Ubnd tỉnh đĂk lăk cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NÔng nghiệp và ptnt



tải về 457.91 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích457.91 Kb.
#36642
  1   2
UBND TỈNH ĐĂK LĂK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ...../ SNNPTNT-KH Buôn Ma Thuột, ngày 15 tháng 7 năm 2008


KẾ HOẠCH

NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH ĐĂK LĂK NĂM 2009

Thực hiện Chỉ thị 723/TTg ngày 06/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; Công văn số 1735/BNN-KH ngày 19/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm 2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành trong 6 tháng đầu năm 2008, ước thực hiện năm 2008 và kế hoạch ngành năm 2009 như sau:

Trong 6 tháng đầu năm, bên cạnh những thuận lợi cơ bản là tăng trưởng kinh tế năm 2007 ở mức khá đã tạo đà phát triển cho năm 2008, giá một số mặt hàng nông sản chủ lực ổn định ở mức cao. Song lại có một số khó khăn gay gắt như chỉ số giá đầu vào trong sản xuất nông – lâm ngư nghiệp liên tục tăng cao, thị trường tài chính, tiền tệ biến động mạnh, tình hình an ninh nông thôn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, bất ổn, thời tiết diễn biến phức tạp, những khó khăn này ảnh hưởng bất lợi rất lớn tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trước tình hình đó, được sự đặc biệt quan tâm của Trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát của HĐND, sự điều hành của UBND tỉnh và các cấp chính quyền huyện, thành phố, xã, phường, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, các mặt kinh tế - xã hội tiếp tục đạt kết quả khá.

Kết quả cụ thể thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2008 theo Nghị quyết 30/HĐND, ngày 21/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh, về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng năm 2008 và Quyết định 59/UBND ngày 28/12/2007 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 2008 như sau:
PHẦN THỨ NHẤT

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NĂM 2008
A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

I. VỀ SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN:

1. Ngành trồng trọt:

a. Cây hàng năm.

Vụ Đông Xuân: Thời tiết đầu vụ thuận lợi, diện tích gieo trồng vụ Đông xuân 2007-2008 toàn tỉnh thực hiện gieo trồng cây hàng năm được 36.500ha/31.362 ha kế hoạch, đạt 116,4 %KH, tăng 5.138 ha so với Đông xuân trước, trong đó cây lúa nước thực hiện 26.687 ha/23.520 ha KH đạt 113,4%, tăng hơn so với thực hiện vụ đông xuân năm trước 2.362 ha (trong đó lúa lai 3.773 ha, chiếm 12,6 % và tăng hơn vụ trước 765 ha); Ngô: 3.012 ha/ 1.700 ha KH, đạt 177,1% KH; tăng hơn so với vụ trước 1.202 ha; Các loại cây chất bột (lang, sắn) 1.130/850 ha, đạt 132,94% KH; Đậu các loại: 1.677ha/1.500 ha KH, đạt 111,8%KH; Thuốc lá: 245ha, đạt 83,9% KH; Rau các loại: 2.052 ha, đạt 82,1% KH. So với thực hiện diện tích Đông xuân năm trước thì diện tích gieo trồng các loại cây trồng cạn khác đều vượt kế hoạch, riêng cây rau và thuốc lá đạt 82-84% kế hoạch.

Tổng sản lượng lương thực có hạt: 153.396 tấn/147.400 tấn, tăng 5.996 tấn, đạt 104 % KH, trong đó sản lượng lúa đạt 138.951 tấn/139.500 tấn kế hoạch; Sản lượng Ngô đạt 14.445 tấn/7.900 tấn KH; đạt 174,6% KH.



Vụ Hè Thu: Đến ngày 11/7/2008, toàn tỉnh gieo trồng được 177.099 ha/ 184.604 ha KH, đạt 95,93% kế hoạch cây hàng năm các loại, cụ thể một số cây trồng chính như sau: Lúa nước: thực hiện 37.996ha/41.480ha KH, đạt 95,93% kế hoạch trong đó diện tích lúa lai 5.758 ha, chiếm 15% diện tích lúa nước được gieo cấy; Ngô: thực hiện 72.273 ha/ 77.551 ha KH, đạt 93,2% KH; Đậu xanh: thực hiện 14.664 ha/ 11.880 ha KH, đạt 123,4 % KH; Rau các loại: thực hiện 2.543 ha/ 1.840 ha KH, đạt 138,2 % KH; Sắn thực hiện 20.799 ha/ 15.510 ha KH;Các loại cây còn lại đạt từ 65 đến 80 % kế hoạch. Nhìn chung đầu vụ hè thu đến nay thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất, mùa mưa đến sớm và khá đều. Do vậy tình hình cây trồng sinh trưởng và phát triển khá tốt, sâu bệnh không đáng kế. Phần lớn diện tích ngô đang ở thời kỳ trổ cờ, phun râu. Hiện nay lịch thời vụ gieo trồng cây hàng năm vụ hè thu đã kết thúc, các huyện đang chỉ đạo rà soát, tổng hợp diện tích gieo trồng chính thức. Cây sắn thực hiện so với cùng kỳ năm trước, diện tích sắn tăng hơn 3.000 ha, mặc dù đã được khuyến cáo không phát triển diện tích sắn ngoài kế hoạch nhưng do giá sắn cao và giá giống ngô năm nay tăng hơn rất nhiều so với mọi năm nên một số hộ nông dân đã chuyển sang trồng sắn. Các huyện có diện tích sắn vượt kế hoạch là: Krông Bông, CưMgar, Eakar, Eahleo,.. đây cũng là các huyện có nhà máy chế biến tinh bột sắn.

b.Cây công nghiệp dài ngày:

- Cây cà phê: diện tích cà phê hiện có toàn tỉnh: 178.900 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 171.500 ha. Niên vụ 2008-2009, năng suất bình quân ước đạt 22,74 tạ/ha, sản lượng 390.000 tấn.

- Cây cao su:

+ Năm 2008, diện tích cao su hiện có 23.900 ha, tăng 590 ha so với năm 2007, trong đó diện tích cho sản phẩm 19.010 ha, năng suất bình ước đạt 14,2 tạ/ha, sản lượng 27.000 tấn.

+ Về chương trình phát triển cây cao su của tỉnh: thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 125/VPCP ngày 14/8/2006 của Văn phòng Chính phủ về việc phát triển khoảng 100.000 ha cao su tại Tây Nguyên giai đoạn từ nay đến năm 2010. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã có Thông tư 76/BNN ngày 21/8/2007 và Thông tư 39/BNN ngày 03/3/2008 hướng dẫn việc chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cao su tại Tây nguyên. Tại Thông báo số 150/UBND ngày 19/9/2007 của UBND tỉnh đã xác định tỉnh Đắk Lắk sẽ phát triển khoảng 30.000 ha cao su, UBND tỉnh cũng đã có chủ trương lập quy hoạch phát triển cao su của tỉnh, đồng thời đã cho 40 doanh nghiệp tiến hành khảo sát, lập dự án, làm cơ sở để xem xét cho lập thủ tục chuyển đổi rừng và thuê đất đầu tư trồng cao su.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT đã hợp đồng với Trung tâm tư vấn Tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên và môi trường) xây dựng dự án quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh (đã thẩm định đề cương dự toán dự án quy hoạch, đang trình UBND tỉnh phê duyệt), đồng thời chỉ đạo Trung tâm quy hoạch khảo sát thiết kế rừng xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh, theo hướng dẫn tại Thông tư 05/2008/TT-BNN ngày 14/1/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là cơ sở để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi rừng để triển khai chương trình phát triển cao su của tỉnh theo đúng Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các quy định pháp luật hiện hành.

Trong số các đơn vị được UBND tỉnh cho chủ trương khảo sát, lập dự án trồng cao su có 11 dự án đã xây dựng xong (Sở đã cùng các ngành liên quan thẩm định được 6 dự án, trong đó đã trình UBND tỉnh thông qua 02 dự án, các dự án khác đang được xem xét thẩm định, tu chỉnh để trình UBND tỉnh). Tuy có một số ý kiến cho rằng việc triển khai chương trình phát triển cao su ở tỉnh trong thời gian qua là chậm, song đây là vấn đề mới mẻ, qũy đất để phát triển cao su chủ yếu liên quan đến việc chuyển đổi rừng, ảnh hưởng đến độ che phủ của rừng đã được Nghị quyết tỉnh Đảng bộ 14 phấn đấu đến năm 2010 độ cho phủ rừng là 50% nên việc triển khai phải thận trọng, đúng quy định pháp luật. Việc xúc tiến các dự án ở tỉnh trong thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

- Cây điều: diện tích 42.000 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 27.000 ha, năng suất bình quân 9 tạ/ha, sản lượng 24.300 tấn. Một số diện tích điều do Binh đoàn 16 trồng tại huyện Ea Súp những năm 2003 – 2005 trên diện tích đất rừng khộp, điều kiện sinh thái, khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, lượng mưa thấp, tầng đất canh tác mỏng, mực nước ngầm vào mùa mưa cao và do một số nguyên nhân khác nên đã không mang lại hiệu quả kinh tế, có khả năng phải thanh lý.

- Cây ca cao: diện tích dự kiến đạt 1.570 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 350 ha, năng suất ca cao hạt khô ước đạt 4 tạ/ha, sản lượng thu hoạch dự kiến 140 tấn.

- Cây hồ tiêu: diện tích 4.750 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 3.800 ha, năng suất bình quân 33 tạ/ha, sản lượng đạt 12.540 tấn. Trong những năm gần đây diện tích tiêu của tỉnh tăng không nhiều, do quỹ đất để mở rộng bị hạn chế, tình hình sâu bệnh trên cây tiêu diễn biến phức tạp cũng là mối lo ngại của nông dân. Về định hướng lâu dài tỉnh không chủ trương mở rông diện tích cây tiêu, chủ yếu tập trung đầu tư cải tạo, thâm canh các vườn tiêu đã có theo hướng bền vững.



2. Về chăn nuôi thú y và nuôi trồng thủy sản:

a. Công tác chăn nuôi: Trong 6 tháng đầu năm, đàn gia súc, đàn gia cầm phát triển ổn định và tăng trưởng khá. Đàn gia súc: tổng đàn trâu 29.500 con, đạt 100% KH, đàn bò 220.000 con, đạt 92%KH, trong đó bò lai 47.500 con, đạt 22% so với tổng đàn, đàn lợn đạt 600.00 con, đạt 86% KH, đàn gia cầm 4 triệu con, tăng 14,28% so với cùng kỳ; đàn ong mật 177.000 đàn.

Sản phẩm chăn nuôi: Sản phẩm thịt hơi các loại đạt 41.880 tấn; sản lượng mật 6.700 tấn; sản lượng trứng đạt trên 80 triệu quả.

b. Công tác thú y:

- Công tác tiêm phòng: hoàn thành kế hoạch tiêm phòng dại chó: 54.120 liều vac xin, đạt 100%KH ; tiêm phòng vacxin cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh và đã tiêm được: 735.026 con (gà: 503.432 con, vịt: 231.594 con), so với tổng số gia cầm trong diện tiêm là 707.000 con (đạt 104%); triển khai tiêm phòng văc xin LMLM chương trình quốc gia đợt I/2008 được 169.423 liều (trâu, bò: 119.169 liều; heo: 48.845 liều; dê, cừu: 1.409 liều); chuẩn bị triển khai công tác tiêu độc khử trùng vệ sinh môi trường sau khi tiêm phòng, đã nhập 5.000 lít hoá chất và một số vật tư.

- Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ: Công tác kiểm dịch trước khi xuất ra ngoài tỉnh, lũy kế đến nay được 359 trâu, 1.879 bò, 41.550 heo, 323 dê cừu, 62.272 gà, 29.797 vịt, 4.041 con chó, 26.776.000 quả trứng, 69 tấn lông vịt, 6.030 tấm da, 98.210 kg thịt bò, 23 con nai, 119.904 đàn ong và 1.303 tấn mật ong;

Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm được 101.913 con (trâu bò: 8.689 con, heo: 76.071 con, dê: 2.153 con, gia cầm: 15.000 con).



c. Công tác nuôi trồng thủy sản: Thuỷ sản có sự phát triển khá cả số lượng và chất lượng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 6.810 ha, tăng 1.372 ha so với năm 2007, sản lượng ước khoảng 7.700 tấn, sản lượng cá bột đạt 600 triệu con.

3.Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư:

a. Chương trình khuyến nông quốc gia:

- Chương trình khuyến nông: Kế hoạch Nhà nước giao với tổng số là 300 triệu đồng. Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm mở được 72 lớp 2.920 người kinh phí sử dụng 120 triệu đồng, bằng 40% kế hoạch. Ước thực hiện cả năm mở được 180 lớp hướng dẫn cho 7.200 người cách làm ăn mới và chuyển giao kỹ thuật, bằng 100% kế hoạch; dự án đưa lúa lai vào vùng khó khăn về lương thực với quy mô 45 ha triển khai 4 huyện là EaHLeo, Cư Kuin, Krông Păk và M’drăk; trồng và thâm canh ca cao ghép 25 ha triển khai 3 huyện là Buôn Đôn; Krông Bông và Krông Năng; trồng và thâm canh keo lá tràm 182 ha triển khai 5 huyện là CưKuin; EaKar; Lăk; Kr.Buk và Kr.Ana; phòng, trừ sâu bệnh hại tiêu 35 ha triển khai 3 huyện là Buôn Đôn; Kr.Ana và Kr.Buk; Chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học với quy mô 4.000 con triển khai 2 huyện là Lăk; CưMgar; chăn nuôi lợn hướng nạc quy mô 80 con triển khai tại TP Buôn Ma Thuột và Krông Năng; cải tạo, vỗ béo bò quy mô 120 con ở huyện KrôngAna và Krông Bông.

- Chương trình khuyến công: Quy mô 16 máy sấy nông sản triển khai 3 huyện và TP Buôn Ma Thuôt.

- Khuyến lâm: trồng thâm canh keo lá tràm với quy mô 182 ha triển khai 5 huyện là CưKuin; EaKar; Lăk; Krông Buk và Kr. Ana .

- Chương trình khuyến ngư quốc gia: Nuôi cá rô phi đơn tính qui mô 01 ha; nuôi thâm canh cá ao 1 ha; nuôi cá Lóc 0,5ha; mô hình nuôi ếch thương phẩm qui mô 1.000 m2, ngoài ra đã tập huấn 7 lớp kỹ thuật khuyến ngư.

b. Chương trình khuyến nông địa phương: Kế hoạch tỉnh giao kinh phí 300 tr.đồng phục vụ cho công tác tập huấn cho các hộ nông dân vùng sâu, vùng khó khăn thực hiện chương trình “ Hướng dẫn người nghèo làm khuyến nông”

Nội dung công tác tập huấn tập trung hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa lai, nhất là khâu xử lý giống, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh vàng lùn lùn xoắn lá....nhằm nâng cao nhận thức cho bà con nông dân tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật mới, tổ chức sản xuất có hiệu quả, hạn chế những rủi ro trong vụ về phương pháp của công tác này đã có những cải tiến tác động lớn đến việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Đến nay đã tổ chức tập huấn 88 lớp với 3.520 lượt người tham dự.



c.Triển khai các dự án: Dự án cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đã phối được 1.589 con, trong đó: 1.191 con có chửa; Dự án BiOgas đã Xây dựng 163/435 hầm khí; Dự án phát triển sản xuất ca cao tại các nông hộ, Ban QLDA tiến hành tập huấn, chuẩn bị vật tư cần thiết phục vụ cho sản xuất ca cao; Dự án Heifer thực hiện 2 xã, huyện Buôn Đôn, Tổ chức tập huấn 6 lớp với 170 người tham dự; cho các hộ vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình; Dự án trồng cỏ đã triển khai 9 huyện, thành phố với 54 ha. Các huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân trồng cỏ theo quy trình kỹ thuật và thực hiện trên 30% diện tích.

Đánh giá chung: Thời tiết vụ hè thu 2008 rất thuận lợi, lượng mưa phân bổ đều nên cây trồng phát triển tốt, nhất là cây ngắn ngày đồng thời Trung tâm KN và các trạm triển khai mô hình nhiều năm nên có kinh nghiệm chỉ đạo. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm triển khai các chương trình, giá cả các loại vật tư leo thang ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình.

4. Công tác sản xuất giống cây trồng, vật nuôi:

a. Sản xuất giống vụ Đông xuân 2007-2008: đã triển khai sản xuất 90 ha gồm lúa lai F1 Nhị ưu 903, lúa xác nhận và lúa nguyên chủng với các loại giống 13/2, IR64, VNĐ95-20 tại Krông Pak, Krông Ana và trại lúa Hòa xuân thành phố Buôn ma Thuột. Toàn bộ diện tích lúa đã thu hoạch xong, sản lượng lúa giống vụ đông xuân đạt 530 tấn, trong đó lúa lai F1 là 50 tấn, lúa xác nhận 455 tấn và 25 tấn lúa nguyên chủng.

b.Vườn cây nhân giống: tiếp tục duy trì và chăm có các vườn cây trong 6 tháng đầu năm 2008 trung tâm đã cung ứng cho sản xuất hạt giống và chồi ghép với số lượng như sau: Hạt ca cao lai F1 được 35.300 hạt, hạt ca cao nội 4.500 hạt, chồi ca cao 13.100 chồi, chồi điều 4.700 chồi.

c.Vườn ươm cây lâm nghiệp: đã triển khai thực hiện kế hoạch ươm 19 vạn bầu cây lâm nghiệp đạt 100% so kế hoạch. Đến nay cây giống phát triển tốt.

d. Chương trình sản xuất thử nghiệm giống: kết hợp với Viện nghiên cứu ngô trung ương và Trạm giống dâu tằm tơ tỉnh Quảng Nam đã đưa vào sản xuất thử nghiệm các giống như: Giống lúa ĐS1, Giống ngô lai, giống đậu phụng L14 với diện tích 2,9 ha tại 4 huyện và thành phố Buôn Ma Thuột.

e. Chương trình cây vải: đã ký hợp đồng với Trung tâm khoa học công nghệ rau quả – Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam triển khai ứng dụng các giải pháp tiến bộ khoa học công nghệ điều khiển ra hoa, tăng năng suất và phẩm chất quả vải nhằm xây dựng mô hình thâm canh phát triển sản xuất vải hàng hoá phục vụ tiêu thụ trong tỉnh và xuất khẩu-góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc tỉnh Đăk lăk. Chương trình thực hiện trong 03 năm 2006-2008. Hiện tại dự án đang được thực hiện đúng tiến độ.

f. Chương trình thử nghiệm giống con lâm nghiệp: Để thuần hoá và nhân giống một số động vật hoang dã đang bị tiêu diệt bởi nạn săn bắt ngày càng phát triển. Trung tâm giống đã tiến hành mua 5 cặp giống nhím bố mẹ về nuôi thực nghiệm. Tính đến nay đàn nhím sinh trưởng phát triển bình thường và đã đẻ được 11 con.

g. Thử nghiệm cây thức ăn xanh phục vụ công tác chăn nuôi: Chương trình thử nghiệm được triển khai tại trại bò Ea Sô với giống cỏ VA06. Tính đến nay giống cỏ đang phát triển bình thường và rất có triển vọng.

h. Chương trình vật nuôi:

- Đàn lợn: Tổng đàn lợn hiện có 68 con, trong đó heo nái sinh sản 64 con, heo đực giống 04 con. Đàn lợn thuộc thế hệ ông bà, có nguồn gốc nhập từ Xí nghiệp lợn giống Đông á - Đồng Nai. Hiện đàn heo đang được chăm sóc, nuôi dưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật, cho ra những lứa heo giống có chất lượng được bà con nông dân đánh giá cao, đến nay đã xuất cho khách hàng được 528 con heo giống các loại.

- Đàn gà: Hiện nay đã phát triển lại đàn gà bố mẹ 340 con, trong đó gà mái 300 con, gà trống 40 con. Hiện nay đàn gà đã đẻ trứng và cung ứng gà con cho người chăn nuôi được 2.500 con.

- Đàn bò: Tổng đàn bò 203 con, trong đó: Bò đực thuần Brahman 11 con (4 con đực + 7 con cái); 192 con lai 50% máu nhóm zêbu ( trong đó Lai sin: 70 con và lai Brahman: 125 con). Hiện tại đàn bò đang được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và phát triển bình thường. Tính đến nay đàn bò cái hậu bị đã phối giống được 75 con.



Những tồn tại, khó khăn: 6 tháng đầu năm 2008 có biến động rất lớn về mặt thị trường, giá cả lạm phát tăng cao đặc biệt là các giống cây trồng vật nuôi, dịch cúm gia cầm chưa khắp phục triệt để, dịch bệnh tai xanh ở lợn bùng phát ở một số tỉnh như Phú Yên, Bình Phước... Tình hình phát triển giống cây và con trên địa bàn thời gian qua diễn ra khá phức tạp, chưa kiểm soát được chất lượng, giống tốt, xấu lẫn lộn, đây cũng là thách thức lớn cho những người làm công tác giống.

5. Về sản xuât lâm nghiệp:

a. Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng: Những tháng đầu năm tình hình quản lý bảo vệ rừng có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là nạn khai thác lâm sản trái phép ở các khu rừng đặc dụng, phá rừng, lấn chiếm đất đai trái phép ở những vùng dự kiến quy hoạch phát triển cao su. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 07/2008/CT-UBND ngày 23/5/2008 và hướng dẫn, chỉ đạo các chủ rừng, lực lượng kiểm lâm phối hợp với các ngành chức năng để ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Từ đầu năm đến nay đã phát hiện vi phạm lâm luật 1.151 vụ, trong đó diện tích rừng bị phá 52 ha so với cùng kỳ năm trước tăng 25,72 ha (năm 2007 là 26,28 ha), đã kiểm tra, phát hiện và xử lý gỗ tịch thu 1.826,030 m3; động vật rừng 332 kg; phương tiện tịch thu 280 chiếc các loại.

b. Công tác trồng rừng: đã chuẩn bị các điều kiện như giống, dọn thực bì để trồng theo kế hoạch trồng rừng năm 2008 là 4.350 ha, trong đó thuộc chương trình 661 là 350 ha.

- Về trồng rừng phòng hộ: Các đơn vị đang tiến hành trồng theo đúng thời vụ, riêng huyện Ea Kar, M’Drăk trồng chậm hơn khoảng tháng 9, do thời vụ đến chậm, ước thực hiện 280 ha/350 ha KH đạt 80%.

- Trồng rừng sản xuất bằng các nguồn vốn khác: Các đơn vị trong và ngoài tỉnh đã đăng ký trồng rừng từ đầu năm 5.880 ha và đã trồng được 224 ha.

- Hỗ trợ các hộ dân trồng rừng sản xuất: 250 ha/1.500 ha KH, đạt 17% KH.

- Trồng cây phân tán: 529.000 cây (330 ha), đã chuẩn bị giống khi thời tiết thuận lợi sẽ tiến hành trồng.

c. Chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng: đã tiến hành chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng năm thứ 2,3 và 4 (đợt 1) với diện tích 644 ha.

d. Thiết kế giao khoán hưởng lợi: đang tiến hành thiết kế giao khoán cho dân.

e. Khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ dân thuộc dự án 661: đây là công trình chuyển tiếp được thực hiện từ đầu năm, trong đó có 6.203,8ha là diện tích khoán mới.

f. Về giao đất, giao rừng thí điểm theo Quyết định 304 của Thủ tướng Chính phủ: Hiện đã có 9/15 Công ty được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các Công ty đã thực hiện xong việc rà soát đất đai theo Quyết định 64/UBND của UBND tỉnh, đang lập hồ sơ giao đất, thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyyền sử dụng đất. Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các Công ty Lâm nghiệp tiếp tục rà soát lại diện tích rừng và đất rừng được giao để sản xuất kinh doanh. Phần diện tích vượt quá khả năng quản lý bảo vệ và kinh doanh của đơn vị thì đề nghị thu hồi, giao về địa phương để giao cho tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ có hiệu quả.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1530/UBND ngày 25/6/2008 về việc thành lập 04 tổ công tác để kiểm tra tình hình sắp xếp đổi mới và quản lý đất đai tại các Công ty Nông, lâm nghiệp. Dự kiến sẽ hoàn thành công tác kiểm tra và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT cuối tháng 7/2008.



g. Khoán quản lý bảo vệ rừng theo Quyết định 304: Năm 2008 kế hoạch của tỉnh giao là 3.500ha hiện nay đang triển khai thiết kế.

h. Công tác PCCR: Các đơn vị đã xây dựng phương án phòng chống chữa cháy rừng từ đầu mùa khô từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp kết hợp với nguồn kinh phí bổ sung của các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả phòng cháy, bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng hiện có.

i. Khai thác lâm sản:

- Năm 2007: đến ngày 31/3/2008, kết thúc khai thác gỗ rừng tự nhiên thuộc kế hoạch năm 2007, các đơn vị đã khai thác được 24.000 m3 gỗ, đạt 100%KH.

- Kế hoạch thực hiện khai thác gỗ năm 2008: Căn cứ Công văn 2977/BNN-LN ngày 29/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Công văn 1135/UBND-NLN ngày 28/3/2008 của UBND tỉnh và Phương án điều chế rừng giai đoạn 2006 – 2010 của các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông báo 21/SNNNT-CCLN ngày 18/4/2008, hướng dẫn thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên kế hoạch năm 2008 cho 15 đơn vị với tổng khối lượng gỗ 24.000 m3. Hiện tại các đơn vị được giao thiết kế khai thác đã hợp đồng với các đơn vị tư vấn để tiến hành thiết kế khai thác chỉ tiêu kế hoạch 2008. Đến nay chưa được giao kế hoạch mới chỉ giao lập hồ sơ thiết kế khai thác nên việc triển khai khai thác sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng mùa mưa, dự kiến công tác thiết kế khai thác gỗ sẽ hoàn thành trong tháng 7/2008.

II. VỀ THỦY LỢI

1. Công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư

a. Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ea Súp thượng:

Kế hoạch năm 2008: dự kiến hoàn thành cơ bản kênh chính Tây từ K0+590 đến K16 và kênh N4, N8, N12, N24; thi công các hạng mục đầu mối vượt lũ an toàn, đặc biệt là hạng mục khoan phụt xử lý vết nứt đập chính đợt I xong trước lũ chính vụ. Kế hoạch năm 2008 với tổng kinh phí là 65 tỷ đồng.

+ Hệ thống kênh: Hệ thống kênh Ea Súp thượng được khởi công xây dựng đầu tháng 3/2008 gồm 17 gói thầu kênh tây và 1 gói thầu kênh đông trong điều kiện vừa thi công, vừa giải phóng mặt bằng. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và chỉ đạo thường xuyên của Chủ đầu tư, các nhà thầu đã nổ lực triển khai ngay từ khi Chủ đầu tư phát lệch ra quân. Giá trị khối lượng đạt 20 tỷ đồng, cơ bản đáp ứng tiến độ.

Những tồn tại, khó khăn: Việc vận chuyển vật tư, vật liệu vào công trường duy nhất chỉ có đường đi qua đập hồ hạ, đơn vị quản lý khai thác chỉ cho xe có tải trọng nhẹ đi qua và yêu cầu khi xe thi công lưu thông làm hư hỏng đường phải có trách nhiệm sửa chữa lại, vì vậy ảnh hưởng đến tiến độ tập kết vật liệu của nhà thầu.

UBND huyện, Hội đồng đền bù GPMB đã chỉ đạo cho UBND các xã phối hợp với Ban quản lý dự án thủy lợi Ea Súp thượng cùng các nhà thầu thoả thuận với các hộ dân có tuyến kênh đi qua để nhân dân cho thi công trước khi có thủ tục trả tiền đền bù. Tuy nhiên một số tuyến kênh các hộ dân chưa cho thi công do chưa trả tiền đền bù như kênh N8; N12; kênh Tây từ hồ trung chuyển đến K3-750, vì vậy các gói thầu số 03, 04, 26, 27, 27A chưa có mặt bằng để thi công. Các gói thầu 02, 02A, 03, 04 vừa thi công, vừa phục vụ tưới nên phụ thuộc vào thời gian đóng mở nước của đơn vị quản lý khai thác; một số nhà thầu chưa làm xong thủ tục cấp phép phá đá nổ mìn đối với các đoạn kênh phải nổ mìn phá đá; giá vật tư, vật liệu diễn biến phức tạp, tăng đột biến. Trên địa bàn huyện Ea Súp nguôn cát, đá khan hiếm cung không đủ cầu; từ đầu tháng 5/2008 mưa liên tục, việc tập kết vật tư, vật liệu vào công trường rất khó khăn; công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành, các gói thầu chưa có mặt bằng thi công hoàn chỉnh nên các nhà thầu khó triển khai thi công đồng bộ các hạng mục công trình.



b. Công trình đầu mối: đầu tháng 5/2008 đã khởi công 2 gói thầu: Khoan phụt xử lý vết nứt đập chính đợt I và tràn xả lũ số 2 cộng đoạn đường quản lý bên trái tràn số 2. được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tuy mới triển khai thi công nhưng 2 gói thầu này đã tập trung nhân lực, vật tư thiết bị quyết tâm thi công hoàn thành vượt lũ thắng lợi.

- Công trình thủy lợi hồ chứa nước Krông Buk hạ:

+ Công trình đầu mối: đã hoàn thành công tác đào móng, đắp khối hạ lưu 110.000m3/815.000m3; đắp khối lõi 80.000/1.150.000m3; cát lọc thân đập 22.000m3/130.000m3; hoàn thành cơ bản khoan phụt xử lý nền (còn 70m qua kênh cũ do chưa có mặt bằng); đã lắp xong phần đường ống thép, văn côn hạ lưu, xây lát hoàn thành cơ bản phần cửa vào, cửa ra, khối lượng hoàn thành trên 60%

+ Phần kênh mương: Hồ sơ TKKT đã hoàn thành, chủ đầu tư đang thẩm định phê duyệt; đang lập lại tổng mức đầu tư (do phần khối lượng đền bù và trượt giá vật liệu, nhân công), dự kiến tăng thêm khoảng 300 tỷ đồng, trong đó kinh phí đền bù GPMB tăng 150 tỷ đồng.



Những tồn tại, khó khăn: Do năm nay lũ tiểu mãn xuất hiện sớm nên công tác thi công gặp khó khăn, đặc biệt là thi công đắp đập, từ khi nhận được mặt bằng bãi vạt liệu C vào ngày 26/4/2008 đến nay thời tiết mưa liên tục, không đắp được; Giá vật liệu xây dựng, nhân công trên thị trường trong thời gia vừa qua tăng quá cao với đơn giá đấu thầu nhưng chưa kịp điều chỉnh giá nên các nhà thầu đều gặp nhiều khó khăn về vốn, đặc biệt là gói thầu xây lắp có sử dụng nhiều vật tư, sắt thép, xi măng...đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án; về chế độ, dự toán, hiện nay công tác lập dự toán về điều chỉnh, bù giá vật liệu, nhân công do thị trường biến động giá, các nhà thầu và chủ đầu tư đều đang lúng túng chưa thực hiện được ảnh hưởng đến công tác giải ngân và thiếu vốn cho nhà thầu hoạt động.

2. Đối với các dự án đầu tư nguồn vốn trái phiếu Chính phủ:

- Nguồn vốn do tỉnh quản lý: có 29 công trình thuộc địa phương quản lý, trong đó: 27 công trình thủy lợi với tổng mức đầu tư là 275,78 tỷ đồng; 02 công trình Trung ương ủy quyền cho tỉnh (đền bù tái định cư hồ chứa nước Krông Búk hạ và đền bù công trình thủy lợi Ia Mơ và cụm công trình Krông Bông).

+ Trong số 27 công trình thủy lợi do tỉnh quản lý, theo số liệu báo cáo từ các địa phương tình hình thực hiện đến thời điểm báo cáo: công trình hoàn thành: 01 công trình chiếm tỷ lệ 3,7%; đang triển khai thi công: 16 công trình chiếm tỷ lệ 59,26%; đang đền bù giải phóng mặt bằng: 08 công trình chiếm tỷ lệ 39,63%; đang điều chỉnh dự án: 02 công trình chiếm tỷ lệ 7,4%.

+ Trong số 02 công trình Trung ương ủy quyền cho tỉnh đền bù tái định cư hồ chứa nước Krông Búk Hạ đang thực hiện, hiện nay đang thiếu vốn do phát sinh trượt giá từ 143 tỷ đồng lên 363, 2 tỷ đồng (đang trình Chính phủ). Cụm công trình Krông Bông đã hoàn thành được 70% khối lượng.



Những tồn tại, khó khăn: hầu hết các dự án đã được lập từ năm 2002-2003 cho nên khi thực hiện phải điều chỉnh giá nhiều lần cho phù hợp với các chế độ nhà nước; công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở nhiều công trình gặp khó khăn, công tác vay vốn thi công của các đơn vị xây dựng năm nay cũng khó khăn hơn... ảnh hưởng nhiều tới tiến độ thi công các công trình.

3. Đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn vay Kuwait:

Dự án có 61 công trình được phân thành 15 gói thầu, trong đó 13 gói thầu xây lắp. Tổng mức đầu tư được duyệt 283,024 tỷ. Hiện nay công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đấu thầu ở 13 gói thầu xây lắp đã được hoàn tất (số gói thầu đang triển khai thi công: 6 gói thầu chiếm tỷ lệ 46,15%, khối lượng công việc thi công đạt từ 15- 50%; số gói thầu chưa triển khai thi công: 7 gói thầu chiếm tỷ lệ 53,85%);

Theo số liệu báo cáo từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, việc phê chuẩn thống nhất kết quả đấu thầu từ phía quỹ Kuwait chưa thực hiện được, đến nay Ban quản lý dự án thủy lợi đã trình kết quả chấm thầu và văn bản pháp lý liên quan của 5/13 gói thầu đến quỹ Kuwait nhưng chưa được công nhận kết quả chấm thầu.

Những tồn tại, khó khăn: Theo báo các của các chủ đầu tư khó khăn hiện nay là dự án chưa có vốn để các nhà thầu ứng vốn thi công, hầu hết các Nhà thầu gặp khó khăn trong việc huy động vốn để thi công công trình.

4. Đối với các công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa: Dự án có 25 danh mục công trình, tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu là 109,14 tỷ đồng.

- Trong số 11 danh mục công trình được bố trí vốn đầu tư với tổng kinh phí 18 tỷ đồng, tiến độ thực hiện (số công trình hoàn thành: 02 công trình chiếm tỷ lệ 18,2%; công trình đang triển khai thi công: 8 công trình chiếm tỷ lệ 72,7%; công trình chưa thi công: 01 công trình chiếm tỷ lệ 9,1%).

- Trong số 18 danh mục công trình được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư với tổng kinh phí 2 tỷ đồng, các chủ đầu tư đã và đang tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư, một số công trình đã hòan thành công tác chuẩn bị đầu tư và đang chờ bố trí vốn thi công.

Những tồn tại, khó khăn: Một số công trình gặp khó khăn trong việc đền bù giải phóng mặt bằng do đó ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Một số công trình đã hoàn thành nhưng chưa được bố trí đủ vốn để thanh toán cho các Nhà thầu. Các công trình đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cơ bản đã được lập xong thủ tục chuẩn bị đầu tư hiện đang chờ bố trí vốn đầu tư.

5. Công tác PCLB và GNNT:

- Tình hình bị thiệt hại do ngập lụt trong vụ Đông xuân 2007-2008 tại các huyện: Krông Bông, Krông Ana, Lăk. Tổng diện tích lúa bị ngập 537 ha, trong đó diện tích mất trắng: 451,2 ha; số lượng giống thiệt hại: 54.144kg. Ước tính thiệt hại 433,05 triệu đồng.

- Tình hình thiệt hại do lốc cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông xuân 2007-2008: diện tích lúa nước 1,9 ha, đậu 6,1 ha, cây điều 487 cây, trụ tiêu 242 trụ; Ước tính thiệt hại 1.875,5 triệu đồng.

III. VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI

1. Về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ, trang trại trong nông nghiệp

a. Về phát triển kinh tế hợp tác xã: Tính đến 30/6/2008 trên địa bàn tỉnh có tổng số 98 HTX ; trong đó, có 85 Hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động và 13 HTXNN ngừng hoạt động trên 1 năm. Thực hiện vốn kế hoạch: tổng vốn thực hiện trong năm 2008 là 156 triệu đồng, trong 6 tháng đầu năm triển khai công tác chuẩn bị giáo án, địa điểm, mời giảng viên ... Ước thực hiện cả năm, xây dựng 02 mô hình HTX điển hình, kinh phí 90 triệu đồng bằng 100% kế hoạch; mở lớp đào tạo tập huấn HTX cho 70 học viên, kinh phí 66 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch.

b. Tổ hợp tác nông nghiệp: Tổng số tổ hợp tác nông nghiệp lũy kế đến 30/6/2008 là 336 tổ; số đã được chứng thực tại UBND xã là 100 tổ, chiếm 29,7%. Trong đó, 6 tháng đầu năm thành lập mới 37 tổ. Ước thực hiện cả năm: thành lập mới 100 tổ hợp tác nông nghiệp; UBND xã cấp giấy chứng thực 100 tổ, bằng 100% kế hoạch.

c. Kinh tế trang trại: Tổng số trang trại tính đến ngày 30/6/2008 là 1.518 trang trại; trong đó, có 1090 trang trại trồng trọt (813 trang trại cây lâu năm và 277 trang trại cây hàng năm), 205 trang trại chăn nuôi, 25 trang trại thủy sản, 33 trang trại lâm nghiệp, 165 trang trại tổng hợp. Số trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại lũy kế đến ngày 30/6/2008 là 124 trang trại; bằng 125,25% so với cùng kỳ năm 2007 (99 trang trại).

d. Hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp vùng đồng báo dân tộc thiểu số tại chỗ: Trong 6 tháng đầu năm 2008 đã phê duyệt vốn hỗ trợ cho 4 hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số với kinh phí là 165 triệu đồng.

2. Chương trình bố trí, sắp xếp dân cư theo Quyết định 193/QĐ-TTg

Kế hoạch bố trí sắp xếp dân cư nội vùng, nội tỉnh UBND tỉnh giao tại Quyết định 1377/UBND, ngày 09/6/2008 về việc phân bổ và cấp bổ sung ngân sách có mục tiêu năm 2008 cho các huyện, thành phố để thực hiện chương trình bố trí dân cư năm 2008 với tổng kinh phí là 4.000 triệu đồng bố trí sắp xếp cho 1.805 hộ. Ngoài ra còn sắp xếp số hộ dân di cư tự do trong 6 tháng đầu năm có 234 hộ với 1.299 khẩu dân di cư tự do đến tỉnh Đăk Lăk, bằng 265,9% so với cùng kỳ năm 2007 (88 hộ, 428 khẩu). Số dân di cư tự do này chủ yếu là dân tộc thiểu số từ các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên, Hà Tuyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu, Bắc Giang. Di cư đến các huyện Ea Súp, Lăk, M’Đrăk.



Những tồn tại, khó khăn: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bố trí dân cư năm 2008 còn có một số tồn tại sau:

Một số huyện chưa thật sự coi trọng công tác xắp xếp bố trí dân cư là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, có tính chiến lược trước mắt cũng như lâu dài. Coi công tác sắp xếp bố trí dân cư chỉ là vấn đề xã hội và hoạt động kinh tế đơn thuần và do một cơ quan làm công tác di dân đảm nhận... Từ đó dẫn đến phương pháp lãnh đạo, và chỉ đạo, tổ chức thực hiện của một số huyện còn hết sức lúng túng, chung chung chưa đi vào chiều sâu và có hiệu quả. Đặc biệt là quan điểm nhận thức và tổ chức thực hiện công tác sắp xếp bố trí dân cư trên theo Chỉ thị 12/TTg của Thủ tướng Chính phủ ở một số huyện chưa làm tốt và triệt để, dẫn đến hiệu quả thấp, nhiều huyện không thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao hàng năm.

Công tác tuyên truyền đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến các vùng sắp xếp bố trí dân cư của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể thời gian qua làm chưa tốt, chưa động viên và phát huy hết tính tự chủ, tự lực, tự cường của các tầng lớp dân cư, đặc biệt đối với các vùng đồng bào dãn dân tách hộ dân tộc thiểu số và dân di cư tự do còn ỉ lại sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước... nên đời sống gặp nhiều khó khăn và chậm được cải thiện.

- Về chính sách: công tác sắp xếp bố trí dân cư hiện đang thực hiện theo Quyết định 190/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 09/LBTC-NNPTNT, mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân ở các hình thức di dân được quy định là thấp so với thời giá hiện nay. Nên ít có tác động khuyến khích các hộ di dân.

- Về quản lý điều hành: công tác sắp xếp bố trí dân cư của tỉnh trong năm 2008 có sự tiến bộ nhất định. Song, vẫn còn những bất cập, không thống nhất và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt là bộ máy tổ chức làm công tác sắp xếp bố trí dân cư không ổn định. Việc tách ra, nhập vào thường xảy ra ảnh hưởng lớn đến công tác tư tưởng và nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ.

3. Dự phát triển ngành nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Tình hình thực hiện hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề: Kế hoạch nhà nước giao là 500 triệu đồng, dự kiến hỗ trợ cho 140 hộ xây dựng 70 mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản theo phương thức luân chuyển. Mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho mỗi hộ là 3,0 triệu đồng (chủ yếu mua bò giống, cỏ giống), ngoài ra người dân còn tham gia phải bỏ thêm vốn (0,4-0,5 triệu đồng/hộ) để làm chuồng, trồng cỏ.



4. Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 giai đoạn 2

Kế hoạch vốn giao năm 2008 là 5.115 triệu đồng; nguồn đầu tư phát triển là 1.160 triệu đồng, nguồn sự nghiệp là 3.465 triệu đồng. Thực hiện 6 tháng đầu năm các huyện đang thực hiện ở bước triển khai để chuẩn bị giải ngân vào 6 tháng cuối năm. Ước thực hiện cả năm 2008 đạt 5.115 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch.



Những tồn tại, khó khăn: Việc chậm triển khai thực hiện kế hoạch từ cơ sở, các chủ dự án, ngoài nguyên nhân chủ quan do năng lực trình độ của họ thì nguyên nhân khách quan là rất lớn, đó là:

UBND các huyện chưa thực sự quan tâm thích đáng đến dự án, năng lực của cơ quan thường trực yếu.

Các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh chưa có sự phối hợp tích cực còn bất cập trong quá trình triển khai dự án. Do đó, việc tham mưu để UBND tỉnh ban hành Quyết định mức hỗ trợ cho từng nội dung dự án và mức kinh phí lập và thẩm định báo cáo KTKT chậm được ban hành; chưa ban hành được khung giá vật tư, giống, máy móc... phù hợp với tình hình thực tế giá leo thang thường xuyên; kinh phí quản lý chương trình 135 do Trung ương phân bổ cho tỉnh không phân bổ theo công việc cho các cơ quan có liên quan mà chỉ tập trung cho 1 cơ quan thường trực.

Giá cả biến động theo chiều hướng tăng rất mạnh làm cho các dự toán mới lập lại phải điều chỉnh theo nhiều lần.

Việc sử dụng kinh phí theo nhiều nguồn làm cho cơ sở rất lúng túng, khó thực hiện. Vì ngay ở các xã chương trình 135 cũng có những chương trình khuyến nông, khuyến công đang triển khai - nội dung cũng tương tự lại chỉ quản lý theo cơ chế vốn sự nghiệp đơn giản hơn nhiều.

5. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

a Thực hiện đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh MTNT:

Công trình cấp nước tập trung chuyển tiếp: Công trình đã nghiệm thu đưa vào sử dụng (công trình xã Ea Phê, Krông Păk, cấp cho 1.700 hộ; công trình Ea Súp, cấp nước cho 1.400 hộ; công trình xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, cấp cho 375 hộ); đang tiếp tục hoàn thiện thi công (công trình cấp nước thị trấn Buôn Trấp, huyện KrôngAna, cấp nước cho 1.590 hộ; công trình Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, cấp nước cho 420 hộ).



b. Công trình cấp nước tập trung xây dựng mới:

- Đã phê duyệt 4 công trình: công trình xã Cư Pui, Krông Bông, cấp nước cho 750 hộ; công trình xã Hoà Phong, Krông Bông, cấp nước cho 1.050 hộ; công trình Krông Kmar, Krông Bông, cấp nước cho 1.200 hộ; công trình Đăk Phơi, Lăk, cấp nước cho 750 hộ.

- Đang trình phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật 2 công trình: công trình xã Krông Na, Buôn Đôn, cấp nước cho 800 hộ; công trình Ea Knôp, Ea Kar, cấp nước cho 1.000 hộ.

- Đang tiếp tục lập và hoàn thiện báo cáo kinh tế kỹ thuật 4 công trình: công trình xã Ya Tơ Mốt, Ea Súp, cấp cho 600 hộ; công trình xã Ea Kpam, Cư M’gar, cấp nước cho 600 hộ; công trình xã Tân Tiến, Krông Pắk, cấp nước cho 800 hộ; công trình xã Phú Xuân, Krông Năng, cấp cho 500 hộ.

- Các công trình cấp nước do các huyện làm chủ đầu tư đang trình phê duyệt báo cáo KT-KT và trình phê duyệt 05 công trình: công trình xã Ea Tul, Cư M’gar, cấp nước cho 1.200 hộ; công trình Phú Lộc, Krông Năng, cấp nước cho 700 hộ; công trình Ea M’lay, M’Drăk, cấp nước cho 800 hộ; công trình Cư Kty, Krông Bông, cấp nước cho 770 hộ; công trình Ea Rôk, Ea Súp, cấp nước cho 800 hộ.

Những tồn tại, khó khăn:

- Đối với hoạt động Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn ở phạm vi toàn tỉnh, nhận thức của người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường còn thấp, tình hình kinh tế xã hội ở nhiều địa phương còn khó khăn, thu nhập của người dân còn quá thấp nên nhân dân địa phương chưa ưu tiên cho cấp nước và vệ sinh; nhận thức của người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường còn thấp.

- Công tác ghi danh mục theo kế hoạch chưa kịp thời, công tác lập dự án đầu tư, lập hồ sơ thiết kế - dự toán công trình của các đơn vị tư vấn chất lượng, tiến độ còn hạn chế và ảnh hưởng đến việc triển khai thi công, công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế - dự toán, đấu thầu còn mất nhiều thời gian.

- Công tác báo cáo của các chủ đầu tư thực hiện Chương trình còn hạn chế và chậm trễ nên việc tổng hợp báo cáo cho Trung ương thường bị chậm.

- Địa bàn mà chương trình hướng tới là vùng nghèo, khó khăn, trong khi các công trình đầu tư xây dựng đều phải có sự đóng góp của người dân, do đó việc huy động vốn không kịp thời, làm chậm tiến độ.

- Cơ chế tài chính quy định tại Thông tư 80/TTLT chưa tạo thuận lợi cho người dân, tỷ lệ đóng góp của người dân còn cao, nhất là đối với các nhà vệ sinh hộ gia đình do ngành Y tế thực hiện.



6. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn theo Quyết định 134/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

a) Giải quyết nhà ở: Tổng nhu cầu 11.759 nhà làm mới, 3.854 nhà sửa chữa.

Đến nay đã thực hiện làm mới 11.369 nhà, đạt 97,54%; giá trị thấp nhất 9 triệu đồng/căn, giá tri cao nhất 11 triệu đồng/căn, cá biệt có địa phương nhờ sự đóng góp của gia đình và cộng đồng đạt mức 25 triệu đồng/căn. Trong 6 tháng đầu năm 2008 đã giải quyết được 24 nhà làm mới.

Đã thực hiện sửa chữa 3.617 nhà, đạt 93,85%; 6 tháng đầu năm 2008 đã giải quyết được 66 nhà sửa chữa.

b) Giải quyết đất ở: Tổng nhu cầu 5.458 hộ, diện tích 142,46 ha; đã giải quyết được 127,84 cho 4.876 hộ nghèo có nhu cầu , đạt 89,74%, về diện tích bình quân cho mỗi dộ là 260m2 đất. Trong 6 tháng đầu năm 2008 đã cấp cho 485 hộ với diện tích 13,62 ha.

c) Giải quyết đất sản xuất: Tổng nhu cầu 8.610 hộ, diện tích 3.085,61 ha; đã giải quyết được 1.981,56 ha cho 4.983 hộ, đạt 65%; bình quân mỗi hộ được 3.379m2 đất sản xuất. 6 tháng đầu năm 2008 đã cấp cho 247 hộ với diện tích 120,83ha.

d) Giải quyết nước sinh hoạt: Nhu cầu cấp nước phân tán là 14.539 hộ, cấp nước tập trung 14 công trình cấp cho 1.511 hộ. Đến nay đã thực hiện 14 công trình phục vụ cụm dân cư tập trung cho 1.511 hộ, đạt 100% và đã thực hiện cấp nước phân tán cho 14.539 hộ, đạt 100%.

Đánh giá: Qua hơn 3 năm thực hiện chương trình 132, 134, toàn tỉnh đã có bản hoàn thành 3 nội dung: nhà ở, đất ở và nước sinh hoạt, riêng đất sản xuất chỉ đạt 65%, góp phần đáng kể cải thiện đời sống cho đồng bào thiểu số nghèo, đồng thời giải quyết việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập cho các hộ nghèo từ chỗ không có đất và thiếu đất sản xuất, phải du canh du cư, nay có đất và làm chủ tư liệu sản xuất; đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ được nâng lên rõ rệt, góp phần xoá đói giảm nghèo, định canh định cư bền vững.

Diện tích đất sản xuất đã cấp sử dụng có hiệu quả: 1.099,65 ha, cấp cho 2.916 hộ (chủ yếu là đất bazan, đã trồng cây công nghiệp, đất trồng lúa nước, đất có tầng canh tác dầy, thuận lợi cho tưới tiêu, gần khu dân cư…) ở các xã thuộc các huyện: Krông Păk, thành phố Buôn Ma Thuột, Krông Buk, Krông Ana, Cư M’gar, Cư Kuin, Ea Kar…

Sau khi nhận đất ở, làm nhà ở, có nước sinh hoạt, đồng bào có nơi định cư ổn định và tổ chức sản xuất kịp thời, những nơi nhận đất cây công nghiệp được doanh nghiệp làm bà đỡ hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, cung ứng vật tư phân bón và nước tưới. Ngoài ra, các địa phương còn hỗ trợ giống cây trông năng suất cao, công tác khuyến nông, khuyến lâm được hướng dẫn cụ thể đến từng hộ dân; các hộ đồng bào được hỗ trợ lồng ghép các chương trình khác như chương trình giống cây trồng vật nuôi nên đời sống của đồng bào được cải thiện, các hộ nghèo xoá dần tính tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hoá trao đổi trên thị trường, có thu nhập, tích luỹ, an cư, lập nghiệp.

Việc sắp xếp lại các điểm dân cư mới theo quy hoạch chung của địa phương cho những vùng không còn quỹ đất để bố trí đã hình thành những thôn, buôn mới, góp phần xây dựng nông thôn mới; việc vận động đồng bào hỗ trợ, giúp công, giúp của, san sẽ cho đất trong cộng đồng, dòng tộc đã nâng cao được ý thức tương trợ, tương thân, tương ái trong cộng đồng, tác động sâu rộng trong nhận thức của người dân thụ hưởng chương trình 134, từ đó đồng bào có ý thức tự lực, tự cường vương lên trong cuộc sống.



Những tồn tại khó khăn:

- Diện tích có rừng được phép chuyển đổi mục đích sử dụng theo tiêu chí cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 30 m3/ha chủ yếu là đất xấu, không canh tác được. Những nơi đất tốt, được người dân và địa phương lựa chọn thì diện tích rừng có trữ lượng vượt quy định cho phép nên không thể chuyển mục đích sử dụng phục vụ cho chương trình 134.

- Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến chương trình 134 của Chính phủ còn chậm, không kịp thời gây khó khăn cho địa phương trong quá trình thực hiện (ngày 04/5/2007 mới có Quyết định số 57/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quyết định 146/TTg; ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 198/TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 134).

Một số địa phương có nhu cầu về đất, thiếu đất để bố trí cho đồng bào lại không có quỹ đất của các doanh nghiệp để thu hồi, trường hợp nếu có thì các doanh nghiệp xác định diện tích dự kiến giao lại chủ yếu là diện tích của đối tượng liên doanh, liên kết, giá trị vườn cây cao nên trên thực tế khó thực hiện thu hồi.

- Việc sang nhượng vườn cây của các doanh nghiệp và cá nhân có giá đất vượt quá giá đất khu cho phép của cấp có thẩm quyền gây khó khăn cho địa phương trong quá trình thực hiện.

- Chủ trương của Chính phủ chuyển sang giải pháp chăn nuôi thay thế giải quyết đất đối với những nơi không còn quỹ đất ban hành chậm, vì vậy hạn chế tiến độ thực hiện chương trình 134.

- Việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng di giản dân theo chương trình 134 chưa được các huyện, thành phố, các cấp các ngành quan tâm đúng mức, một số địa phương chưa chú trọng ưu tiên xem xét, lồng ghép các chương trình dự án có liên quan để xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân cư nên đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân:

- Về đất: Việc thu hồi đất của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp trên địa bàn chậm hầu hết các đơn vị chưa tích cực tham gia chương trình 132, 134. Các doanh nghiệp Trung ương và địa phương đồng ý giao nhưng khi triển khai cụ thể còn gặp nhiều vướng mắc: giá mua lại vườn cây cà phê cao, giá thực tế yêu cầu từ 200 – 300 triệu đồng/ha (riêng thành phố Buôn Ma Thuột trên 350 triệu đồng/ha; giá mua lại đất màu theo giá thực tế từ 100 – 150 triệu đồng/ha, giá mua lại đất lúa 1 – 2 vụ giá thực tế từ 150 – 200 triệu đồng/ha.

- Về nhà: Do mức hỗ trợ năm 2004 đến nay là 9 triệu đồng/căn, trong đó Trung ương 5 triệu đồng, tỉnh 3 triệu đồng, huyện 1 triệu đồng (nơi nào gia đình, cộng động hỗ trợ thì bổ sung thêm). Trong khi giá vật liệu xây dựng tăng, quỹ đất không còn, phải tập trung vận động san nhượng trong cộng đồng và quy hoạch điểm dân cư mới nên kéo dài, làm chậm tiến độ giải quyết nhà ở.

- Về nước sinh hoạt: Thiếu công trình nước sinh hoạt do phải di dân đến vùng đất mới, một số nơi triển khai kéo dài khi chọn giải pháp đào giếng do bị xạc lỡ, chuyển lên vùng cao lại gặp phải đá phải chuyển giải pháp mua lu, stẹc như tại xã Ea Rping, huyện Lăk; một số công trình chưa phát huy hết tác dụng sau khi xây dựng (do những nơi giếng khoan chưa có hệ thống điện phải sử dụng hệ thống máy nổ, thiếu nhiên liệu, cộng đồng thôn buôn chưa đóng góp kinh phí để vận hành sử dụng).

- Về kinh phí: Đây là nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ thực hiện chương trình 134. Đắk Lắk là tỉnh có nguồn thu không đủ chi, hàng năm Trung ương phải cân đối, bổ sung cho tỉnh, vì vậy ngân sách địa phương không thể bố trí đủ so với nhu cầu thực tế, cần được bổ sung, cân đối bổ sung từ ngân sách Trung ương.

B. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂM 2008

So với các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra, nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm còn rất nặng nề. Trên cơ sở đánh giá tình hình trong 6 tháng đầu năm, đồng thời dự báo tình hình còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi cần phải có sự tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn của các cấp, các ngành, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân trong tỉnh mới có thể hoàn thành được những mục tiêu đề ra cho cả năm. Vì vậy, ngoài việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm, trong 6 tháng cuối năm 2008, cần tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:



1. Tập trung chỉ đạo sản xuất, thu hoạch vụ hè thu và gieo trồng vụ thu đông, tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để hạn chế thiệt hại do thiên tai, đồng thời chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân 2008-2009 đạt kết quả tốt nhất.

2. Tiếp tục tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại trên các cây trồng để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

3. Tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm dịch xuất, nhập tỉnh; kiểm soát giết mổ, xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm; chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh (dịch cúm gia cầm, LMLM, tai xanh ở lợn...) và công tác tiêu độc khử trùng vệ sinh môi trường sau khi tiêm phòng.

4. Phối hợp thực hiện tốt các chương trình, dự án đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi có hiệu quả, đặt biệt là nguồn vốn vay từ Quỹ Kuwait đầu tư cho các công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Phối hợp với các chủ đầu tư tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng xây dựng các công trình thủy lợi. Chỉ đạo các đơn vị chủ động điều tiết, sử dụng nguồn nước hợp lý để phục vụ sản xuất trong vụ mùa một cách tiết kiệm, hiệu quả.

5. Triển khai công tác phòng chống lụt bảo và giảm nhẹ thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2008; thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo về công tác phòng chống lụt bão của Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và UBND tỉnh.

6. Tiếp tục xây dựng các mô hình sản xuất thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Mở các lớp đào tạo, huấn luyện nông dân đặc biệt ưu tiên cho các vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn trong việc tiếp tục triển khai chương trình phổ biến kỹ thuật lúa lai cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.

7. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: triển khai thực hiện Thông báo 55/UBND ngày 07/5/2008 và Chỉ thị số 07/UBND của UBND tỉnh về tổ chức các đoàn kiểm tra truy quét các điểm nóng, chặt phá rừng, lấn chiếm, mua bán, sang nhượng đất rừng, khai thác lâm sản trái phép; thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng PCCCR trong mùa khô. Hoàn thành việc xây dựng quy hoạch các chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh; đôn đốc kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch trồng rừng và cây phân tán năm 2008 vào thời điểm thích hợp.

8. Tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai Chương trình phát triển cao su trên địa bàn tỉnh theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh và các quy định pháp luật hiện hành. Hoàn thành việc xây dựng quy hoạch phát triển cao su, quy hoạch kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

9. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các dự án thuộc lĩnh vực cấp nước và Môi trường NT; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tổ chức quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn có hiệu quả.

10. Thực hiện quy hoạch, sắp xếp lại dân di cư ở những vùng rải rác, nhất là vùng dân di cư tự do, vùng bị ngập, lũ. Ưu tiên nguồn ngân sách và huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cấp mọi ngành, nhất là ở cơ sở huyện, xã và người dân hiểu rõ chủ trương chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế tập thể và Hợp tác xã, kinh tế trang trại, thực hiện đúng những chính sách của Nhà nước ban hành. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ khẩn trương bổ sung nguồn vốn đầu tư để thực hiện sắp xếp, ổn định số hộ dân di cư tự do đến Đắk Lắk theo các dự án đã được duyệt (25.360 triệu đồng).

11. Triển khai thực hiện ý kiến kết luận của Bộ Trưởng Cao Đức Phát tại Thông báo số 3651/BNN-VP ngày 13/6/2008.

12. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 04/TU của Tỉnh uỷ về chương trình phát triển kinh tế - xã hội thôn buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu, dự án để phát huy hiệu quả cao nhất.

13. Kiện toàn lại tổ chức, bộ máy của ngành Nông nghiệp theo Nghị định 13, 14 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 61 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Nội vụ theo hướng tinh gọn, có hiệu quả; tiếp tục chỉ đạo rà soát, đổi mới hoạt động của các Công ty Lâm nghiệp.

14. Tiếp tục xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành các văn bản QPPL theo kế hoạch được giao trong năm 2008 đảm bảo về chất lượng và đúng tiến độ; tiếp tục triển khai các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ được giao và các chương trình của ngành đề ra trong năm 2008. Chuẩn bị tốt các nội dung, chương trình của ngành cần triển khai trong năm 2009 để đưa vào kế hoạch.

15. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Triển khai và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng và các văn bản hiện hành của Nhà nước, của các cấp về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

16.Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp kiềm chế lạm phát đã được Chính phủ và tỉnh đề ra. Các cơ quan, đơn vị rà soát lại kế hoạch hoạt động của mình, loại bỏ các công việc, các khoản chi chưa thật cần thiết, đồng thời tiết kiệm tối đa trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm,… để đảm bảo tiết kiệm tối thiểu 10% chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2008 theo đúng chỉ tiêu tiết kiệm tại Quyết định 1198/UBND ngày 20/5/2008 của UBND tỉnh.

17. Tích cực triển khai thực hiện công tác khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế coi đây là nhân tố quan trọng, tiềm năng để phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới. Triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn 2001-2005 đề xuất các giải pháp chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng ổn định bền vững 2006-2010.

18. Tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế để phục vụ cho việc phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Tranh thủ cơ hội và sự tài trợ quốc tế để hỗ trợ ngành và địa phương thực hiện các chương trình quan trọng như giao đất, giao rừng, khuyến nông, lâm, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng các mô hình sản xuất nông lâm ngư kết hợp.

19. Tập trung đầu tư và đảm bảo tiến độ các dự án, công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, sớm hoàn thành các công trình chuyển tiếp, đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2008 để phát huy hiệu quả công trình.

20. Tập trung phối hợp giải quyết những vướng mắc trong xây dựng, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2008, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch vốn được giao. Đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, Quỹ Kuwait và các công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số...



C. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CHUNG

I. Những mặt đạt được: Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp đạt 8.296 tỷ đồng, bằng 78,34%KH cả năm và tăng 14,73% so với cùng kỳ năm trước. Vụ Đông Xuân thời tiết thuận lợi diện tích gieo trông tăng 8,6% so với vụ Đông Xuân năm trước, vượt 10,4% KH. Diện tích ngô Đông Xuân ngày càng mở rộng, đây là vụ có diện tích và sản lượng ngô cao nhất từ trước tới nay, sản lượng đạt 13.751 tấn, vượt 74,6%KH; vụ Hè Thu thời vụ gieo trồng sớm hơn năm trước, đến nay đã gieo trồng được 177.099ha, đạt 95,93%KH.

Tình hình chăn nuôi khá ổn định, tổng đàn có sự tăng trưởng khá. Công tác phòng chống dịch LMLM gia súc, phòng chống dịch cúm gia cầm và kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ được triển khai thường xuyên.



2. Những hạn chế: Chỉ số giá liên tục tăng cao, thị trường tài chính, tiền tệ biến động mạnh, thời tiết diễn biến bất lợi ảnh hưởng đến quá trình sản xuất; giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích còn quá thấp, công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm lâm luật vẫn còn nghiêm trọng, số vụ vi phạm tăng 64%, diện tích phá rừng tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

PHẦN II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NĂM 2009


tải về 457.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương