BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự Án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ CÁ tra


ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐBSCL



tải về 3.08 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.08 Mb.
#36655
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

2.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐBSCL

2.2.1. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và lao động


Diện tích ĐBSCL năm 2006 là 40.604,7 km2, chiếm 12,3% diện tích cả nước và dân số chiếm 21,5% dân số của cả nước, với dân số khoảng 17.415.500 người và mật độ dân số vùng TB khoảng 429 người/km2.

Về đơn vị hành chính, toàn vùng có 1 Thành phố loại 2 trực thuộc Trung ương, có 4 thành phố thuộc tỉnh; 100 huyện, 13 thị xã và 4 quận (năm 2006).

Lao động ở ĐBSCL đang tham gia vào các ngành kinh tế thống kê đến năm 2006 là 9,3 triệu người, chiếm 47,4% tổng dân số. Lao động có nguồn gốc từ các ngành nghề N-L-NN chiếm tới 70% tổng lao động. Trong đó, lao động hoạt động thủy sản chuyên hoặc có nguồn gốc từ nông nghiệp khoảng hơn 1 triệu lao động, chiếm 10% tổng lao động trong độ tuổi và 12,4% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp của vùng giai đoạn 2000-2006 có chiều hướng giảm dần, có nguyên nhân từ nền kinh tế vùng phát triển ổn định tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.

2.2.2. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất


Diện tích đất sử dụng toàn vùng ĐBSCL tính đến năm 2006 là khoảng 40.604 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 63,4% diện tích (25.759km2). Trong đó, 5 tỉnh có diện tích đất Nông nghiệp lớn nhất lần lượt là Kiên Giang, Long An, An Giang, Đồng Tháp và Sóc Trăng.

Diện tích mặt nước NTTS toàn vùng ĐBSCL thống kê được năm 2006 đạt khoảng 699,2 ha. Trong đó, 6 tỉnh đứng đầu về diện tích mặt nước NTTS là Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh, đều là những tỉnh có phong trào nuôi thủy sản mặn lợ chiếm ưu thế. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL tăng liên tục và có tốc độ tăng trưởng khá cao (bình quân 7,81%/năm), trong đó 3 tỉnh có tốc độ tăng trưởng diện tích nhanh nhất, đó là Long An, Kiên Giang và Bạc Liêu.


2.2.3. GDP và cơ cấu GDP


GDP vùng ĐBSCL thống kê năm 2006 đạt 102.608,6 tỷ đồng, bằng 24,14% GDP của cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2006 khá cao là 10,8%, so với 7,6% của cả nước. Trong đó các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao như Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau, Trà Vinh và Kiên Giang. Xét về giá trị GDP, thì 5 tỉnh có giá trị GDP cao nhất ĐBSCL là Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau và Tiền Giang.

Về cơ cấu GDP, giai đoạn 2000-2006 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng kinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng GDP của Khu vực I (NN-LN-TS) và tăng dần tỷ trọng khu vực kinh tế II và III. Sự chuyển dịch này phù hợp với chính sách chuyển dịch kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn vừa qua, khuyến khích phát triển công nghiệp-xây dựng thương mại-dịch vụ. Tuy có sự chuyển dịch này, khu vực Nông-Lâm-Thủy sản vẫn có tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2006 khá tốt (bình quân 6,9%) và đạt giá trị 44.809 tỷ đồng, chiếm 43,64% tỷ trọng GDP, vẫn là khu vực kinh tế chiếm ưu thế trong tổng thể kinh tế vùng (số liệu thống kê năm 2006).

Các tỉnh có giá trị GDP cao năm 2006 của ĐBSCL là Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre và An Giang.

Xét riêng khu vực kinh tế Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản, cũng cho thấy sự chuyển dịch theo xu hướng giảm giảm tỷ trọng đối với ngành Nông nghiệp và tăng tỷ trọng đối với ngành Thủy sản. Tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành Thủy sản giai đoạn 2000-2006 đạt 15,0%, so với tốc độ 1,4% của ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể (62,5%) trong tổng GTSX của khu vực kinh tế này.

Các tỉnh có GTSX ngành thủy sản đứng đầu vùng ĐBSCL bao gồm: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang.

2.2.4. Cơ sở hạ tầng

a). Giao thông


Giao thông thủy trong ĐBSCL vẫn là thế mạnh; khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy chiếm tới 90% tổng lượng hàng hóa được vận chuyển. Hai tuyến đường thủy chính là Tp. HCM đi Cà Mau và Tp. HCM đi Kiên Lương đảm nhiệm tới 70-80% tổng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy. Giao thông đường bộ cũng có sự tăng trưởng nhanh, song so với các vùng miền khác vẫn còn lạc hậu hơn, còn nhiều cầu tạm, vẫn còn khoảng 20 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, và hệ thống đường giao thông liên xã, liên ấp còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là với những địa phương vùng sâu, xa và lại vô cùng khó khăn trong mùa ngập lũ.

b). Điện - nước


Ngành điện đã xây dựng bổ sung 4 tổ máy với công suất 37,5 MW, đồng thời với hệ thống đường dây trung và hạ thế đã đưa điện về đến 100% số huyện trong vùng, 1.215/1.239 số xã có điện lưới quốc gia, khoảng 75% dân số ĐBSCL đã dùng điện lưới; vẫn còn khoảng 2% số xã chưa có điện lưới và khoảng 25% số hộ chưa dùng hoặc không có khả năng về tài chính để dùng điện. Năm 2004, số hộ ở ĐBSCL không có nước sạch dùng trong sinh hoạt chiếm khoảng 42%, còn nhiều yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước.

c). Hiện trạng về hệ thống thủy lợi


Giai đoạn 1996-2000, ngành thủy lợi đã đầu tư trên 4.000 tỷ đồng cho các công trình thủy lợi và chống lũ trong đó vốn ngân sách Nhà nước trên 3.000 tỷ đồng. Đã xây dựng một loạt hệ thống công trình thủy lợi, tạo điều kiện khai hoang thêm khoảng 100.000 ha đất canh tác, chuyển vụ hơn 2000 ha, đưa diện tích lúa từ 3,19 triệu ha năm 1995 lên 3,92 triệu ha năm 2000. Toàn vùng đã lập quy hoạch cho 105 đô thị loại 5 trở lên, 1.132 trung tâm cụm xã, đã quy hoạch 5 tuyến dân cư quan trọng nhất ở vùng ngập lũ.

Thực hiện Quyết định QĐ 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, GĐ 2000-2004 tổng vốn để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của toàn vùng ĐBSCL là 114.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước của TW trên 13,4 ngàn tỷ đồng, nguồn ngân sách do địa phương quản lý trên 23,6 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với thời kỳ 5 năm trước. Riêng về thủy lợi đã đầu tư trên 3,3 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn do Bộ NN&PTNT quản lý là 1,6 nghìn tỷ đồng, vốn do địa phương quản lý là 1,7 nghìn tỷ đồng. Đã triển khai trên 100 công trình thủy lợi và hoàn thành khoảng 70% số công trình. Tuy nhiên các công trình thủy lợi trong vùng chưa đáp ứng nhu cầu nước trong NTTS.


d). Hệ thống bưu chính viễn thông


Dịch vụ bưu điện tương đối phát triển, đến cuối 2006 đã có được 1.723.591 thuê bao ở 1.239/1.360 xã, phường của toàn vùng. Đã phát sóng các mạng thông tin di động đến tất cả các huyện thị và hầu hết các xã trong vùng. Đã xây dựng và đưa vào sử dụng 1.367 điểm bưu cục và bưu điện văn hóa xã cùng khoảng 55.000 thuê bao internet đều khắp trên toàn vùng, góp phần cung cấp tốt thông tin liên lạc giữa các cấp, ban ngành và người dân trong toàn vùng.

e). Giáo dục-y tế


Đã có sự cải thiện lớn song còn lạc hậu với vùng ĐNB và chưa đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, cồn bãi, nơi đó thường có hộ nuôi cá tra.

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở VÙNG ĐBSCL


Nhìn chung, vùng ĐBSCL có điều kiện KT-XH tương đối thuận lợi cho việc phát triển ngành Thủy sản, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá tra. Với nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng cao, sẽ rất thuận lợi cho việc mở rộng qui mô và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Xu hướng chuyển dịch giữa các ngành kinh tế (từ Nông nghiệp sang Thủy sản) cũng phản ánh vai trò và tiềm năng phát triển của ngành thủy sản vùng ĐBSCL.

Phát triển nuôi theo hình thức công nghiệp cá tra đòi hỏi phải có sự đáp ứng cao hơn về hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cung cấp về điện và giao thông. Mặc dù hệ thống điện và giao thông vùng ĐBSCL đã được cải thiện trong thời gian qua, nhưng mới chỉ đáp ứng phần so với nhu cầu sản xuất. Việc thiếu hụt điện trong thời gian gần đây không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nuôi và còn ảnh hưởng đến các nhà máy chế biến thức ăn và chế biến sản phẩm thủy sản.

Nuôi cá tra đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi điều kiện kinh tế-xã hội của người dân trong vùng chưa cao, chưa đủ tiềm lực để đầu tư vào sản xuất; do đó cần có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất; hệ thống ngân hàng cho vay vốn để người dân có thể hoạt động sản xuất, nhằm khai thác lợi thế tiềm năng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của vùng.

PHẦN III
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA

Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1997-7/2008

3.1. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

3.1.1. Trên thế giới

Cá tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam. Đây là loài cá được nuôi ở hầu hết ở các nước Đông Nam Á và là một trong các loài cá nuôi quan trọng của khu vực này (đặc biệt ở Việt Nam). Bốn nước trong khu vực hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá giống tự nhiên khá phong phú. Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi của cả nước. Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất, có đến 50% số trại nuôi cá tra. Một số nước trong khu vực như Malaysia, Inđônêxia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80 của thế kỷ trước.



3.1.2. Trong nước

Nuôi cá tra ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước ở ĐBSCL, ban đầu chỉ nuôi ở qui mô nhỏ, cung cấp thực phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ; các hình thức nuôi chủ yếu là tận dụng ao, mương vườn và nguồn thức ăn sẵn có. Vào những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ trước, tình hình nuôi cá tra đã có những bước tiến triển mạnh; các doanh nghiệp chế biến đã tìm được thị trường xuất khẩu, các Viện nghiên cứu đã thành công trong việc đưa ra qui trình sản xuất con giống và qui trình nuôi thâm canh đạt năng suất cao,… ngay sau đó đối tượng nuôi này được lan tỏa và đưa vào nuôi ở nhiều vùng miền trên cả nước.

Trong giai đoạn phát triển này, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về cá tra: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, tình hình dịch bệnh, khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường, các loại thức ăn và thành phần thức ăn liên quan đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng,…. Đây là những nghiên cứu rất có giá trị, là cơ sở để nghề nuôi cá tra phát triển mạnh, đạt được những kết quả như ngày nay.

Việc chủ động sản xuất giống cá tra nhân tạo, đáp ứng đủ nhu cầu nuôi đã mở ra khả năng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL

3.2.1. Diễn biến diện tích và số lượng lồng bè nuôi cá tra

(1). Diễn biến diện tích nuôi

Diện tích nuôi cá tra trong vùng liên tục được mở rộng và thực sự phát triển đại trà ở hầu hết tất cả các tỉnh thành của vùng ĐBSCL trong năm 2005. Vào năm 1997, cá tra mới chỉ được nuôi ở tỉnh Tiền Giang và An Giang, với diện tích 1.290 ha; đến năm 2002 nuôi cá tra đã phát triển ở 5 tỉnh với diện tích tăng lên 2.413,2 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích giai đoạn 1997-2002 là 13,34%/năm.

Loại hình nuôi cá tra thâm canh trong ao, đăng quầng (chủ yếu nuôi ao) phù hợp với những ưu điểm về đặc tính sinh học của cá tra và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Với sự phát triển nuôi tự phát, thiếu quy hoạch nên diện tích liên tục gia tăng. Đến năm 2003, diện tích nuôi là 2.792,4 ha, tăng nhanh vào năm 2007 lên tới 5.429,7 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2007 là 18,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 11 năm (1997-2007) là 15,46%/năm, diện tích nuôi cá tra năm 2007 tăng gấp 4,2 lần so với năm 1997. Đến tháng 7/2008 đã triển khai nuôi cá tra được 5.350,8 ha, gần bằng với diện tích nuôi năm 2007.

Năm 2007, Tp.Cần Thơ có diện tích nuôi cá tra cao nhất trong vùng là 1.569,9 ha, chiếm 29%; kế đến là tỉnh An Giang với diện tích nuôi là 1.393,8 ha, chiếm 25,7%; tỉnh Đồng Tháp với diện tích 1.272 ha, chiếm 23,4%. Tỷ lệ về diện tích của 3 tỉnh này chiếm khoảng 78% diện tích nuôi cá tra toàn vùng. Các tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2007 cao như: Sóc Trăng (74,98%/năm), Đồng Tháp (32,84%/năm), Vĩnh Long (52,95%/năm), Hậu Giang (58,43%/năm), Cần Thơ (29,86%/năm).



Hình 3.1: Diễn biến diện tích nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008



Bảng 3.1: Diện tích nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008 ĐVT: ha

TT

Địa phương/Năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

7T/2008

TĐTT GĐ

TĐTT GĐ

TĐTT GĐ

1997-2002

2003-2007

1997-2007

1

Long An

-

-

-

-

-

-

-

100,0

150,0

0,0

0,0

0,0

 

 

 

2

Tiền Giang

850,0

900,0

815,0

738,0

860,0

860,0

880,0

900,0

920,0

42,0

82,0

120,0

0,23

-44,75

-20,85

3

Bến Tre

-

-

-

-

-

-

-

54,3

57,9

97

495

680,0

 

 

 

4

Trà Vinh

-

-

-

-

-

-

-

151,1

76,6

38,0

50,0

60,6

 

 

 

5

Sóc Trăng

-

-

-

-

-

-

16,0

39,0

84,0

45,0

140,0

210,5

 

71,99

 

6

Bạc Liêu

-

-

-

-

-

-

-

5,5

6,0

0

0

0,0

 

 

 

7

Cà Mau

-

-

-

-

-

-

-

-

3,0

0

0

0,0

 

 

 

8

Kiên Giang

-

-

-

-

-

-

-

-

20,0

0

0

0,0

 

 

 

9

An Giang

440,0

400,0

600,0

400,0

401,1

650,0

860,9

765,2

815,0

807,2

1.393,8

1.392,0

8,12

12,80

12,22

10

Đồng Tháp

-

435,0

510,0

595,0

567,5

480,0

408,5

520,0

1.826,0

1.580

1.272

1.110,4

 

32,84

 

11

Vĩnh Long

-

-

-

-

15,0

40,2

55,0

92,0

131,0

204

301

336,4

 

52,95

 

12

Hậu Giang

-

 

 

 

 

-

20,0

27,0

40,0

42,0

126,0

199,0

 

58,43

 

13

Cần Thơ

-

328,0

390,0

473,0

383,0

552,0

671,0

783,0

797,8

1.569,9

1.241,9

 

29,86

 

 

Tổng

1.290,0

1.735,0

2.253,0

2.123,0

2.316,6

2.413,2

2.792,4

3.325,1

4.912,5

3.653,0

5.429,7

5.350,8

13,34

18,09

15,46

Каталог: DataStore
DataStore -> Ubnd tỉnh hậu giang sở NÔng nghiệP & ptnt
DataStore -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> PHÁt triển nông thôN
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> I. KẾt quả thực hiện tháng 9, 9 tháng tháng 9, Bộ tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương đối phó và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc
DataStore -> Diện tích tự nhiên: 532. 916,42 ha. Dân số năm 2005: 219. 505 người
DataStore -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở NÔng nghiệp và ptnt
DataStore -> Ubnd tỉnh đĂk lăk cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương