BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự Án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ CÁ tra


(3). Quy hoạch vùng nuôi cá tra tập trung của các tỉnh vùng ĐBSCL (thể hiện cụ thể trên phụ lục bản đồ)



tải về 3.08 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.08 Mb.
#36655
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

(3). Quy hoạch vùng nuôi cá tra tập trung của các tỉnh vùng ĐBSCL (thể hiện cụ thể trên phụ lục bản đồ)

(1). Tỉnh An Giang: Diện tích nuôi cá tra của An Giang tập trung ở ven sông, cù lao thuộc các huyện: An Phú, Châu Phú; Phú Tân; Chợ Mới; Châu Thành; Tp. Long Xuyên; Thoại Sơn.

(2). Tỉnh Đồng Tháp: Diện tích nuôi các tra nuôi nằm ở ven sông và cồn tại các huyện Thanh Bình, Tx. Cao Lãnh, H. Cao Lãnh, Lai Vung, Lấp Vò, Tx. Sa Đéc, Châu Thành, Tam Nông.

(3). Thành phố Cần Thơ: Diện tích nuôi cá tra tập trung chủ yếu vào các huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cái Răng.



(4). Tỉnh Vĩnh Long: Diện tích nuôi cá tra của tỉnh bố trí ở các vùng: dọc sông Hậu thuộc các huyện: Bình Minh, Trà Ôn và dọc sông Tiền thuộc các huyện Long Hồ, Măng Thít, Vũng Liêm.

(5). Tỉnh Tiền Giang: Diện tích nuôi cá tra của tỉnh tập trung ở dọc sông Tiền thuộc các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo và Tân Phú Đông.

(6). Tỉnh Bến Tre: Diện tích nuôi cá tra của tỉnh tập trung ở huyện Chợ Lách (dọc sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên và sông Tiền), huyện Châu Thành (dọc sông Tiền và sông Hàm Luông), Bình Đại và Giồng Trôm.

(7). Tỉnh Sóc Trăng: Diện tích nuôi cá tra của tỉnh phân bố chủ yếu ở các huyện Kế Sách và Cù Lao Dung.

(8). Tỉnh Trà Vinh: Diện tích nuôi cá tra tập trung chủ yếu ở huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và Châu Thành.

(9). Tỉnh Hậu Giang: Diện tích nuôi cá tra phân bố chủ yếu ở huyện Châu Thành (khu vực giáp sông Hậu và kênh Xáng và khu vực giáp sông Ba Làng, sông Cần Thơ).



(4). Năng suất nuôi cá tra của vùng

Để nuôi cá tra đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo môi trường và chất lượng sản phẩm; hình thức nuôi thâm canh với năng suất đạt trung bình 200-300 tấn/ha là phù hợp (hécta mặt nước).



(5). Sản lượng cá tra nuôi của vùng

Các tỉnh trong vùng đều có sản lượng nuôi cá tra tăng trong giai đoạn 2010-2020, trong đó tăng đáng kể nhất là Đồng Tháp và An Giang, đây là 2 tỉnh có nghề nuôi cá tra phát triển, người sản xuất ở đây đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Kông (thuộc địa phận nước ta) có chất lượng tương đối tốt, rất thuận lợi cho các loài thủy sản nước ngọt nói chung và cá tra nói riêng sinh trưởng và phát triển.

Sản lượng cá tra nuôi đến năm 2010, 2015 và 2020 định hướng tiêu thụ chính sẽ là xuất khẩu và 10% phục vụ thị trường nội địa. Do triển khai ngay công tác kiểm tra, kiểm soát môi trường, áp dụng qui trình quản lý chất lượng nên đến năm 2010 có khoảng 85-90% sản lượng từ nuôi trồng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của thị trường nhập khẩu và 10-15% sản lượng nuôi được sử dụng dưới dạng tươi, không qua chế biến.

Năm 2010, sản lượng cá tra nuôi đạt 1,25 triệu tấn, tăng lên 1,85 triệu tấn năm 2020, tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình trong giai đoạn là 4,00%/năm. Sự tăng lên về sản lượng là do cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và mở rộng thêm một phần diện tích ở các tỉnh, thành trong vùng.



Năm 2020, sản lượng cá tra nuôi của vùng lớn nhất là ở Đồng Tháp, đạt 400.000 tấn, chiếm 21,62%, kế đến là An Giang với 375.000 tấn, chiếm 20,27% tổng sản lượng cá tra nuôi của vùng.

Bảng 5.3: Sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL (ĐV: tấn)



TT

Tỉnh, thành

N.2010

N.2015

N.2020

1

An Giang

305.000

368.000

375.000

2

Đồng Tháp

334.000

383.000

400.000

3

Cần Thơ

188.500

225.000

240.000

4

Vĩnh Long

80.000

105.000

120.000

5

Bến Tre

110.000

142.000

180.000

6

Sóc Trăng

94.000

120.000

155.000

7

Trà Vinh

58.000

105.000

150.000

8

Tiền Giang

37.000

90.000

100.000

9

Hậu Giang

43.500

112.000

130.000




Tổng

1.250.000

1.650.000

1.850.000

(6). Quy hoạch hệ thống sản xuất giống cá tra

a). Nhu cầu giống nuôi

- Nhu cầu giống nuôi cá tra vùng ĐBSCL tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2020, theo sự tăng lên về diện tích và mật độ nuôi.



- Nhu cầu giống được tính toán dựa vào mật độ nuôi theo từng vùng và từng giai đoạn, dao động từ 20-30con/m2 mặt nước; giống nuôi được tính cho cả năm (có những nơi bố trí nuôi 2 vụ; cá biệt một số nơi bị xâm nhập mặn sâu chỉ bố trí nuôi 1 vụ trong năm).

Bảng 5.4: Nhu cầu giống cá tra nuôi của các tỉnh ĐBSCL (ĐV: triệu con)



TT

Tỉnh, thành

N.2010

N.2015

N.2020

1

An Giang

630

858

1.125

2

Đồng Tháp

690

893

1.215

3

Cần Thơ

390

525

720

4

Vĩnh Long

165

245

360

5

Bến Tre

225

333

630

6

Sóc Trăng

195

280

540

7

Trà Vinh

120

245

495

8

Tiền Giang

75

210

315

9

Hậu Giang

90

263

450




Tổng

2.580

3.850

5.850

b). Quy hoạch xây dựng trại giống

Quy hoạch các trại sản xuất giống theo khu vực nhằm chủ động phục vụ cho các vùng nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cân, nhằm giảm kinh phí vận chuyển và chủ động kiểm soát được nguồn giống tại chỗ. Một số nơi đã có trại giống Quốc gia hoặc trại giống Cấp I (sản xuất giống thủy sản nước ngọt) của tỉnh có thể kết hợp để sản xuất giống cá tra.

Phân thành các khu vực sản xuất giống như sau:

- Khu vực 1: An Giang - Đồng Tháp - Vĩnh Long.

- Khu vực 2: Cần Thơ - Sóc Trăng - Hậu Giang.

- Khu vực 3: Bến Tre - Tiền Giang - Trà Vinh.



Bảng 5.5: Quy hoạch cơ sở sản xuất cá tra bột vùng ĐBSCL đến 2020

TT

Tỉnh thành

Đơn vị

N.2010

N.2015

N.2020

S.xuất cá bột

S.xuất cá bột

S.xuất cá bột

1

Đồng Tháp

Cơ sở

120

150

180

*

Sản lượng

Tr. con

7.200

12.000

18.000

2

An Giang

Cơ sở

90

120

150

*

Sản lượng

Tr. con

5.400

9.600

15.000

3

Vĩnh Long

Cơ sở

10

20

30

*

Sản lượng

Tr. con

600

1.600

3.000

4

Bến Tre

Cơ sở

10

20

30

*

Sản lượng

Tr. con

600

1.600

3.000

5

Tiền Giang

Cơ sở

10

20

30

*

Sản lượng

Tr. con

600

1.600

3.000

6

Cần Thơ

Cơ sở

50

70

90

*

Sản lượng

Tr. con

3.000

5.600

9.000




Tổng

Cơ sở

290

400

510




Sản lượng

Tr. con

17.400

32.000

51.000

Khu vực sản xuất hiện nay sẽ được rà soát lại để cấp phép cho hoạt động với điều kiện phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất giống đảm bảo chất lượng. Đối với các trại, cơ sở không đạt yêu cầu về kỹ thuật cần có biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất giống có chất lượng không tốt đưa ra thị trường; ảnh hưởng đến môi trường, dịch bệnh và hiệu quả sản xuất.

Công suất trung bình 1 trại sản xuất giống đạt 60 triệu cá bột ở năm 2010; 80 triệu cá bột ở năm 2015 và 100 triệu cá bột ở năm 2020.



c). Hệ thống cơ sở ương và sản lượng giống cá tra vùng ĐBSCL

Công suất tính toán trung bình cho 01 cơ sở ương dưỡng đạt 3,0 triệu con giống ở năm 2010; 3,5 triệu con giống ở năm 2015 và 4 triệu con giống ở năm 2020.

Tỷ lệ sống từ cá bột lên cá hương, cá giống đạt từ 10-20%.

Bảng 5.6: Số cơ sở ương và sản lượng giống cá tra vùng ĐBSCL



TT

Tỉnh thành

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Số cơ sở ương

Sản lượng giống (tr.con)

Số cơ sở ương

Sản lượng giống (tr.con)

Số cơ sở ương

Sản lượng giống (tr.con)

1

An Giang

200

600

250

875

300

1.200

2

Đồng Tháp

250

750

300

1.050

350

1.400

3

Cần Thơ

200

600

230

805

280

1.120

4

Vĩnh Long

100

300

120

420

150

600

5

Bến Tre

50

150

70

245

100

400

6

Sóc Trăng

40

120

60

210

90

360

7

Trà Vinh

40

120

60

210

80

320

8

Tiền Giang

30

90

50

175

70

280

9

Hậu Giang

40

120

60

210

80

320




Tổng

950

2.850

1.200

4.200

1.500

6.000

d). Diện tích cơ sở sản xuất và ương giống cá tra

- Diện tích cơ sở ương bình quân: 10.000m2/cơ sở.

- Diện tích cơ sở sản xuất bình quân 5.000m2/cơ sở

Bảng 5.7: Diện tích cơ sở sản xuất và ương giống cá tra vùng ĐBSCL (Đ vị: ha)



TT

Tỉnh, thành

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

C.sở ương

Sản xuất

C.sở ương

Sản xuất

C.sở ương

Sản xuất

1

An Giang

200

45

250

60

300

75

2

Đồng Tháp

250

60

300

75

350

90

3

Cần Thơ

200

25

230

35

280

45

4

Vĩnh Long

100

5

120

10

150

15

5

Bến Tre

50

5

70

10

100

15

6

Sóc Trăng

40

0

60

0

90

0

7

Trà Vinh

40

0

60

0

80

0

8

Tiền Giang

30

5

50

10

70

15

9

Hậu Giang

40

-

60

0

80

0




Tổng

950

145

1.200

200

1.500

255

(7). Giá trị sản lượng nuôi cá tra

Giá trị sản lượng nuôi cá tra vùng ĐBSCL được tính toán dựa trên sự dao động về giá trong giai đoạn phát triển trước. Dự báo giá cá tra trung bình ở năm 2010 là 18.000đồng/kg; năm 2015 là 23.000đồng/kg và năm 2020 là 28.000đồng/kg.

Đối với giống cá tra cỡ 1,3cm, năm 2010 là 1.000 đồng/con; năm 2015 là 1.500đồng/con và năm 2020 là 2.000đồng/con.

Giá trị sản lượng tăng từ 22.500.000 triệu đồng năm 2010 lên 51.800.000 triệu đồng ở năm 2020, (tăng gấp 2,3). Giá trị sản lượng cá tra ở năm 2020 lớn nhất trong vùng là Đồng Tháp, đứng thứ 2 là An Giang và kế đến là Cần Thơ, Bến Tre,….



Bảng 5.8: Giá trị sản lượng cá tra ĐBSCL (ĐV: Triệu đồng)

TT

Tỉnh, thành

2010

2015

2020

1

An Giang

5.490.000

8.464.000

10.500.000

2

Đồng Tháp

6.012.000

8.809.000

11.200.000

3

Cần Thơ

3.393.000

5.175.000

6.720.000

4

Vĩnh Long

1.440.000

2.415.000

3.360.000

5

Bến Tre

1.980.000

3.266.000

5.040.000

6

Sóc Trăng

1.692.000

2.760.000

4.340.000

7

Trà Vinh

1.044.000

2.415.000

4.200.000

8

Tiền Giang

666.000

2.070.000

2.800.000

9

Hậu Giang

783.000

2.576.000

3.640.000

 

Tổng

22.500.000

37.950.000

51.800.000

(Ghi chú: Giá trị tính theo giá hiện hành)

Giá trị sản xuất giống cá tra tại thời điểm năm 2020 đạt 12.000.000triệu đồng, tăng 9.150.000 triệu đồng so với thời điểm năm 2010. Đồng Tháp là tỉnh có giá trị sản xuất giống lớn nhất trong vùng, đứng thứ 2 là An Giang. Một số tỉnh trong vùng được cung cấp giống từ Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long để phục vụ nuôi thương phẩm, hoặc để ương giống rồi đưa vào nuôi thương phẩm.



Bảng 5.9: Giá trị sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL (giá HH) (ĐV: Triệu đồng)

TT

Tỉnh, thành

N.2010

N.2015

N.2020

1

An Giang

600.000

1.312.500

2.400.000

2

Đồng Tháp

750.000

1.575.000

2.800.000

3

Cần Thơ

600.000

1.207.500

2.240.000

4

Vĩnh Long

300.000

630.000

1.200.000

5

Bến Tre

150.000

367.500

800.000

6

Sóc Trăng

120.000

315.000

720.000

7

Trà Vinh

120.000

315.000

640.000

8

Tiền Giang

90.000

262.500

560.000

9

Hậu Giang

120.000

315.000

640.000




Tổng

2.850.000

6.300.000

12.000.000

(8). Lao động phục vụ nuôi và sản xuất giống cá tra

Nhu cầu lao động phục vụ nuôi cá tra phụ thuộc vào diện tích và mức độ thâm canh; số lượng và qui mô các trại sản xuất giống, được tính theo định mức trung bình. Nuôi cá ao 3 lao động/1ha nuôi cá ao; 4 lao động cho 1 cơ sở sản xuất giống và 3 lao động cho 1 cơ sở ương giống.

a). Lao động nuôi cá tra thương phẩm đến năm 2020 là 39.000 người, tăng 13.200 người so với năm 2010. Nhu cầu lao động nuôi cao nhất trong vùng ở năm 2020 là Đồng Tháp, với 8.100 người, chiếm 20,77% tổng nhu cầu lao động của vùng, đứng thứ 2 là An Giang với 7.500người.

Bảng 5.10: Nhu cầu lao động nuôi cá tra vùng ĐBSCL (ĐV: người)



TT

Tỉnh thành

2010

2015

2020

1

An Giang

6.300

7.350

7.500

2

Đồng Tháp

6.900

7.650

8.100

3

Cần Thơ

3.900

4.500

4.800

4

Vĩnh Long

1.650

2.100

2.400

5

Bến Tre

2.250

2.850

4.200

6

Sóc Trăng

1.950

2.400

3.600

7

Trà Vinh

1.200

2.100

3.300

8

Tiền Giang

750

1.800

2.100

9

Hậu Giang

900

2.250

3.000




Tổng

25.800

33.000

39.000

Каталог: DataStore
DataStore -> Ubnd tỉnh hậu giang sở NÔng nghiệP & ptnt
DataStore -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> PHÁt triển nông thôN
DataStore -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
DataStore -> I. KẾt quả thực hiện tháng 9, 9 tháng tháng 9, Bộ tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương đối phó và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc
DataStore -> Diện tích tự nhiên: 532. 916,42 ha. Dân số năm 2005: 219. 505 người
DataStore -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở NÔng nghiệp và ptnt
DataStore -> Ubnd tỉnh đĂk lăk cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương