thời gian khai thác cảng trong năm, sớm đưa Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành trung tâm kinh tế và giao thương quốc tế lớn của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả khu vực tiểu vùng Mê Kông.

Đề nghị tỉnh lập dự án đầu tư xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng theo quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn đầu tư, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư bến bãi, thiết bị xếp dỡ.

66/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: “Đề nghị đầu tư nâng cấp sân bay Vinh: về lâu dài, việc phát triển sân bay Vinh phải tính đến sự phù hợp với phát triển đô thị thành phố Vinh, do vậy, cần nghiên cứu quy hoạch sân bay mới thành phố Vinh. Trước mắt, đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư sớm hoàn thiện các hạng mục hệ thống thông tin, đèn hiệu cho cất hạ cánh ban đêm, sân đỗ, nhà chờ, đường bộ ra vào sân bay. Nghiên cứu mở thêm tuyến khi có nhu cầu, kể cả chuyến sân bay quốc tế”.

Trả lời (tại Công văn số 5759/BGTVT-KHĐT ngày 5 tháng 8 năm 2008)

Trong những năm qua hạ tầng Cảng Hàng không Vinh đã được chú trọng đầu tư, cải tạo và nâng cấp phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hiện nay, CHK Vinh đang khai thác bay thường lệ. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng vận tải hàng không của CHK Vinh, hiện nay Bộ GTVT đang khẩn trương triển khai các dự án như mở rộng sân đỗ ô tô, sân đỗ máy bay, đường trục vào Cảng, đầu tư hệ thống đèn đêm, thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác (ILS), dự kiến đầu năm 2009 hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng kế hoạch đề ra.

Quy hoạch CHK Vinh giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2006 sau khi khảo sát, nghiên cứu kỹ càng và xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn yêu cầu. Quy hoạch này đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh Nghệ An thống nhất tại Văn bản số 6024/UB-CN ngày 29/11/2004 theo thủ tục quy định. Việc xây dựng một sân bay mới liên quan tới rất nhiều vấn đề lớn như địa điểm, địa hình, đất đai, khí hậu cho khai thác và đặc biệt cần sử dụng nguồn kinh phí không nhỏ để đầu tư cơ sở hạ tầng. Bởi vậy nếu tỉnh có kế hoạch nghiên cứu sự phát triển đô thị thành phố Vinh trong tương lai cần bàn bạc với Bộ Giao thông vận tải về việc ảnh hưởng của sân bay Vinh để có các phương án giải quyết phù hợp.

Việc thiết lập đường bay từ CHK Vinh đi đến các CHK khác phụ thuộc vào nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá. Bộ Giao thông vận tải sẵn sàng xem xét để cấp phép mở đường bay khi các hãng hàng không khai thác đề nghị.



67/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: “Đề nghị sớm đầu tư sân bay quốc tế Phú Bài”.

Trả lời (tại Công văn số 5782/BGTVT-KHĐT ngày 5 tháng 8 năm 2008)

Trong những năm qua, hạ tầng Cảng Hàng không Phú Bài đã được chú trọng đầu tư, cải tạo và nâng cấp phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống Cảng hàng không, sân bay toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hiện Cảng đang khai thác đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá của khu vực, khu bay có thể tiếp nhận được các loại máy bay như A 320, A 321 nhà ga có khả năng phục vụ hành khách quốc tế và nội địa với công suất 600 khách/giờ cao điểm. Năm 2008, Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư dự án nâng cấp đường lăn song song để khi có vốn sẽ triển khai thực hiện. Các năm tới khi nhu cầu thị trường hàng không khu vực Thừa Thiên Huế tăng lên, Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét, cân đối nguồn vốn để tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng CHK quốc tế Phú Bài.



68/ Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: “Đề nghị xây dựng cụm phà để nối liền quốc lộ 60 giữa Sóc Trăng và Trà Vinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để lưu thông hàng hoá và việc đi lại của nhân dân”.

Trả lời (tại Công văn số 6540/BGTVT-KHĐT ngày 4 tháng 9 năm 2008)

Để nối thông Quốc lộ 60 nối liền hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong khu vực và thuận lợi cho việc đi lại của người dân, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt dự án Phà Đại Ngãi với tổng mức đầu tư 72,9 tỷ đồng nguồn vốn tín dụng ưu đãi; gồm 4 bến phà nối bờ Sóc Trăng - Cù Lao Dung - Trà Vinh (QĐ số 1175/QĐ-GTVT ngày 29/4/2003). Tuy nhiên, dự án phải tạm dừng do khó khăn về nguồn vốn. Đến tháng 7/2005, để tranh thủ nguồn vốn vay từ quỹ nhà Đan Mạch, Bộ Giao thông vận tải đã quyết định đầu tư dự án thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1: đầu tư 2 bến nối Sóc Trăng - Cù Lao Dung bằng nguồn vốn vay từ Quỹ phà Đan Mạch kết hợp vốn đối ứng địa phương (phục vụ GPMB), hiện nay dự án đang triển khai thi công, khối lượng thực hiện đạt khoảng 65%, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2008. Hai bến còn lại nối Cù Lao Dung - Trà Vinh đang triển khai thủ tục điều chỉnh dự án. Bộ Giao thông vận tải đang tìm nguồn vốn để tiếp tục đầu tư xây dựng 2 bến này.



69/ Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: “Kiến nghị các ngành trung ương sớm công bố quy hoạch và thực hiện các dự án đã được Chính phủ phê duyệt để góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh như: dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua 2 huyện Duyên Hải, Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc hộ 53, 54, 60 địa phận Trà Vinh, Nhà máy nhiệt điện than tại huyện Duyên Hải, Trung tâm chính trị hành chính của tỉnh tại thị xã Trà Vinh...”.

- Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Nhân dân ở vùng đô thị được nhà nước đầu tư 100% kinh phí xây dựng đường giao thông, phần lớn là hộ có thu nhập khá nhưng không phải đóng góp tiền làm đường, song nhân dân vùng nông thôn thu nhập thấp, đời sống còn khó khăn, thụ hưởng phúc lợi xã hội còn hạn chế thì phải đóng góp tiền làm đường bê tông xi măng. Như vậy, chính sách này chưa tạo điều kiện, hỗ trợ cho người nghèo, người có thu nhập thấp ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa được hưởng thành quả sự phát triển của đất nước. Do vậy, đề nghị Chính phủ ban hành chương trình quốc gia về đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn (bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng) bằng 100% vốn nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và cải thiện đời sống của nhân dân vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Trả lời (tại Công văn số 6416/BGTVT-KHĐT ngày 28 tháng 8 năm 2008)

1. Về quy hoạch giao thông vận tải:

Chiến lược và các quy hoạch chuyên ngành GTVT đến năm 2010, 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được đăng tải công khai trên Công báo và trang web Chính phủ. Cụ thể như: Quy hoạch phát triển ngành GTVT đường bộ Việt Nam năm đến 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định 162/2002/QĐ- TTG ngày 15/11/2002); Phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định 344/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005); Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sông Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định 16/2000/QĐ-TTG ngày 03/02/2000)... Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các Cục, Tổng cục quản lý chuyên ngành lập điều chỉnh bổ sung chiến lược và quy hoạch nêu trên để phù hợp với tình hình mới.

2. Về tình hình thực hiện các dự án:

a) Dư án đầu tư luồng cho tàu biển trong tải lớn vào Sông Hậu: Bộ GTVT đã phê duyệt dự án (Quyết định số 3744/QĐ-BGTVT ngày 30/11/2007), giao Cục Hàng hải Việt Nam làm chủ đầu tư, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Tổng mức đầu tư 3.148 tỷ đồng năm 2008 đã được bố trí kế hoạch vốn 200 tỷ đồng để rà phá bom mình giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế. Dự kiến khởi công Quý I năm 2009.

b) Dự án Quốc lộ 53:

Đoạn Long Hồ (Km 11 địa phận Vĩnh Long) - Ba Si (Km 56 - cửa ngõ TX Trà Vinh: Là tuyến độc đạo, huyết mạch vào tỉnh Trà Vinh hiện trạng đường cấp VI rất hẹp, đang bị xuống cấp và nhiều cầu yếu lại hạn chế về tải trọng mà lưu lượng giao thông lớn và ngày càng tăng. Bộ GTVT đã có Quyết định cho lập dự án đầu tư và giao Cục Đường bộ là Chủ đầu tư. Hiện nay đang lập dự án và đã đưa vào danh mục TPCP giai đoạn đến 2012 (Đoạn Km0 - Km 11 thuộc tỉnh Vĩnh Long đã có dự án nâng lên cấp III).

- Đoạn Km 67- Km114 (TX Trà Vinh- huyện Duyên Hải) và cầu Bến Giá: Dài 47km, qui mô cấp IV, tổng mức đầu tư 76,3tỷ (năm 2002). Hiện nay Bộ GTVT đang cho điều chỉnh tổng mức đầu tư, giao Cục Đường bộ là Chủ đầu tư triển khai, thực hiện; dự kiến hoàn thành Dự án điều chỉnh trong quý III/2008 và đã đăng ký vốn TPCP đến năm 20 12.

- Đoạn Km 114 - Km 130 và đoạn tránh Tx Trà Vinh: Dài 22km, quy mô cấp IV; vốn vay tín dụng; tổng mức vay 65,5tỷ; vốn còn thiếu 72tỷ đã được cân đối vốn nguồn TPCP để xây dựng hoàn chỉnh dự án; đến nay đã cơ bản hoàn thành dự kiến quý III/2008 thông xe.

- Đoạn QL53 kéo dài Km 130+440-Km168 (gồm cả đoạn Km56+00-Km60+610): Tổng mức đầu tư khoảng 177.6tỷ. Hiện nay đoạn Km56 - Km60+610 và đoạn Km 130+440 - Km 139 đã được đưa vào dự án phát triển CSHT vùng ĐBSCL sử dụng vốn WB, Đoạn Định An - Tập Sơn (Km139 - Km168): Bộ GTVT đang điều chỉnh dự án và đưa vào danh mục dự án sử dụng nguồn vốn TPCP giai đoạn đến 2012.

c) Dự án Quốc lộ 54:

Tuyến dài 83 Km, quy mô đường cấp IV; tổng mức đầu tư 210 tỷ (vay tín dụng 94tỷ thiếu 107 tỷ, trong đó tỉnh cam kết ứng trước 31tỷ để hoàn thiện các gói thầu đang thi công dở dang (GĐI). Để hoàn thành dứt điểm dự án, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo: đồng ý cho tỉnh ứng vốn năm 2008 để đẩy nhanh tiến độ thi công giao Bộ KHĐT, Bộ Tài Chính xem xét giải quyết (Thông báo số 238/TB-VPCP ngày 15/11/2007). Hiện nay, các bộ đang xem xét giải quyết.

Đoạn Trà Mẹt - Tập Sơn Km85 - Km125+854: Dự án đã được phê duyệt dã được đưa vào dự án phát triển CSHT vùng ĐBSCL sử dụng vốn WB, dự kiến khởi công cuối năm 2008.

e) Dự án Quốc lộ 60:

- Đoạn Km 112 - Km 165; và 3 cầu Km112-Km165: Vốn vay tín dụng 63tỷ đồng; đã được bổ sung vốn TPCP 18tỷ. Hiện nay Bộ GTVT đã phê duyệt điều chỉnh dự án, tổng mức đầu tư 11 tỷ; Tổng các nguồn vốn NS+TD+TPCP đã bố trí 90 tỷ, còn 21tỷ sẽ cân đối nguồn vốn TPCP bổ sung cho dự án. Tiến độ hoàn thành cuối năm 2009.

- Phà Đại Ngái: Đã được phê duyệt DAKT với tổng mức đầu tư 72,9 tỷ (QĐ số 1175/QĐ-GTVT ngày 29/4/2003). Do tổng mức đầu tư lớn, chỉ có khả năng vay vốn quỹ phà làm 2 bến phía Sóc Trăng, Cù lao Dung. Hai bến con lại phía tỉnh Trà vinh đang triển khai thủ tục điều chỉnh dự án. Bộ GTVT đang tìm nguồn vốn để đầu tư xây dựng 2 bến phía Trà Vinh.

- Cầu Cổ Chiên: Bộ GTVT đang đẩy nhanh tiến độ CBĐT, sau khi lập xong dự án, sẽ tìm vốn thực hiện.

Về ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai:

Trong thời gian quan Chính phủ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, quyết định về xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển vùng nông thôn như: Quyết định số 66/2000/QĐ-TTG ngày 13/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn, Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triền đường giao thông nông thôn v.v... Đặc biệt Chương trình 135 của Chính phủ hàng năm đã cấp vốn trục tiếp trong vòng 05 năm cho các xã đặc biệt khó khăn mỗi năm khoảng 700 triệu đồng/xã để xây dựng cơ sở hạ tầng. Bộ GTVT đã xây dựng Đề án “Xây dựng cầu đường tới các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm” (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 709/CP-CN ngày 25/5/2004 và phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài Chính, UBND các tỉnh triển khai thực hiện đề án giai đoạn 2003-2010 bằng nguồn trái phiếu Chính phủ là 7000 tỷ đồng. Theo các văn bản trên, cơ chế đóng góp để xây dựng kết cấu cơ sờ hạ tầng đúng như cử tri phản ảnh. Bộ GTVT xin ghi nhận ý kiến của cử tri Gia Lai để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.



70/ Cử tri các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Trị, Phú Yên, Tây Ninh, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Hà Tây, Long An, Hà Nội, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, tp Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ cần sớm chỉ đạo các Bộ, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn về các quy định, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, mua xe mới hoặc hỗ trợ học tập lái xe để các địa phương tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 46/2004/CT-TTg và Nghị quyết 32/2007/NQ-CP. Trong quá trình thực hiện chủ trương đình chỉ các loại xe công nông, xe ba bánh tự chế, xe thô sơ..., hầu hết các địa phương đều lúng túng trong việc triển khai thực hiện và người dân thì lo lắng vì chưa có chính sách hỗ trợ nào khi phải ngưng công việc thường ngày làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người có phương tiện. Nói chung việc đình chỉ lưu hành xe công nông, xe ba bánh tự chế, các loại xe thô sơ ở vùng nông thôn, miền núi chưa thực sự hợp lý, chưa có phương tiện thay thế vì đường xá nông thôn nhỏ hẹp, mặt khác nông dân nghèo không đủ tiền mua các loại xe đắt tiền hơn để thay thế. Việc đình chỉ lưu hành xe các loại xe này đề nghị nên giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định”.

Trả lời (tại Công văn số 6572/BGTVT-VT ngày 5 tháng 9 năm 2008)

1. Trong thời gian gần đây, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đang ngày càng trở thành một vấn đề gây bức xúc trong xã hội, đòi hỏi Chính phủ, Uỷ ban nhân An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan thuộc Chính phủ trong đó có Bộ Giao thông vận tải, phải đề ra và thực hiện chính sách quyết liệt để cùng với các địa phương trên cả nước kiềm chế, tiến tới giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông. Một trong các chính sách đề xuất đã được Chính phủ chấp thuận là yêu cầu các địa phương trên cả nước thực hiện quản lý chặt chẽ phương tiện vận tải, trong đó có các “xe công nông, xe tự chế” vì đây là một lĩnh vực nếu buông lỏng công tác quản lý Nhà nước thì sẽ làm cho tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông xấu thêm.

2. Chính sách về tăng cường quản lý nhà nước đối với các loại phương tiện nói trên được đưa ra tuân theo các quy định của Luật Giao thông đường bộ. Bởi vì, Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002 đã quy định “nghiêm cấm đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt đông trên đường bộ” (khoản 4 Điều 8): đồng thời cũng quy định “điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, xe thô sơ (Điều 48 và Điều 51).

- Ngày 09 tháng 12 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg về việc quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ. Trong đó có quy định thời hạn tối đa được phép tham gia giao thông đối với xe công nông là đến ngay 31/12/2007. Như vậy, lộ trình thực hiện việc đình chỉ lưu hành xe công nông là 03 năm, từ đầu năm 2005 đến hết năm 2007. Riêng đối với loại xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp có tính năng đa dụng như làm đất, bơm nước, phát điện, vận chuyển... không bị cấm lưu hành theo Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phạm vi hoạt động của loại phương tiện này khi tham gia giao thông do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

- Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngay 29/6/2007 của Chính phủ quy định “Từ ngày 01/01/2008, đình chỉ lưu hành xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh” là khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ.

Riêng đối với các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là khu vực có nhiều xe công nông, điều kiện kinh tế còn khó khăn, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ để người dân thay thế xe công nông bằng xe tải nhẹ, xe nông dụng (Quyết định số 1491/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ để thay thế xe công nông, xe tải quá niên hạn sử dụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên).

- Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008; trong đó đã quy định: “Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2008 việc rà soát, ban hành các quy định về điều kiện an toàn, đăng ký, cấp biển số các loại xe thô sơ theo quy định của Luật giao thông đường bộ, không cấp phép mới cho lưu hành thêm các loại xe cơ giới ba bánh, đối với các loại xe cơ giới ba bánh hiện có đang lưu hành thì ban hành quy định cấm lưu hành (kể cả xe cơ giới ba bánh nhập khẩu) trong nội thành, nội thị và các quốc lộ (trừ xe xích lô phục vụ du lịch, xe thu gom rác thải phục vụ vệ sinh môi trường, xe làm phương tiện đi lại của thương binh, người tàn tật), quy định các khu vực khác và thời gian được phép lưu hành của xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh phù hợp với tình hình có thể của từng địa phương. Riêng xe tự chế dùng làm phương tiện đi lại của thương binh, người tàn tật không chở thêm người và hàng hóa) được phép lưu hành đến hết ngày 31/12/2008… Bộ Tài chính nghiên cứu hướng dẫn chính sách chung về việc hỗ trợ các chủ phương tiện không được phép lưu hành để họ có điều kiện chuyển đổi phương tiện hoặc nghề nghiệp trong Quý I năm 2008. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trước ngày 31/12/2008 các chính sách cụ thể hỗ trợ việc chuyển đổi nghề nghiệp hoặc thay thế các phương tiện giao thông không được phép lưu hành” .

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ, các Nghị quyết của Chính phủ), chỉ cấm lưu hành xe cơ giới ba bánh trong nội thành, nội thị và trên các quốc lộ (trừ xe làm phương tiện đi lại của thương binh, người tàn tật); xe thô sơ 3, 4 bánh và xe cơ giới ba bánh được phép lưu thông bình thường theo phạm vi hoạt động do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định nếu đủ điều kiện an toàn kỹ thuật.

3. Thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP và Nghị quyết 05/2008/NQ-CP của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đã tăng cương công tác quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện các giải pháp, chính sách phù hợp điều kiện, hoàn cảnh thực tế để cụ thể hóa Nghị quyết và chương trình hành động của Chính phủ. Những nỗ lực đó đã góp phần hạn chế ùn tắc giao thông và kiềm chế tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số vướng mắc phát sinh, làm cho kết quả đạt được chưa cao, nhiều Bộ, ngành, địa phương còn lúng túng trong việc: xác định loại phương tiện bị đình chỉ lưu hành; quy định phạm vi, thời gian hoạt động đối với xe cơ giới ba bánh đã được đăng ký, gắn biển số, xe thô sơ ba, bốn bánh trên địa bàn; ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện, chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng có phương tiện bị đình chỉ lưu hành.

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tháo gỡ những vướng mắc, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh theo quy định tại Nghị quyết số 32/2007/NĐ-CP ngày 29/6/2007 và Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ; hiện Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan đang khẩn trương thực hiện.

71/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Đề nghị tăng cường thanh kiểm tra và đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông của Bộ trên địa bàn các tỉnh, cụ thể như đường giao thông tuyến quốc lộ 57, cầu lưu thông tuyến quốc lộ 54 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương