BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự Án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ CÁ tra



tải về 3.08 Mb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.08 Mb.
#36655
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

2.1.2. Tài nguyên đất, nước

a). Tài nguyên đất


Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Quy Hoạch - Thiết kế Nông nghiệp trên bản đồ đất tỉ lệ 1/250.000, Đồng bằng sông Cửu Long có các nhóm đất chính sau:

Đất cát: được hình thành chủ yếu trên các giồng cát biển, phân bố từng dãy vòng cung, song song với đường bờ thuộc các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh. Những dãy cát giồng và các vùng trũng giữa giồng là dấu vết của quá trình đồng bằng tiến ra biển và quá trình tác động của sóng gió. Càng vào sâu trong nội địa, giồng cát càng thấp do đỉnh bị bào mòn và tràn lấp xuống các rãnh trũng giữa giồng (giồng Trung Hiếu, Vũng Liêm, Cửu Long). Có nhiều nơi đã phát hiện các giồng cát bị lấp hoàn toàn dưới lớp phù sa như ở Gò Công Đông, Gò Công Tây (Tiền Giang).

Do có địa hình cao nên các vùng đất cát giồng đã được khai thác từ lâu và thường được chọn làm địa điểm tập trung dân cư với các vườn cây ăn trái; và là nơi xây dựng các công trình văn hóa của các khu dân cư đầu tiên khai phá vùng đồng bằng. Những giồng cát phân bố gần biển thường có thời gian hình thành trẻ hơn.



Đất mặn: gồm các vùng như sau:

Đất mặn dưới rừng ngập mặn: 56.022ha, phân bố nhiều ở ven biển Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.

Đất mặn nhiều: 102.103ha, phân bố ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Đất mặn trung bình: 148.934ha, phân bố ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Đất mặn ít: 437.488ha, phân bố tương đối đồng đều ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Đất mặn với hàm lượng muối bên trong sẽ có tác động sinh lý tiêu cực đến cây trồng, các thủy sinh vật không chịu được độ mặn. Tuy nhiên, trong điều kiện có nước ngọt tưới hay có mưa, các hạn chế về độ mặn không còn ý nghĩa. Thực tế, sau năm 1975, nhiều công trình tưới, cải tạo thủy lợi, ngọt hóa đồng ruộng đã phát huy tác dụng cải thiện điều kiện sản xuất Nông nghiệp vùng ven biển ĐBSCL.



Đất phèn: chiếm gần phân nửa diện tích vùng, phân bố chủ yếu ở các vùng trũng như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu.

Đất phèn trên Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên được hình thành trên những vùng đồng lũ kín, được bao bọc bởi đầm mặn phù sa cổ ở phía Bắc, sông Tiền ở phía Tây và thềm cao của đồng bằng ven biển ở phía Đông và Đông Nam. Tại vùng này, tầng sét bùn tích lũy Pyrite nằm sát lớp đất mặt, khi bị ô xy hóa sẽ hình thành các loại đất phèn nặng với hàm lượng chất độc cao, khó cải tạo. Thực tế ở Đồng Tháp Mười cho thấy, nếu cung cấp đủ nước ngọt để rửa phèn thì việc đào kênh hoặc đắp đê chỉ gây ra tình trạng chua hóa nghiêm trọng 2 năm đầu, sau đó độ chua (pH) sẽ giảm nhanh.

Vùng Tứ Giác Long Xuyên là vùng đồng lũ hở do tiếp giáp trực tiếp với vịnh Thái Lan, hình thành những vùng đầm lầy cổ không được bồi tụ. Đất phèn vùng này có hàm lượng hữu cơ bán phân giải rất lớn và tạo thành những đầm than bùn chạy theo những nhánh sông cổ tìm thấy ở Hà Tiên - Hòn Đất (Kiên Giang).

Vùng Bán đảo Cà Mau, đất phèn hình thành trên trầm tích sông biển hỗn hợp chứa Pyrite bị phủ một lớp trầm tích sông mỏng phía trên, do đó trường có chất độc không cao, Ngoài ra, do quá trình canh tác lâu đời, đất phèn vùng này đa số đã được ngâm chiết và rửa trôi, khả năng gây độc thấp, đất thường bị nhiễm mặn vào mùa khô bởi nước biển tràn vào sông rạch. Ở một số khu vực, đất phèn hình thành nên các dạng bưng, đìa (U Minh Thượng, U Minh Hạ) có lượng Pyrite tích lũy trong lớp sét hữu cơ rất cao, đôi khi tạo thành lớp than bùn dày như ở U Minh (1-4m).

Hiện nay, đất phèn ở vùng ĐBSCL đang được tích cực cải tạo với nhiều biện pháp nhằm mở rộng hoạt động sản xuất Nông nghiệp-Thủy sản như: dẫn tưới vùng nhiễm phèn, trồng rừng Tràm, bón vôi nhằm cải thiện độ chua có trong đất phèn…

Đất phù sa: phân bố dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu. Về cơ bản đất phù sa thường phân bố ở các địa hình có cao trình cao hơn các loại đất phèn, đất mặn. Các loại đất phù sa ở ĐBSCL được phân bố như sau:

Đất phù sa được bồi: 83.914ha, là các giải đất thấp ven sông và phần lớn các đảo giữa sông, chủ yếu có ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ.

Đất phù sa không được bồi: 96.885ha, là các giải đất phù sa cao ven sông, chủ yếu có ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ.

Đất phù sa Glây: 355.646ha, là đất phù sa không được bồi có quá trình glây trong phẫu diện đất, thể hiện ở hình thái phẫu diện có tầng đất sét màu xanh, có ở hầu hết các tỉnh trừ Cà Mau, Bạc Liêu.

Đất phù sa loang lổ: 648.412ha, là đất phù sa không được bồi, có tầng sét loang lổ đỏ vàng, có ở hầu hết các tỉnh.

Đất phù sa được bồi hàng năm là loại đất được đánh giá là tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cho canh tác lúa. Do phân bố gần các nguồn nước, có thành phần cơ giới nặng, chủ yếu là sét, vùng đất phù sa thích hợp cho việc xây dựng ao-hồ phục vụ mục đích NTTS.



Đất lầy-than bùn: phân bố tập trung ở vùng trũng U Minh thuộc Kiên Giang và Cà Mau, và một số diện tích rải rác ở vài nơi trong vùng Tứ Giác Long Xuyên. Độ dày lớp than bùn rất khác nhau ở các vùng khác nhau, có nơi chỉ dày trên dưới 1m như than bùn ở vùng Tứ Giác Long Xuyên, nhưng có nơi lớp than bùn rất dày như ở rừng U Minh.

Đất xám: phân bố dọc biên giới Việt Nam-Campuchia, tập trung chủ yếu tỉnh Long An, Đồng Tháp, một số ở An Giang, Kiên Giang.

Đất đỏ vàng và đất xói mòn: có diện tích nhỏ, phân bố tại vùng núi Thất Sơn thuộc An Giang và rải rác ở khu vực đồi núi của Kiên Giang. Các loại đất này cần được trồng rừng để tránh xói mòn đất và bảo vệ cảnh quan môi trường.

b). Tài nguyên nước


- Nước mặt:

ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Kông và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê Kông chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi lắng đã tạo nên Đồng bằng châu thổ phì nhiêu ngày nay.

ĐBSCL có hệ thống sông kênh-rạch-lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Kông là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt.



- Nước ngầm:

ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm không lớn, sản phẩm khai thác được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt.

Theo Báo cáo Quốc gia về Ô nhiễm môi trường biển 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, nước ngầm nhạt ở ĐBSCL chủ yếu tồn tại dưới dạng các thấu kính chôn vùi. Những thấu kính này thường nằm ở độ sâu khá lớn, một số nơi gặp ở độ sâu 70-80m (Cà Mau), nhưng một số tỉnh khác thì gặp ở độ sâu 200-300m và hơn nữa ở một số huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp đã có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ, ammonia tổng số là 0,5mg/l.

Khu vực ao nuôi thuộc huyện Thốt Nốt-Cần Thơ, các ao nuôi đều chứa hàm lượng ammonia tổng khá cao (3-4,5mg/l).



2.1.3. Môi trường nước

Theo kết quả phân tích mới nhất của Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Nam bộ về chất lượng nước đầu nguồn và hạ nguồn sông Tiền, sông Hậu ở cuối năm 2005, đầu năm 2006:



      • Nhánh sông Hậu: Chất lượng nước có chiều hướng giảm dần từ thượng nguồn xuống hạ nguồn vào tháng đỉnh điểm lũ năm 2005. Các chất chỉ thị ô nhiễm hay tình trạng phú dưỡng như sulfite, nitrat và sắt II đều tăng dần khi xuống hạ nguồn và vượt quá yêu cầu chất lượng nước cho nuôi cá nước ngọt.

      • Nhánh sông Tiền: Chất lượng nước ngay ở thượng nguồn sông Tiền cũng bị ô nhiễm hữu cơ (sulfite, nitrit, ammonia tổng số, nitrat, phosphat) nhiều hơn sông Hậu. Trong đó, hàm lượng nitrat và phosphat đang trong tình trạng phú dưỡng.

      • Khu vực nuôi bè: Chất lượng nước trong các bè nuôi không khác biệt nhiều so với chất lượng nước cấp (khu vực ngoài bè), các yếu tố như pH, độ kiềm, độ trong hầu như không thay đổi, nồng độ ammonia tổng số cao hơn một chút.

+ Không có phèn tiềm tàng trong đất.

+ Trao đổi nước tốt.

+ Chất lượng nước tốt, ổn định.

+ Độ mặn dưới 4‰.



2.1.4. Đánh giá điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá tra vùng ĐBSCL

Điều kiện tự nhiên vùng ĐBSCL có những thuận lợi và khó khăn để phát triển nuôi cá Tra như sau:

Hơn 30% diện tích của ĐBSCL là đất phù sa, được xem là vùng đất thích nghi cao đối với việc nuôi cá Tra. Loại đất này phân bố tập trung ở các vùng dọc sông Hậu, sông Tiền, thuộc địa phận các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long… Tuy nhiên, gần phân nửa diện tích vùng ĐBSCL là vùng đất nhiễm phèn với nhiều mức độ khác nhau, trong đó đất phèn hoạt động là 1.178.396ha (chiếm 30% diện tích ĐBSCL), được xem là vùng không thích hợp đối với nuôi cá Tra, điều này đã giới hạn việc mở rộng diện tích tiềm năng cho đối tượng này. Gần đây, nhiều công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp với mục đích rửa phèn, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật (bón vôi…) nên một số vùng nhiễm phèn nhẹ vẫn có thể phát triển nuôi cá tra, được xem là vùng đất tương đối phù hợp, tiêu biểu như vùng Đồng Tháp Mười.

Nguồn nước cấp cho nuôi cá Tra vùng ĐBSCL được lấy chủ yếu từ sông Tiền, sông Hậu và hệ thống kênh rạch nhánh của 2 con sông này. Đối với việc phát triển nuôi cá Tra cần chú ý 2 đặc điểm quan trọng là chế độ triều và sự nhiễm mặn.

Chế độ triều hay biên độ dao động của thủy triều tác động cả về mặt môi trường nước lẫn mặt kinh tế, đặc biệt trong nuôi cá tra thịt trắng. Biên độ triều càng lớn, khả năng tải chất thải của sông-kênh-rạch càng cao, đồng thời giảm được đáng kể chi phí cho việc cấp và thoát nước cho ao nuôi cá Tra. Biên độ triều trong các hệ thống sông-kênh-rạch vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng từ việc truyền triều ở vùng biển phía Đông và vùng biển phía Tây.

Như vậy, xét về biên độ triều trong việc phát triển nuôi cá Tra, vùng bán đảo Cà Mau và Tứ Giác Long Xuyên có điều kiện rất hạn chế để phát triển đối tượng này. Trong khi đó, các vùng dọc 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, mức độ thích hợp tốt đối với việc nuôi đối tượng này tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến biển Đông, cụ thể: khu vực cách biển ~100km thì có biên độ triều thích hợp tốt để nuôi cá Tra cả trong mùa lũ và mùa kiệt, khu vực ~100-200km thì có biên độ triều khá thích hợp việc nuôi cá Tra trong mùa kiệt, còn khu vực > 200km thì mức độ thích hợp kém. Vùng có các kênh trục ngang dẫn trực tiếp từ 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, ngoài việc xét khoảng cách đến biển Đông, thì mức độ thích hợp tốt đối với việc nuôi cá Tra cũng tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến 2 con sông nói trên.

Tuy nhiên, có một sự ngăn cản cho sự phát triển đối tượng này cho các vùng ven biển dọc theo các nhánh sông của hệ thống sông Cửu Long, đó là sự xâm nhập mặn. Độ mặn lớn hơn 4‰ được xem là không thích hợp cho việc phát triển đối tượng này. Các vùng dọc theo các nhánh hệ thống sông Cửu Long cách biển khoảng 20-35km sẽ có đường đẳng mặn 4‰ quanh năm, cá biệt có năm có thể lấn sâu đến 50-60km. Đi dọc theo hướng các nhánh sông Cửu Long, độ mặn giảm dần và tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến biển Đông. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào lưu lượng nước phân bố giữa các nhánh sông cũng như chế độ lũ. Cụ thể như, vào khoảng tháng 2 hàng năm, độ mặn 3‰ thường lên quá Tân An, cách cửa sông trên 80km; tháng 4, độ mặn 3‰ lên Tuyên Nhơn cách cửa sông 110km, sâu hơn so với sông Hàm Luông, Cổ Chiên và sông Hậu (khoảng 55km). Đến tháng 6, khi có mưa trên Đồng Tháp Mười, và lưu vực ở phía trên, nước chua chảy xuống nhiều thì từ Tân An trở xuống mới giảm độ mặn.

Vùng có nguồn nước nhiễm mặn cao vượt quá ngưỡng thích nghi của cá Tra thì sẽ bất lợi cho việc phát triển nuôi đối tượng này. Nhưng sự xâm nhập mặn này, đối với các vùng nhiễm mặn nhẹ (dưới ngưỡng tối ưu) hoặc vùng có độ mặn cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọt trong mùa lũ, lại là vùng có ưu thế hơn trong việc nuôi cá Tra, so với các vùng ngọt hoàn toàn phía thượng lưu sông Tiền, sông Hậu. Ưu thế này được thể hiện qua việc ít bị dịch bệnh ở đối tượng cá Tra, do môi trường nước mặn một thời gian có khả năng gây kìm hãm nhiều tác nhân gây bệnh cho đối tượng cá nước ngọt.

Ngoài các yếu tố điều kiện tự nhiên tác động chính lên việc phát triển nuôi cá Tra như trên, ĐBSCL còn đối mặt với một số khó khăn như: tình trạng xói lở đất dọc 2 con sông Hậu, sông Tiền do sự thay đổi dòng chảy, gây thiệt hại cho các công trình thủy sản, nhà ở; chất lượng môi trường nước có chiều hướng giảm do sự phát triển ngành công nghiệp, cũng như sự phát triển quá mức của ngành thủy sản trong thời gian qua… Các yếu tố khó khăn này, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, có nguy cơ trở thành các tác nhân chính gây kìm hãm sự phát triển nuôi đối tượng có giá trị kinh tế cao này.


Каталог: DataStore
DataStore -> Ubnd tỉnh hậu giang sở NÔng nghiệP & ptnt
DataStore -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> PHÁt triển nông thôN
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> I. KẾt quả thực hiện tháng 9, 9 tháng tháng 9, Bộ tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương đối phó và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc
DataStore -> Diện tích tự nhiên: 532. 916,42 ha. Dân số năm 2005: 219. 505 người
DataStore -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở NÔng nghiệp và ptnt
DataStore -> Ubnd tỉnh đĂk lăk cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương