BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự Án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ CÁ tra



tải về 3.08 Mb.
trang1/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.08 Mb.
#36655
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

DỰ ÁN
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020


CHỦ ĐẦU TƯ TƯ VẤN THỰC HIỆN

CỤC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHÂN VIỆN QUY HOẠCH

THỦY SẢN PHÍA NAM

- Tháng 9 năm 2008 -

PHẦN I

GIỚI THIỆU DỰ ÁN

1.1. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) có chiều dài bờ biển từ Long An đến Kiên Giang (Giáp Campuchia-không tính các đảo) là 780 km; trong nội địa có một mạng lưới sông ngòi dày đặc với 15 cửa sông lớn đổ ra biển; nguồn lợi thủy sản phong phú với nhiều thành phần giống loài có giá trị kinh tế cao; lực lượng lao động dồi dào; nằm tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đây là những lợi thế rất lớn để phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Cá tra là đối tượng được nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh, thành trong vùng, đặc biệt là các tỉnh nằm ven sông Tiền và sông Hậu. Sản lượng cá tra của ĐBSCL chiếm trên 95% sản lượng cá da trơn của cả nước. Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu cá tra có tốc độ tăng trưởng khá cao và đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (chỉ đứng sau tôm sú).

Nuôi cá tra đã đạt được những thành tựu to lớn trong giai đoạn vừa qua, sản lượng và năng suất không ngừng gia tăng, do áp dụng được kỹ thuật tiên tiến vào nuôi trồng; bên cạnh đó công nghệ sản xuất giống đã hoàn thiện, do đó đã chủ động sản xuất giống cá tra cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi thương phẩm của vùng. Cá tra hiện nay chủ yếu được xuất khẩu ở dạng sản phẩm đông lạnh, các mặt hàng cá tra chế biến của vùng ĐBSCL đã thâm nhập được nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có cả những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe như EU và Mỹ.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, môi trường, thị trường. Hầu hết người dân phát triển nuôi cá tự phát, nuôi với mật độ quá cao trong khi chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ (xử lý nước thải, chất thải,….) dẫn đến môi trường trong và ngoài ao nuôi rất dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa đủ về số lượng và chất lượng; hệ thống văn bản, quy định chưa kịp thời, chưa rõ ràng, dẫn đến rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

Mặc dù có thị trường tiêu thụ khá lớn, nhưng giá cả thị trường lên xuống bấp bênh, hầu hết người nuôi bị động về giá bán (năm cao, năm thấp thất thường), chưa yên tâm đầu tư vào sản xuất.

Trước bối cảnh đó, tháng 12 năm 2002 Ban chỉ đạo Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản-Bộ Thủy sản (trước đây) đã xây dựng dự thảo “Dự án Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra tra, ba sa vùng Đồng bằng sông Cửu long đến năm 2010”; phạm vi nghiên cứu gồm 6 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An; đến thời điểm hiện nay một số chỉ tiêu trong quy hoạch không còn phù hợp. Mặt khác đến năm 2004 địa giới hành chính cũng có sự thay đổi, tỉnh Cần Thơ chia thành 2 đơn vị hành chính: Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.

Đến năm 2007, nuôi cá tra đã phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL, sản lượng đã vượt 1 triệu tấn/năm. Với mục đích khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tiềm năng, bố trí sản xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của từng vùng, khu vực; giảm các rủi ro về môi trường, dịch bệnh và thị trường trong sản xuất; hạn chế xung đột giữa hoạt động của các ngành kinh tế; hướng tới sản xuất ổn đinh, bền vững; ngày 03 tháng 11 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ký Quyết định số: 1269/QĐ-BTS, phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập dự án Bổ sung, hoàn chỉnh Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ĐBSCL (13 tỉnh) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đơn vị tư vấn là Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam (Điều 1, khoản 4 của QĐ 1269).

1.2. MỤC TIÊU DỰ ÁN

- Đánh giá đúng các nguồn lực, hiện trạng sản xuất cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tích điểm mạnh điểm yếu; thời cơ, nguy cơ và thách thức. Xây dựng các mục tiêu phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu phát triển chung cho toàn vùng và cả nước.

- Xây dựng được các phương án phát triển nuôi cá tra đến các năm 2010, 2015 và 2020 dựa trên những phân tích, đánh giá các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến sự phát triển và các giải pháp có tính khả thi để thực hiện được các phương án quy hoạch phát triển ổn định và bền vững.

1.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGHIÊN CỨU

1.3.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận logic có hệ thống là phương pháp tiếp cận chủ đạo.

- Tiếp cận cùng tham gia của các bên liên quan.

- Tiếp cận đa cấp.



1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch được xây dựng theo phương pháp tiếp cận logic có hệ thống trong điều tra tổng hợp và xây dựng mục tiêu; sử dụng các phương pháp phối hợp liên ngành; phương pháp chuyên gia (tham kiến ở diện hẹp và diện rộng); phương pháp thu thập số liệu, thông tin theo bảng hỏi cấu trúc; ứng dụng phần mềm Map Info trong xây dựng bản đồ.

Dựa vào các cơ quan chức năng từ Trung ương đến cấp tỉnh để thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên bao gồm đặc điểm thời tiết khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn, tài nguyên nước mặt và nước ngầm, chất lượng môi trường nước, các loại bản đồ.

Các số liệu liên quan đến hiện trạng kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng vùng dự án được thu thập thông qua các số liệu chính thức được xuất bản.

Các tài liệu thu thập mang tính pháp lý được nghiên cứu, xử lý và tổng hợp theo hệ thống bảng biểu phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng và rà soát, điều chỉnh quy hoạch.

Kết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện trạng phát triển cá tra giai đoạn 1997-7/2008.

Làm việc với UBND tỉnh, Sở Thủy Sản, Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL thẩm định số liệu đã được điều tra thu thập.

Tiến hành hội thảo cấp vùng nhằm thu thập các ý kiến đóng góp của các ngành liên quan ở cấp TW, địa phương về đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng quỹ đất và mặt nước, kinh tế xã hội, hiện trạng nghề nuôi cá tra, năng lực chế biến và tiêu thụ sản phẩm, định hướng và các phương án quy hoạch.



1.4. PHẠM VI, NHIỆM VỤ VÀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

1.4.1. Phạm vi dự án: Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 13 tỉnh, thành bao gồm An Giang, Đồng Tháp, Tp. Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Phân tích hiện trạng sản xuất giai đoạn 1997-7/2008; Quy hoạch đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; các giai đoạn 2008-2010, 2011-2015 và 2016-2020.



1.4.2. Nhiệm vụ chính của dự án

1) Đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển và hiện trạng sản xuất, quản lý và tiêu thụ của nghề nuôi cá tra vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-2007 và 7 tháng đầu năm 2008.

2) Xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng.

3) Dự báo các điều kiện và ngưỡng phát triển theo hướng bền vững cho nghề nuôi cá tra vùng ĐBSCL.



4) Xây dựng các quan điểm, định hướng, mục tiêu và các phương án phát triển .

5) Quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất.

6) Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch.

7) Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch.



1.4.3. Sản phẩm dự án

- Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt: Bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Bản đồ:

(1) Bản đồ hiện trạng nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL đến tháng 7/2008 tỷ lệ 1: 250.000 chuẩn VN 2000.

(2) Bản đồ quy hoạch nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, tỷ lệ 1: 250.000 (chuẩn VN 2000).

(3) Các loại bản đồ kèm theo báo cáo (hành chính, thổ nhưỡng, lũ lụt, thủy triều ) khổ A4.

(4) Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cá tra cho toàn vùng khổ A3.

(5) Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cho 09 tỉnh có nuôi cá tra khổ A3.

PHẦN II

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN

PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2.1. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐBSCL

Каталог: DataStore
DataStore -> Ubnd tỉnh hậu giang sở NÔng nghiệP & ptnt
DataStore -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> PHÁt triển nông thôN
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> I. KẾt quả thực hiện tháng 9, 9 tháng tháng 9, Bộ tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương đối phó và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc
DataStore -> Diện tích tự nhiên: 532. 916,42 ha. Dân số năm 2005: 219. 505 người
DataStore -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở NÔng nghiệp và ptnt
DataStore -> Ubnd tỉnh đĂk lăk cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương