BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự Án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ CÁ tra



tải về 3.08 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.08 Mb.
#36655
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

(Nguồn: Báo cáo các địa phương và khảo sát, điều tra thực tế của Phân viện QHTS phía Nam)

3.2.5. Các vùng thích hợp phát triển nuôi cá tra ở ĐBSCL

Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên như: địa hình, địa chất, chế độ thủy văn, nguồn nước, các thông số môi trường nước phù hợp,…vùng ĐBSCL dần đã khẳng định được thương hiệu sản phẩm cá tra trên thế giới. Dựa trên cơ sở đó sắp xếp các vùng nuôi cá tra để làm tiêu chí cho việc đánh giá chất lượng thịt cá thông qua các yếu tố môi trường, nguồn nước và làm tiền đề cho việc bố trí phân cấp vùng quy hoạch theo các cấp độ vùng đất tối ưu để phát triển nuôi cá tra.

(1). Nuôi cá tra ao trên cồn, bãi (vùng nuôi thích hợp cấp 1)

Vị trí các cù lao, cồn bãi thường nằm kẹp giữa các con sông lớn, nơi đây có cường độ trao đổi nước cao, có điều kiện môi trường tốt cho vào ao nuôi cá tra. Hiện tại những cồn bãi trong vùng rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Mô hình nuôi này mới được áp dụng vài năm gần đây ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp. Hiện nay các nhà đầu tư phát triển nuôi lan rộng đến các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và hầu hết các cồn bãi trong vùng.

Diện tích các ao nuôi trên cồn thường rất lớn, dao động từ 3.000-10.000m2, tập trung trong khoảng từ 6.000-8.000m2. Các ao nuôi có độ sâu trung bình từ 3-5m, cá biệt có nơi ao được đào sâu đến 6-7m. Nuôi cá tra cồn, bãi bồi sẽ tận dụng được nguồn nước lên xuống của thủy triều để thay nước cho ao nuôi mà không cần dùng máy bơm để cấp hay thoát nước. Mỗi ao nuôi thường có 1 cống hở có kích thước từ 2-4m để vừa cấp và thoát nước.

Một năm sản xuất 2 vụ (mỗi vụ 6 tháng, vụ 1 bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau và vụ 2 bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12).

Mật độ cá thả từ 30-50 con/m2, tùy theo cỡ giống (nếu cỡ 1,2cm thì thả mật độ cao, nếu giống cỡ 2,5cm thì thả mật độ thấp).

Nước thay hàng ngày theo thủy triều, đảm bảo nước trong ao không quá ô nhiễm để cá sinh trưởng và phát triển. 100% các ao nuôi hiện nay không có ao lắng và ao xử lý nước cấp và nước thải, nước thay ra đổ trực tiếp ra sông.

Hiện nay người nuôi chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp nên hạn chế được nhân công, giảm thiểu khối lượng chất thải rắn đổ ra môi trường; cân đối thành phần dinh dưỡng, nâng cao chất lượng thịt cá.

Năng suất nuôi thường đạt rất cao dao động từ 200 - 400tấn/ha/vụ, sau 6 tháng nuôi cỡ cá thu hoạch đạt 1,0-1,2kg/con. Cá tra nuôi ở mô hình này thường cho sản phẩm thịt cá trắng, đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu sang các thị trường khó tính.



(2). Nuôi cá tra đăng quầng (vùng nuôi thích hợp cấp 2)

Nuôi đăng quầng thường ở những con sông nhánh tốc độ dòng chảy thấp, hoặc nằm khuất trong các khúc quanh của các con sông. Hiện nay mô hình này còn phát triển nuôi giữa 2 cồn, bãi có dòng chảy vừa phải, chắn đăng lưới nối 2 cồn theo hướng chảy dòng sông. Mô hình nuôi đăng quầng xuất hiện ở hầu hết các tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu.

Vùng nuôi đăng quầng thường nằm ở đuôi các cồn, bãi, khoảng cách giữa các đăng quầng thường 200m. Nơi sâu nhất của đăng quầng (phía ngoài khoảng 4 m khi nước lên và 3m khi nước xuống). Năm 2005, diện tích nuôi đăng quầng ở các tỉnh không lớn, khoảng 62 ha, trong đó An Giang 45ha và Đồng Tháp 17ha. Trung bình mỗi đăng khoảng 10.000m2.

Chi phí xây dựng đăng quầng thấp hơn so với đào ao, không phải đầu tư cống bọng, máy bơm nước,… .

Nuôi đăng quầng phải sử dụng các loại giống có kích cỡ lớn (2,5-3,0cm), do đó một năm có thể sản xuất được 2 vụ. Mật độ thả giống dao động từ 25-35 con/m2, tùy theo điều kiện cụ thể của các hộ nuôi.

Giai đoạn đầu (1997- 2004) sử dụng chủ yếu là thức ăn tự chế biến (80%), bao gồm các loại cá tươi, bột cá, bột ngô,…, thức ăn công nghiệp được ít hộ sử dụng do giá thành sản xuất cao hơn thức ăn tự chế biến. Đến thời điểm hiện nay hầu hết diện tích nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp.

Năng suất nuôi đăng quầng trung bình từ 100-250tấn/ha/vụ; cá thu hoạch có kích cỡ từ 1,0-1,2kg/con. Cá được tiêu thụ cho các cơ sở chế biến để phục vụ chế biến xuất khẩu.

(3). Nuôi cá tra ao ven các sông lớn (vùng nuôi thích nghi cấp 2) và ven các sông nhánh, kênh trục (vùng nuôi thích nghi cấp 3)

Đối với mô hình nuôi cá tra ao ven các tuyến sông lớn (sông Tiền, sông Hậu), các ao nuôi thường được bố trí cặp các sông để thuận tiện cho việc cấp thoát nước, vận chuyển hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm. Các ao nuôi có diện tích phổ biến dao động từ 2.000-7.000m2; độ sâu ao nuôi từ 3-5m, trung bình 4m. Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, cỡ giống thả, giá cả thị trường...vùng nuôi này trung bình mỗi năm từ 1,5-2 vụ nuôi. Tùy vị trí khác nhau mà ao được bố trí 1 cống thoát nước và 01 cống cấp nước, hoặc sử dụng máy bơm để cấp nước. Thường nước cấp, thoát tự động theo sự lên xuống của thủy triều, có nhiều vùng nước cấp bằng máy bơm. Công suất máy bơm lớn nhỏ tùy thuộc vào diện tích ao nuôi, trung bình 15cv/máy bơm. Mật độ thả nuôi dao động trong khoảng 20-30 con/m2, tùy thuộc vào hình thức sản xuất và cỡ giống thả (nếu giống lớn thì thả mật độ thấp hơn và ngược lại). Giống thả thường có kích thước từ 1,2cm (giống nhỏ) hoặc 2,5cm (giống lớn). Thời gian nuôi từ 5-7 tháng cũng tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc và cỡ giống thả nuôi. Cỡ cá thu hoạch đạt 0,9-1,1kg/con; năng suất nuôi từ 80-200 tấn/ha/vụ.

Đối với mô hình nuôi cá ao ven các sông nhánh, kênh trục thường nằm sâu trong nội đồng nên khả năng trao đổi nước hạn chế. Các ao nuôi thường được đào gần các sông, kênh này; diện tích ao dao động từ 1.000-5.000m2, độ sâu ao dao động từ 2-4m, trung bình 3m. Mật độ và thời vụ thả nuôi giống như nuôi cá tra ở vùng 2. Năng suất nuôi từ 50-150 tấn/ha/vụ.

Thức ăn công nghiệp được sử dụng trong suốt quá trình nuôi, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR = 1,4 -1,6). Tỉ lệ thức ăn cho cá giảm dần so với trọng lượng cá trong ao.

Chế độ thay nước thay đổi theo thời gian nuôi, do mật độ nuôi quá lớn nên môi trường nước trong ao rất nhanh bị nhiễm bẩn. Tỷ lệ nước thay và tần suất thay nước trong ao cũng tăng dần theo thời gian nuôi. Giai đoạn đầu (mới thả cá) 5-7 ngày thay nước một lần, thay 15% nước trong ao nuôi, đến cuối vụ tỉ lệ thay nước là 30% lượng nước trong ao và mỗi ngày thay nước một lần.

(4). Nuôi cá tra lồng bè

Các bè nuôi thường tập trung thành cụm khoảng 4-5 lồng dọc các con sông lớn. Mỗi cụm cách nhau từ 70-150m; kích thước lồng nuôi dao động từ 50-500m3, tập trung trong khoảng 200-300m3/lồng. Các lồng nuôi được thiết kế bằng khung sắt, xung quanh bao bằng lưới inox. Độ sâu của bè nuôi từ 3-5m, cách đáy khoảng 0,5-1,0m.

Bè nuôi được vệ sinh định kỳ trong thời gian nuôi, sau 3-5 năm thì đưa lên khỏi mặt nước để gia công và sửa chữa lại.

Cá giống thả có kích thước lớn (2,5-3,5cm), được cung cấp từ các cơ sở sản xuất nhân tạo. Mật độ giống thả dao động trong khoảng 15-20 con/m3, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc của các hộ nuôi.

Trong những năm đầu, thức ăn sử dụng chủ yếu là tự tạo (85%), cá tạp, bột cá, bột ngô, phụ gia,… được chế biến ngay tại bè dạng viên để cho cá ăn. Hiện nay loại hình nuôi lồng bè chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp.

Năng suất cá nuôi trong bè dao động từ 32-140kg/m3, tùy theo mật độ nuôi. Thời gian nuôi cá lồng bè từ 5-7 tháng/vụ. Kích cỡ cá thương phẩm dao động từ 1,0-1,2kg/con. Tình hình nuôi cá tra lồng bè hiện nay gặp nhiều khó khăn do suất đầu tư cao, hiệu quả kinh tế thấp hoặc thua lỗ. Xu thế nuôi cá tra lồng bè các tỉnh sẽ không còn nữa. Trong quy hoạch sẽ không quy hoạch phát triển lồng bè.



(5). Các bệnh thường gặp trên cá tra

Tình trạng dịch bệnh diễn ra phức tạp, đặc biệt trong những năm gần đây. Hiện tượng ô nhiễm môi trường, chất lượng giống đang có xu hướng giảm do thoái hóa,… dẫn đến dịch bệnh phát sinh ở nhiều khu vực nuôi trong vùng.

Các loại bệnh thường gặp là bệnh gan-thận-mủ, bệnh đốm đỏ, nhiễm ký sinh trùng nguyên nhân gây ra bởi vi khuẩn và các ký sinh trùng sống bám.

Công tác phòng trị bệnh gặp nhiều khó khăn do mật độ nuôi cao, thường xảy ra nhanh và lây lan trên diện rộng. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Công tác phòng trị chưa theo kịp với diễn biến thực tế sản xuất.



3.2.6. Công tác khuyến ngư

Các hoạt động khuyến ngư do Trung tâm khuyến ngư của tỉnh hoặc Chi cục thủy sản phối hợp với các trạm thủy sản (liên trạm) tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, do nguồn kinh phí có hạn, số lượng, trình độ và trang thiết bị của đội ngũ làm công tác này chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu thực tế, còn bị rủi do và thất bại do thiếu hiểu biết. Hàng năm thường tổ chức được khoảng 2-3 đợt tập huấn cho 1 vùng sản xuất tập trung về kỹ thuật cho người sản xuất. Khoảng 80% số lao động trực tiếp tham gia vào các lớp tập huấn.

3.2.7. Hạch toán kinh tế mô hình nuôi cá tra thâm canh

Mô hình nuôi cá tra qua các năm 2006-2008 được tính cho 01 ha mặt nước trong 01 vụ nuôi. Nhìn chung lợi nhuận năm 2006 và 2007 rất hấp dẫn các nhà đầu tư và các hộ nuôi, bình quân năm 2006 lợi nhuận trên mỗi hécta nuôi cá da trơn là trên 500 triệu đồng và năm 2007 là trên 273 triệu đồng. Với lợi nhuận cao đã kích thích người dân ồ ạt đào ao nuôi cá, dẫn đến môi trường ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Khi phân tích về hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá tra thâm canh thì mô hình này có hiệu quả và an toàn cao hơn so với đầu tư nuôi tôm và các giống loài thủy sản khác; trên cùng 1 đơn vị diện tích có lợi thế so sánh hơn đối với các lĩnh vực kinh tế khác. Tuy nhiên, để cho mô hình này phát triển bền vững, cần phải triển khai giám sát thực hiện quy hoạch một cách chặt chẽ, chỉ đạo tổ chức sản xuất hợp lý, sẽ chấm dứt tình trạng phát triển tự phát, khủng hoảng thừa nguyên liệu, cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thương trường,... đây là những nguyên nhân dẫn đến thua lỗ mỗi héc ta nuôi trên 277 triệu đồng trong những tháng giữa năm 2008 gây tổn thất lớn về mặt kinh tế cho người nuôi và xã hội (Chi tiết các địa phương tham khảo phụ lục).



3.3. DỊCH VỤ HẬU CẦN CHO SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA

3.3.1. Sản xuất và dịch vụ con giống

(1). Số lượng cơ sở và sản lượng giống của các tỉnh vùng ĐBSCL

Đến năm 1999 chỉ có 3 cơ sở ương dưỡng giống cá tra tập trung ở tỉnh An Giang. Năm 2000 toàn vùng có 46 cơ sở, tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp 43 cơ sở và tỉnh An Giang 3 cơ sở.

Số lượng các cơ sở ương dưỡng và sản xuất giống cá tra tăng nhanh liên tục trong giai đoạn 2001-2007, từ 82 cơ sở (2001) lên đến 5.171cơ sở (2007), tăng gấp 63 lần; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 80,76%/năm. Trong đó tăng đáng kể nhất là tỉnh Đồng Tháp năm 2001 có 52 cơ sở đến năm 2007 lên đến 3.842 cơ sở, tiếp đó là tỉnh An Giang số lượng cơ sở tăng từ 3 cơ sở (2001) tăng lên 1.031 cơ sở (2007). Đến tháng 7/2008 số lượng cơ sở sản xuất giống là 5.633 cơ sở, tăng 1,09 lần so với cả năm 2007, trong đó tính Đồng Tháp là 4.300 cơ sở.

Số cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống cá tra ở 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếm đến 94,24% tổng số cơ sở trong vùng. Một số tỉnh còn lại như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang Cần Thơ chủ yếu là cơ sở ương dưỡng từ bột lên giống.

Các cơ sở sản xuất giống thường có sản lượng giống trung bình hàng năm là 1 triệu con/năm; 10-15 triệu cá bột/năm; diện tích trung bình các cơ sở ương dưỡng dao động từ 3.000-5.000m2, trung bình sản xuất khoảng 6 đợt/năm.

Sản lượng cá bột cũng tăng lên rất nhanh theo tốc độ tăng nhanh số cơ sở sản xuất giống, từ 466 triệu cá bột (năm 2000) tăng lên gấp 25,33 lần là 11.805 triệu (năm 2007). Trong đó sản lượng cá bột 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếm gần như tuyệt đối của toàn vùng.

Tỷ lệ sống từ ương dưỡng từ bột lên giống ở giai đoạn đầu còn rất thấp, nhưng về sau áp dụng khoa học tiên tiến vào thực thực tế sản xuất nên tỷ lệ sống được nâng cao. Tỷ lệ sống bình quân từ 6,91% (năm 2000) lên 35,29% (năm 2005) và đây cũng là tỷ lệ sống cao nhất từ trước đến nay.

Trong giai đoạn (2006-2008) diện tích nuôi luôn được mở rộng, mật độ thả nuôi liên tục được đẩy lên cao nên đòi hỏi một số lượng lớn về con giống. Vì vậy số lượng cở sở sản xuất, ương dưỡng cá giống phát triển đại trà, tràn lan trong giai đoạn này nhằm đáp ứng nhu cầu về con giống. Các cở sở này tranh thủ cơ hội, chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và cuối cùng sản xuất ra những đàn cá giống kém chất lượng, chống chịu kém với điều kiện môi trường, chậm lớn, một số đàn giống biểu hiện sự suy thoái do cận phối. Tỷ lệ ương từ bột lên giống dao động từ 16,32% đến 20% trong giai đoạn 2006-2008.

Tương ứng với sản lượng cá bột, sản lượng cá giống cũng liên tục tăng từ 32 triệu cá giống (năm 2000) tăng lên 1.926 triệu cá giống (năm 2007), tăng gấp gần 60 lần. Trong 7 tháng đầu năm 2008 sản lượng cá giống đạt 933 triệu con. Sản lượng cá giống tăng là điều đáng khích lệ. Song, chất lượng cá giống ngày càng có xu hướng giảm là do việc kiểm tra, kiểm dịch còn lỏng lẻo, thiếu khâu tổ chức, quản lý sản xuất chặt chẽ.

Cá giống được chia làm 2 loại, đối với giống nhỏ 1,2-1,3cm/con thì cung cấp cho các hộ nuôi ao, đối với loại có kích thước lớn hơn, từ 2,5-3,5cm thì phục vụ cho nuôi đăng quầng và nuôi lồng bè.


Hình 3.6: Diễn biến sản lượng cá tra bột và giống qua các năm trong vùng ĐBSCL

Hình 3.7: Diễn biến số lượng cơ sở sản xuất-ương và tỷ lệ ương giống trong vùng ĐBSCL

Bảng 3.6: Số lượng cơ sở ương giống cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997- 7/2008 ĐVT: cơ sở



TT

Địa phương/Năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

7/2008

1

An Giang

2

2

3

3

3

19

24

25

545

616

1.031

1.041

2

Đồng Tháp

0

0

0

43

52

52

52

850

1.052

1.250

3.842

4.300

3

Cần Thơ

0

0

0

0

19

10

4

4

4

10

140

100

4

Vĩnh Long

0

0

0

0

8

8

10

10

8

40

71

94

5

Tiền Giang

0

0

0

0

0

0

2

2

2

43

43

43

6

Hậu Giang

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

3

3

7

Trà Vinh

0

0

0

0

0

0

0

0

6

10

16

21

8

Bến Tre

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4

25

31

 

Tổng

2

2

3

46

82

89

92

891

1.617

1.976

5.171

5.633

(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT giai đoạn 1997-7/2008)

Bảng 3.7: Sản lượng cá tra bột và giống sản xuất hàng năm ở vùng ĐBSCL ĐVT: Triệu con



TT

Danh mục

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

7T/2008

Cá bột

Cá giống

Cá bột

Cá giống

Cá bột

Cá giống

Cá bột

Cá giống

Cá bột

Cá giống

Cá bột

Cá giống

Cá bột

Cá giống

Cá bột

Cá giống

Cá bột

Cá giống

1

An Giang

36

2

45

2

228

17

240

24

375

28

715

103

2.480

79

2.730

270

 

 

2

Đồng Tháp

430

30

416

36

572

47

624

52

4.250

935

4.681

1.744

5.000

957

9.000

1.149

4.500

720

3

Cần Thơ

 

-

-

19

-

9

-

4

-

3

-

50

 

100

 

350

 

79

4

Vĩnh Long

 

 

 

6

-

7

-

10

-

8

-

6

 

29

 

54

 

 

5

Tiền Giang

 

 

 

-

-

-

-

2

-

2

-

1

74

24

75

25

60

20

6

Bến Tre

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

20

76

40

7

Hậu Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40

 

50

 

64

8

Trà Vinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

8

18

10

 

Tổng (làm tròn)

466

32

461

63

800

80

864

92

4.625

975

5.396

1.904

7.554

1.239

11.805

1.926

4.654

933

 

Tỷ lệ giống/bột (%)

 

6,91

 

13,69

 

10

 

10,65

 

21,09

 

35,29

 

16,4

 

16,32

 

20,05

Каталог: DataStore
DataStore -> Ubnd tỉnh hậu giang sở NÔng nghiệP & ptnt
DataStore -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> PHÁt triển nông thôN
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> I. KẾt quả thực hiện tháng 9, 9 tháng tháng 9, Bộ tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương đối phó và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc
DataStore -> Diện tích tự nhiên: 532. 916,42 ha. Dân số năm 2005: 219. 505 người
DataStore -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở NÔng nghiệp và ptnt
DataStore -> Ubnd tỉnh đĂk lăk cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương