BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự Án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ CÁ tra



tải về 3.08 Mb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.08 Mb.
#36655
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

Về kinh tế đến năm 2010: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2006-2010 7,5-8%/năm, phấn đấu đạt 8%/năm; GDP năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. GDP bình quân đầu người/năm theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050-1.100 USD. Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản khoảng 15-16%; công nghiệp và xây dựng 43-44%; dịch vụ 40-41%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21-22%. Vốn đầu tư xã hội đạt khoảng 40% GDP. Mật độ điện thoại đạt 35 máy/100 dân, mật độ Internet đạt 12,6 thuê bao/100 dân.

Về xã hội đến năm 2010: Tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%/năm. Lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% tổng lao động xã hội. Trong 5 năm tạo công ăn việc làm cho 8 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 5%. Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10-11%. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đạt 200 sinh viên giáo dục đại học và cao đẳng /10.000 dân; lao động đã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội. Tỷ lệ bác sỹ đạt 7 người/10.000 dân. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 16%o và dưới 5 tuổi là 27%o; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 20%. Tuổi thọ trung bình 72 tuổi.

Về môi trường đến năm 2010: Đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 42-43%, 95% dân cư thành thị và 75% dân cư ở nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% các cơ sở mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải; 90% chất thải rắn và thông thường, 80% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

Về định hướng phát triển ngành: Tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Phấn đấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3-3,2%. Phát triển NTTS theo hướng sản xuất hàng hóa lớn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; chuyển đổi cơ cấu khai thác qua việc lựa chọn ngư trường, loại hình nghề nghiệp và sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng bền vững. Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ; tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông, lâm, ngư, tạo ra nhiều đột phá về năng suất, chất lượng hiệu quả. Triển khai chương trình ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng giống nuôi, kể cả giống thủy sản. Chú ý áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn, …

Về định hướng và chính sách phát triển vùng: Tiếp tục thực hiện các định hướng phát triển vùng của Chiến lược 10 năm 2001-2010 và các Nghị Quyết của Bộ Chính trị khoá IX về phát triển vùng. Vùng ĐBSCL cần tập trung đầu tư, trước hết là kết cấu hạ tầng để khai thác tốt lợi thế về đất, nước, lao động làm gia tăng nhanh giá trị sản phẩm nông nghiệp và nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp, thủy sản với công nghệ tiên tiến, tỷ suất hàng hóa cao, góp phần chủ yếu bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; đồng thời, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tác, sản xuất hàng tiêu dùng và phát triển mạnh dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, tạo nhiều việc làm mới. Xây dựng thành phố Cần Thơ sớm trở thành trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

(2). Tác động của các Quyết Định 173/2002/TTg về phát triển kinh tế –xã hội ĐBSCL. Nghị quyết số 21-NQ/TW tới phát triển TPCT đến năm 2010. Nghị Quyết số 45-NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển TPCT trong thời kỳ CNH, HĐH.

Theo tinh thần của Nghị quyết, vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực, để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế, xây dựng thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước, sản xuất hàng hóa lớn và tập trung, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả bền vững. Phát triển các mặt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là với đồng bào Khmer và nhân dân vùng ngập lũ.

Dự kiến đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP toàn vùng khoảng 10%/năm; trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng 6,5%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 10%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20%/năm. Cần tập trung mạnh vào ổn định sản lượng và nâng cao chất lượng lúa gạo, giữ vững diện tích trồng lúa khoảng 1,8 triệu ha canh tác, trong đó có 1 triệu ha lúa chất lượng cao dành cho xuất khẩu; tăng cường bảo vệ và phát triển rừng ở các vùng sinh thái; phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn của vùng; đầu tư mạnh vào công nghệ bảo quản sau thu hoạch …..

Như vậy đến năm 2010 cùng với việc ưu tiên đầu tư phát triển vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước, hình thành tứ giác phát triển Kiên Giang-An Giang-TP. Cần Thơ-Cà Mau, trong đó TPCT là trung tâm, do đó có nhiều cơ hội và thuận lợi cho sự nghiệp phát triển, hiện đại hoá. TPCT được xác định đóng vai trò là đô thị trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của vùng và xây dựng trở thành đô thị loại 1, TP sẽ được đầu tư các công trình có ý nghĩa quốc gia và vùng, trở thành đô thị tiêu biểu của vùng ĐBSCL, có ảnh hưởng nhất định đến các tỉnh trong vùng.

(3). Tác động chung của toàn ngành thủy sản Việt Nam đến thủy sản ĐBSCL



Xuất phát từ đặc thù của một nghề cá quy mô nhỏ,quản lý chủ yếu theo ngư hộ, năng lực khai thác vẫn còn lạc hậu,…, thì đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi thực tế khách quan, nhưng đồng thời là một quá trình khó khăn. Thủy sản phải trở thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa, có tính cạnh tranh cao, có tính bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, lấy cơ chế thị trường là mục tiêu, lấy khoa học công nghệ làm động lực và lấy tổ chức lại sản xuất làm trọng tâm thì cần phải tiến hành:

- Đẩy mạnh CNH, HĐH để tạo ra chuyển dịch cơ cấu theo chiều sâu, làm nền tảng cho phát triển bền vững. Tăng sản lượng NTTS lên 2 triệu tấn ngang bằng với duy trì sản lượng khai thác thủy sản 2 triệu tấn (1,8 triệu tấn khai thác hải sản và 0,2 triệu tấn khai thác thủy sản nội địa). Bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

- Tạo sức mạnh tổng hợp của ngành để đạt được 4 tỷ USD kim ngạch XKTS vào năm 2010 với sự chủ động hơn về đối tượng, về thị trường và cung cách làm ăn trong XKTS. Từ đó nâng cao tính cạnh tranh và uy tín thương hiệu hàng thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời phát triển thị trường nội địa, đảm bảo an ninh thực phẩm cho toàn xã hội và cho chính người lao động nghề cá. Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc hoạch định chính sách quản lý, chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển thủy sản và điều phối chuyển đổi cơ cấu đầu tư kịp thời hợp lý cho ngành trên phạm vi toàn quốc, theo vùng và địa phương,…, góp phần hình thành một ngành kinh tế then chốt để hình thành nền kinh tế biển vững mạnh trong tương lai (Nguồn: Bộ thủy sản; Tạp chí thủy sản, 12/2005).

4.7. THỜI CƠ, NGUY CƠ VÀ THÁCH THỨC CỦA NGHỀ NTTS CẢ NƯỚC VÀ VÙNG ĐBSCL

Sự bùng nổ dân số thế giới, cộng với tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh ở nhiều vùng miền đã thu hẹp dần đất canh tác nông nghiệp, đất rừng,... Bên cạnh đó, những bất lợi của thiên nhiên đã tác động tới sản xuất nông nghiệp, làm cho những mặt hàng lương thực, thực phẩm trở thành mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới. Trong bối cảnh đó, sản phẩm thủy sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho nhân loại. Tỉ trọng đóng góp của nghề khai thác thủy sản thế giới trong tổng nhu cầu sản lượng sản phẩm thủy sản tiêu thụ đã và đang có xu hướng giảm xuống do nguồn lợi cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,… Như vậy, phát triển NTTS để tạo nguồn thực phẩm cung cấp cho nhân loại là một đòi hỏi khách quan, cấp bách. Những vấn đề nêu trên tạo ra thời cơ mới cho NTTS phát triền.

Tuy nhiên, nguy cơ và thách thức lớn sẽ là: Trong quá trình phát triển sẽ phát sinh những bất cập như tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cạnh tranh gay gắt về thương hiệu, thị trường tiêu thụ; khả năng kiểm soát môi trường và phòng trừ dịch bệnh, rào cản kỹ thuật trong thương mại sẽ làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm; nguy cơ tụt hậu của các nước đi sau.



PHẦN V
QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

5.1. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Căn cứ vào các Luật: thủy sản, đất đai, môi trường, tài nguyên nước, bảo hiểm,…

Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng, Chính quyền của các tỉnh, thành trong vùng. Đối chiếu và vận dụng các mục tiêu phát triển ngành thủy sản từ các Chương trình của Bộ Thủy sản (Nuôi thủy sản đến năm 2010, Chương trình giống đến năm 2010) và của Chính phủ (Nghị quyết 09 của Chính phủ).

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;

Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg, ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”.

Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg, ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg, ngày ngày 08/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010.

Quyết định số 242/2006/QĐ-TTg, ngày 25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Nghị Quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại.

Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 7/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư hạ tầng làng nghề nông thôn, giao thông nông thôn và hạ tầng nuôi trồng thủy sản.

Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010.

Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hóa theo hợp đồng.

Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

Quyết định số 33/2005/QĐ-BTS ngày 23/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản “Phê duyệt Chương trình phát triển cơ khí ngành thủy sản đến năm 2010- định hướng đến năm 2020.

Quyết định số 1268/QĐ-BTS, ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập “Dự án bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa của vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” được.

Quyết định số 1031/QĐ-BTS ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc phê duyệt “Chương trình hành động của ngành Thủy sản thực hiện Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020".

Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở NTTS bền vững.

Thông tư hướng dẫn số 03/2006/TT-BTS, ngày 12 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản “về việc hướng dẫn thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

5.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

5.2.1. Quan điểm phát triển

1. Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên vùng Đồng bằng sông Cửu long để phát triển nuôi cá tra bền vững phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản Việt Nam đến 2020, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; Coi cá tra là đối tượng nuôi chủ lực và sản xuất, chế biến tiêu thụ cá tra là một hoạt động kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu của đất nước.

2. Phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra theo định hướng thị trường, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng hiện đại hóa tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

3. Phát triển nuôi chế biến tiêu thụ cá tra phải gắn liền với việc thực hiện bảo đảm các tiêu chuẩn quy định về điều kiện nuôi, chất lượng, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, cá nhân, tổ chức nuôi cá, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và Nhà nước.



4. Lấy phát triển nuôi cá tra công nghiệp là trọng tâm, huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế, trong đó Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi cá tra tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thủy sản.

5. Sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nuôi tốt (GAP) tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.



5.2.2. Định hướng phát triển

1. Nuôi cá tra thương phẩm:

Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng quy trình công nghệ tiến tiến để nuôi cá tra năng suất cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái theo cấp độ thích nghi khác nhau:

Cấp độ 1 (Tốt): gồm đất Cù lao trên các sông lớn (sông Tiền và sông Hậu)

Cấp độ 2 (Khá): gồm đất ven sông lớn, cách bờ nhỏ hơn 500 mét;

Cấp độ 3( Trung bình): gồm đất ven các sông nhánh, cách bờ không quá 400 mét.

2. Sản xuất giống cá tra: Phát triển thành 3 vùng tập trung:

Vùng 1: An Giang-Đồng Tháp-Vĩnh Long;

Vùng 2: Cần Thơ-Hậu Giang-Sóc Trăng;

Vùng 3: Tiền Giang-Bến Tre-Trà Vinh.

3. Xây dựng cơ sở chế biến thức ăn, chế phẩm sinh học và hệ thống dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra, đảm bảo nghề nuôi chế biến, tiêu thụ cá tra phát triển bền vững.

4. Xây dựng cơ sở chế biến cá tra gắn với vùng nguyên liệu; Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm; Áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, thân thiện với môi trường.

5.2.3. Mục tiêu tổng quát

Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tiềm năng nuôi cá tra khu vực ĐBSCL. Bố trí sản xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và điều kiện kinh tế-xã hội của từng vùng, khu vực để giảm các rủi ro về môi trường, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ; hạn chế xung đột giữa hoạt động của các ngành kinh tế; hướng tới sản xuất ổn đinh, bền vững.



5.2.4. Mục tiêu cụ thể

a). Đến năm 2010

- Diện tích nuôi cá tra: 8.600 ha;

- Sản lượng cá tra nuôi: 1.250.000 tấn;

- Sản lượng sản phẩm chế biến cá tra: 500.000 tấn;

- Kim ngạch xuất khẩu: 1.300-1.500 triệu USD;

- Tổng nhu cầu lao động: 200.000 người.



b). Định hướng đến năm 2020

- Diện tích nuôi cá tra nuôi tăng với tốc độ bình quân 4,22%/năm trong giai đoạn 2010-2020;

- Sản lượng cá tra nuôi tăng với tốc độ bình quân 4,0%/năm trong giai đoạn 2010-2020;

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng với tốc độ bình quân 5,9%/năm trong GĐ 2010-2020;

- Lao động nuôi và chế biến cá tra tăng bình quân 2,3%/năm trong giai đoạn 2010-2020;

- Diện tích nuôi cá tra: 13.000 ha;

- Sản lượng cá tra nuôi: 1.850.000 tấn;

- Sản lượng sản phẩm chế biến cá tra: 740.000 tấn;

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra: 2,1-2,3 tỷ USD;

- Nhu cầu lao động: 250.000 người.



5.3. BƯỚC ĐI TỪNG GIAI ĐOẠN

5.3.1. Giai đoạn 2008-2010

Ổn định tổ chức, chỉ đạo, quản lý nghề nuôi cá tra từ tỉnh xuống đến phường, xã. Hướng dẫn, phổ biến kiến thức cho người dân tham gia nuôi cá tra thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn, trung hạn do các ban ngành chức năng tổ chức.

Chuyển đổi mô hình nuôi cá tra sử dụng thức ăn tự chế biến sang sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi.

Nghiên cứu để nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý giống cá tra trong vùng.

Nghiên cứu và ứng dụng các qui trình nuôi tiên tiến theo hướng sản xuất sạch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Triển khai áp dụng các chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các vùng sản xuất tập trung.

Nghiên cứu giảm chi phí thức ăn trong cơ cấu giá thành sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và lợi thế canh tranh.

Đầu tư mới và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ vùng nuôi tập trung.

Ứng dụng công nghệ sinh học để phòng trị có hiệu quả các bệnh nguy hiểm thường gặp trên cá tra; xử lý chất thải và phế thải từ hoạt động nuôi và chế biến phục nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.

Hoàn thiện thương hiệu cá tra vùng ĐBSCL. Ổn định thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới như Châu Phi, các nước Đông Âu và Tây Á. Thắt chặt mối quan hệ giữa người sản xuất và các cơ sở chế biến. Phát huy tốt vai trò của tổ chức Hội, khuyến ngư.

5.3.2. Giai đoạn 2011-2015

- Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; áp dụng các chương trình giám sát quá trình sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường xử lý chất thải từ nuôi cá tra ra môi trường ngoài.

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát để đảm bảo 100% giống cá tra đưa vào sản xuất là giống “sạch”.

- Xây dựng trạm quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho vùng nuôi cá tra tập trung.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất.

- Tăng cường công tác giám sát tình hình thực hiện quy hoạch ở các địa phương để đảm bảo phát triển ổn định, bền vững. Trong trường hợp cần thiết có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Đa dạng hóa sản phẩm chế biến; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm.

5.3.3. Giai đoạn 2016-2020

- Tất cả các vùng nuôi tập trung đều được kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm; áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất “sạch” như SQF, GAqP, CoC. Kiểm soát chặt chẽ nguồn chất thải trong quá trình sản xuất.

- 100% diện tích các vùng sản xuất tập trung sử dụng thức ăn công nghiệp.

- Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất và quản lý.

- Hệ thống hạ tầng cơ sở được đầu tư hoàn thiện phục vụ sản xuất.

- Hiện đại hóa hệ thống chế biến cá tra đạt chuẩn quốc gia và phù hợp với chuẩn và thương mại quốc tế.



5.4. QUY HOẠCH NUÔI CÁ TRA

5.4.1. Các phương án phát triển

Việc xây dựng các phương án phát triển phục thuộc rất lớn vào phân tích và dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, các dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ sẽ áp dụng trong sản xuất; tốc độ phát triển sản xuất trong giai đoạn vừa qua và diện tích có khả năng phát triển nuôi cá tra trong vùng. Bên cạnh đó, còn phân tích các yếu tố về hiệu quả sản xuất, khả năng huy động tài chính,...., và phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của vùng và cả nước.

Với những biến chuyển khá phức tạp trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là thị trường tiêu thụ đã ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư cũng như hiệu quả sản xuất; sự biến động về tình hình kinh tế của các nước nhập khẩu rất khó dự báo trước; công tác quản lý còn nhiều bất cập sẽ rất khó khắc phục một cách nhanh chóng; rủi ro về thiên tai (ô nhiễm môi trường, lũ lụt,....) với tần suất cao và mức độ ngày càng khó lường,..., chính vì thế xây dựng 3 phương án phát triển để lường trước các rủi ro cũng như đón đầu những thuận lợi, định hướng sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.



(1). Phương án 1 (PA 1): Phát triển trong điều kiện không thuận lợi về thị trường tiêu thụ, về vốn đầu tư, hạ tầng cơ bản và có sự cạnh tranh về giá cả với các nước cùng sản xuất một mặt hàng; môi trường ô nhiễm,... nhìn chung các điều kiện sản xuất không thuận lợi.

(2). Phương án 2 (PA 2): Phát triển trong điều kiện tương đối thuận lợi về thị trường tiêu thụ, công tác xúc tiến thương mại được đẩy mạnh; vốn đầu tư cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng được huy động từ nhiều thành phần kinh tế; giá cả đầu vào tương đối ổn định; áp dụng được công nghệ mới để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

(3). Phương án 3 (PA 3): Phát triển trong điều kiện thuận lợi về thị trường tiêu thụ liên tục được mở rộng, đặc biệt khu vực châu Phi, Nam Mỹ và Tây Á; vốn đầu tư huy động được nhiều nguồn đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển sản xuất; áp dụng được công nghệ tiên tiến để giảm giá thành sản phẩm, sản xuất không gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Không bị rủi do do thiên tai như hạn hán, lũ lụt,....

5.4.2. Luận chứng lựa chọn phương án phát triển

Các phương án phát triển đến năm 2010, 2015 và 2020 được xây dựng có ranh giới mềm, do đó có thể áp dụng linh hoạt theo từng giai đoạn cho phù hợp với tình hình thực tế các địa phương trong vùng.



(1). Phương án 1 có tốc độ tăng trưởng chậm cả về diện tích và sản lượng trong giai đoạn 2008-2020 so với giai đoạn 2000-2007. Phương án này được xây dựng dựa trên kết quả phân tích các yếu tố với mức độ rủi ro cao như thời điểm hiện nay, có nhiều yếu tố bất lợi về vốn, quản lý môi trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, giá thành sản xuất cao hơn giá bán. Song phương án 1 có ưu điểm nổi bật là dễ thực hiện, diện tích mở rộng ít, mức độ thâm canh thấp nên vốn đầu tư thấp dễ huy động và đặc biệt là phù hợp với tình hình phát triển hiện tại của vùng.

(2). Phương án 2 có tốc độ tăng trưởng cao hơn phương án 1, được xây dựng dựa trên dự báo các điều kiện phát triển sẽ ổn định trong giai đoạn tới. Trong phương án 2 dự báo các yếu tố thuận lợi và rủi ro đan xen nhau trong quá trình phát triển. Phương án 2 có ưu điểm là phù hợp với định hướng phát triển nghề nuôi cá tra của vùng và cả nước. Phù hợp với tình hình kinh tế đất nước thời kỳ mở cửa, hội nhập. Đầu tư về vốn, khoa học công nghệ ở mức trung bình.

(3). Phương án 3 có tốc độ phát triển cao nhất và sẽ là phương án để phấn đấu. Các mục tiêu xây dựng được đặt trong điều kiện rất thuận lợi. Các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng, giá trị,…. cao hơn các phương án trên. Tuy nhiên, phương án này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đầu tư đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng con người, trình độ quản lý,…, sẽ là rất khó khăn khi mà chỉ trong một giai đoạn không quá dài chúng ta phải thay đổi từ nghề nuôi cá tra manh mún, hộ gia đình, sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang sản xuất “sạch”, tập trung, ổn định và bền vững.

Xét trên góc độ chủ quan, khách quan và khả năng phát triển đề xuất ưu tiên chọn phương án 2 để tính toán phát triển; phướng án 3 để phấn đấu khi có đầy đủ điều kiện và phương án 1 dự phòng.

5.4.3. Các tiêu chí lựa chọn vùng quy hoạch

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên (địa hình thổ nhưỡng, điều kiện trao đổi nước,...), đối chiếu với thực tế sản xuất và đặc điểm sinh học sinh trưởng của cá tra để đưa ra các tiêu chí chọn vùng nuôi thích hợp; nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng các phương án quy hoạch, bố trí sản xuất cho từng vùng.



1). Diện tích tiềm năng phát triển cá Tra vùng ĐBSCL

Diện tích tiềm năng là diện tích nếu đưa vào sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.



- Tiêu chí lựa chọn diện tích tiềm năng:

+ Diện tích có khả năng cấp thoát nước ngọt một cách thuận lợi (gần hệ thống sông rạch lớn).

+ Diện tích đã nuôi cá tra sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, không bị phèn tiềm tàng; đất có khả năng giữ nước.

+ Không bị ngập vào mùa mưa và thiếu nước cung cấp vào mùa khô.

+ Ảnh hưởng của nước mặn trung bình trong năm không vượt quá 4%0.



- Khu vực được xác định là tiềm năng nuôi cá tra

Vùng diện tích đất ở cù lao, bãi bồi, ven sông Tiền, sông Hậu, các nhánh của các con sông lớn, tính từ đường đẳng mặn trung bình trong năm 4%0 trở lên (tính từ cửa sông vào).



- Diện tích tiềm năng

Sau khi xác định, khoanh vùng; đo đạc trên bản đồ của các tỉnh bằng phần mềm chuyên dụng, xác định diện tích tiềm năng nuôi cá tra vùng ĐBSCL khoảng 53.500ha.



2). Diện tích khả năng phát triển cá Tra vùng ĐBSCL

- Có thể phát triển sản xuất toàn bộ trên diện tích này, không chồng lấn mâu thuẫn với các ngành kinh tế khác.

- Đã trừ đi các loại đất khác không thể chuyển đổi như đất thổ cư, giao thông, nông nghiệp sang nuôi cá.

- Số hóa và lồng ghép các thông tin vào bản đồ để xác định được diện tích khả năng nuôi cá tra; qua đó cho thấy vùng ĐBSCL khoảng 21.400 ha diện tích có khả năng phát triển nuôi cá tra, ba sa (chiếm 40% diện tích tiềm năng).

3). Phân vùng phát triển sản xuất cá tra

Mặc dù cá tra có thể nuôi ở nhiều nơi trong khu vực nước ngọt ở toàn vùng ĐBSCL; song tùy thuộc vào điều kiện trao đổi nước nước, chất đất (thổ nhưỡng), khả năng vận chuyển (sau khi thu hoạch) và thực trạng các nhà máy chế biến xác định vùng sản xuất như sau:

Vùng sản xuất cá tra tập trung truyền thống thuộc các tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Vùng sản xuất tập trung có tiềm năng phát triển: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Hậu Giang.

Vùng ít có khả năng phát triển là các tỉnh không có hệ thống sông Tiền và sông Hậu chảy qua. Điều kiện cấp nước, thổ nhưỡng không thuận lợi cho cá tra sinh trưởng và phát triển đạt chất lượng tốt như: Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.



a). Tiêu chí chọn vùng nuôi

  • Địa hình thổ nhưỡng:

+ Đất bãi bồi, cù lao, ven sông Tiền, sông Hậu, cạnh sông hoặc nhánh sông lớn.

+ Đất thịt, đất phù sa có khả năng giữ nước tốt.

+ Không có phèn tiềm tàng trong đất.


  • Điều kiện trao đổi nước tốt (dựa vào thủy triều).

  • Chất lượng nước tốt, ổn định.

  • Độ mặn trung bình trong năm dưới 4o/oo.

b). Xác định và phân tách các vùng nuôi theo các cấp độ thích nghi khác nhau

  • Cấp thích nghi thứ I (tốt): đất cù lao trên các sông rạch lớn (chủ yếu sông Tiền và sông Hậu).

  • Cấp thích nghi thứ II (khá): ven sông lớn (sông Tiền và sông Hậu).

  • Cấp thích nghi thứ III (trung bình): ven các sông nhánh của sông Tiền và sông Hậu (vùng nuôi điều tiết giá cả thị trường, nếu thị trường được mở rộng sẽ đầu tư sản xuất ở vùng này).

  • Xây dựng vùng nuôi ven sông lớn cách bờ sông vào phía trong không quá 500m.

  • Xây dựng vùng nuôi ven sông nhánh cách bờ sông không quá 300-400m.

c). Yêu cầu nuôi cá tra là nuôi thâm canh ở mức độ bền vững mật độ nuôi và năng suất nuôi phù hợp nhằm đạt hiệu quả.

  • Mật độ nuôi: 25-30 con/m2.

  • Năng suất nuôi: 200-300 tấn/vụ/ha.

  • Độ sâu ao nuôi 3-4 m.

  • Chất lượng cá phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

5.4.4. Phương án quy hoạch phát triển

(1). Các chỉ tiêu chính của các phương án quy hoạch

Bảng 5.1: Các chỉ tiêu chính của các phương án QH đến năm 2010, 2015 và 2020



TT

Danh mục

Đơn vị

N.2010

N.2015

N.2020




Phương án 1













1.

Diện tích

ha

7.000

8.800

10.300




Nuôi ao

-

7.000

8.800

10.300

2.

Sản lượng

tấn

1.000.000

1.300.000

1.600.000




Cá tra

-

1.000.000

1.300.000

1.600.000

3.

GTSL

tr.đồng

18.000.000

29.900.000

44.800.000




Phương án 2













1.

Diện tích

ha

8.600

11.000

13.000




Nuôi ao

-

8.600

11.000

13.000

2.

Sản lượng

tấn

1.250.000

1.650.000

1.850.000




Cá tra

-

1.250.000

1.650.000

1.850.000

3.

GTSL

tr.đồng

22.500.000

37.950.000

51.800.000




Phương án 3













1.

Diện tích

ha

10.300

13.300

16.300




Nuôi ao

-

10.300

13.300

16.300

2.

Sản lượng

tấn

1.500.000

2.000.000

2.500.000




Cá tra

-

1.500.000

2.000.000

2.500.000

3.

GTSL

tr.đồng

27.000.000

46.000.000

70.000.000

(2). Diện tích nuôi cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo phương án chọn (PA 2)

(a). Đến năm 2010

Diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 8.600 ha. Diện tích nuôi lớn nhất trong vùng ở Đồng Tháp đạt 2.300 ha, chiếm 26,74%; đứng thứ 2 là An Giang với 2.100ha, chiếm 24,42%.

(b). Đến năm 2015

Diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 11.000ha, tăng 2.400 ha so với năm 2010; diện tích tăng ở tất cả các tỉnh thành trong vùng; giai đoạn này chủ yếu khai thác diện tích đất thích nghi ở mức độ 2 (có mức thích nghi khá) vào nuôi cá tra.

Diện tích nuôi cá tra ao đầm cao nhất ở 2 tỉnh Đồng Tháp 2.550ha (chiếm 23,18%) và An Giang 2.450 ha (chiếm 22,27%).

(c). Đến năm 2020

Diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 13.000ha, tăng 2.000ha so với năm 2015; diện tích tiếp tục mở rộng ở các tỉnh; mở rộng lớn nhất ở Bến Tre (450ha), Trà Vinh và Sóc Trăng (400ha).

Diện tích nuôi cá tra ao cao nhất ở Đồng Tháp, với 2.700ha, chiếm 20,77%, đứng thứ 2 là An Giang, với 2.500ha, chiếm 19,23% diện tích nuôi cá tra của vùng.



Bảng 5.2: Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh trong vùng ĐBSCL (ĐV: ha)

TT

Tỉnh, thành

N.2010

N.2015

N.2020

1

An Giang

2.100

2.450

2.500

2

Đồng Tháp

2.300

2.550

2.700

3

Cần Thơ

1.300

1.500

1.600

4

Vĩnh Long

550

700

800

5

Bến Tre

750

950

1.400

6

Sóc Trăng

650

800

1.200

7

Trà Vinh

400

700

1.100

8

Tiền Giang

250

600

700

9

Hậu Giang

300

750

1.000




Tổng

8.600

11.000

13.000

Каталог: DataStore
DataStore -> Ubnd tỉnh hậu giang sở NÔng nghiệP & ptnt
DataStore -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> PHÁt triển nông thôN
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> I. KẾt quả thực hiện tháng 9, 9 tháng tháng 9, Bộ tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương đối phó và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc
DataStore -> Diện tích tự nhiên: 532. 916,42 ha. Dân số năm 2005: 219. 505 người
DataStore -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở NÔng nghiệp và ptnt
DataStore -> Ubnd tỉnh đĂk lăk cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương