BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự Án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ CÁ tra



tải về 3.08 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.08 Mb.
#36655
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-7/2008)

(2). Năng suất nuôi cá tra

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thực tiễn của người nuôi đã đưa năng suất nuôi cá tra bình quân hàng năm trong vùng tăng liên tục trong giai đoạn 1997-2007. Năm 1997, năng suất nuôi cá ao, đăng quầng đạt 17,5tấn/ha tăng lên đến 125,5tấn/ha vào năm 2007 (tăng gấp 7,18 lần). Riêng 7 tháng đầu năm 2008, năng suất bình quân cả vùng đạt 157 tấn/ha, đạt cao nhất so với các đối tượng nuôi nước ngọt đang nuôi hiện nay ở vùng ĐBSCL.

Nuôi cá tra lồng bè năng suất tăng từ 35kg/m3 năm 1997 lên cao nhất 140kg/m3 năm 2005 (tăng gấp 4,0 lần). Năng suất nuôi thấp nhất vào năm 2007 chỉ ở mức 32kg/m3 và 7 tháng 2008 năng suất tăng trở lại là 71kg/m3. Qua hình 3.4 cho thấy năng suất nuôi cá tra lồng bè giai đoạn 10 năm qua liên tục biến động và có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây. Tình trạng năng suất giảm dần là do những nguyên nhân tác động đến như: điều kiện nuôi chật hẹp với chất lượng nước ngày càng suy giảm, bệnh dịch diễn biến phức tạp, đầu tư chưa đúng mức....Năng suất giảm, cộng thêm vào đó số lượng lồng nuôi giảm đi dẫn đến sản lượng nuôi cá tra lồng bè chiếm một tỷ lệ không đáng kể so với tổng sản lượng cá tra của toàn vùng.

Khu vực nuôi cá tra có năng suất cao nhất hiện nay là ở các khu đất cồn, bãi đạt khoảng 300-400 tấn/ha. Ngoài ra nuôi cá tra ao, đăng quầng ven các sông lớn cũng có năng suất rất cao đạt từ 200-300tấn/ha. Đối với loại hình nuôi ao sâu trong nội đồng thì có năng suất thấp hơn từ 30-80tấn/ha. Các tỉnh có năng suất nuôi cá tra cao và ổn định trong vùng như: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh năng suất nuôi dao động từ 190-300 tấn/ha.

Hình 3.4: Năng suất nuôi cá tra ao, đăng quầng; lồng bè GĐ 1997-7T/2008 ở ĐBSCL

(3). Mối tương quan giữa diện tích và sản lượng cá tra vùng ĐBSCL

Qua số liệu thực nghiệm, xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính và các phương trình hồi quy phi tuyến nhằm xác định mối tương quan giữa diện tích, năng suất và sản lượng làm cơ sở cho dự báo quy hoạch.

- Phương trình hồi quy tuyến tính được kiểm định và xác lập:

+ Y = 181,016x - 322.458 (r = 0,933; P < 0,05; F = 67,396) (1, Linear)

+ Các phương trình hồi quy phi tuyến được kiểm định và xác lập:

+ Y = e(0,01x + 9.115,131) (R = 0,96; P < 0,05; F = 118,936) (2, Exponetial)

+ Y’ = e(-6596,443/x + 14,296) (R’ = - 9,28; P < 0,05; F = 62,473) (3, S)

Trong các đường 1, 2, 3 thì phương trình hồi quy dạng mũ (2) có hệ số tương quan cao nhất nghĩa là mức độ tương quan giữa diện tích và sản lượng được xem là chặt chẽ nhất và các giá trị thực nghiệm phân bố tập trung gần với (2) so với 2 đường còn lại.

Về phương diện thống kê học thì phương trình (2) được chọn và có giá trị dự báo gần đúng với giá trị thực nghiệm. Phương trình (2) cũng cho thấy sản lượng cá tra sẽ đạt được trên 1 triệu tấn/năm với diện tích mặt nước nuôi ổn định khoảng 6.000 ha.

Hình 3.5: Mối quan hệ giữa diện tích và sản lượng nuôi cá tra vùng ĐBSCL GĐ 1997-7/2008



3.2.3. Giá trị sản xuất cá tra vùng ĐBSCL

Giá cá tra thương phẩm tùy thuộc vào chất lượng thịt cá (thịt trắng, thịt hồng, thịt vàng), kích cỡ cá và giá cả thị trường theo từng thời điểm. Nhìn chung, giá cá tra bình quân hàng năm của vùng ĐBSCL biến động từ 9.235đ/kg (năm 2005) đến 15.000đ/kg (năm 2007). Hiện tại giá cá tra bình quân của các tỉnh trong vùng là 14.071đ/kg, giá cá thịt trắng cao hơn cá thịt vàng khoảng 1.000đ/kg. Các tỉnh có giá bán cá tra trung bình cao là Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng so với các tỉnh khác trong vùng. Điều này chứng tỏ môi trường nuôi được đảm bảo và cao hơn cá tra tra thịt trắng chiếm tỷ trọng cao hơn.



Giá trị sản xuất cá tra tăng nhanh theo sự tăng lên của sản lượng và giá, từ 220.875 triệu đồng năm 1997 tăng lên 10.257.855 triệu đồng năm 2007 (tăng gấp 46,5 lần trong 11 năm). Mặc dù giá cá tra còn bấp bênh do nhiều nguyên nhân khác nhau như thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định, giá cả đầu vào tăng giảm thất thường.... riêng 7 tháng đầu năm 2008 giá trị sản xuất đạt được 11.793.891 triệu đồng. Trong khoảng 3 năm gần đây (2006 - 7/2008) tỉnh Cần Thơ có bước đột phá trong sản xuất tiêu thụ cá Tra và dẫn đầu trong vùng về giá trị sản lượng (khoảng 7.913 tỷ đồng) đứng thứ 2 là tỉnh Đồng Tháp (khoảng 7.361 tỷ đồng), kế tiếp là tỉnh An Giang (khoảng 5.658 tỷ đồng), có giá trị sản xuất đạt trên 1.000 tỷ đồng là tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre.

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất (giá thực tế ) cá tra nuôi của các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008 ĐVT: Triệu đồng

TT

Tỉnh, thành

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

7T/2008

1

Long An

-

-

-

-

-

-

-

7.700

11.082

0

0

0

2

Tiền Giang

24.225

30.240

34.230

28.044

34.700

127.330

131.560

208.604

250.361

118.571

263.700

154.781

3

Bến Tre

-

-

-

-

-

-

-

132.374

41.558

269.066

614.445

731.692

4

Trà Vinh

-

-

-

-

-

-

-

116.644

76.872

138.421

142.245

168.852

5

Sóc Trăng

-

-

-

-

-

-

27.600

64.350

125.227

133.858

270.000

323.633

6

Bạc Liêu

-

-

-

-

-

-

-

1.210

1.108

0

0

0

7

Cà Mau

-

-

-

-

-

-

-

-

693

0

0

0

8

Kiên Giang

-

-

-

-

-

-

-

-

3.694

0

0

0

9

An Giang

196.650

224.000

420.000

570.000

631.370

1.017.087

1.209.513

1.265.242

1.327.328

956.036

1.755.930

2.946.130

10

Đồng Tháp

-

260.176

210.788

208.202

227.000

295.815

287.558

445.500

854.117

1.825.072

3.411.945

2.123.933

11

Vĩnh Long

-

-

-

-

17.200

123.984

138.690

229.911

313.990

546.231

1.197.630

1.182.414

12

Hậu Giang

-

-

-

-

-

-

27.600

37.125

57.719

86.265

283.500

504.023

13

Cần Thơ

-

-

63.000

73.483

106.300

293.294

438.127

460.915

766.431

1.935.745

2.318.460

3.658.460

 

Tổng

220.875

514.416

728.018

879.729

1.016.570

1.857.509

2.260.647

2.969.575

3.830.179

6.009.265

10.257.855

11.793.918

(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT giai đoạn 1997-7/2008)

-------------------------------------------------------------------------------

* Giá cá tra được thống kê trung bình qua các năm của các địa phương

3.2.4. Lực lượng lao động nuôi cá tra

(1). Lao động nuôi cá tra thương phẩm và sản xuất giống

Đối với nuôi cá sử dụng thức ăn công nghiệp thì số lao động trên 1 héc ta thấp hơn nuôi sử dụng thức ăn tự chế biến (giai đoạn đầu), trung bình 1 héc ta có khoảng 3 lao động thường xuyên. Đối với bè có kích cỡ dưới 150m3, trung bình có khoảng 2-3 lao động thường xuyên trên bè; đối với bè có kích thước lớn trên 150m3, số lao động khoảng 3-5 người, tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật nuôi và suất đầu tư.

Lao động sản xuất giống chiếm từ 8-16% so với toàn bộ lao động nghề nuôi cá tra trong vùng, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Riêng năm 2005-2007 tỉnh Đồng Tháp có khoảng 4.200-11.500 người và An Giang khoảng 1.600-3.100 người.

Lao động nuôi cá tra tăng từ 6.470 lao động năm 1997 lên 101.314 lao động năm 2007 (tăng gấp 15,66 lần). Đến tháng 7 năm 2008 thu hút được 105.535 người tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp, An Giang,Tiền Giang, Cần Thơ,…



(2). Lao động dịch vụ, thời vụ

Bao gồm lao động cung cấp thức ăn, thuốc hóa chất, lao động cải tạo ao, lao động thu hoạch,…. số lượng lao động này tương đối lớn, tuy nhiên do thời gian lao động trong vụ ít nên lao động dịch vụ được ước bằng khoảng 10% tổng số lao động nuôi và sản xuất giống.



(3). Cơ cấu và độ tuổi lao động

Lao động thuê thường có độ tuổi trung bình thấp, từ 20-35tuổi. Chủ ao hoặc chủ cơ sở có độ tuổi trung bình cao hơn, dao động trong khoảng 40-55tuổi. Lao động nuôi cá nam chiếm 80% tổng số lao động. Lao động nữ thường tham gia vào công tác hậu cần để phục vụ lao động trực tiếp.



(4). Trình độ lao động

Hầu hết lao động đều được tham gia các lớp tập huấn do Trạm Thủy sản, Chi Cục thủy sản, Trung tâm khuyến ngư tổ chức. Ngoài ra, các lao động nuôi còn được học hỏi kinh nghiệm thông qua các hộ nuôi đạt kết quả tốt trong vùng.

Đối với lao động cho sinh sản nhân tạo ra cá bột, sau đó ương nuôi thành cá giống để bán có trình độ cao và chuyên nghiệp hơn so với lao động chỉ mua cá bột về ương nuôi và cung cấp cho nuôi thương phẩm.

Lao động trẻ thường có trình độ văn hóa cao hơn lao động cao tuổi. Có khoảng 80% lao động đều trải qua phổ thông cơ sở (lớp 8 hoặc lớp 9 trở lên), 10% lao động trình độ văn hóa cấp 2, 10% biết đọc, biết viết, không có người mù chữ trong các hộ phỏng vấn.



(5). Thu nhập của lao động

Lao động nắm kỹ thuật để điều hành sản xuất chính thường là chủ hộ, hoặc nếu thuê mướn lao động này thì lương bình quân từ 1,5-1,8 triệu đồng/tháng (chưa tính thưởng vào cuối vụ nuôi); đối với lao động đơn giản, dịch vụ lương khoảng 800.000-1.200.000đ/tháng. Lao động nữ khoảng 600.000-800.000đ/tháng.


Bảng 3.5: Số lượng lao động nuôi cá tra của các tỉnh vùng ĐBSCL GĐ 1997-7/2008 ĐVT: người

TT

Địa phương/Năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

7T/2008

1

Long An

-

-

-

-

-

-

-

400

600

0

0

0

2

Tiền Giang

2.550

3.600

3.260

2.952

3.446

3.454

3.529

3.664

3.700

28.000

33.000

38.000

3

Bến Tre

-

-

-

-

-

-

-

217

232

234

1.025

1.415

4

Trà Vinh

-

-

-

-

-

-

-

604

306

190

254

309

5

Sóc Trăng

-

-

-

-

-

-

64

156

336

135

450

495

6

Bạc Liêu

-

-

-

-

-

-

-

22

24

0

0

0

7

Cà Mau

-

-

-

-

-

-

-

-

12

0

0

0

8

Kiên Giang

-

-

-

-

-

-

-

-

80

0

0

0

9

An Giang

3.920

3.600

4.700

6.300

7.204

10.440

11.182

9.604

6.130

396

17.508

13.066

10

Đồng Tháp

-

3.000

2.946

3.380

3.656

3.335

2.918

3.351

7.865

34.000

37.000

40.000

11

Vĩnh Long

-

-

-

-

60

485

656

748

604

678

877

900

12

Hậu Giang

-

-

-

-

-

-

80

108

160

325

500

650

13

Cần Thơ

-

-

1.382

1.646

2.062

1.852

2.688

3.004

3.292

7.200

10.700

10.700

 

Tổng

6.470

10.200

12.288

14.278

16.428

19.566

21.117

21.878

23.341

71.158

101.314

105.535

Каталог: DataStore
DataStore -> Ubnd tỉnh hậu giang sở NÔng nghiệP & ptnt
DataStore -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> PHÁt triển nông thôN
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> I. KẾt quả thực hiện tháng 9, 9 tháng tháng 9, Bộ tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương đối phó và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc
DataStore -> Diện tích tự nhiên: 532. 916,42 ha. Dân số năm 2005: 219. 505 người
DataStore -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở NÔng nghiệp và ptnt
DataStore -> Ubnd tỉnh đĂk lăk cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương