BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang9/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   67

Trả lời (tại công văn số 2079/BNN-LN ngày 18/7/2008 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn):

Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chỉ quy định tỷ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất (từ 15- 20%). Còn thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định theo Luật Đất đai, trong đó đã xác định thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, cấp huyện tại Điều 37 UBND cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, UBND cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.



10/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị:Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có biện pháp giúp tỉnh xử lý ô nhiễm môi trường do tôm chết kéo dài với chất thải đầu vỏ tôm do các nhà máy chế biến thủy sản thải ra sông rạch; vừa giúp tỉnh tăng cường hơn nữa công tác khuyến ngư, khuyến nông tránh được tình trạng tôm chết kéo dài gây thiệt hại cho hàng ngàn hộ dân.

Trả lời (tại công văn số 2579/BNN-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

1. Về việc tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT có biện pháp giúp tỉnh xử lý ô nhiễm môi trường do tôm chết kéo dài với chất thải đầu vỏ tôm do các nhà máy chế biến thủy sản thải ra sông rạch:

Tỉnh Cà Mau có 22 Doanh nghiêp với 32 nhà máy chế biến thủy sản qui mô công nghiệp đã hoạt động từ nhiều năm nay. Thực hiện Tiêu chuẩn ngành Thủy sản 28 TCN 130: 1998, toàn bộ các nhà máy này đã tổ chức thu gom các chất thải rắn trong đó có đầu và vỏ tôm đẻ xử lý theo qui định tại TCN 130: 1998; nhưng đối với nước thải của các nhà máy, đến thời điểm này chỉ có 15 nhà máy đã có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945- 1995, còn 13 nhà máy chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải và 4 nhà máy đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Chính 17 nhà máy chưa xử lý được nước thải này trước khi đổ ra sông đã gây ô nhiễm môi trường nước các con sông của tỉnh Cà Mau. Mức độ gây ô nhiễm chưa có nghiên cứu nào đánh giá.

Có một số nguyên nhân như sau:

- Nhiều nhà máy hoạt động từ trước khi hình thành các khu công nghiệp chế biến thủy sản (chỉ có 3/32 nhà máy nằm trong khu công nghiệp) nên việc xả nước thải ra môi trường không qua hệ thống xử lý của khu công nghiệp, cũng không bị giám sát của Ban Quản lý khu công nghiệp.

Phát hiện các nhà máy vi phạm Luật Bảo vệ môi trường từ lâu nhưng việc xử lý chưa triệt để; năm 2007, Thanh tra Tài nguyên môi trường và Thanh tra sở Thủy sản Cà Mau mới kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính 5 Doanh nghiệp số tiền phạt 34 triệu đồng. UBND các huyện, xã nơi có cơ sở chế biên thủy sản vi phạm chưa giám sát chặt chẽ hoạt động của cơ sở và chưa xử lý nghiêm như luật pháp qui định.

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã ban hành Quy chế Quản lý môi trường cơ sở chế biến thủy sản tại Quyết định số 19/2002/QĐ – BTS của Bộ trưởng Bộ Thủy sản ngày 18/9/2002. Để giải quyết vấn đề này, Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan liên quan của địa phương và UBND thành phố Cà Mau, UBND các huyện có cơ sở chế biến chưa xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải nghiêm túc thực hiện Quyết định số 19/2002/QĐ-BTS cụ thể là đôn đốc các đơn vị gấp rút xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo qui định; địa phương xem xét cụ thể, giúp những đơn vị thực sự có khó khăn khách quan trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải giải quyết khó khăn. Những đơn vị phải di dời vào khu công nghiêp, nên kiên quyết di dời.



2. Về việc giúp tỉnh tăng cường hơn nữa công tác khuyến ngư, khuyến nông tránh được tình trạng tôm chết kéo dài gây thiệt hại cho hàng ngàn hộ dân.

Cà Mau có hệ thống khuyến ngư được đánh giá là khá hoàn chỉnh của cả nước: 121 cán bộ khuyến ngư, trong đó các xã ven biển 1 cán bộ/xã, huyện có 3 cán bộ khuyến ngư/huyện.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước: tổng diện tích 279.000 ha trong đó có 215.000 ha nuôi thuỷ sản mặn lợ.

Tại Cà Mau, tình trạng nuôi tôm theo phương thức quảng canh rất phổ biến nên khi thời tiết biến đổi xấu, mưa lớn kéo dài dẫn đến tôm chết hàng loạt.

Trong thời gian tới hệ thống khuyến ngư Cà Mau cần:

1. Mặc dù số lượng cán bộ khuyến ngư tương đối lớn và rộng khắp đến tận tuyến xã nhưng bình quân cán bộ trên đơn vị diện tích vẫn thấp. Cần tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến ngư cả về số lượng, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

2. Thời gian qua công tác xây dựng mô hình khuyến ngư được triển khai trên quy mô nhỏ, biện pháp phòng tránh tôm chết chưa được phổ biến rộng rãi. Vì vậy cần tăng cường xây dựng mô hình khuyến ngư theo hướng tập trung, khuyến khích nông ngư dân thả tôm đúng thời vụ, đồng thời có biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường cho vùng nuôi.

3. Đổi mới phương pháp tập huấn: Thời gian tới cần tăng kinh phí, tổ chức nhiều lớp lớp tập huấn đến hộ dân. Khuyến khích áp dụng nuôi tôm theo quy chuẩn kỹ thuật GAP.

4. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, cảnh báo dịch bệnh cho nông ngư dân.

5. Tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh cũng như giống nhập từ tỉnh ngoài.

6. Giúp người nuôi tôm phương pháp chọn lựa giống tôm đảm bảo chất lượng để hạn chế phát sinh mầm bệnh và tôm lớn nhanh, thời gian nuôi được rút ngắn; lựa chọn các loại thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học và thuốc phòng trị bệnh đảm bảo chất lượng để cải tạo môi trường ao nuôi và xử lý bệnh tôm.

7. Khuyến khích người nuôi tôm chấp hành lịch thời vụ

8. Bộ sẽ chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia nghiên cứu đặc thù nuôi tôm ở địa phương, xây dựng và chỉ đạo kế hoạch khuyến ngư ở Cà Mau nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển nuôi tôm bền vững.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị Cục, Vụ, Viện có liên quan tăng cường phối hợp thường xuyên cùng các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh nắm bắt kịp thời và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm giảm thiệt hại cho người nuôi tôm.



11/ Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có chính sách cụ thể đối với vùng phân lũ, chậm lũ, chú trọng những dự án thuỷ lợi có tính chiến lược, mang tính quy mô (vùng miền) để chia sẻ khó khăn đối với nhân dân vùng bị lũ, lụt cụ thể là đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án xây dựng hồ chứa nước khu vực Hưng Thi - Hoà Bình để giảm thiểu thiên tai cho vùng phân lũ, chậm lũ huyện Nho Quan và Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Có cơ chế chính sách hỗ trợ: Về lương thực, giống các loại vật tư, cây trồng đảm bảo đời sống, khôi phục sản xuất cho nhân dân sau ngập lụt; Về kinh phí cho các địa phương để sửa chữa nâng cấp đê điều, các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương.

Trả lời (tại công văn số 2179/BNN-VP ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

1. Về cơ chế chính sách hỗ trợ cho các địa phương vùng phân lũ, chậm lũ:

Phân, chậm lũ là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, giảm thiểu thiệt hại do lũ, bão vượt mức thiết kế gây ra. Để hạn chế thiệt hại, đảm bảo sớm ổn định cuộc sống của người dân khi phải phân, chậm lũ, đồng thời giúp các địa phương vùng phân, chậm lũ nhanh chóng khôi phục sản xuất, khắc phục hậu quả sau khi lũ rút. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ cho nhân dân sống trong vùng phân, chậm lũ, cụ thể:

- Về chính sách hỗ trợ lương thực, giống các loại vật tư, cây trồng đảm bảo đời sống, khôi phục sản xuất cho nhân dân sau ngập lụt. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 185/QĐ-TTg ngày 13/9/1999 về chính sách hỗ trợ đối với vùng phân, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng trong đó quy định cụ thể mức hỗ trợ về di dời khi phải phân, chậm lũ, khôi phục sản xuất sau khi lũ rút,… đồng thời quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp.

- Về cơ chế chính sách hỗ trợ về kinh phí cho các địa phương để sửa chữa nâng cấp đê điều, các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoa kênh mương: Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 132/QĐ-TTg ngày 07/02/2002 về việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng phân, chậm lũ hệ thống sông Hồng, đầu tư 3090 tỷ đồng từ năm 2002 đến hết năm 2010 để xây dựng công trình phân lũ, nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng phân lũ, chậm lũ. Đến hết năm 2007 đã hỗ trợ các địa phương trên 1.780 tỷ đồng, trong đó Ninh Bình 368 tỷ đồng, phần kinh phí còn lại sẽ tiếp tục được cân đối hỗ trợ trong thời gian tiếp theo.

2. Việc đầu tư xây dựng Dự án hồ chứa nước Hưng Thi và hệ thống công trình phòng, chống lũ sông Hoàng Long:

Thủ tướng Chính phủ có công văn số 652/TTg-KTN ngày 02/5/2008, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình và các cơ quan liên quan chỉ đạo lập, tổ chức thẩm định, phê duyệt và triển khai Dự án hồ chứa nước Hưng Thi và hệ thống công trình phòng chống lũ sông Hoàng Long. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo các cơ quan hữu quan lập dự án đầu tư làm cơ sở để triển khai thực hiện dự án.



12/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị:Đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ các trang thiết bị phương tiện phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão, thiên tai cho các tỉnh miền núi còn khó khăn như Cao Bằng.

Trả lời (tại công văn số 2419/BNN-VP ngày 11/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Việc định hướng đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn giai đoạn năm 2006 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28/2/2008. Trong đó, giao Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn là cơ quan theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương sẽ phối hợp với Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn tập hợp đề xuất của địa phương để báo cáo và trình Chính phủ xem xét, hỗ trợ. Đề nghị tỉnh chủ động lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ cho tác phòng chống lụt bão, thiên tai, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ.



13/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm đến tính chất đặc thù của huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận vì khí hậu, thời tiết ở vùng này quá khắc nghiệt, nắng gió nhiều (khó khăn cả về thời tiết và đi lại) so với đảo Phú Quốc.

Đề nghị đầu tư xây dựng kè biển chống xâm thực, cảng neo đậu tàu thuyền cho ngư dân nhất là khi có bão xảy ra.

Trả lời (tại công văn số 2418/BNN-VP ngày 11/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

- Về việc đầu tư xây dựng kè chống xâm thực của huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 về một số cơ chế, chính sách ưu đãi đối với đảo Phú Quý, trong đó ngân sách địa phương bố trí vốn để thực hiện công trình kè chống xói lở và xâm thực bờ biển đảo Phú Quý. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn của địa phương cũng như quy mô dự án tương đối lớn, kỹ thuật phức tạp nên sau 3 năm phê duyệt dự án đầu tư công trình kè chống xói lở và xâm thực bờ biển đảo Phú Quý tại Quyết định số 1294 QĐ/CT-UBND ngày 24/5/2005 của UBND tỉnh Bình Thuận, dự án vẫn chưa được triển khai. Theo quy định hiện hành, dự án đã phê duyệt quá 3 năm cần được phê duyệt lại mới đủ căn cứ đầu tư. Đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận rà soát dự án theo các quy định hiện hành; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có ý kiến về giải pháp kỹ thuật để UBND tỉnh phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo, đồng thời Bộ sẽ phối hợp cùng các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ một phần vốn cho tỉnh thực hiện.

- Về việc đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại đảo Phú Quý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số 1366/BNN-KH ngày 19 tháng 5 năm 2008 gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận ghi nhận đề nghị của địa phương trên cơ sở điều chỉnh qui mô và nâng cấp dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khẩn trương xây dựng nhiệm vụ rà soát điều chỉnh quy hoạch các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong phạm vi cả nước, trong đó có khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại huyện đảo Phú Quý của tỉnh Bình Thuận.

14/ Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Thời gian qua, thông tin việc Chính phủ sẽ giảm 4.000 tàu đánh cá có mã lực dưới 90 CV, ngư dân rất băn khoăn, nhất là ngư dân Kiên Giang có đến 4.218 chiếc, chủ trương này không chỉ giảm tàu đánh cá gần bờ mà đụng đến việc làm của 42.000 ngư phủ, trên 100.000 người ăn theo lâm cảnh khó khăn. Đề nghị Chính phủ có lộ trình cắt giảm và có chính sách cụ thể khi thực hiện, tránh cắt giảm tùy tiện theo cơ học (Kiên Giang).

Trả lời (tại công văn số 2110/BNN-VP ngày 21/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền khai thác hải sản tăng nhanh, nguồn lợi hải sản vùng ven bờ đang bị khai thác quá mức và có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Trong khi đó sản lương khai thác hải sản hàng năm tăng không đáng kể. Để đảm bảo cho hoạt động đánh bắt của ngư dân có hiêu quả và bền vững, tạo điều kiện ổn định và nâng cao đời sống cho ngư dân làm nghề biển, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó về lĩnh vực khai thác hải sản giữ mức ổn định về sản lượng khai thác như hiện nay; Số lương tàu thuyền đến năm 2010 giữ ở mức 50.000 chiếc; tàu có công suất > 75CV là 6.000 chiếc; tàu có công suất từ 46CV đến 75CV là 14.000 chiếc; tàu có công suất từ 20CV đến 45CV là 20.000 chiếc; tàu có công suất < 20CV là 10.000 chiếc. Với giải pháp: Chuyển dịch nhanh cơ cấu nghề nghiệp khai thác ven bờ theo hướng ổn định sản lượng đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chuyển từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ, các nghề nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch…Quản lý chặt chẽ đóng mới, cấp giấy phép khai thác thủy sản để giảm dần số lượng tàu nhỏ ven bờ, đồng thời củng cố số lương tàu lớn khai thác xa bờ.

Để thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thủy sản trước đây (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) quy định: Cấm phát triển tàu cá có công suất dưới 90CV làm nghề lưới kéo cá, và tàu lắp máy dưới 30CV làm các nghề khác (Thông tư 02/2006/TT- BTS ngày 20/3/2006). Hiện nay, cả nước có khoảng 82.900 tàu đánh bắt hải sản, trong đó: tàu có công suất từ 90CV trở lên:15.600 chiếc; tàu có công suất từ 50 đến dưới 90CV: 12.600 chiếc; tàu có công suất từ 20 đến dưới 50CV là 25.300 chiếc; tàu có công suất dưới 20CV: 29.500 chiếc .So với Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg thì số tàu khai thác xa bờ 90CV trở lên tăng nhanh, song số lượng tàu nhỏ dưới 20CV còn quá lớn. Việc chuyễn đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản là cần thiết tuy nhiên phải có lộ trình và giải pháp thực hiện, hiện nay Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn đang rà soát lại các chỉ tiêu về mức sản lượng khai thác hải sản và cơ cấu các loại tàu thuyền (trên cơ sở đánh giá nguồn lợi hải sản hiện nay), xây dựng Chương trình tổng thể Khai thác Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 trình Chính phủ phê duyệt, đồng thời Bộ đang chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách trình Chính phủ ban hành, tổ chức nghiên cứu các mô hình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp để hướng dẫn các địa phương thực hiện. Trước mắt Bộ đang chỉ đạo các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác quản lý tàu cá, tổ chức đăng ký và cấp giấy phép khai thác để nắm chắc số lượng phương tiện và nghề nghiệp khai thác hiện có trên cơ sở đó tổ chức quy hoạch lại lực lương đánh bắt ở các vùng biển. Chủ trương của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn từng bước chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản (chứ không phải cắt giảm cơ học) theo hướng: Nâng cấp, cải hoán phương tiện chuyển từ nghề khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ; chuyển những nghề khai thác gây tổn hại nguồn lợi hải sản, nghề tiêu tốn nhiều nhiên liệu .hiệu quả thấp như nghề lưới kéo cá ven bờ sang các nghề khai thác xa bờ ít tiêu tốn nhiên liệu và hiêu quả hơn như các nghề Rê, Câu,Vây khơi…;chuyển đổi nghề khai thác hải sản ven bờ sang nuôi trồng thủy sản và sang các nghề phục vụ hậu cần cho hoạt động đánh bắt và dịch vụ du lịch..;

15/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Hiện nay, nhiều tàu thuyền phải đậu bờ do giá xăng dầu tăng cao, không đủ chi phí cho chuyến biển, thiếu lao động, ngư dân không có thu nhập để trả nợ đã vay Ngân hàng để mua sắm tàu thuyền. Đề nghị Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển nghề biển có trọng tâm, khuyến khích đóng mới tàu lớn đánh bắt xa bờ, đánh bắt dài ngày trên biển, hạn chế phát triển tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác ảnh hưởng đến ngư trường.

Trả lời (tại công văn số 2110/BNN-VP ngày 21/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Ngày 18/3/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 289/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân. Nội dung chủ yếu của Quyết định là chính sách hỗ trợ ngư dân về đóng tàu mới đánh cá có công suất trên 90CV, thay máy tàu có công suất trên 40CV mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn, hỗ trợ bảo hiểm tai nạn thuyền viên, bảo hiểm thân tàu và hỗ trợ tiền dầu cho tất cả các tàu khai thác hải sản. Tuy nhiên, Quyết định này mới tháo gỡ được một phần khó khăn cho ngư dân trong lúc giá dầu và giá cả các mặt hàng khác tăng cao, vẫn chưa khuyến khích được ngư dân ra khai thác ở vùng biển xa bờ.

Hiện nay, Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo Đề án Một số chính sách hỗ trợ cho tàu tham gia khai thác hải sản, tàu làm dịch vụ hậu cần cho tàu khai thác hải sản tại vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa và DK1. Đề án sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong thời gian sớm nhất để tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân ra khai thác ở vùng biển xa bờ.

Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn cũng đang phối hợp để thực hiện chương trình khảo sát về chi phí, giá thành và giá bán sản phẩm của các đội tàu xa bờ (>90CV) tại 15/28 tỉnh, thành phố ven biển để có chính sách hỗ trợ đối với đội tàu này trong giai đoạn giá dầu tăng cao.



16/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị chính phủ có chính sách đầu tư phương tiện để quản lý tốt lượng tàu, thuyền khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai và các trường hợp bị bắt vì quy tội xâm phạm lãnh hải. Cử chi đề nghị chính phủ nên sử dụng hệ thống vệ tinh Vinasat – 1 để hỗ trợ gắn chíp điện tử cho các tàu thuyền đánh bắt xa bờ nhằm kiểm soát được tọa độ điểm di chuyển để cung cấp thông tin, hướng dẫn khi có bão cũng như khi bị bắt giữ liên quan đến chủ quyền lãnh hải.

Trả lời (tại công văn số 2110/BNN-VP ngày 21/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

a) Vệ tinh VINASAT - 1 là vệ tinh địa tĩnh, thực hiện chức năng truyền dẫn thông tin phục vụ chủ yếu cho thông tin cố định, vì vậy, đối với tàu thuyền hoạt động trên biển, khả năng khai thác là rất khó, bởi:

- Thứ nhất, tàu thuyền luôn luôn di động, để có thể kết nối được với vệ tinh, bắt buộc phải có anten tự điều chỉnh, để bám vệ tinh. Theo các chuyên gia về lĩnh vực viễn thông, giá một anten loại trên cũng từ 7.000 – 8.000 USD;

- Thứ hai, thiết bị ( ngư dân gọi là chíp), để có thể thực hiện việc thông báo về bờ qua vệ tinh về tọa độ của tàu, đòi hỏi có 2 chức năng: Định vị vệ tinh (GPS) và truyền tín hiệu định vị qua vệ tinh ( thường phải làm việc trên giải sóng “C” (4- 6GHz). Giá thành của thiết bị trên hiện giao động từ 1.800- 2. 500 USD.

- Thứ ba, khi khai thác dịch vụ truyền dẫn qua vệ tinh đều phải trả phí. Ở nước ngoài, mức phí thuê bao hiện giao động từ 800 - 1000 USD/năm.

b) Nhằm tăng cường công tác quản lý thông tin nghề cá trên biển, góp phần đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản, ngày 31/10/2006, Bộ Thủy sản ( cũ) đã phê duyệt dự án xây dựng Hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn I (2007-2008), trong đó có 4 hạng mục đầu tư:

- Xây dựng Trung tâm quản lý tàu cá đặt tại Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;

- Xây dựng Hệ thống kiểm soát tàu thuyền ra vào các cảng cá, bến cá, khu neo đậu sử dụng công nghệ “đọc thẻ nhận dạng”

- Bổ sung thiết bị, nâng cấp 18/36 đài thu phát vô tuyến thuộc hệ thống thông tin điện tử Hàng hải;

- Cung cấp trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá, trong đó dự kiến giai đoạn I, lắp đặt 30.000 máy thu trực canh, bộ kết nối giữa thiết bị định vị vệ tinh với máy thu phát vô tuyến để kiểm soát vị trí các tàu trên biển; máy thu phát vô tuyến …

Các hạng mục trên đang triển khai và dự kiến sẽ đưa vào khai thác, sử dụng từ cuối năm 2008.

Để hoàn thiện Hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển, tiếp theo giai đoạn I, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ tiếp tục chuẩn bị hồ sơ phê duyệt giai đoạn II (2009-2012), trong đó có 1 hợp phần đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA của Cộng hòa Pháp. Theo thiết kế, giai đoạn II, dự kiến sẽ lắp thiết bị Argos (thiết bị kết hợp giữa định vị vệ tinh, truyền dữ liệu) cho 3.000 tàu cá khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ. Như vậy, khi triển khai thực hiện giai đoạn II sẽ có khả năng khai tác sử dụng vệ tinh VINASAT 1 của Việt Nam (nếu về mặt kỹ thuật cho phép).



17/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có chính sách cụ thể cho nhân dân nằm trong vùng chậm lũ, phân lũ; tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển hệ thống thủy lợi, đầu tư cứng hóa mặt đê, kè chân đê tuyến đê Đại Hà thuộc địa phận Hà Tây (cũ).

Trả lời (tại công văn số 2542/BNN-VP ngày 22/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

1. Về chính sách cụ thể cho nhân dân nằm trong vùng chậm lũ, phân lũ, đầu tư cứng hoá mặt đê, kè chân đê tuyến đê Đại Hà thuộc địa phận Hà Tây (cũ):

- Về chính sách cho dân nằm trong vùng phân, chậm lũ: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 132/QĐ-TTg ngày 07/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng phân, chậm lũ hệ thống sông Hồng. Trong đó hỗ trợ 1.783 tỷ đồng để xây dựng công trình phân lũ, nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng phân lũ, chậm lũ giai đoạn 2002 đến 2010. Đến hết 2007 đã hỗ trợ tỉnh Hà Tây trước đây 540 tỷ đồng, phần kinh phí còn lại sẽ được cân đối hỗ trợ trong thời gian tiếp theo. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Bộ đang nghiên cứu việc xóa bỏ các vùng chậm lũ để báo cáo Chính phủ khi thủy điện Sơn La đi vào hoạt động đồng thời với việc cải tạo hệ thống sông Đáy.

- Việc đầu tư cứng hoá mặt đê, kè chân đê tuyến đê Đại Hà: Hàng năm bằng nguồn vốn hỗ trợ tu bổ đê điều thường xuyên, xử lý khẩn cấp, sạt lở và các nguồn vốn hợp pháp khác, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đầu tư tu bổ, củng cố nhiều tuyến đê, kè trên địa bàn Hà Tây (cũ). Từ năm 2001 đến nay, đã hỗ trợ trên 300 tỷ đồng để xử lý sạt lở, làm kè bảo vệ đê. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục kiểm tra, rà soát các dự án cụ thể về xử lý sạt lở, phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai cấp bách năm 2008 các tỉnh để hỗ trợ đầu tư cho các địa phương, trong đó có tuyến đê Đại Hà, thuộc địa phận Hà Tây cũ (văn bản số 632/QĐ-TTg ngày 26/5/2008).

2. Về phát triển hệ thống thủy lợi:

a) Về quy hoạch thủy lợi và phòng chống lũ:

Từ năm 2002 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành lập quy hoạch thủy lợi tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Đà; Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Đáy; Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Hồng -Thái Bình; Quy hoạch thủy lợi hệ thống Sông Nhuệ. Trong các quy hoạch này đã đề xuất các giải pháp phát triển thủy lợi trong lưu vực nói chung và dọc các tuyến đê lớn trên địa bàn Hà Tây (cũ) nói riêng. Từ tháng 8/2008, các công trình thủy lợi và nhất là hệ thống đê thuộc địa phận Hà Tây trước đây sẽ được điều chỉnh để phù hợp với quy hoạch chung của thủ đô. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Đáy; Điều chỉnh, cập nhật, bổ sung quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Hồng- Thái Bình làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.



2. Về đầu tư xây dựng:

Trong những năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đầu tư, nghiên cứu và xây dựng nhiều công trình và hệ thống công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu góp phần phát triển kinh trên địa bàn tỉnh như: sửa chữa, nâng cấp Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn; nghiên cứu xây dựng công trình tiếp nước cho sông Tích; làm sống lại dòng sông Đáy; xây dựng mới cống Liên Mạc; nâng cấp Trạm bơm Trung Hà; cụm công trình Đầu mối Cẩm Đình - Hiệp Thuận; nâng cấp cải tạo sông Nhuệ, trạm bơm tiêu Yên Nghĩa; tiếp nước cho sông Tô Lịch.... Hệ thống đê thường xuyên được tu bổ, cứng hóa bằng nguồn vốn ngân sách hàng năm và kinh phí khẩn cấp trong mùa mưa bão.

Chỉ riêng đầu tư cho thuỷ lợi, vốn đầu tư (do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý) giai đoạn 2001-2007 là 15.200 tỷ đồng. Đối với Hà Tây (cũ), Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư về thuỷ lợi, đê điều. Năm 2008, kế hoạch vốn do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý đầu tư các công trình trên địa bàn tHà Tây (cũ) là 118 tỷ đồng, trong đó có các công trình trọng điểm như Cụm công trình đầu mối Hát Môn - Đập Đáy, TB Hạ Dục 2, TB Vân Đình, Cống Hà Đông, SCNC Hồ Đồng Mô, Cống Đồng Quan, SCNC Hồ Đồng Sương...

3. Về tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn:

Thời gian qua, Nhà nước đã quan tâm lớn tới nông nghiệp, nông thôn thông qua việc ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nhất là thuỷ lợi, giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời cũng tăng cường đầu tư công tác nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống mới, mở rộng công tác khuyến nông.... Tuy vậy, vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu; so với tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm vẫn còn ở mức dưới 5 % và còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 7 Đề án “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn” với các chủ trương, chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao đời sống nông dân.



18/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Ban hành Thông tư hướng dẫn xác định giá rừng; Thông tư hướng dẫn trình tự thủ tục cấp các loại giấy chứng nhận đất lâm nghiệp gắn liền với tài nguyên, tài sản trên đất; quy định về đăng ký rừng sản xuất là rừng trồng để xác lập quyền của chủ rừng.

Trả lời (tại công văn số 2059/BNN ngày 20/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

- Về ban hành Thông tư hướng dẫn xác định giá rừng: Ngày 28 tháng 3 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. Theo đó, Nghị định quy định về nguyên tắc và phương pháp xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên; giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Để triển khai thực hiện Nghị định, ngày 26 tháng 5 năm 2008, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định nêu trên. Thông tư liên tịch đã hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định giá các loại rừng bằng phương pháp thu nhập, phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. Bên cạnh đó, đã đưa ra các ví dụ về cách tính giá rừng đối với từng loại rừng bằng phương pháp thu nhập, phương pháp chi phí dựa trên các quy định của Thông tư.

Như vậy, về cơ bản văn bản hướng dẫn về phương pháp xác định giá các loại rừng là đầy đủ, cụ thể. Tuy nhiên, việc xác định giá các loại rừng là vấn đề mới, khó không chỉ đối với Việt Nam mà cả trên thế giới. Vì vậy, đề nghị các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nếu có gì vướng mắc xin thông báo về Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Pháp chế), Bộ Tài chính (Cục quản lý giá) để được giải đáp, hướng dẫn.



- Về Thông tư hướng dẫn trình tự thủ tục cấp các loại giấy chứng nhận đất lâm nghiệp gắn liền với tài nguyên, tài sản trên đất:

1) Về cấp các loại giấy chứng nhận đất lâm nghiệp gắn với tài nguyên, tài sản trên đất, theo chủ trương của Chính phủ trong thời gian tới thống nhất phương án cấp một loại giấy chứng nhận cả quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, để tránh gây phiền phức cho dân (nhiều loại giấy, nhiều cơ quan đầu mối, thủ tục phức tạp khó quản lý...), và giao Bộ Tư pháp nghiên cứu bổ sung, xây dựng trong Luật Đăng ký bất động sản thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận trên cơ sở điều chỉnh Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các luật khác có liên quan trình Chính phủ vào cuối năm 2008 (hiện nay Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ dự thảo Luật Đăng ký bất động sản).

2) Trong thời gian qua, để triển khai công tác giao rừng cho thuê rừng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 về Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. Đồng thời hiện nay đang chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ xây dựng một số chính sách liên quan để thực hiện như:

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp;

- Phối hợp với Bộ tài nguyên và Môi trường xây dựng thông tư hướng dẫn sự phối kết hợp giữa hai ngành về một số nội dung về giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, trong đó có nội dung hướng dẫn ghi tài sản trên đất (tài nguyên rừng) trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Về quy định về đăng ký rừng sản xuất là rừng trồng để xác lập quyền của chủ rừng: Chủ rừng được quy định tại Điều 5 - Luật bảo vệ phát triển rừng bao gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Nhà nước giao rừng trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch, kế hoạch của từng cấp và nguồn gốc hình thành rừng. Theo quy định căn cứ vào nguồn gốc hình thành rừng sản xuất được phân thành 3 loại: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng và rừng sản xuất là rừng giống. Chủ rừng có quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại Điều 59, Điều 60 - Luật bảo vệ phát triển rừng, trong đó có quyền được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

Như vậy quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được xác lập ngay sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc cho thuê rừng, đất rừng.



19/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị có văn bản hướng dẫn thành lập bộ máy hoạt động lâm nghiệp ở các cấp, nhất là cấp huyện và xã (theo Nghị định 23/2006/NĐ-CP)

Trả lời (tại công văn số 2447/BNN-VP ngày 14/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Ngày 15/5/2008, Liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLB-BNN-BNV hướng dẫn chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việc thành lập bộ máy hoạt động lâm nghiệp ở cấp huyện, xã thực hiện theo phần II, III của Thông tư này.

Trong quá trình triển khai Thông tư này, Bộ Nông nghiệp đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp với các địa phương đôn đốc hình thành nhanh bộ máy hoạt động theo ngành dọc. Về lĩnh vực quản lý lâm nghiệp, Cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất việc tổ chức các đơn vị cơ sở lâm nghiệp trực thuộc nhằm nhanh chóng ổn định, đi vào hoạt động và chỉ đạo sản xuất.

20/ Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có biện pháp chủ động phòng, chống thiên tai, có biện pháp thực hiện bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp để bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất.

Trả lời (tại công văn số 2755/BNN-VP ngày 12/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

1. Về biện pháp chủ động phòng, chống thiên tai:

Những năm gần đây, trước những diễn biến bất thường của thời tiết, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định số 144/1999/QĐ-TTg ngày 21/6/1999 "Phê duyệt quy hoạch về kiểm soát và sử dụng nước lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2010"; Quyết định số 84/2006/QĐ-TTg ngày 19/4/2006 "Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thuỷ lợi đồng Bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020" và Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 "Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020". Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo việc xây dựng chương trình củng cố, nâng cấp đê biển hiện có và rà soát quy hoạch hoàn thiện hệ thống đê biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang (theo Thông báo số 70/TB-VPCP ngày 12/4/2006). Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang phối hợp với các địa phương để hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ.

Đề nghị UBND, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kiên Giang căn cứ Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 để triển khai chương trình, kế hoạch hành động cụ thể tại địa phương nhằm chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất theo nội dung Công văn số 45/PCLBTW ngày 31/3/2008 của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương về việc triển khai chiến lược.

2. Về biện pháp thực hiện bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp để bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất:

Những năm qua, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm lớn tới nông nghiệp, nông dân và nông thôn thông qua việc ban hành nhiều chính sách, trong đó có các biện pháp thực hiện bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo quyền lợi của người sản xuất, cụ thể là:

Hàng năm, Nhà nước đã dành nhiều tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp; đầu tư nghiên cứu khoa học để đưa các tiến bộ kỹ thuật mới nhất vào sản xuất; dành một phần đáng kể của ngân sách để thành lập Quĩ dự trữ quốc gia về các loại giống cây trồng, thuốc trừ sâu, vắc xin thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, lương thực, muối, để hỗ trợ kịp thời cho nông dân khi xảy ra bão lũ, hạn hán, đói, rét, dịch bệnh nhằm giúp nông dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và khôi phục sản xuất nông nghiệp một cách nhanh nhất, đảm bảo cuộc sống cho nông dân.

Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng Chương trình hành động thực hiện, Nghị quyết TW VII (khoá XII) về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó có xây dựng các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho nông nghiệp, nông thôn, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh kinh tế nông thôn, cải thiện nhanh đời sống của nông dân. Bộ Nông nghiệp và PTNT nhất trí về mặt chủ trương bảo hiểm sản xuất nông nghiệp; nhưng đây là một vấn đề lớn, do đó trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Bộ sẽ đề nghị Chính phủ cho xây dựng và triển khai thí điểm đề án này/.



21/ Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu trình Chính phủ có cơ chế hỗ trợ cho các khu nông nghiệp công nghệ cao; phê duyệt quy hoạch dài hạn đối với thuỷ lợi Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010.

Trả lời (tại công văn số 2490/BNN-VP ngày 19/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

1. Về việc nghiên cứu trình Chính phủ có cơ chế hỗ trợ cho các khu nông nghiệp công nghệ cao:

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nói chung và Công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm là chủ trương lớn của Nhà nước đã định hướng cho các Bộ, ngành và địa phương triển khai vào thực tế. Để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động liên quan đến phát triển Khu nông nghiệp công nghệ cao (KNNCNC), một số cơ chế, chính sách liên quan đã được ban hành trong Luật Chuyển giao Công nghệ có hiệu lực từ 01/7/2007; Nghị định 80/2007/NĐ ngày 19/5/2007 của Chỉnh phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Dự thảo Luật Công nghệ cao (đang trình Quốc hội Khoá XII xem xét).

Theo chức năng và nhiệm vụ, Chính phủ đã phê duyệt và giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện “Chư­ơng trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” tại Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006. Đây là một trong những lĩnh vực công nghệ cao của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Đề án “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ trong nông nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống khuyến nông, khuyến ngư”. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang đề xuất một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ở nước ta.

Bên cạnh các cơ chế, chính sách chung về phát triển KHCN của Chính phủ, các địa phương cũng đã tạo những cơ chế ưu đãi về thuế, mặt bằng, thị trường… để các KNNCNC này phát triển.



2. Về việc phê duyệt quy hoạch dài hạn đối với thuỷ lợi Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Srêpôk tại quyết định số 871QĐ/BNN-KH ngày 15/4/2005 liên quan đến phát triển thuỷ lợi các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng; Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Sê San tại quyết định số 2970QĐ/BNN-KH ngày 09/10/2007 liên quan đến tỉnh Kon Tum và Gia Lai; Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Ba tại quyết định số 2994QĐ/BNN-KH ngày 10/10/2007 liên quan đến tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đăk Lăk. Trong các quy hoạch này đều đề xuất các giải pháp đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành rà soát quy hoạch thuỷ lợi cho các tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng làm cơ sở để đầu tư, xây dựng các công trình. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 9/2008 và cuối năm 2008 Bộ sẽ tiến hành phê duyệt.

Dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng hoàn thành Chương trình phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ khu vực Tây Nguyên làm cơ sở để các tỉnh trong khu vực đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi bằng nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ kể từ năm 2007.



22/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Đề nghị đầu tư để duy trì và phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển và đầu nguồn để đảm bảo độ che phủ nhằm giảm lũ cho vùng hạ lưu và ven biển. Xây dựng quy hoạch tái định cư các cụm dân cư đảm bảo an toàn phát triển bền vững trong môi trường thiên tai.

Trả lời (tại công văn số 2477/BNN-VP ngày 18/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

1. Về việc đầu tư để duy trì và phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển và đầu nguồn để đảm bảo độ che phủ nhằm giảm lũ cho vùng hạ lưu và ven biển

Tầm quan trọng của việc đầu tư để duy trì và phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển và đầu nguồn để đảm bảo độ che phủ nhằm giảm lũ cho vùng hạ lưu và ven biển đã được Chính phủ và các Bộ ngành nhận thức sâu sắc. Thực hiện Nghị quyết số 73 - Quốc hội khoá X, Chính phủ đã ban hành Quyết định 661/QĐ-TTg về triển khai thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu rừng giai đoạn 1998-2010, trong đó tạo mới 2 triệu ha rừng phòng hộ, đặc dụng, trong đó có 1 triệu ha gắn với định canh định cư, đồng thời bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có. Trong giai đoạn 1998-2008, cả nước đã trồng mới được 793.568 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; khoanh nuôi tái sinh được 1.176.000 ha; Bảo vệ rừng hiện có là 2.144.800 ha. Vốn đầu tư cho giai đoạn này là 12.849 tỷ đồng, trong đó Ngân sách nhà nước đầu tư 5.174 tỷ đồng.

Sau khi sơ kết 7 năm thực hiện dự án 661, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 về điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2006 - 2010, đồng thời tiếp tục khẳng định đối với nhiệm vụ phát triển rừng phòng hộ ổn định ở quy mô khoảng 6 triệu ha. Trong đó ưu tiên đầu tư cho các dự án vùng phòng hộ chắn sóng, chắn cát bay và phòng hộ biên giới.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tập trung quan tâm chỉ đạo đầu tư quy hoạch cho các đối tượng rừng phòng hộ. Đến nay dự án đầu tư trồng rừng phòng hộ ven biển và Dự án trồng rừng phòng hộ biên giới Việt - Trung đã được xây dựng. Dự án trồng rừng phòng hộ biên giới Cămpuchia - Việt Nam và biên giới Việt –Lào đang được gấp rút hoàn thành.

- Đối với Dự án trồng rừng phòng hộ ven biển: Trong giai đoạn 2008 - 2010 trồng mới 28.477 ha bao gồm trồng rừng chắn sóng lấn biển, trồng rừng chống cát bay. Trồng rừng bổ sung với đối tượng rừng ngập mặn có mật độ, kết cấu và chất lượng không đảm bảo yêu cầu phòng hộ khỏng 4.758 ha. Trồng rừng kết hợp nuôi trồng thuỷ sản ở các bãi triều, cửa sông, ven bờ biển khoảng 3.548 ha.

- Đối với Dự án trồng rừng phòng hộ biên giới Việt Trung: Trên địa bàn 7 tỉnh có chiều dài 1.350km cần phải trồng rừng dải hành lang 3.023 ha với 10 loài cây; trồng rừng phòng hộ biên giới 12.005 ha; trồng cây dưới tán rừng 1000 ha

Ngân sách nhà nước đầu tư cho 2 dự án này là 373 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho dự án trồng rừng phòng hộ ven biển toàn quốc là 237 tỷ đồng; đầu tư cho trồng rừng biên giới Việt – Trung là 136 tỷ đồng. Căn cứ vào dự án đã được phê duyệt, các tỉnh nằm trong vùng dự án xây dựng dự án đầu tư chi tiết trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và ra quyết định tổ chức triển khai thực hiện.

2. Về việc xây dựng quy hoạch tái định cư các cụm dân cư đảm bảo an toàn phát triển bền vững trong môi trường thiên tai.

Thực hiện Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 21/2007/TT-BNN ngày 27/3/2007 hướng dẫn thực hiện Quyết định 193/2006/QĐ-TTg trong đó có hướng dẫn các tỉnh xây dựng quy hoạch bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh trong đó ưu tiên thực hiện các dự án bố trí dân cư ở ven biển, ven sông. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng và phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí dân cư (Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 15/8/2006); đồng thời lập 8 dự án đầu tư bố trí dân cư vùng có nguy cơ cao về thiên tai với tổng số hộ cần bố trí, sắp xếp là 648 hộ; tổng kinh phí đầu tư là 24.500 triệu đồng:

1. Dự án xã Phong Hải (Quyết định số 150/QĐ-UBND).

2. Dự án xã Quảng Phước (Quyết định số 151/QĐ-UBND).

3. Dự án xã Hương Hồ (Quyết định số 621/QĐ-UBND).

4. Dự án xã Hải Dương (Quyết định số 532/QĐ-UBND), đang triển khai thực hiện.

5. Dự án xã Phú Thuận (Quyết định số 720/QĐ-UBND), đang triển khai thực hiện.

6. Dự án xã Lộc Điền (Quyết định số 722/QĐ-UBND).

7. Dự án thị trấn Phú Lộc (Quyết định số 723/QĐ-UBND).

8. Dự án xã Vĩnh Hiền (Quyết định số 725/QĐ-UBND).

Đề nghị địa phương huy động lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án hiện có trên địa bàn với nguồn vốn chương trình bố trí dân cư (Chương trình 193) để tổ chức triển khai thực hiện các dự án, chủ động phòng, chống thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

23/ Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Cử tri 3 huyện vùng biển luôn thiếu nước ngọt sinh hoạt. Tỉnh không có khả năng đầu tư. Đề nghị Trung ương quan tâm có các dự án cung cấp đủ nước ngọt cho 3 huyện này (hơn 600.000 dân).

Trả lời (tại công văn số 2417/BNN-TL ngày 11/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Do đặc điểm địa chất thuỷ văn của vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguồn nước ngầm nhạt cung cấp cho mục đích ăn uống và sinh hoạt với trữ lượng không nhiều và phân bổ rất không đều (sâu từ 100-150m, có nơi trên 500m, thậm chí nhiều vùng không có nước ngầm nhạt), vì vậy, nguồn nước chính để cung cấp cho người dân là nguồn nước mặt của các con sông, kênh, rạch nên vùng ven biển chịu tác động thường xuyên của nhiễm mặn, không thuận lợi cho hoạt động cung cấp nước ngọt, nước sạch cho nhân dân.

Những năm vừa qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS & VSMTNT), dự án cấp nước sạch vốn vay Ngân hàng thế giới (WB), dự án cấp nước do Úc tài trợ, lồng ghép các chương trình 135, chương trình 134… để cung cấp nước sạch, nước ngọt cho nhân dân. Nhờ vậy, đến hết năm 2007, tỷ lệ người dân nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long có cơ hội sử dụng nước sạch, nước ngọt là 72%. Riêng tỉnh Bến Tre, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT văn bản số 278/BC-SNN&PTNT ngày 02/4/2008, tỷ lệ này là 75% (trong đó 24% đạt tỷ lệ nước sạch theo tiêu chuẩn 09 của Bộ Y tế) cao hơn bình quân của cả nước (70%). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa được hưởng lợi từ các chương trình, dự án về nước sạch nêu trên trong đó có một số huyện ven biển của tỉnh Bến Tre.

Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia NS & VSMTNT giai đoạn 2 (2006 – 2010) để sớm hoàn thành các công trình cấp nước sạch đang xây dựng, tiếp tục xây dựng các công trình mới; có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư dịch vụ cung cấp nước sạch để nhanh chóng nâng cao tỷ lệ người dân trong vùng được sử dụng nước sạch, nhất là đối với các huyện ven biển vùng ĐBSCL nói chung và của tỉnh Bến Tre nói riêng.



24/ Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị:

Đề nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình thoát lũ, kiểm soát lũ theo Quyết định số 84/TTg ( giai đoạn 2006-2010) gồm :

- Công trình thoát lũ vùng Đồng Tháp Mười gồm: kênh Phước Xuyên; kênh Đồng Tiến; kênh An Phong- Mỹ Hoà; kênh Nguyễn Văn tiếp B.

- Công trình thoát lũ Sông Tiền-Sông Hậu gồm: kênh Mương Khai; kênh Nha Mân-Tư Hải; kênh Xẻo Mát-Cái Vồn; kênh Xà Tàu-Sóc Tro (Đồng Tháp);

Trả lời (tại công văn số 2122/BNN-XD ngày 29/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

a) Công trình thoát lũ vùng Đồng Tháp Mười:

-Kênh Phước Xuyên: Đã duyệt Thiết kế kỹ thuật- Dự toán; đã tổ chức đấu thầu và đang triển khai thi công gói thầu kè thị trấn Tân Hưng.

-Kênh Đồng Tiến; An Phong- Mỹ Hoà; Nguyễn Văn Tiếp B đã đấu thầu xong tư vấn lập Dự án. Hiện nay Bộ đang yêu cầu tư vấn khẩn trương hoàn chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ khác để trình Bộ phê duyệt trong tháng 8, 9 /2008.

b) Công trình thoát lũ sông Tiền- sông Hậu:

-Kênh Nha Mân-Tư Tải tư vấn đã hoàn chỉnh hồ sơ, hiện đang chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường làm cơ sở cho Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt dự án.

- Kênh Xẻo Mát- Cái Vồn: Tư vấn đang hoàn chỉnh hồ sơ để trỉnh Bộ phê duyệt trong tháng 8/2008.

-Kênh Xã Tần- Sóc Tro: Đang triển khai lập đề cương, dự toán và phê duyệt làm cơ sở tuyển chọn tư vấn lập dự án.



25/ Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị sớm có kế hoạch xử lý vết nứt thân đập Ea Súp thượng, đầu tư xây dựng hệ thống kênh chính đông, bố trí vốn triển khai dự án Ea Rớt, hồ EaH’leo, hồ Krông Păk thượng

Trả lời (tại công văn số 2211/BNN-XD ngày 29/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

-Bộ đã chỉ đạo Ban Quản lý đầu tư và XDCT 8 xử lý khoan phụt xong đập Ea Súp Thượng;, hệ thống kênh chính Đông đã thi công hoàn chỉnh.

-Hồ KrôngPăck Thượng (Đăk Lăk bao gồm cả hồ Ea Rớt) UBND tỉnh Đắk Lăk và Bộ Nông nghiệp và PTNT đang hoàn tất hồ sơ để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc chuyển đổi diện tích rừng (theo Nghị quyết số 61 của Quốc hội).

-Dự án Hồ Ea H’leo được bố trí bằng nguồn vốn Ngân sách ( chưa có nguồn vốn Trái phiếu CP) do nguồn vốn Ngân sách hạn chế nên tạm thời giãn tiến độ đầu tư và sẽ triển khai sau năm 2010.



26/ Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Đề nghị được quan tâm, đẩy nhanh tiến độ các dự án ngọt hoá Bắc Bến Tre, các hạng mục như: Âu thuyền An Hoá, âu thuyền Chẹt Sậy, đê bao khép kín,.... ;

Trả lời (tại công văn số 2213/BNN-XD ngày 29/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Dự án Ngọt hoá Bắc Bến Tre: Dự án do UBND tỉnh Bến Tre làm chủ đầu tư, đã đấu thầu tuyển chọn xong tư vấn lập dự án. Tư vấn đang hoàn thiện hồ sơ để trình người có thẩm quyền phê duyệt.



27/ Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 2 của dự án Ô Môn- Xà No trên địa bàn các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang;

Trả lời (tại công văn số 2215/BNN-XD ngày 29/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Dự án Ô Môn- Xà No: Bộ đã phê duyệt đề cương, dự toán cho giai đoạn lập dự án. Hiện đang tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn lập hồ sơ dự án (vì gói thầu có giá trị > 03 tỷ đồng). Trong quá trình thẩm định phê duyệt dự án ở giai đoạn 2. Bộ sẽ chỉ đạo tư vấn đặc biệt chú trọng đến hợp phần nước sạch và nạo vét các kênh cấp 2 theo ý kiến góp ý của cử tri.



28/ Cử tri Quảng Ninh kiến nghị:

Câu hỏi 1: Cử tri huyện Đầm Hà kiến nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan thiết kế tuyến mương dẫn nước công trình Đầm Hà Động

Trả lời (tại công văn số 2216/BNN-XD ngày 29/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

-Thiết kế hệ thống kênh mương dẫn nước công trình Đầm Hà Động do Công ty CP tư vấn và đầu tư xây dựng Thuỷ lợi Quảng Ninh đảm nhận. Khảo sát thiết kế từ năm 2002, do quá trình quy hoạch đô thị hoá nhanh và một số đoạn kênh địa phương đã xây dựng, dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế kỹ thuật (cụ thể là khoảng 300m kênh cao trình thấp hơn mặt ruộng dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế để đảm bảo yêu cầu cho tưới tự chẩy) . Bộ đã cho phép điều chỉnh thiết kế kỹ thuật. Đến nay toàn bộ các hạng mục thay đổi thiết kế đã thi công xong, đảm bảo tưới tự chẩy phát huy hiệu quả dự án (theo công văn số 07/CV-BQLDA NN tỉnh Quảng Ninh).

-Về trách nhiệm của tư vấn thiết kế, Bộ đã yêu cầu Ban Quản lý ĐT và XDTL 2 làm rõ nguyên nhân trách nhiệm để xử lý theo quy định hiện hành.

Câu hỏi 2: Cử tri huyện Đầm Hà kiến nghị trong quá trình thi công xây dựng đập chứa nước Đầm Hà Động phải thực hiện ngừng cấp nước. Tác động này chưa được tính trong quá trình lập và phê duyệt dự án, đề nghị duyệt bổ sung dự án nội dung này.

Trả lời (tại công văn số 2216/BNN-XD ngày 29/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thống nhất chủ trương về hỗ trợ đời sống cho nhân dân trên 6 xã của huyện Đầm Hà tại Công văn số 947/XD-TC ngày 07/5/2007 và Công văn số 3908/BNN-XD ngày 26/6/2008 với nội dung đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh sớm ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho người dân và tổ chức triển khai thực hiện. Căn cứ Quyết định phê duyệt của tỉnh, Bộ sẽ cập nhập vào điều chỉnh bổ sung Tổng mức đầu tư của dự án để đảm bảo thủ tục chuyển trả kinh phí cho tỉnh.



29/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị đôn đốc đẩy nhanh tiến độ Hợp phần xây dựng đầu mối và hệ thống kênh mương, công trình thuỷ lợi Ngàn Trươi- Cẩm Trang; Dự án hệ thống kênh trục sông Nghèn và cống Đức Xá ( Hà Tĩnh).

Trả lời (tại công văn số 2214/BNN-XD ngày 29/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

-Hợp phần xây dựng đầu mối và hệ thống kênh mương công trình thuỷ lợi Ngàn Trươi- Cẩm Trang. Bộ đã nhận được Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1335/QĐ-TN ngày 12/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Nông nghiệp và PTNT đang khẩn trương thẩm định phê duyệt trong tháng 7/2008 cho hợp phần xây dựng đầu mối công trình Ngàn Trươi.

-Dự án Cống Đò Điểm và hệ thống kênh trục sông Nghèn (bao gồm cống Đức Xá). Hệ thống cống Đò Điểm đã cơ bản hoàn thành và dự kiến bàn giao sử dụng vào cuối năm 2008. Riêng hệ thống kênh trục sông Nghèn đã tuyển chọn tư vấn, hiện nay Bộ đang chỉ đạo tư vấn gấp rút hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ phê duyệt trong tháng 9/2008.

30/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị:

1. Cử tri huyện Yên Hưng đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ tiền nhiên liệu cho các tàu đánh cá tuyến khơi, đánh cá xa bờ để ngư dân có điều kiện sản xuất.

2. Cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Vân Đồn,… đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng và trợ giá vật tư nông nghiệp để giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Trả lời (tại công văn số 2141/BNN-XD ngày 23/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

1. Ngày 18/3/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 289/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân. Nội dung chủ yếu của Quyết định là chính sách hỗ trợ ngư dân về đóng tàu mới đánh cá có công suất trên 90CV, thay máy tàu có công suất trên 40CV mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn, hỗ trợ bảo hiểm tai nạn thuyền viên, bảo hiểm thân tàu (đối với tàu trên 90CV) và hỗ trợ tiền dầu cho tất cả các tàu khai thác hải sản. Quyết định này tháo gỡ được một phần khó khăn cho ngư dân trong lúc giá dầu và giá cả các mặt hàng khác tăng cao. Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tổ chức triển khai thực hiện Quyết định nêu trên tại các địa phương.

Nhằm khuyến khích ngư dân ra khai thác ở vùng biển xa bờ, Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Đề án “Một số chính sách hỗ trợ cho tàu tham gia khai thác hải sản, tàu làm dịch vụ hậu cần cho tàu khai thác hải sản tại vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa và DK1”. Bộ đang triển khai xây dựng đề án và trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân ra khai thác ở vùng biển xa bờ.

2. Việc phát triển sản xuất làm cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Thời gian qua, hàng năm Nhà nước vẫn dành nhiều tỷ đồng đầu tư, triển khai thực hiện chương trình giống trên phạm vi cả nước. Nhà nước cũng tăng cường đầu tư công tác nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống mới; nhân và chuyển giao cho nông dân giống tốt, mở rộng công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng các loại cây, con cho năng suất và hiệu quả cao.

Chương trình giống được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg và tiếp tục thực hiện đến năm 2010 tại Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg được triển khai thực hiện trên qui mô cả nước, với mục tiêu mở rộng xã hội hoá trong nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở nghiên cứu, chọn tạo giống của TW, địa phương (tỉnh), tạo nhiều giống gốc, giống đầu dòng chuyển giao cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có điều kiện, kinh nghiệm nhân nhanh giống để cung ứng cho sản xuất. Do đó, những năm qua, Chương trình giống đã góp phần đáng kể vào việc cung ứng kịp thời, đủ giống tốt cho sản xuất với giá hợp lý, giảm thuế nhập khẩu, đảm bảo các giống đưa ra đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao, đây chính là yếu tố làm tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp những năm vừa qua.

Thông qua chương trình này, đang từng bước hình thành hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, nhân và cung ứng giống cho sản xuất, đảm bảo cho nông dân tiếp cận được giống tốt, đạt tiêu chuẩn với giá cả hợp lý, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Nhà nước cũng đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất phân bón, điều hành thị trường phân bón để luôn đảm bảo cung cấp đủ phân bón và vật tư nông nghiệp cho nông dân với giá cả hợp lý.

Đầu tư tăng cường năng lực hệ thống bảo vệ thực vật (BVTV) để làm tốt công tác dự tính, dự báo, hướng dẫn cho nông dân phòng trừ kịp thời; đồng thời đảm bảo đủ nguồn thuốc BVTV; đối với vùng nghèo khi dịch xảy ra được Nhà nước hỗ trợ cho không thuốc BVTV thông qua dự trữ quốc gia, nhằm hạn chế thiệt hại cho nông dân.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất phân bón, gia công thuốc BVTV, cung ứng phân bón, thuốc BVTV, đảm bảo cho nông dân sử dụng vật tư có chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi đưa phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng ra thị trường.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân nghèo miền núi, đồng bào dân tộc ít người về giống lúa, phân bón, khuyến nông để nông dân có điều kiện tận dụng đất đai sản xuất lúa tại chỗ đảm bảo đời sống.

31/ Cử tri tỉnh Cao Bằng, Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ các trang thiết bị, phương tiện thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2007-2010 và chương trình nâng cao năng lực công nghệ thông tin trong công tác Kiểm lâm.

Trả lời (tại công văn số 2045/BNN-XD ngày 16/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

1. Tỉnh Hà Tĩnh đã được Chính phủ quan tâm đầu tư tăng cường nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm giai đoạn 2007-2010 tại Quyết định 02/QĐ-TTg, ngày 02/1/2007, của Thủ tướng Chính phủ, theo Quyết định này Hà Tĩnh được ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư 9 tỷ đồng cho việc mua sắm các trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền… cho các đơn vị kiểm lâm của tỉnh để đáp ứng cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Hiện dự án đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đang triển khai thực hiện (vốn đầu tư trong năm 2008 là: 1,8 tỷ đồng).

2. Đối với tỉnh Cao Bằng, trong thời gian qua công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của tỉnh đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên tại thời điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định 02/QĐ-TTg, Cao Bằng là một trong nhiều tỉnh không có trong danh sách được Nhà nước ưu tiên đầu tư.

Đối với các tỉnh (trong đó có Cao Bằng) không nằm trong danh sách được tăng cường đầu tư theo Quyết định 02/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhưng có nhu cầu thật sự, cấp bách cần tăng cường đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn đã có văn bản gửi các Bộ ngành liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị được xem xét, xây dựng Dự án đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng của địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt và bổ sung vào phương án chung cần tăng cường đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng.



32/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Về tổ chức hệ thống Kiểm lâm nên thống nhất, ví dụ: Vườn quốc gia Vũ Quang có Hạt Kiểm lâm nhưng không được trang cấp, không có quyền hạn như lực lượng Kiểm lâm để thực thi nhiệm vụ.

Trả lời (tại công văn số 2045/BNN-XD ngày 16/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

1. Căn cứ Điều 3 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm quy định:

- Ở Trung ương: Cục Kiểm lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh): Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.

- Ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Huyện): Hạt Kiểm lâm huyện trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Hạt Kiểm lâm huyện quản lý công chức kiểm lâm địa bàn xã.

- Ở Vườn Quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Khu rừng đặc dụng khác có diện tích từ 15.000 ha trở lên, Khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích từ 20.000 ha rừng trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao, có thể thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.

2. Căn cứ Điều 10 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP quy định:” Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ trực thuộc địa phương theo hướng dẫn của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ”. Do vậy, nếu Hạt Kiểm lâm của Vườn quốc gia Vũ Quang được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập theo quy định của pháp luật. Lực lượng kiểm lâm này phải phù hợp với quy định tại Khoản C, Điều 7 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP quy định :” Chi cục Kiểm lâm tỉnh quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn; trực tiếp tổ chức bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý”. Điều đó có nghĩa Chi cục Kiểm lâm tỉnh quản lý trực tiếp các Hạt Kiểm lâm huyện và các Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ. Nếu đúng như vậy thì Hạt Kiểm lâm Vũ Quang được hưởng các quy định hiện hành của Nhà nước đối với Kiểm lâm.

33/ Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Đề nghị tập trung chỉ đạo dứt điểm dự án cải tạo sông Phan, dự án này khởi động 3-4 năm về trước nhưng hiện nay vẫn chưa đi vào thi công gây ngập úng nhiều diện tích canh tác.

Trả lời (tại công văn số 2199/BNN-XD ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Căn cứ đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tại Công văn số 91/UBND-XD1 ngày 15/01/2007 và của Bộ Nông nghiệp & PTNT tại Công văn số 358/BNN-KH ngày 02/02/2007, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 2332/BKH-KTNN ngày 09/4/2007 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung vốn đầu tư công trình thuỷ lợi cấp bách. Trong danh mục kèm theo văn bản 2332/BKH-KTNN nêu trên, Dự án nạo vét sông Phan tỉnh Vĩnh Phúc được đề nghị bố trí 15 tỷ đồng để hoàn thành trong năm 2007.

Tại văn bản số 668/TTg-KTTH ngày 01 tháng 6 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép ứng trước từ dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 cho tỉnh Vĩnh Phúc là 15 tỷ đồng để hoàn thành dứt điểm các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi cấp bách.

Dự án nạo vét sông Phan đã được bố trí đủ vốn để hoàn thành trong năm 2007 nhưng đến nay công trình chưa được triển khai thi công. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo quyết liệt để sớm hoàn thành dự án, đưa công trình vào phục vụ sản xuất.



34/ Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị:

Câu hỏi 1: Hiện nay, công trình hồ đập Chùa Bụa của huyện Tân Lạc đã xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đe doạ vỡ đập sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tài sản, tính mạng của nhà nước và nhân dân trong khu vực. Cử tri đề nghị nhà nước tiếp tục quan tâm có giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tu bổ kịp thời để nhân dân yên tâm sản xuất.

Trả lời (tại công văn số 2199/BNN-XD ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Ngày 10 tháng 01 năm 2008 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 236/VPCP-KTTH về việc đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn hồ chứa nước, thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các địa phương liên quan rà soát, đánh giá tính cấp bách, tình hình chuẩn bị các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản của các hồ chứa nước, trình Thủ tướng Chính phủ phương án hỗ trợ kinh phí cho những tỉnh thực sự khó khăn về ngân sách để triển khai thực hiện".

Với mục tiêu hỗ trợ các dự án cấp bách và đã có thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2008 về việc bổ sung vốn hỗ trợ thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước, trong đó, tỉnh Hoà Bình có 01 công trình (hồ Rộc Cọ, đã có dự án đầu tư được phê duyệt) được Chính phủ hỗ trợ kinh phí. Địa phương chủ động bố trí ngân sách để sửa chữa, nâng cấp nhằm bảo đảm an toàn cho các hồ chứa nước còn lại.

Đối với hồ chứa nước Chùa Bụa và các hồ chứa còn lại của địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình chủ động lập, phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện.



Câu hỏi 2:Đề nghị Nhà nước nghiên cứu, xây dựng công trình cấp nước sạch cho nhân dân 2 xã Hang Kia và xã Pà Có vì mỗi năm người dân phải mua nước sinh hoạt từ 5 đến 6 tháng (với giá hiện nay là 300.000 đ/m3 nước sinh hoạt).

Trả lời (tại công văn số 2199/BNN-XD ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Chương trình MTQG Nước sạch &VSMTNT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 quy định rõ nhiệm vụ của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội và UBND các tỉnh trong việc thực hiện Chương trình. Đối với các tỉnh: tập trung vào việc tổ chức thực hiện, đề xuất kế hoạch, quản lý và giám sát, đào tạo cho cán bộ cơ sở, huy đồng cộng đồng...

Theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí thực hiện Chương trình hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp cho UBND các tỉnh và việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ do UBND tỉnh quyết định. Ngoài ra, UBND tỉnh bố trí nguồn ngân sách của tỉnh, vốn vay tín dụng, huy động đóng góp của dân và kêu gọi sự hỗ trợ của các thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế trong việc triển khai ở tỉnh đảm bảo đạt được mục tiêu của Chương trình.

Chương trình thực hiện trên phạm vi cả nước, trước mắt ưu tiên cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư cho các vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo sử dụng nước sạch và nâng cao điều kiện sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số 2 xã Hang Kia và xã Pà Có.



35/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có chính sách đồng bộ trong việc miễn giảm thuỷ lợi phí cho nông dân. Hiện nay, do việc thực hiện miễn giảm thuỷ lợi phí nên nguồn thu giảm, nguồn nước tưới tiêu không đảm bảo về số lượng, cũng như thời gian mùa vụ làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng và việc canh tác của nông dân.

Trả lời (tại công văn số 2196/BNN-XD ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn):

Thực hiện Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19/01/2007 về những giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2007; Nghị quyết số 51/2007/NQ-CP ngày 09/10/2007 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2007, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (Nghị định 154). Để hướng dẫn các địa phương triển khai thi hành Nghị định này, ngày 28/3/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 26/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 154.

Theo quy định này, nhà nước miễn thuỷ lợi phí cho “Hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức giao đất nông nghiệp, bao gồm: đất do nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng hợp pháp, kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng” và các hộ dân ở địa bàn kinh tế-xã hội có điều kiện khó khăn và đặc biệt khó khăn. Nhà nước sẽ cấp bù kinh phí cho các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi, các tổ chức hợp tác dùng nước (tổ chức quản lý thuỷ nông) tương ứng với số thuỷ lợi phí được miễn. Người dân tiếp tục phải nộp khoản kinh phí thuỷ lợi nội đồng, đảm bảo việc duy trì hệ thống kênh mương, công điều tiết nước tưới vào mặt ruộng.

Tuy nhiên, do khả năng ngân sách còn hạn chế, mức cấp bù thuỷ lợi phí hiện nay chưa tương ứng với mức cao theo quy định của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ, mà cấp theo mức thuỷ lợi phí thực tế hiện nay các địa phương đang áp dụng, nên chưa thực sự công bằng và chưa đáp ứng yêu cầu của các tổ chức quản lý thuỷ nông, đặc biệt trong điều kiện giá nhân công, nguyên nhiên vật liệu tăng cao hiện nay. Trong khi đó, việc thực hiện chính sách cấp bù hoạt động công ích trong lĩnh vực tưới tiêu của các địa phương chưa tốt nên các tổ chức quản lý thuỷ nông hoạt động rất khó khăn, công trình xuống cấp thiếu vốn kinh phí duy tu, sửa chữa.



Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương