BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang8/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 6557/BGTVT-CGĐ ngày 05 tháng 9 năm 2008)

1. Về tiến độ thi công các công trình trên tuyến QL 57 tỉnh Vĩnh Long

Dự án cải tạo nâng cấp QL57 đoạn ngã ba Mỏ Cày đến Thị xã Vĩnh Long (Km 32+439 - Km81+843) được Bộ GTVT quyết định đầu tư theo Quyết định số 3012/QĐ-GTVT ngày 29/10/1999. Dự án được chia hai giai đoạn: Giai đoạn 1 - cải tao nâng cấp phần tuyến, xây dựng mới 5 cầu và sửa chữa các cầu bán vĩnh cửu để đảm bảo tải trọng xe chạy từ 8 tấn trở lên; Giai đoạn 2 - Xây dựng mới các cầu còn lại.

Giai đoạn 1 của Dự án gồm 9 gói thầu, khởi công từ tháng 10/2001 bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Trom quá trình triển khai thực hiện đến năm 2004, do thiếu vốn, Bộ GTVT đã phải tạm đình hoãn một số dự án trong đó có Dự án này. Hiện tại, phần khối lượng còn lại của giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án được tiếp tục triển khai bằng nguồn vốn trái phiếu CP. Tiến độ thực hiện Dự án theo quy định kết thúc vào năm 2009.

Cho đến nay 06 gói thầu đã hoàn thành (trong đó 05 gói hoàn thành từ năm 2001). Ngoại trừ gói số 9, được điều chỉnh bổ sung năm 2006 và mới được bàn giao mặt bằng thi công vào tháng 4/2008, đến nay đang thi công phần nền, còn lại 02 gói thầu số 7 và số 8 nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã cơ bản hoàn thành, đang thực hiện công tác hoàn thiện và dự kiến nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng trong tháng 10/2008.

Hiện nay đang thực hiện giai đoạn 2 của Dự án: xây dựng mới để thay thế 06 yếu trên tuyến và được chia thành 02 gói thầu (số 10A gồm các cầu: Phú Phụng, Cái Gà, Cái Mơn lớn, số 10B gồm các cầu: Cây Da, Giồng Keo và cầu Ông Đình). Bộ GTVT đang tích cực phối hợp với địa phương để đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), nhằm đáp ứng được tiến độ yêu cầu của Dự án. (cho đến nay, mới chỉ được bàn giao được 2/3 phần mặt bằng thi công của gói IOB).

2- Về các công trình cầu trên tuyến QL 54 tỉnh Vĩnh Long:

Dự án cải tạo nâng cấp QL4 tỉnh Vĩnh Long do Sở GTVT Vĩnh Long làm chủ đầu tư, được đầu tư xây dựng theo 2 giai đoạn trong đó giai đoạn 1: cải tạo phần đường và xây dựng 08 cầu, đã hoàn thành từ năm 2002.

Các công trình cầu trên tuyến QL54 bao gồm cầu Trà ôn và 11 cầu nhỏ khác trên tuyến thuộc giai đoạn 2 của Dự án, được Bộ GTVT quyết định đầu tư từ tháng 12/2001 (Quyết định số 4271/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2001).

Công trình Cầu Trà Ôn được Bộ GTVT phê duyệt kết quả đấu thầu tại Quyết định số 722/QĐ/BGTVT ngày 19/3/2003. Sở GTVT Vĩnh Long đã ký Hợp đồng thi công với Nhà thầu trúng thầu (Cty CTGT.61) từ ngày 09/4/2003. Tuy nhiên do không được bố trí vốn và nguồn vốn của tỉnh hạn chế nên công trình phải tạm đình hoãn (theo văn bản số 456/GTVT-KHĐT ngày 19/5/2004 của Bộ GTVT). Tháng 11/2005, Bộ GTVT bố trí từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và cho tiếp tục thi công. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố biến động giá tăng cao nên Nhà thầu đã đề nghị thanh lý Hợp đồng và không tiếp tục thực hiện. Bộ GTVT đã chỉ đạo CĐT cho khoanh lại khối lượng đã thực hiện để thanh quyết toán cho Nhà thầu, đồng thời lập, trình duyệt lại dự toán của phần chưa thi công và tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu mới. Phần khối lượng còn lại của cầu Trà Ôn đã được CĐT đã tiến hành các thủ tục để tổ chức thực hiện đấu thầu và đã được Bộ GTVT phê duyệt kết qủa đấu thầu vào tháng 8/2007. CĐT đã ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu theo tiến độ: bắt đầu triển khai vào 25/9/2007 và hoàn thành vào tháng 4/2009. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của biến động giá và trượt giá vật liệu, nhà thầu gặp khó khăn về tài chính, tiến độ Dự án bị chậm lại so với kế hoạch. Đến nay, giá trị khối lượng thực hiện đến nay đạt khoảng 14%.

Đối với 11 cầu khác của giai đoạn 2: 05 cầu (Cái Dầu, Cây Điệp, Vĩnh Xuân, Rạch Chanh, Thông Lưu) được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu CP. Hiện nay đang tiến hành thu tục tổ chức đấu thầu. 06 cầu còn lại (gồm các cầu Thành Lợi, Cái Vồn nhỏ, Phù Ly, Trà Mẹt, Thuận Thới và Cống số 2 đã được Bộ GTVT điều chỉnh đưa vào danh mục các cầu yếu thuộc dự án tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường Quốc gia, sử dụng nguồn vốn vay JBIC. Thời gian qua, do sự biến động và trượt giá vật liệu, có ảnh hưởng đến tiến độ triển khai Dự án. Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo Cục Đường bộ Việt nam sớm hoàn thành thủ tục để triển khai Dự án.

72/ Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: “Việc triển khai xây dựng công trình, cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Quốc lộ 60, Tuyến Nam Sông Hậu…) được tiến hành rất chậm ảnh hưởng đến việc sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Đề nghị chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đảm bảo công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng thời gian đề ra”.

Trả lời (tại Công văn số 6538/BGTVT-QLXD ngày 4 tháng 9 năm 2008)

1. Dự án Nâng cấp Quốc lộ 60 đoạn Đại Ngãi - Sóc Trăng), tỉnh Sóc Trăng:

Dự án Nâng cấp Quốc lộ 60 (đoạn Đại Ngãi - Sóc Trăng), tỉnh Sóc Trăng do Sở GTVT Sóc Trăng làm chủ đầu tư có chiều dài 18.92 Km, chia làm hai 2 gói thầu: gói thầu số 1 (đoạn Km 17 1 + 154 - Km 18 3+ 120) và gói thầu số 2 (đoạn Km 18 3 + 120 - Km190+074). Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật của từng đoạn như sau:

- Đoạn 1: từ Km 171 + 154 - Km 18 3 + 120, theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng;

- Đoạn 2: từ Km183+120 - Km190+074, theo tiêu chuẩn đường phố chính cấp 2.

Dự án được khởi công tháng 3/2004, thời gian hoàn thành dự án theo kế hoạch là 30/8/2006. Do không bố trí được nguồn vốn, dự án bị tạm đình hoãn từ tháng 4 năm 2004 (thông báo số 176/TB-BGTVT ngày 16/4/2004 của Bộ GTVT) và đã được khởi động lại từ 01/9/2005. Vì tiến trình thực hiện dự án bị gián đoạn do không bố trí được vốn và vướng mắc trong công tác GPMB nên Bộ GTVT đã cho gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến 31/12/2008 .

Đến nay, công tác GPMB vẫn còn tồn tại vướng mắc, cụ thể: còn vướng 2 cơ sở tôn giáo và 13 hộ dân khiếu nại chưa di dời làm cho nhà thầu phải chờ mặt bằng để thi công, làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Mặt khác, trong thời gian vừa qua do thay đổi cơ chế chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng, do giá cá vật liệu tăng đột biến cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Mặt khác do năng lực của nhà thầu thi công gói thầu số 1 (Công ty Cổ phần XDCTGT 810) yếu không đáp ứng được tiến độ hợp đồng. Chủ đầu tư đang xem xét để cắt chuyển một phần khối lượng còn lại cho đơn vị khác thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án vào tháng 12/2009.



2- Dự án tuyến Nam Sông Hậu:

Dự án xây dựng tuyến nam Sông Hậu được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III - đồng bằng vận tốc thiết kế 80km/h, với tổng chiều dài 147.3km, trong đó đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng dài 117.5km. gồm 11 gói thầu.

Dự án được khởi công từ tháng 4/2005 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2008.

Hiện tại, khối lượng thực hiện toàn dự án đạt 70% khối lượng theo hợp đồng. Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban QLDA Mỹ Thuận đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để phấn đấu đến ngày 31/12/2008 thông xe kỹ thuật toàn tuyến. Tuy nhiên, công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chưa hoàn thành, hiện còn vướng 191 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, chủ yếu tại thị trấn Trần Đề - huyện Long Phú, đầu cầu Cái Côn, Cái Trâm - huyện Kế Sách và khu chợ Vĩnh Phước - huyện Vĩnh Châu.

Nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc bàn giao mặt bằng là do thời gian thi công hạng mục xây dựng khu tái định cư cho 186 hộ dân tại thị trấn Trần Đề kéo dài, chịu ảnh hưởng của việc biến động giá vật liệu, dẫn đến việc phải bổ sung kinh phí cho công tác bồi thường, GPMB.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo các ban ngành của tỉnh và Hội đồng đền bù GPMB tỉnh Sóc Trăng sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại vướng mắc về công tác GPMB trên địa phận tỉnh Sóc Trăng, bàn giao cho các nhà thầu để tập trung thi công hoàn thành dự án theo tiến độ nêu trên.



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1/ Cử tri các tỉnh Quảng Ngãi, Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét cho các huyện miền núi thuộc các tỉnh giáp Tây Nguyên được thực hiện theo Quyết định 304/2005/QĐ-TTg ngày 14/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về giao rừng, khoán bảo vệ rừng của hộ gia đình và cộng đồng... đang được thí điểm ở các tỉnh Tây Nguyên để tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương này.

Trả lời (tại công văn số 2102/BNN-LN ngày 21/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong đó, tại Điều 6 sửa đổi đã quy định: Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đối tượng của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ ngoài việc được hưởng các quy định trên đây tuỳ theo là rừng phòng hộ hay rừng sản xuất, còn được hưởng các quyền lợi theo Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ khi tham gia bảo vệ và phát triển rừng trên đất rừng được giao. Như vậy, đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi, khi nhận giao rừng, khoán bảo vệ rừng đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng các chính sách theo Quyết định số 304.



2/ Cử tri các tỉnh Nghệ An, Hà Giang, Lai Châu kiến nghị: Kinh phí hỗ trợ để nhân dân khoanh nuôi, bảo vệ rừng theo Quyết định 661/TTg của Chính phủ năm thứ nhất là 78.000 đ/ha là quá thấp, không thể khuyến khích được người dân bảo vệ rừng, đề nghị Chính phủ hỗ trợ 200.000đ/ha, để người dân an tâm bảo vệ rừng tốt hơn.

Trả lời (tại công văn số 2098/BNN-LN ngày 21/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI đã ra Nghị quyết số 73/2006/QH11 về việc điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 2006 - 2010 đã phê chuẩn mức vốn đầu tư cho dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong gia đoạn 2006 - 2010, mức hỗ trợ cho công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng đã được quy định tại Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 02/5/2008 về hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 - 2010. Đây là mức hỗ trợ nhằm khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình cá nhân tham gia công tác bảo vệ, phát triển rừng và được hưởng lợi từ rừng theo các quy định hiện hành.



3/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cho áp dụng chính sách khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ theo Quyết định số 99/2006/QĐ-TTg ngày 08/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình thí điểm khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ rất xung yếu trên diện rộng.

Trả lời (tại công văn số 2113/BNN-LN ngày 21/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Đây là Chương trình thí điểm khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ rất xung yếu tại 21 xã biên giới, tỉnh Lai Châu và sẽ kết thúc ngày 31/12/2010. Hiện nay chương trình đang trong thời gian thực hiện, chưa có tổng kết đánh giá hiệu quả nên cần có thời gian đúc kết kinh nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Thủ tướng Chính phủ triển khai trên diện rộng trong thời gian tới. Hiện nay trên địa bàn cả nước vẫn đang áp dụng các cơ chế khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng theo Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg.



4/ Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: Hiện nay tỉnh Quảng Trị có nhiều diện tích rừng 327, 661 đã được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng sang rừng sản xuất nhưng chưa được phép khai thác. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng dẫn khai thác để chuyển diện tích rừng nói trên sang trồng rừng sản xuất hoặc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao.

Trả lời (tại công văn số 2098/BNN-LN ngày 21/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình số 2301/TTr-BNN-LN ngày 20/8/2007 trình Chính phủ ban hành chính sách chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang rừng sản xuất sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách sẽ có hướng dẫn cụ thể. Trong giai đoạn này yêu cầu các địa phương thực hiện Chỉ thị số 86/2006/CT-BNN, ngày 21/9/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý việc chuyển mục đích sử dụng rừng.



5/ Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: Cử tri xã Hàm Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình (khu vực có rừng đặc dụng Quốc gia Ba Vì) kiến nghị: việc Nhà nước quy định khu vực quản lý của rừng đặc dụng Quốc gia với độ cao trung bình từ 100m trở lên so với mặt nước biển, như vậy là không phù hợp (thấp), ảnh hưởng đến đất canh tác của nhân dân, đề nghị Nhà nước xem xét điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Trả lời (tại công văn số 2232/BNN-LN ngày 29/7/2008 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn):

Vườn Quốc gia là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần ngập nước ven biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc bị de doạ cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Vườn Quốc gia là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục giải trí và các hoạt động du lịch sinh thái được kiểm soát và ít có tác động tiêu cực.

Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập theo Quyết định 17/CT ngày 16/01/1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với tổng diện tích 7.377 ha, địa điểm và phạm vi của Vườn từ cốt 100 trở lên.

Theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Hà Tây (tại văn bản số 2015/VP-TB ngày 28/05/2002) Vườn quốc gia Ba Vì đã bàn giao toàn bộ diện tích dưới cốt 100 cho địa phương quản lý, Vườn chỉ quản lý diện tích còn lại với tổng diện tích 6.136 ha.

Để đảm bảo chiến lược quản lý các khu tích rừng đặc dụng của cả nước và thực tế của Vườn quốc gia Ba Vì, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 510/QĐ-TTg ngày 12/05/2003 về việc phê duyệt quy hoạch mở rộng Vườn quốc gia Ba Vì với diện tích 4.646 ha (bao gồm 9 xã thuộc 2 huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình).

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình đã có Quyết định 921/QĐ-UB ngày 26/06/2003 giao đất Lâm nghiệp cho Vườn quốc gia Ba Vì.

Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua các tỉnh trong cả nước đã rà soát lại quy hoạch 3 loại rừng, trong đó Vườn Quốc gia Ba Vì đã được 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình khẳng định lại quy hoạch của Vườn hiện nay 100 với tổng diện tích quản lý là 10.728 ha.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được tiếp thu ý kiến của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình, trong thời gian tới Bộ sẽ chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiêm túc xem xét cụ thể những điểm bất hợp lý để báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho điều chỉnh ranh giới Vườn cụ thể, đề nghị các địa phương vẫn phải thực hiện theo Quyết định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.



6/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị:

Câu hỏi 1:

Kinh phí hỗ trợ để nhân dân khoanh nuôi, bảo vệ rừng theo Quyết định 661/TTg của Chính phủ năm thứ nhất là 78.000 đ/ha là quá thấp, không thể khuyến khích được người dân bảo vệ rừng, đề nghị Chính phủ hỗ trợ 200.000đ/ha, để người dân an tâm bảo vệ rừng tốt hơn.

Trả lời (tại công văn số 2080/BNN-LN ngày 18/7/2008 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn):

Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI đã ra Nghị quyết số 73/2006/QH11 về việc điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 2006 - 2010 đã phê chuẩn mức vốn đầu tư cho dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong gia đoạn 2006 - 2010, mức hỗ trợ cho công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng đã được quy định tại Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 02/5/2008 về hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 - 2010. Đây là mức hỗ trợ nhằm khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình cá nhân tham gia công tác bảo vệ, phát triển rừng và được hưởng lợi từ rừng theo các quy định hiện hành.



Câu hỏi 2:

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ cho phép các tỉnh vùng Tây Bắc được đưa các loài cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng (song, mây...) vào chương trình hỗ trợ trồng rừng sản xuất thuộc dự án 661 (hỗ trợ cây giống, phân bón) ngoài cây quy định tại Quyết định 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005.

Trả lời (tại công văn số 2080/BNN-LN ngày 18/7/2008 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn):

Trên cơ sở tổng kết các kết quả nghiên cứu, trồng thử nghiệm các loài cây tại các vùng sinh thái khác nhau ngày 15/3/2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN về việc ban hành Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp. Tại Quyết định này, các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất mới đề cập đến các loài cây gỗ và chỉ quy định cho các vùng sinh thái chính mà không quy định cho từng tỉnh cụ thể. Tuy nhiên, các loài cây lâm sản ngoài gỗ (song, mây,…) mà ý kiến của cử tri tỉnh Sơn La đề nghị bổ sung là những loài cây bản địa, nếu đã được gây trồng phổ biến tại địa phương, có kết quả trồng thử nghiệm, đã tổng kết đánh giá, có thị trường đầu ra cho sản phẩm và nguồn giống đảm bảo thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động đề xuất với UBND tỉnh quyết định đưa vào phát triển trồng rừng sản xuất tại địa phương.



7/ Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: Trong thời gian qua, nhiều luật đã được Quốc hội thông qua, đến thời điểm luật có hiệu lực nhưng chưa có Nghị định hướng dẫn vì vậy luật không đi ngay được vào cuộc sống và khiến cho các cơ quan quản lý lúng túng, gây ách tắc công việc và người dân chịu thiệt thòi đồng thời tạo ra sự không đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Cụ thể như Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH 11 được Quốc hội khoá 11 thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 03/12/2004, nhưng đến ngày 03/03/2006 Chính phủ mới có Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật này và đến nay Bộ Nông nghiệp &PTNT cũng chưa có Thông tư hướng dẫn. Trong khi địa phương đang chuẩn bị kế hoạch phát triển kinh tế năm 2008 có nhiều kế hoạch liên quan đến sản xuất, kinh doanh nghề rừng (đây là lần thứ 2 củ tri kiến nghị, kiến nghị lần thứ nhất đã được Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tổng hợp báo cáo trong các lần tiếp xúc cử tri trước kỳ họp lần thứ hai Quốc hội khóa XII).

Trả lời (tại công văn số 2120/BNN-LN ngày 22/7/2008 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn):

Sau khi Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH 11 được Quốc hội khoá 11 thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 03/12/2004 và ngày 03/03/2006 Chính phủ có Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp &PTNT, đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng: Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; Thông tư số 38/2007/TT-BNN của Bộ nông nghiệp và PTNT ngày 25/4/2007 hướng dẫn giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; Thông tư số 05/2008/TT-BNN của Bộ nông nghiệp và PTNT ngày 14/01/2008 hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 02/5/2008 hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007-2010; Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/05/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/2007/NĐ-CP ngày 28/03/2007của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng; Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 23/06/2008 hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất v.v...

Cục Lâm nghiệp là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực Lâm nghiệp cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản số 254/LN-ĐTCBLN ngày 15/03/2006 hướng dẫn bổ sung rà soát quy hoạch 3 loại rừng; Văn bản số 623LN-SDR ngày 5/6/2006 hướng dẫn giao rừng, khoán bảo vệ rừng thí điểm tại các tỉnh Tây Nguyên; Quyết định số 434/QĐ/QLR ngày 11/4/2007 ban hành hướng dẫn quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã và hướng dẫn giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư; Công văn số 1326/CV-LNCĐ ngày 07/9/2007 về việc hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng v.v...

Các văn bản quy phạm pháp luật về Lâm nghiệp được ban hành khá nhiều, rất mong Quí vị đại biểu quan tâm đến lĩnh vực Lâm nghiệp xin xem trang web: http://dof.mard.gov.vn/phapquy_index.aspx.



8/ Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh chính sách hỗ trợ chống xói mòn ở vùng núi là đúng nhưng chưa có hiệu quả rõ rệt vì mức đầu tư thấp, không đảm bảo đời sống cho bà con trồng rừng, đề nghị mức hỗ trợ đầu tư lên 21 triệu/ha để chuyển thành ruộng nước (ruộng bậc thang) sẽ có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường (chống xói mòn), khi nông dân có đủ lương thực, đời sống kinh tế được nâng lên sẽ chuyển các nương trồng ngô sang trồng rừng thì sẽ có tính khả thi và đạt hiệu quả cao hơn.

Trả lời (tại công văn số 2097/BNN-LN ngày 21/7/2008 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn):

Với mục tiêu chống xói mòn ở vùng núi có hiệu quả, đảm bảo đời sống cho bà con trồng rừng Chính phủ đã có quy định tại Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008 về hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy đã quy định cụ thể.



9/ Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị:

Câu hỏi 1:

Đề nghị Chính phủ xem xét cho các huyện miền núi thuộc các tỉnh giáp Tây Nguyên được thực hiện theo Quyết định 304/2005/QĐ-TTg ngày 14/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về giao rừng, khoán bảo vệ rừng của hộ gia đình và cộng đồng...đang được thí điểm ở các tỉnh Tây Nguyên để tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương này .

Trả lời (tại công văn số 2079/BNN-LN ngày 18/7/2008 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn):

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong đó, tại Điều 6 sửa đổi đã quy định: Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đối tượng của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ ngoài việc được hưởng các quy định trên đây tuỳ theo là rừng phòng hộ hay rừng sản xuất, còn được hưởng các quyền lợi theo Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ khi tham gia bảo vệ và phát triển rừng trên đất rừng được giao. Như vậy, đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi, khi nhận giao rừng, khoán bảo vệ rừng đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng các chính sách theo Quyết định số 304.



Câu hỏi 2:

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề nghị Chính phủ ủy quyền cho chủ tịch UBND tỉnh cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất của từng dự án chuyên dùng, không quá 15% theo Quyết định 186/2006 ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 99/2006 ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số điều quy chế quản lý rừng.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương