Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 154.57 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích154.57 Kb.
#19744


UBND tØnh Phó Yªn

N«ng nghiÖp vµ PTNT
Số: 528 /SNN

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tuy Hoà, ngày 29 tháng 7 năm 2008


KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ DỰ TOÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

NĂM 2009

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT - UBND ngày 07/7/2008 của UBND tỉnh Phú Yên V/v xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2009; Hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Số 1735/BNN – KH ngày 29/6/2008); hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 và khái toán năm 2010 của Sở Tài chính (Số 1190/STC-NS ngày 08/7/2008); khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009của Sở Kế hoạch và Đầu tư (số 629/SKHĐT-TH ngày 15/7/2008). Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch ngành năm 2009 với nội dung chủ yếu sau:



PHẦN THỨ NHẤT:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2008

­

I. Tình hình và kết quả thực hiện sản xuất:

- Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản 6 tháng đầu năm 2008 (theo giá cố định năm 1994) ước đạt 875,6 tỷ đồng đạt 39,5% so kế hoạch, giảm 7,5% so cùng kỳ năm 2007, trong đó: nông nghiệp đạt 539,7 tỷ đồng giảm 8,4% (trồng trọt giảm 3,8%, chăn nuôi tăng 10,5%, dịch vụ NN tăng 6,8%), lâm nghiệp đạt 15,6 tỷ đồng giảm 2,1%, thuỷ sản đạt 320,3 tỷ đồng giảm 6%. Ước cả năm đạt khoảng 2.160 tỷ đồng bằng 97,3% kế hoạch, tăng 1,2% so với thực hiện năm 2007. Trong đó:

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 1.440 tỷ đồng bằng 99,3% KH, tăng 1,7% so với thực hiện năm 2007, trong đó: trồng trọt: đạt khoảng 1.083 tỷ đồng bằng 99% KH, giảm 0,1% năm trước; chăn nuôi: đạt khoảng 308 tỷ đồng bằng 99,4% KH, tăng 7% so năm trước; dịch vụ nông nghiệp khoảng 49 tỷ đồng đạt 104,7% KH, tăng 12,7% so với năm 2007.

+ GTSX lâm nghiệp đạt khoảng 43 tỷ đồng vượt 11,2% so kế hoạch, tăng 20% so với năm 2007.

+ GTSX thuỷ sản đạt khoảng 677 tỷ đồng bằng 92,7% kế hoạch, giảm 4,7% so với thực hiện năm 2007, trong đó: khai thác giảm 4,5%, nuôi trồng giảm 6,3%, sản xuất giống thuỷ sản giảm 28,9%.
- Tính theo giá thực tế 6 tháng đầu năm 2008, GTSX nông - lâm - thủy sản đạt khoảng 2.181 tỷ đồng tăng 18,3% so với cùng kỳ (trong đó: nông nghiệp tăng 22,8%, lâm nghiệp tăng 36,8%, thuỷ sản tăng 3,1%). Dự ước cả năm đạt khoảng 4.672 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2007, trong đó: nông nghiệp ước khoảng 2.881 tỷ đồng chiếm cơ cấu 61,7%, lâm nghiệp khoảng 98 tỷ đồng chiếm 2,1%, thuỷ sản khoảng 1.693 tỷ đồng chiếm 36,2% trên tổng sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản trên toàn địa bàn (riêng trong lĩnh vực nông nghiệp: trồng trọt chiếm tỷ trọng khoảng 75,1%, chăn nuôi chiếm khoảng 21,5%, dịch vụ chiếm khoảng 3,4% trên tổng sản phẩm nông nghiệp). Do ảnh hưởng giá vật tư, nhiên liệu tiếp tục tăng cao sẽ làm giảm giá trị tăng thêm trong các hoạt động sản xuất, riêng trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản dự ước giá trị tăng thêm khoảng 2,1% so với năm 2007, trong đó: sơ bộ ước tính thu nhập tăng thêm theo giá thực tế sau khi trừ chi phí sản xuất: nông - nghiệp chiếm khoảng 55%, thuỷ sản chiếm khoảng 47% tổng giá trị.

- Tổng diện tích gieo trồng 6 tháng đầu năm hơn 90.000ha giảm 2% so cùng kỳ; ước tính cả năm 2008 đạt khoảng 130.804ha, tăng 2,7% so với thực hiện năm 2007, trong đó diện tích sản xuất cây lương thực có hạt tăng khoảng 1,1%; cây lấy củ tăng 13,9%, rau - đậu cây thực phẩm tăng 5,6%, cây công nghiệp giảm 1,4%.



Cụ thể như sau:

1. Sản xuất nông nghiệp:

1.1. Về trồng trọt:

- Cây lương thực có hạt: dự ước diện tích gieo trồng 63.140ha tăng 1,1%, năng suất lúa bình quân cả năm ước khoảng 50tạ/ha (giảm 12%), sản lượng đạt khoảng 302.378 tấn giảm 10,3% so với năm 2007 và bằng 94,5% kế hoạch, trong đó:

+ Lúa vụ Đông Xuân: diện tích gieo trồng 25.640 ha tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên do ảnh hưởng thời tiết bất thuận gây mất trắng 2.087 ha (chiếm 0,9% diện tích gieo trồng), diện tích thu hoạch chỉ còn 23.553 ha, năng suất thu hoạch bình quân cả vụ đạt 50,1 tạ/ha, nhưng năng suất gieo trồng chỉ đạt 46,04 tạ/ha (giảm 18,9 tạ/ha), sản lượng thóc đạt 118.058 tấn giảm 47.790 tấn (- 28,8%) so với vụ Đông xuân 2006 - 2007; đây là vụ có năng suất lúa đạt thấp so với cùng kỳ nhiều năm qua, trong đó các địa phương có năng suất giảm mạnh như: huyện Tây Hoà 28,1 tạ/ha (giảm 39 tạ/ha), Đông Hoà 34,2 tạ/ha (giảm 29,9 tạ/ha), Tuy An 45,5 tạ/ha (giảm 15,5 tạ/ha), riêng 2 huyện năng suất đạt khá là: Phú Hoà 70,7 tạ/ha (giảm 2,1 tạ/ha) và TP Tuy Hoà 67,4 tạ/ha (giảm 10,4 tạ/ha) so với vụ Đông năm 2007.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến NSGT lúa vụ Đông xuân đạt thấp là do ảnh hưởng thời tiết diễn biến bất thường, mưa lớn kéo dài đầu vụ gây ngập úng nhiều ngày 9.468 ha, trong đó: 991 ha phải gieo sạ lại hoàn toàn, 1.483 ha bị thiệt hai > 50%, 1.023 ha bị thiệt hại <50% và 1.229 ha lúa mất trắng (do không gieo sạ lại được vì trễ lịch thời vụ), đến thời điểm lúa làm đòng - trổ gặp thời tiết lạnh, âm u kéo dài gây ra tình trạng lúa bị nghẽn đòng, trổ không thoát ghé, làm cho 857,7 ha bị mất trắng (vì tỉ lệ lép hạt cao, chỉ đạt năng suất dưới 10 tạ/ha).

+ Lúa vụ Hè thu: diện tích đạt khoảng 23.500 ha, năng suất phấn đấu đạt 62 tạ/ha (xấp xỉ năng suất lúa vụ Hè thu năm 2007), sản lượng đạt 145.700 tấn;

+ Lúa vụ mùa: phấn đất DTGT đạt khoảng 8.200 ha, năng suất khoảng 28 tạ/ha, sản lượng đạt gần 23.000 tấn;

+ Cây bắp: khoảng 5.800ha, NSBQ ước 27tạ/ha, SL đạt khoảng 16.600 tấn.

- Cây chất bột lấy củ: DTGT ước đạt khoảng 15.750ha, trong đó: sắn mì ước đạt 15.000ha tăng 14,5%, NSBQ ước 16,5tấn/ha, SL đạt khoảng 247.500 tấn tăng 34% so với năm 2007;


- Cây thực phẩm (rau đậu các loại): ước diện tích cả năm đạt khoảng 10.000ha, trong đó: rau các loại sản xuất khoảng 4 vụ/năm, cộng dồn diện tích gối vụ khoảng 4.200 ha, sản lượng đạt hơn 49.300 tấn; đậu các loại khoảng 5.800 ha, năng suất bình quân ước đạt 8,2 tạ/ha, sản lượng đạt 5.360 tấn.
- Cây công nghiệp hàng năm: DTGT ước đạt khoảng 28.505ha, trong đó:

+ Cây mía: 19.000ha, NSBQ ước 55 tấn/ha, sản lượng đạt 1.045.000tấn;

+ Cây mè: 3.500ha, NSBQ ước 4,5tạ/ha, sản lượng đạt 1.575tấn;

+ Đậu phụng: 900ha, NSBQ ước 10tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 900tấn;

+ Bông vải: 380ha, NSBQ ước 22 tạ/ha, sản lượng đạt 836tấn;

+ Thuốc lá: 560ha, NSBQ ước 12tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 672 tấn...



- Cây lâu năm: ước DTGT khoảng 14.409ha, tăng 12% so với thực hiện năm 2007, trong đó:

+ Cây cà phê: 1.200ha, sản lượng cà phê nhân ước đạt 1.260tấn;

+ Cây điều: 4.700ha, sản lượng hạt khô ước đạt khoảng 1.500tấn;

+ Cây tiêu khoảng 420ha, sản lượng ước đạt khoảng 830 tấn;

+ Dừa (trồng tập trung): 2.000ha, sản lượng ước đạt 30.060tấn;

+ Cây cao su: ước đến cuối năm 2008 diện tích trồng đạt khoảng 1.950ha;

+ Cây ăn quả các loại hơn 4.100ha, trong đó: chuối khoảng 2.700ha, sản lượng 12.650 tấn; Dứa 188ha, sản lượng hơn 300tấn; xoài 132ha, sản lượng hơn 520tấn …



1.2. Về chăn nuôi và thú y:

a) Chăn nuôi: Dự ước đến cuối năm 2008 số lượng đàn gia súc, gia cầm:

+ Đàn trâu khoảng 3.800 con tăng 0,5% so năm 2007, (trong đó: trâu cày kéo chiếm 47% tổng đàn);

+ Đàn bò: 234.000 con, tăng 1,9% (trong đó đàn bò lai chiếm khoảng 38% tổng đàn).

+ Đàn lợn (không tính lợn sữa): 134.500 con tăng 3,7%, trong đó lợn thịt chiếm trên 90% tổng đàn. Tuy giá heo hơi tăng cao mức cao so với trung bình nhiều năm trước, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh heo tai xanh xảy ra trong tháng 7, cộng với chi phí nuôi (con giống, thức ăn...) tăng mạnh và qui mô chăn nuôi heo tập trung với số lượng lớn không nhiều, nên tốc độ phát triển đàn heo chưa ổn định và đồng đều giữa các địa phương.

+ Đàn gia cầm: 2,06 triệu con tăng 6,7% so với năm 2007, trong đó: đàn gà khoảng 995 ngàn con tăng 2,2%, đàn thuỷ cầm khoảng 1,065 triệu con tăng 10,6%.

+ Ước tính tổng sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm các loại đạt khoảng hơn 28.000 tấn tăng 1,2% so với năm trước (trong đó: thịt lợn hơi khoảng 15.000 tấn, thịt bò hơi hơn 9.300 tấn). Sản phẩm trứng gia cầm đạt khoảng 75 triệu quả (tăng 3,6% so với năm trước).



b) Công tác thú y:

- Về tình hình dịch bệnh:

* Đối với gia súc:

- Từ ngày 10/7/2008 lần đầu tiên phát hiện hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh heo tai xanh) tại hai thôn Phú Lộc và Mỹ Hoà, xã Hoà Thắng, ngành thú y đã lấy mẫu xét nghiệm, kết quả: có 10 mẫu huyết thanh và 3 mẫu bệnh phẩm dương tính (+) với bệnh heo tai xanh; xử lý tiêu huỷ 52 con lợn mắc bệnh (gồm: 10 lợn thịt và 42 lợn con).

Để bao vây không chế dịch bệnh heo tai xanh xảy ra lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Phú Yên, ngày 14/7/2008 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1092/QĐ-UBND “V/v công bố xã Hoà Thắng huyện Phú Hoà là xã đang có dịch bệnh lợn tai xanh”; trong đó: yêu cầu trong thời gian công bố dịch nghiêm cấm giết mổ, vận chuyển, mua bán lợn và sản phẩm của lợn trong và ngoài vùng dịch; các phương tiện giao thông trong vùng dịch đi ra đều phải tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ thú y về tiêu độc khử trùng theo quy định; tổ chức phun thuốc tiêu độc sát trùng khu vực chăn nuôi 3 lần/ngày, đường ra vào đều rắc vôi bột và cắm biển báo dịch; chủ vật nuôi có trách nhiệm tuân thủ theo sự hướng dẫn của cơ quan thú y trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bắt buộc, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng. Đồng thời chỉ đạo Chi cục Thú y cấp 7.500 lít thuốc sát trùng cho các địa phương tổ chức phun tiêu độc môi trường.
+ Ảnh hưởng đói, rét kéo dài do thời tiết khắc nghiệt hồi đầu năm đã làm chết 205 con bò ở huyện Sông Hinh. Ngoài ra, bệnh tiêu chảy đã làm chết 03 con bò và 11 con lợn ở huyện Tuy An; bệnh tụ huyết trùng làm chết 08 con bò tại huyện Sông Hinh và Tuy An.

+ Đối với gia cầm: Dịch bệnh đã làm chết 6.809 con vịt, trong đó: chết do mắc bệnh dịch tả: 5.709 con, chết do viêm gan (virus) 1.000 con và chết do bệnh tụ huyết trùng: 100 con.

+ Trong 6 tháng đầu năm Chi cục Thú y đã lấy 253 mẫu huyết thanh, 100 mẫu swab, 50 bệnh phẩm xét nghiệm; kết quả: có 15 mẫu huyết thanh vịt và 2 mẫu huyết thanh ngan dương tính với kháng thể H5 (Phú Hoà 06 mẫu, Tây Hoà 09 mẫu, Sơn Hoà 01 mẫu, TP Tuy Hoà 01 mẫu).

- Công tác phòng chống dịch bệnh:

+ Hoàn thành tiêm phòng vaccin LMLM đợt I/2008 cho gia súc, tổng số trâu bò tiêm được 136.893 con (đạt 84,5% tổng đàn thuộc diện tiêm), đàn heo tiêm 15.009 con (bằng 93,6% so tổng đàn), tiêm cho dê, cừu được 2.747 con (bằng 85% ).

+ Hoàn thành phòng vaccin cúm gia cầm đợt I/2008, kết quả tiêm được 886.887 con (trong đó: gà 86.628 con đạt tỷ lệ 97,8% trong diện tiêm, vịt 800.259 con đạt tỷ lệ 99% trong diện tiêm); riêng vịt tiêm mũi 2 được 75.350 con.

Để đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng và giám sát lưu hành virus cúm gia cầm ở thuỷ cầm, từ ngày 30/5- 10/6 Chi cục Thú y đã lấy 750 mẫu huyết thanh và 240 mẫu Swab ở các huyện Đông Hoà, Tuy An, Tây Hoà, Sông Cầu, Đồng Xuân và TP Tuy Hoà gửi đi xét nghiệm. Kết quả:

. Tổng số mẫu huyết thanh vịt đạt tỷ lệ bảo hộ 635/870 mẫu chiếm 73%;

. Tổng số huyết thanh gà đạt tỷ lệ bảo hộ 30/30 mẫu đạt 100%;

. Số đàn vịt có tỷ lệ bảo hộ ≥ 70% là: 18/29 đàn, đạt 62%;

. Số đàn gà có tỷ lệ bảo hộ ≥ 70% là: 1/1 đàn đạt 100%;

Riêng đối với các đàn vịt có kết quả xét nghiệm đạt tỷ lệ bảo hộ ≤ 70%, Chi cục Thú y đề nghị trạm Thú y các huyện phối hợp với địa phương tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục cho đợt tiêm phòng lần sau.

. Về giám sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm: tất cả các mẫu xét nghiệm đều không phát hiện virut H5N1.

+ Tiếp tục triển khai tiêm phòng định kỳ vaccin LMLM đợt II/2008 cho đàn gia súc (bắt đầu từ ngày 15/7, dự kiến kết thúc vào cuối tháng 8/2008); và thực hiện tiêm phòng dại chó dại năm 2008.



+ Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực thú y, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm qui định về buôn bán, giết mổ GSGC, vận chuyển động vật - sản phẩm động vật...
3. Lâm nghiệp:

3.1. Trồng và chăm sóc, tái sinh rừng:

- Tập trung hoàn thành công tác kiểm tra, phúc tra kết quả trồng rừng năm 2007, cụ thể toàn tỉnh đã trồng mới 3.178ha rừng tập trung, trong đó: rừng phòng hộ 544 ha, rừng đặc dụng 18ha, rừng sản xuất 2.616ha (gồm: DA điều hỗ trợ trồng vườn hộ 87ha, mô hình khuyến lâm 268ha, mô hình thực nghiệm: 4ha, các doanh nghiệp - hộ dân tự trồng khoảng 2.150ha); trồng cây phân tán: 2 triệu cây.

- Đối với các chỉ tiêu lâm sinh năm 2008: ước thực hiện khoán bảo vệ rừng 30.673ha tăng 1,7% so với cùng kỳ (trong đó: DA 661: 26.143 ha, DA JBIC 2.532 ha, DA FLICTH 2.000 ha); chăm sóc rừng trồng khoảng 9.000 ha (gồm: DA661: 2.413 ha, JBIC 1.053 ha, KfW6: 59ha, rừng thực nghiệm 4 ha, chăm sóc bằng vốn sau khai thác: 25ha, doanh nghiệp - hộ gia đình tự chăm sóc 5.000ha); khoanh nuôi XTTS rừng 5.306ha giảm 3,8% (trong đó : KNXTTS tự nhiên 3.334 ha, KN kết hợp trồng bổ sung 1.972 ha). Hiện nay các đơn vị lâm nghiệp, các doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp tục gieo ươm và chăm sóc hơn 3 triệu cây con các loại (xà cừ, bạch đàn, dầu rái, keo dăm hom, điều ghép...) để chuẩn bị cho mùa trồng rừng và trồng cây phân tán vào mùa mưa tới; dự ước diện tích trồng rừng tập trung năm 2008 khoảng 4.049ha đạt 91,1% kế hoạch, tăng 29% so với năm 2007, trong đó: rừng phòng hộ - đặc dụng khoảng 650 ha (DA 661) tăng 24,6%, rừng sản xuất 3.399 ha tăng 29,9% (gồm: DA661: 320ha, FLITCH: 100ha, KfW6: 80ha, cây điều 180ha, vốn khai thác gỗ: 322ha, mô hình khuyến lâm 127ha, doanh nghiệp - hộ dân tự trồng khoảng 2.300 ha); trồng cây phân tán khoảng 2 triệu cây đạt 100%.

3.2. Khai thác lâm sản:

- Cục Lâm nghiệp đã thống nhất thẩm định hồ sơ tổng hợp thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên năm 2008 của tỉnh Phú Yên (số 668/CV-SDR ngày 27/5/2008), trong đó tổng sản lượng được phép khai thác là 5.258,3m3 (gồm: gỗ lớn 4.009,4m3, gỗ tận dụng 1.248,9 m3) gồm: BQLRPH Sông Con (2.629,7m3) và BQLRPH Sông Hinh (2.628,6m3).

- Ước tính sản lượng khai thác cả năm: gỗ rừng tự nhiên khai thác đạt 4.000m3 tăng 2,6% so với năm trước, gỗ rừng trồng khoảng 17.000m3 tăng 13,3%, củi khoảng 62 ngàn Ster, song mây 200 tấn, than củi 400 tấn, tre nứa nguyên liệu 400 tấn...

3.3. Thiệt hại rừng và vi phạm Luật bảo vệ - phát triển rừng:

- Trong 6 tháng đầu năm xảy ra 1 vụ cháy rừng trồng năm 2003 thuộc dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn (JBIC), diện tích cháy 120 ha tại tiểu khu 90, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, qua đánh giá sơ bộ: cây trồng bị cháy đã dần tái sinh chồi ở phần gốc và ngọn, cụ thể: cây dầu rái tái sinh khoảng 90%, cây keo lá tràm tái sinh khoảng 60%; về nguyên nhân gây cháy đang điều tra làm rõ.

- Về vi phạm Luật bảo vệ - phát triển rừng đang có chiều hướng tăng mạnh, 6 tháng đầu năm đã phát hiện 5 vụ chặt phá rừng gây thiệt hại 2,15 ha rừng sản xuất và 47 vụ phát đốt rừng làm nương rẫy (tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ) gây thiệt hại 21,2 ha (trong đó: rừng phòng hộ 3 ha, đặc dụng 10,1 ha, rừng sản xuất 8,1ha); số vụ vi phạm khác cũng gia tăng đáng kể như: khai thác lâm sản trái phép 66 vụ (gấp 3,2 lần), mua bán - cất giữ và vận chuyển lâm sản trái phép 474 vụ (tăng 61 vụ) ... Tổng số vụ vi phạm Luật bảo vệ và PT rừng là 631 vụ (tăng 127 vụ so cùng kỳ), tịch thu: 363 m3 gỗ các loại, củi 99,3 ster, than 24 tấn, 412 cây hoành tử, 59 kg con vật hoang dã, 4 ô tô, 110 xe máy và 64 phương tiện vận chuyển khác... Tổng số tiền phạt, bán tang vật tịch thu nộp ngân sách là 3.721 triệu đồng (gấp 3 lần cùng kỳ), trong đó: tiền phạt gần 808 triệu đồng.
4. Về thuỷ sản:

4.1. Nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng 6 tháng đầu năm là 2.186ha đạt 72,9% KH (tăng 16,6% so cùng kỳ); ước cả năm đạt khoảng 2.410ha bằng 80,3% KH, tăng 3,7% so với năm 2007. Sản lượng 6 tháng đạt 1.328 tấn bằng 33,2% KH (tăng 8,2% so cùng kỳ); ước sản lượng nuôi trồng cả năm đạt khoảng 4.642 tấn vượt kế hoạch 16,1% và tăng 16,3% so với năm trước. Trong đó:

+ Diện tích nuôi tôm sú, tôm thẻ cả năm 1.781ha bằng 81% KH, tăng 1,9% so với năm 2007; sản lượng thu hoạch khoảng 3.417 tấn bằng 155,3% KH, tăng 28,8% so với năm trước.

+ Sản lượng thu hoạch tôm hùm cả năm ước đạt khoảng 200 tấn bằng 23,5% KH, giảm 62,6% so với năm 2007.

4.2. Tình hình dịch bệnh:

- Bệnh trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng: 6 tháng đầu năm có 160,2 ha tôm bị bệnh (Tuy An 149,5 ha, Đông Hòa 8,4 ha, Sông Cầu 2,3 ha), trong đó diện tích tôm mất trắng 35,7ha (Tuy An 32 ha, Đông Hòa 1,4 ha, Sông Cầu 2,3 ha). Nguyên nhân: do thời tiết không thuận lợi các yếu tố môi trường nuôi trồng không ổn định; Một số nơi thả nuôi sớm trước lịch thời vụ, tôm giống thả nuôi chưa qua kiểm dịch, ý thức quản lý cộng đồng còn thấp trong việc xử lý bệnh tôm và xả thải mầm bệnh ra môi trường.

- Bệnh trên tôm hùm: 6 tháng đầu năm 2008 bệnh sữa trên tôm hùm nuôi thương phẩm tiếp tục tái diễn và ngày càng phức tạp; 100% số lồng nuôi tôm hùm thương phẩm từ 5 tháng nuôi trở lên bị bệnh sữa với mức độ cảm nhiễm bệnh từ 30 – 40% tổng số tôm trên một lồng nuôi; Sở Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn người nuôi, chỉ đạo các địa phương áp dụng đúng phác đồ điều trị do Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn nhưng chỉ sau một vài tháng bệnh lại tái nhiễm, điều trị lại lần hai không có hiệu quả. Mặt khác, ảnh hưởng thời tiết mưa bão kéo dài trong năm 2007 đã làm độ mặn giảm đột ngột, đồng thời do bệnh tôm sữa làm cho số lồng nuôi tôm thịt từ năm trước chuyển sang năm 2008 giảm rất nhiều, nên sản lượng tôm hùm thu hoạch 6 tháng đầu năm giảm mạnh (ước đạt khoảng 50 tấn, bằng 17,1% so với cùng kỳ).

4.3. Sản xuất giống thuỷ sản: ước cả năm đạt 800 triệu post đạt 88,9% kế hoạch, bằng 100% so với năm 2007(chưa kể giống tôm hùm, chình giống khai thác tự nhiên).

4.4. Khai thác thuỷ sản: thực hiện 6 tháng đầu năm 22.470 tấn đạt 66,1% KH, tăng 1,9% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng khai thác cá ngừ đại dương, cá thu, tôm, mực đạt khá (riêng cá ngừ đại dương đạt 3.620tấn đạt 72,4% KH, tăng 1,9% cùng kỳ). Ước sản lượng thủy sản khai thác cả năm đạt khoảng 34.000 tấn bằng 100% KH, giảm 6,7% so với năm trước; trong đó: sản lượng khai thác cá ngừ đại dương đạt khoảng 3.620 tấn bằng 72,4% KH, giảm 19,6% cùng kỳ). Đánh bắt tôm hùm giống hơn 450.000 con. Tuy nhiên, do giá nhiên liệu, vật tư đầu vào tăng cao nên hầu hết các tàu khai thác bị lỗ vốn; một số tàu chuyển sang nghề ven bờ (vây ngày, mành trũ, giã cào) có chi phí chuyến biển thấp hơn nhưng hiệu quả cũng không cao.

4.5. Về năng lực khai thác: tổng số tàu thuyền gắn máy ước tính đến cuối năm có 5.518 chiếc (bằng 134,6% kế hoạch, tăng 23,6% so với năm trước), tổng công suất đạt 192.900 CV (bình quân 34,96 CV/chiếc).

4.6. Chế biến và xuất khẩu thủy sản:

Chế biến nước mắm ước cả năm đạt khoảng 8,2 ngàn lít đạt 100% KH, bằng 100% so năm trước; chế biến hải sản khô đạt 1500 tấn đạt 68,2% KH, bằng 100% so năm trước; hải sản đông lạnh các loại đạt 1.000 tấn đạt 76,9% KH, bằng 100% so năm trước. Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 7,25 triệu USD bằng 92,8% KH, tăng 11,5% so với năm 2007.



4.7. Hoạt động khác trong lĩnh vực thuỷ sản:

- Tăng cường công tác đăng ký, đăng kiểm, kiểm tra an toàn tàu cá trên biển; riêng 6 tháng đầu năm đã gia hạn cho 628 chiếc/47.574 CV; cấp đăng ký lần đầu cho 24 chiếc/ 1.087 CV; Làm thủ tục thay máy cho 12 chiếc/849 CV; Cấp phép khai thác hải sản 284 chiếc/17.132 CV; Kiểm tra an toàn tàu cá 675 chiếc/ 50.178 CV.

- Tổ chức kiểm dịch tôm giống; riêng 6 tháng đầu năm đã tiến hành kiểm dịch 104,2 triệu tôm post các loại, đạt 23,15% sản lượng giống sản xuất ra. Thu mẫu tôm sú để kiểm tra: bệnh MBV bằng phương pháp soi tươi tại phòng thí nghiệm, bệnh đốm trắng (WSSV) bằng phương pháp PCR để sớm phát hiện bệnh và khoanh vùng dập dịch kịp thời.

- Thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản như: chế biến nước mắm, cá cơm xuất khẩu, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường NTTS.

- Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ và việc phát triển nuôi tôm; trong đó nhu cầu hỗ trợ ngư dân dự kiến của tỉnh Phú Yên đề nghị cho 5.518 chiếc tàu thuyền (< 40CV là 3.899 chiếc), số lượng thuyền viên 26.896 người, tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: 108,422 tỷ đồng, gồm: đóng mới, mua mới tàu 3,5 tỷ đồng; thay máy tàu 3,8 tỷ đồng; mua bảo hiểm thân tàu 6,187 tỷ đồng; bảo hiểm thuyền viên 1,506 tỷ đồng; hỗ trợ giá dầu 93,429 tỷ đồng. Bộ Tài chính đã thông báo cho tạm ứng 75,9 tỷ đồng.

5. Diêm nghiệp:

Sản lượng muối thu 6 tháng đầu năm khỏang 9.000 tấn/176ha (giảm 10% so cùng kỳ), giá muối hạt tiêu thụ trên thị trường hiện đang dao động ở mức rất cao từ 1,5 – 1,6 triệu đồng/tấn (tăng gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2007). Ước tính sản lượng muối thu được cả năm đạt khoảng 15.000 tấn/174ha tăng 18,6% so với năm 2007. Nhìn chung thị trường tiêu thụ muối năm nay rất thuận lợi, nhưng công nghệ sản xuất muối của Diêm dân vẫn theo phương pháp truyền thống là phơi nước, chủ yếu sử dụng lao động thủ công, CSHT phục vụ sản xuất muối đã xuống cấp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết; mặt khác giá cả bấp bênh, thị trường tiêu thụ rất bị động, đời sống diêm dân còn nhiều khó khăn vì thu nhập thấp; việc đầu tư vào vùng muối theo qui hoạch sản xuất chế biến và lưu thông muối rất hạn chế.


6. Một số công tác khác:

6.1. Về thuỷ lợi và phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai:
+ Tổ chức mua và cấp giống cây trồng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả lũ lụt theo Quyết định số 2277/QĐ-UBND ngày 03/12/2007 của UBND tỉnh “V/v giao bổ sung dự toán 4.015 triệu đồng mua giống, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; và 2.500 triệu để khắc phục hệ thống kênh mương”; kết quả đợt I: đã mua 250 tấn lúa giống từ tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, cấp cho các huyện, thành phố (giá trị 1.616,133 triệu đồng); phân bổ kinh phí mua lúa giống tự cân đối tại các địa phương là 1.550 triệu đồng (tương đương 310 tấn); cấp phát 13 tấn bắp lai (442 triệu đồng), giống rau đậu các loại (18 triệu đồng), giống cây điều ghép (7 triệu đồng), giống cây Lâm nghiệp (48 triệu đồng), mua 23 máy phun thuốc tiêu độc khử trùng (trị giá 300 triệu đồng). Riêng công tác khắc phục, tu sửa hệ thống kênh mương đã được Công ty TNHH MTV Thuỷ nông Đồng Cam tổ chức thực hiện kịp thời cung cấp nước phục vụ cho sản xuất Đông Xuân 2007-2008 và Hè thu.
Đợt 2: Theo Quyết định số 255/QĐ-UBND ngày 01/02/2008 của UBND tỉnh Phú Yên v/v phân bổ và giao dự toán ngân sách năm 2008 để mua giống cây trồng, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra: tổng vốn 4,5 tỷ đồng, đã thực hiện mua và cấp phát 22,1tấn lúa giống ML202; 24,8 tấn giống bắp lai G49, GP888; đậu xanh ĐX208: 2,1tấn; đậu Haricotvertag 09: 140kg; ngoài ra đã phối hợp với Hội chữ thập đỏ Phú Yên mua 240 tấn giống lúa cấp xác nhận hỗ trợ cho nông dân. Phần còn lại sẽ tiếp tục thực hiện hỗ trợ cho vụ Đông Xuân 2008- 2009.
II. Tình hình và kết quả thực hiện dự toán đầu tư phát triển:

1. Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương:

1.1. Về qui hoạch (năm 2008 kế hoạch vốn bố trí 150 triệu đồng):

- Qui hoạch bố trí dân cư nông thôn: dự toán kinh phí được duyệt 378,24 triệu đồng, đã thực hiện khối lượng năm 2007: 50 triệu đồng; dự kiến hoàn thành trong quý IV/2008.

- Qui hoạch chi tiết trồng trọt các vùng nguyên liệu: kế hoạch vốn 150 triệu đồng, hiện nay đang trình UBND tỉnh phê duyệt đề cương kỹ thuật và dự toán.
1.2. Về chuẩn bị đầu tư:

- Dự án nông, lâm nghiệp:

+ Nhà làm việc hạt kiểm lâm H. Phú Hoà: thực hiện 35 triệu đồng (đạt 100% KH);

+ DA nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng: TH 35 triệu đồng (đạt 100%);

+ DA đầu tư PT giống bò thịt tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006 - 2015: ước giá trị thực hiện 70 triệu đồng (đạt 140% KH vốn);
- Dự án thuỷ sản:

+ Dự án xây dựng CSHT phục vụ nuôi hải sản lồng bè trên biển An Hải - huyện Tuy An: giá trị khối lượng thực hiện 195 triệu đồng , gấp 9,7 lần KH vốn ghi (20 triệu đồng);

+ Dự án bến cá Phú Lạc: ước giá trị thực hiện đến cuối năm đạt 470 triệu đồng, trong đó: năm 2008 thực hiện 120 triệu đồng, gấp 4 lần KH vốn ghi (30 triệu đồng);

+ DA Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá (vốn chuẩn bị đầu tư: 234 triệu đồng): ước gía trị khối lượng TH đến cuối năm khoảng 500 triệu đồng, riêng năm 2008 TH khoảng 250 triệu đồng.


1.3. Về thực hiện đầu tư:

a. Dự án nông lâm nghiệp:

+ Đầu tư phát triển cây điều tỉnh Phú Yên đến năm 2010: ước năm 2008 trồng mới khoảng 180ha, giá trị thực hiện khoảng 800 triệu đồng (kế hoạch vốn ghi 500 triệu đồng).

+ Dự án trồng rừng PH đầu nguồn (JBIC): ước cả năm TH vốn đối ứng NS tỉnh 1,155 tỷ đồng đạt 192,5% KH vốn ghi (600 triệu đồng).

+ Dự án phát triển lâm nghiệp để nâng cao đời sống vùng Tây Nguyên (FLITCH): ước cả năm TH vốn đối ứng NS tỉnh 1,1 tỷ đồng đạt 110% KH.

+ Dự án khôi phục và quản lý rững bền vững tỉnh Phú Yên (KfW6): ước cả năm TH vốn đối ứng NS tỉnh 842 triệu đồng, gấp 4,2 lần KH vốn ghi (200 triệu đồng).

+ Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung (ADB, AFD): ước giá trị khối lượng thực hiện khoảng 580 tỷ đạt 116% kế hoạch vốn đối ứng (500 triệu đồng), trong đó: lập dự án đầu tư, TKKT công trình hồ chứa nước Lỗ Ân 235 triệu đồng, lập thủ tục CBĐT các công trình: nâng cấp đê và kè sông Kỳ Lộ (Bình Bá) tại thôn Bình Thạnh 88 triệu đồng, đường Phú Khê – Đa Ngư 30 triệu đồng, đường Chí Thạnh – An Lĩnh 30 triệu đồng và đường Xuân Thạnh - Hóc Răm 66 triệu đồng.



b. Dự án thuỷ lợi:

+ Hệ thống chống ngập lụt TP Tuy Hoà: tổng mức đầu tư 71,196 tỷ đồng, khởi công từ tháng 4/2002, ước giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến cuối năm là 56,272 tỷ đồng (đạt 80%), giải ngân 57,895 tỷ đồng (gồm cả kinh phí tạm ứng trước); riêng năm 2008 thực hiện khoảng 20 tỷ đồng, KH vốn ghi 7,4 tỷ đồng, đề nghị bổ sung thêm 12,6 tỷ đồng.

+ Công trình chống xói lở bờ Nam hạ lưu sông Đà Rằng: tổng mức đầu tư 188,077 tỷ đồng, ước giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến cuối năm khoảng 35tỷ đồng, giải ngân 35 tỷ đồng; riêng năm 2008 thực hiện khoảng 30 tỷ đồng, KH vốn ghi 23,217 tỷ đồng, đề nghị bổ sung thêm 6,8 tỷ đồng.

+ Công trình hồ chứa nước Xuân Bình: tổng mức đầu tư 28,454 tỷ đồng, khởi công từ tháng 3/2002, đến nay đã thực hiện xong 8 gói thầu xây lắp, trong đó gói số 8 chưa nghiệm thu. Tổng giá trị khối lượng thực hiện 22,446 tỷ đồng, đã giải ngân 18,179 tỷ đồng, đề nghị bổ sung KH vốn năm 2008: 6 tỷ đồng để trả nợ.

+ Hồ chứa nước Hòn Dinh: tổng mức đầu tư 3,329 tỷ đồng, đã thi công xong và nghiệm thu đưa vào sử dụng. Tổng giá trị khối lượng thực hiện 2,550 tỷ đồng, đã giải ngân 1,950 tỷ đồng; riêng năm 2008 thực hiện 400 tỷ đồng, KH vốn ghi 800 tỷ đồng, đề nghị bổ sung thêm 600 triệu đồng để trả nợ khối lượng.

+ Công trình chỉnh trị cửa sông Đà Nông: tổng mức đầu tư 41,792 tỷ đồng, khởi công từ tháng 4/2002, đã thực hiện hoàn thành các gói thầu xây lắp số 4, 4A, 5, 5A, 5B, nhưng ảnh hưởng bão lụt năm 2005 đã làm hư hỏng một số hạng mục thuộc gói số 4 và 4A; riêng gói số 4B nhà thầu thi công đóng cọc sai thiết kế (công trình tạm ngừng thi công từ năm 2006 đến nay, chờ cơ quan điều tra làm rõ). Tổng giá trị khối lượng đã thực hiện 25,172 tỷ đồng, đã giải ngân 24,312 tỷ đồng. Chủ đầu tư đang phối hợp cùng các bên liên quan đề xuất các giải pháp xử lý khắc phục để sớm xây dựng hoàn thành công trình; và đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh: xem xét bổ sung kế hoạch vốn năm 2008 để trả nợ cho các nhà thầu với tổng kinh phí là 8.473.776.132 đồng; chấp thuận các biên bản xử lý kỹ thuật, biên bản xử lý hiện trường đã được các bên: chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, đơn vị thi công xác nhận.

+ Hồ chứa nước La Bách (vốn JBIC): tổng mức đầu tư 16,864 tỷ đồng, khởi công tháng 11/2005, đã thi công hoàn thành các gói xây lắp số 5, 6; riêng gói số 4 đã chấm dứt hợp đồng với đơn vị thi công do không đúng với hiệp định vốn vay JBIC và lập thủ tục đấu thầu lại. Tổng giá trị khối lượng đã thực hiện 7,327 tỷ đồng, đã giải ngân 7,192 tỷ đồng, trong đó: năm 2008 thực hiện 70 triệu đồng đạt 10% KH.

+ Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005: ước TH vốn đối ứng ngân sách tỉnh 500 triệu đồng (đạt 100% KH);

+ Hồ chứa nước Kỳ Châu (vốn TPCP): ước giá trị TH khoảng 6,07 tỷ đồng, đã giải ngân 570 triệu đồng; riêng năm 2008 thực hiện khoảng 5,5 tỷ đồng, đề nghị bố trí KH vốn 5 tỷ đồng;

+ Hồ chứa nước Suối Vực (vốn TPCP): ước giá trị TH khoảng 7,041 tỷ đồng, đã giải ngân 600 triệu đồng; riêng năm 2008 thực hiện khoảng 7 tỷ đồng, đề nghị bố trí KH vốn 7 tỷ đồng;

+ Nâng cấp hồ chứa nước Phú Xuân (vốn JBIC): ước giá trị TH năm 2008 khoảng 500 triệu đồng, đề nghị bố trí KH vốn đối ứng 500 triệu đồng;

+ Hồ chứa nước Tân Hiên (vốn JBIC): ước giá trị TH năm 2008 khoảng 500 triệu đồng, đề nghị bố trí KH vốn đối ứng 500 triệu đồng;


1.4. Dự án thuỷ sản:

+ DA Đầu tư hạ tầng và chỉnh trang vùng NTTS đầm Ô Loan (giai đoạn 1): tổng mức đầu tư 19,26 tỷ đồng, ước giá trị khối lượng đã thực hiện khoảng 7,364tỷ đồng, trong đó năm 2008 thực hiện khoảng 1,738 tỷ đồng.

+ DA Trung tâm giống & kỹ thuật thuỷ sản (giai đoạn 2): tổng mức đầu tư (chưa điều chỉnh) 3,5 tỷ đồng, ước giá trị khối lượng đã thực hiện khoảng 1,033tỷ đồng, trong đó năm 2008 thực hiện khoảng 300 triệu đồng.

+ DA các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền đầm Cù Mông - Vịnh Xuân Đài: tổng mức đầu tư 65,397 tỷ đồng, ước giá trị khối lượng đã thực hiện khoảng 21,028 tỷ đồng, trong đó năm 2008 thực hiện khoảng 20 tỷ đồng.


2. Các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia:

- Chương trình nước sạch và VSMTNT: kế hoạch vốn 22,850 tỷ đồng (trong đó nguồn TW bổ sung có mục tiêu 16,185 tỷ đồng), thực hiện 6 tháng: giá trị khối lượng hoàn thành 13,487 tỷ đồng, đã thanh toán 13,462 tỷ đồng, ước tính cả năm giá trị hoàn thành: 22 tỷ đồng đạt 96,3% KH, trong đó nguồn vốn bổ sung có mục tiêu đạt 100% kế hoạch. Riêng phần Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư: kế hoạch vốn ghi 6,665 tỷ đồng, trong đó vốn ĐTPT 5,95 tỷ đồng; ước TH năm 2008 đạt 100% kế hoạch.

- Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng: KH vốn ghi 14,14 tỷ đồng, ước giá trị TH cả năm khoảng 11,5tỷ đồng, đạt 81,6% kế hoạch.

- Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg: ước TH cả năm 2 tỷ đồng (đạt 100% KH);

- Vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135: ước TH cả năm 3,55 tỷ đồng (đạt 100% KH), trong đó vốn tồn năm 2007 chuyển sang 1,99 tỷ đồng.

- Hướng dẫn người nghèo làm ăn khuyến nông, khuyến ngư (thuộc Chương trình MTQG xoá đói giảm nghèo): ước TH 900 triệu đồng đạt 100% KH, trong đó: khuyến nông 700 triệu đồng, khuyến lâm 100 triệu đồng, khuyến ngư 100 triệu đồng;

- Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm: thực hiện 70 triệu đồng, đạt 100% KH.
3. Các dự án ODA:

+ Dự án trồng rừng PH đầu nguồn (JBIC): ước năm 2008 giá trị thực hiện 8,82 tỷ đồng, trong đó vốn ODA hơn 7,6 tỷ đồng.

+ Dự án phát triển lâm nghiệp để nâng cao đời sống vùng Tây Nguyên (FLITCH): ước giá trị TH cả năm hơn 21 tỷ đồng, trong đó vốn ODA hơn 20 tỷ đồng.

+ Dự án khôi phục và quản lý rững bền vững tỉnh Phú Yên (KfW6): ước giá trị TH cả năm hơn 3,5 tỷ đồng, trong đó vốn ODA hơn 2,7 tỷ đồng.

+ Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung: ước giá trị khối lượng thực hiện khoảng 4,76 tỷ đồng, trong đó vốn ODA: 4,18 tỷ đồng.

+ Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005: ước giá trị khối lượng thực hiện năm 2008 khoảng 3,5 tỷ đồng, trong đó vốn ODA: 3 tỷ đồng;


4. Công trình do Bộ NN và PTNT làm chủ đầu tư:

+ Hồ chứa nước Đồng Tròn: tổng mức đầu tư 133,25 tỷ đồng, ước giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến cuối năm khoảng 88,29 tỷ đồng, trong đó năm 2008 thực hiện khoảng 21 tỷ đồng đạt 100% KH vốn.

+ Dự án sử dụng nước sau thuỷ điện Sông Hinh: tổng mức đầu tư 133,25 tỷ đồng, ước giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến cuối năm khoảng 89,563 tỷ đồng, trong đó năm 2008 thực hiện khoảng 47 tỷ đồng đạt 78,3% KH vốn.

+ Dự án Hồ chứa nước Mỹ Lâm: tổng mức đầu tư 134,144 tỷ đồng, đang triển khai thi công các hạng mục đầu mối, ước giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến cuối năm khoảng 7,5 tỷ đồng, trong đó năm 2008 thực hiện khoảng 3,5 tỷ đồng đạt 35% KH.


5. Dự toán chi sự nghiệp: (có báo cáo riêng)
III. Đánh giá chung:
1. Một số mặt đạt được:

- Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh, chi phí đầu vào tăng cao... gây nhiều tổn thất và khó khăn đối với tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh; song, nhờ sự chỉ đạo kịp thời của toàn hệ thống chính trị các cấp, sự nổ lực của toàn ngành Nông nghiệp và PTNT cùng bà con nông dân đã cơ bản khắc phục được những thiệt hại do lũ lụt gây ra, ổn định sản xuất và đời sống dân sinh.

- Đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được duy trì và phát triển, có sự phối hợp tổ chức thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra diễn biến dịch bệnh GSGC, nhất là chưa xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1), góp phần đảm bảo an toàn cho người sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm trong tỉnh.

- Một số vùng nuôi tôm sú nhiều năm bỏ hoang được đưa vào thả nuôi như: đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài thuộc huyện Sông Cầu thả nuôi tôm sú 520 ha; vùng hạ lưu sông Bàn Thạch đưa vào thả nuôi tôm thẻ chân trắng 670 ha. Nhờ đó sản lượng nuôi tôm nước lợ vượt kế hoạch 55,3%, tăng hơn cùng kỳ năm trước 28,8%;

- Phong trào trồng rừng, trồng cây nhân dân phát triển mạnh, kết hợp với nhiều diện tích rừng trồng đến kỳ khai thác (cho sản lượng gỗ hơn 17.000 m3), đã đưa tốc độ tăng trưởng lâm nghiệp khá lớn (19,8%), đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế đầu tư làm nghề rừng, giải quyết được nhiều lao động cho vùng nông thôn, miền núi;

- Các đơn vị sự nghiệp ngành có sự chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành và hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT.

- Các dự án, công trình, hạng mục công trình thuộc các BQL dự án Thủy lợi, Lâm nghiệp, Trung tâm Nước sạch và VSMTNT… tập trung tháo gỡ các vướng mắc, bổ sung hồ sơ điều chỉnh do trượt giá vật liệu, đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị đầu tư, thi công xây dựng công trình đã được bố trí vốn.

2. Một số tồn tại và nguyên nhân:

Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản (theo giá CĐ năm 1994) tuy có tăng so với thực hiện năm 2007 khoảng 1,2%, nhưng không đạt được chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 đề ra (bằng 97,3% kế hoạch), do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Thời tiết bất lợi: các đợt áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, gió mùa Đông Bắc gây ra mưa lớn kéo dài đã làm ảnh hưởng trên 10.000 lúa và rau màu vụ Đông xuân bị hư hại (trong đó 1.229 ha lúa bị chết nhưng không gieo sạ lại vì trễ lịch thời vụ) làm cho năng suất lúa Đông Xuân giảm mạnh (-29,1%), sản lượng lúa (-28,8%), ảnh hưởng giá trị trồng trọt giảm 10,4% so với năm trước; mặt khác sự tăng giá vật tư, nhiên liệu như: phân bón, thuốc BVTV, xăng dầu... gây khó khăn rất lớn đến tình hình sản xuất và đời sống của nông dân.

- Chưa kiên quyết hơn trong chỉ đạo thời vụ sản xuất;

- Kết quả tiêm phòng vaccin LMLM đợt I/2008 cho gia súc chưa đạt tỷ lệ so với kế hoạch đề ra (90%), thời gian hoàn thành tiêm phòng vaccin cúm gia cầm đợt I còn chậm so với kế hoạch đề ra (31/5/2008); đã xuất hiện bệnh tai xanh trên đàn lợn (ngày 14/7/2008 UBND tỉnh Phú Yên đã Quyết định số 1092/QĐ-UBND v/v công bố xã Hoà Thắng huyện Phú Phú Hoà là xã đang có dịch bệnh lợn tai xanh, luỹ kế từ ngày 10/7 - 22/7/2008 trên địa bàn thôn Phú Lộc và thôn Mỹ Hoà xã Hoà Thắng huyện Phú Hoà đã có 5 hộ nuôi heo mắc bệnh tai xanh với số lượng heo bị tiêu huỷ là 52 con lợn, tất cả đều được xử lý bằng phương pháp đốt rồi chôn), xuất hiện kháng thể H5 lưu hành trên một số đàn vịt, ngan; số lượng thuỷ cầm bị bệnh chết khá lớn (6.809 con).

- Công tác kiểm tra, giám sát đối với bệnh dịch tả vịt đến từng hộ chăn nuôi vịt của thú y cơ sở và chính quyền địa phương chưa triệt để.

- Tình trạng vi phạm lâm luật, trong đó chặt phá lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép để trồng sắn có hướng gia tăng.
- Về thuỷ sản:

+ Giá nhiên liệu, vật tư yếu phẩm tăng cao làm tăng chi phí khai thác, trong khi giá tiêu thụ thuỷ sản tăng không đáng kể nên hầu hết các chuyến biến của ngư dân đều thua lỗ, thống kê sơ bộ có khoảng 90% tàu đánh bắt xa bờ để tàu nằm bờ do hoạt động khai thác ngày càng khó khăn.

+ Tuy năm 2008 số lồng/bè tôm hùm thả nuôi mới có tăng nhờ giá tôm hùm giống thấp, song tôm hùm tới kỳ thu hoạch từ năm trước chuyển sang giảm nhiều do dịch bệnh “sữa” và thiệt hại bởi đợt lũ tháng 11 năm 2007, nên ước cuối năm sản lượng thu hoạch tôm hùm giảm nhiều so với năm 2007 (- 62,6%), ước chỉ đạt 23,5% KH. Đây là nguyên nhân chính làm giảm giá trị sản xuất thuỷ sản (- 0,7%).

+ Bệnh tôm xảy ra do người dân thả nuôi không đúng lịch mùa vụ, thời tiết lạnh kéo dài, tôm giống không được kiểm dịch, môi trường nước không bảo đảm; việc quản lý chất lượng tôm bố mẹ và các loại tôm giống còn nhiều bất cập... nên chất lượng con giống tôm sú thường xuất tại Trại quá nhỏ, không đúng theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 124:1998:12-15mm; thực trạng giảm lồng nuôi tôm hùm và nhiều ao đìa bỏ hoang.

- Trong lĩnh vực đầu tư XDCB: nhìn chung tiến độ thi công chậm, chủ yếu do năng lực đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công còn hạn chế và giá cả vật tư, nhiên liệu tăng vọt vượt sự kiểm soát đã ảnh hưởng chung công tác đầu tư xây dựng công trình.
PHẦN THỨ HAI

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2009
I. Một số chỉ tiêu chủ yếu: (Chi tiết theo biểu 01)

1. Chỉ tiêu kinh tế:

Phấn đấu đạt chỉ tiêu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng khoảng 3,7%, Trong đó:

- Nông nghiệp: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 2,4% so với năm 2008;

+ SL lương thực có hạt đạt khoảng 32 vạn tấn, trong đó: thóc 305 ngàn tấn.

+ Cây lúa: 57.000 ha, NSBQ khoảng 53,6 tạ/ha;

+ Cây bắp: 6.000 ha, NS  27 tạ/ha;

+ Cây mía: 19.000 ha, NS  56 tấn mía cây/ha;

+ Cây sắn: 13.000 ha, NS  16,5tấn củ tươi/ha;

+ Mè: 3.800ha, NS  4,5 tạ/ha

+ Thuốc lá: 800ha, NS  12 tạ/ha

+ Đậu phụng 1.000ha, NS  10 tạ/ha

+ Bông vải: 600 ha, NS  23tạ/ha;

+ Diện tích rau đậu thực phẩm khoảng 10.000 ha.

+ Diện tích tưới chủ động: 55.500 ha (Biểu 02)

+ Đàn trâu 3.857 tăng 1,5%, bò 243.950 con tăng 2,5%; đàn heo 135.000 con tăng 0,4%; đàn gia cầm 2,1 triệu con tăng 1,9%;

- Lâm nghiệp: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 22,5% so với năm 2008;

+ Trồng rừng tập trung: 8.380 ha (trong đó: rừng PH - ĐD khoảng 1.550ha);

+ Chăm sóc rừng trồng hơn 8.000 ha;

+ Khai thác gỗ rừng tự nhiên: 4.000 m3 (BQL RPH Sông Hinh 2.000m3, BQL RPH Sông Con 2.000m3);

+ Khai thác gỗ rừng trồng: 16.000 m3.

- Diêm nghiệp: Sản lượng muối phấn đấu đạt 15.000 tấn.

- Thuỷ sản: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 5,3% so với năm 2008;

+ Tổng sản lượng thuỷ sản phấn đấu đạt 38.800 tấn; trong đó: sản lượng khai thác khoảng 34.000 tấn, SL nuôi trồng khoảng 4.800 tấn.

+ Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 2.500 ha; trong đó: nuôi nước ngọt 300 ha, nước mặn 2.200 ha.

+ Tổng số tàu thuyền đánh bắt khoảng 5.500 chiếc, tổng công suất 195.000 CV.

+ Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 8 triệu USD;



2. Một số chỉ tiêu môi trường:

+ Phấn đấu tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt khoảng 63%;

+ Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 40%;
3. Dự toán ngân sách nhà nước và nhu cầu vốn đầu tư phát triển:

3.1. Dự toán chi hành chính - sự nghiệp: (Có báo cáo riêng)

- Tổng chỉ tiêu biên chế được giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT: 520



Trong đó: + Biên chế quản lý hành chính: 262

+ Biên chế sự nghiệp khác: 258



Cụ thể:

+ Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT: 49 (QL hành chính)

+ Chi cục Lâm nghiệp: 06 (QLHC)- biên chế đang gộp vào VP Sở trả lương

+ Chi cục Thuỷ lợi: 04 (QLHC) - biên chế đang gộp vào VP Sở trả lương

+ Chi cục Kiểm lâm: 154 (QLHC)

+ Chi cục HTX và PTNT: 12 (QLHC)

+ Chi cục BV nguồn lợi thuỷ sản: 19 (QLHC)

+ Chi cục BV thực vật: 40 (QLHC: 10, SN khác: 30)

+ Chi cục Thú y: 55 (QLHC: 08, SN khác: 47)

+ Trung tâm khuyến Nông - lâm: 17 (SN khác)

+ Trung tâm khuyến ngư: 07 (SN khác)

+ Trung tâm giống và KT cây trồng: 16 (SN khác)

+ Trung tâm giống và KT vật nuôi: 10 (SN khác)

+ Trung tâm giống và KT thuỷ sản: 07 (SN khác)

+ TT nước SH và VSMTNT: 05 (SN khác)

+ TT qui hoạch TKNN và PTNT: 06 (SN khác)

+ BQL rừng PH Sông Hinh: 13 (SN khác)

+ BQL rừng PH Ven Biển: 16 (SN khác)

+ BQL rừng PH Sơn Hoà: 11 (SN khác)

+ BQL rừng PH Sông Cầu: 13 (SN khác)

+ BQL rừng PH Đồng Xuân: 14 (SN khác)

+ BQL rừng PH Sông Bàn Thạch: 15 (SN khác)

+ BQL rừng PH Sông Con: 16 (SN khác)

+ BQL rừng PH Hà Đan: 15 (SN khác)


3.2. Nhu cầu vốn đầu tư:

- Vốn thực hiện qui hoạch: 2,48 tỷ đồng (Biểu 03)

- Vốn chuẩn bị đầu tư: 1,97 tỷ đồng (Biểu 04)

- Vốn đầu tư phát triển: 418,513 tỷ đồng (Biểu 06)



Trong đó:

+ Vốn trong nước: 300,408tỷ đồng (trong đó: vốn NS tỉnh: 190,861tỷ đồng, ngân sách TW: 65,026 tỷ đồng, vốn người hưởng lợi: 4.951 tỷ đồng), trong đó: NS tỉnh đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA là: 24,492 tỷ đồng (biểu 05);

+ Vốn nước ngoài (ODA): 118,105 tỷ đồng

- Chương trình kiên cố hoá kênh mương: 5 tỷ đồng;

- Vốn trái phiếu Chính phủ: 120 tỷ đồng (biểu 07)

- Vốn các CTMTQG, DA lớn: 95,774 tỷ đồng (biểu 08, 8a, 8b, 8c)

- Vốn trả nợ khối lượng đã hoàn thành: 8.873,2 tỷ đồng (biểu 09)

- Vốn do Bộ làm chủ đầu tư: 118 tỷ đồng (biểu 10)



II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện các chỉ tiêu KH 2009:

1. Về sản xuất nông, lâm, thuỷ sản:

a) Nông nghiệp:

- TiÕp tôc chú träng th©m canh c©y lóa, më réng diÖn tÝch c©y b¾p lai ®ể đảm bảo an ninh l­¬ng thùc, phÊn ®Êu s¶n xuÊt ®­îc mïa 2 vô lóa chÝnh: §«ng xu©n vµ HÌ thu, trong đó tăng cường thực hiện một số biện pháp về: gièng, kü thuËt s¹ th­a, s¹ hµng hîp lý, kiªn cè kªnh m­¬ng thuû lîi, ¸p dông chương trình IPM, “3 giảm 3 tăng” và phßng trõ s©u bÖnh h¹i ... Tiếp tục phát triển các chương trình: giống cây trồng - vật nuôi, khuyến nông - khuyến lâm; mở rộng phát triển các mô hình thâm canh cây trồng như: mía, sắn, rau, đậu đỗ …; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng, nâng cao hiệu quả, phát huy lợi thế của từng vùng được quy hoạch (như: mÝa, s¾n, b«ng v¶i, ®iÒu) có năng suất cao, chất lượng tốt gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghiệp chế biến; sản xuất gắn với thị trường.

- PhÊn ®Êu t¨ng tû träng ch¨n nu«i trong c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp; đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống truyÒn tinh nh©n t¹o, nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế; phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, chú trọng về chất lượng con giống để phát triển đàn đại gia súc (bò thịt, heo hướng nạc); vËn ®éng chuyển dần cơ sở chăn nuôi tập trung ra khỏi khu vực dân cư, chó träng công tác gièng vật nuôi vµ phòng trừ dịch GSGC. Nh©n réng c¸c m« h×nh trång cá nuôi bò thịt th©m canh g¾n với việc quản lý chặt chẽ về thú y, xem đây là một hướng chăn nuôi chính. Tăng cường hướng dẫn người chăn nuôi các phương pháp chế biến thức ăn thô, sö dông thøc ¨n tinh có hiệu quả, chủ động nguồn thức ăn thô xanh, khuyến khích đầu tư các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, cơ sở chế biến: thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao.


b) Lâm nghiệp:

- Trên cơ sở kết quả hoàn thành qui hoạch lại 3 loại rừng, xác định diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ cần thiết để có kế hoạch bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới; diện tích rừng sản xuất đưa vào dự án tổ chức bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và khuyến khích trồng mới theo hướng thâm canh và hiệu quả. Tập trung cho việc nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt để tăng nhanh tốc độ sinh khối các loại cây lấy gỗ và cây nguyên liệu giấy trên đất trống lâm nghiệp; khai thác lâm sản hợp lý, đúng qui trình qui phạm, đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng và làm hàng tiểu thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 40% vào cuối năm 2009.

- Tập trung qui hoạch rừng sản xuất, xây dựng và tiến hành hoàn chỉnh cơ chế chính sách phù hợp Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất, dự án vay vốn trồng rừng sản xuất và đẩy nhanh tiến độ trồng rừng thuộc CT trồng mới 5 triệu ha rừng, góp phần tăng độ che phủ của rừng và nâng cao thu nhập sản xuất lâm nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện những biện pháp cấp bách về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, phát nương làm rẫy trái phép. Tiến hành cắm mốc 3 loại rừng trên bản đồ và thực địa.


c) Thuỷ sản:

- Về nuôi trồng thủy sản:

       + Tiếp tục thực hiện các mô hình nuôi ghép, nuôi luân canh, xen canh, nuôi hữu cơ, nuôi đối tượng nuôi mới ở một số vùng nuôi tôm sú kém hiệu quả; chỉ đạo nuôi tôm sú, tôm thẻ đạt hiệu quả cao hơn trong năm 2009;

      + Ưu tiên đầu tư phát triển các dự án sản xuất giống mới và nuôi thương phẩm theo quy mô công nghiệp; các mô hình nuôi lồng bè trên biển và nuôi lồng bè trên hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi: Sông Hinh, Đồng Tròn, Phú Xuân...

      + Chú trọng công tác kiểm dịch giống, quản lý thức ăn và thuốc thú y thủy sản, quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản; phối hợp với Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3 thực hiện tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường; kiểm soát và phòng chống có hiệu quả dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;

       + Tổ chức sản xuất sản phẩm sạch, giống sạch, xây dựng vùng nuôi an toàn (CoC), triển khai thực hiện quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) và thực hiện qui định truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm cạnh tranh và hội nhập;

+ Xây dựng các mô hình quản lý cộng đồng, các Tổ tự quản nuôi trồng thủy sản, mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ... cùng quản lý, sản xuất, kiểm soát vùng nuôi thông qua Qui chế;

       + Tập trung công tác khuyến ngư và chuyển giao công nghệ sản xuất như: phổ biến kỹ thuật, công nghệ sản xuất giống mới và giống sạch bệnh, công nghệ nuôi thương phẩm không sử dụng thuốc kháng sinh, kiến thức về quản lý môi trường; Đặc biệt là triển khai các mô hình nuôi hiệu quả trên cả 3 vùng nước (mặn, lợ, ngọt) nhằm đa dạng hóa vật nuôi tạo điều kiện cho nghề nuôi phát triển bền vững;

    + Phối hợp các Sở, UBND huyện, thành phố quản lý và thực hiện tốt quy hoạch thuỷ sản được duyệt, nhất là quản lý đất và mặt nước; Tiếp tục rà soát bổ sung qui hoạch và xây dựng mới qui hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung, qui hoạch phát triển một số vùng nuôi thành vùng nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu; Ngăn chặn tình trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tự phát làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.



- Về chế biến và xuất khẩu thủy sản:

       + Chú trọng công tác xây dựng thương hiệu cá ngừ đại dương, tôm hùm, cá cơm khô; công tác thông tin về công nghệ, sản phẩm, giá cả, thị trường tiêu thụ tạo điều kiện cho ngành nghề chế biến thủy sản phát triển. Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo thẩm quyền được giao;

     + Phối hợp với các Sở ban ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách ưu đãi để gọi vốn đầu tư tăng năng lực chế biến đông lạnh xuất khẩu, thu hút nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu của sản phẩm chế biến thuỷ sản.
d) Diªm nghiÖp: Khuyến khích đầu tư xây dựng CSHT, cơ sở chế biến, ứng dụng tiến bộ KT để sản xuất muối đạt tiêu chuẩn muối sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần chủ động sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm muối, ổn định đời sống diêm dân.
2. Thuû lîi vµ phßng chèng lôt b·o:

- Tổ chức tốt công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất cho 2 vụ lúa chính: Đông xuân và Hè thu, trong đó chủ lực là công ty Thuỷ nông Đồng Cam đảm bảo đáp ứng nhu cầu nước trong toàn hệ thống và có biện pháp hổ trợ một số vùng ngoài hệ thống do địa phương quản lý... triển khai các biện pháp chủ động chống hạn trên toàn địa bàn tỉnh; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để huy động chống hạn kịp thời, có kế hoạch tích nước để đáp ứng nhu cầu tưới.

- TËp trung đầu tư c¸c c«ng tr×nh thuû lîi võa vµ nhá chñ yÕu phôc vô chuyÓn ®æi c¬ cÊu s¶n xuÊt, vïng nguyªn liÖu (mÝa, s¾n, b¾p, b«ng v¶i...); kiên cố xây dựng hệ thống kªnh m­¬ng ®Ó ph¸t huy sö dông phÇn c«ng tr×nh ®Çu mèi ®· ®Çu t­ nh­: hå §ång Trßn, hå Xu©n B×nh, t­íi sau thuû ®iÖn S«ng Hinh...; x©y dùng c¸c hÖ thèng ®ª kÌ, c«ng tr×nh an toµn cho s¶n xuÊt vµ ®êi sèng nhân dân...

- Tiếp tục rà soát, kiểm tra các công trình hồ chứa, hệ thống thuỷ lợi, vùng neo đậu tàu thuyền, các điểm dân cư nguy cơ ảnh hưởng triều cường .., đề xuất phương án cụ thể của từng ngành và địa phương bảo đảm an toàn, giảm nhẹ thiên tai trong mùa bão lũ.



3. Đẩy mạnh thực hiện công tác XDCB đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình:

- Tăng cường công tác giám sát kiểm tra bảo đảm chất lượng công trình, tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các các công trình chuyển tiếp và khẩn trương khởi công xây dựng mới các công trình đã có quyết định phê duyệt thuộc các Dự án: nông - lâm - thuỷ sản, thuỷ lợi, nước...; đồng thời khảo sát, thiết kế, lập thủ tục trình duyệt đối với các công trình chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng trong lĩnh vực ngành và chuẩn bị kế hoạch vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn tài trợ của nước ngoài như: Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung, dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005, dự án trồng rừng JBIC (giai đoạn II), dự án trồng rừng KFW6, dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên (FLICTH). Tiếp tục thực hiện các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia: nước sạch và VSMT nông thôn, trồng mới 5 triệu ha rừng, hỗ trợ phát triển sản xuất, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, bố trí dân cư nông thôn, chương trình khống chế quốc gia và thanh toán bệnh LMLM giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- Tổ chức triển khai và phối hợp với các địa phương thực hiện tốt nguồn vốn vay ưu đãi cho chương trình kiên cố hoá kênh mương.

4. Về khoa học công nghệ và đào tạo:

- Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất phục vụ công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm có thu nhập cao, trong đó:

+ KhuyÕn khÝch øng dông kü thuËt, c«ng nghÖ tiªn tiÕn vµo trong c¸c kh©u s¶n xuÊt n«ng nghiÖp, l©m nghiÖp, nuôi trồng thuỷ sản và nghề muối, b¶o qu¶n chÕ biÕn s¶n phÈm sau thu ho¹ch, t­íi tiªu khoa häc... nh»m n©ng cao n¨ng suÊt, chÊt l­îng, h¹ gi¸ thµnh, t¨ng thu nhËp cho n«ng d©n vµ hiÖu qu¶ sö dông ®Êt ®ai, tµi nguyªn rõng.

+ Xây dựng các mô hình sản xuất, nuôi trồng, bảo quản, chế biến theo công nghệ sạch; các mô hình nuôi đối tượng mới, nuôi ghép có hiệu quả cao, có khả năng nhân rộng để phục vụ công tác chuyển dịch cơ cấu đối tượng và phát triển nuôi bền vững.

+ T¨ng c­êng c«ng t¸c Thó y, b¶o vÖ thùc vËt, ng tõng b­íc n©ng dÇn viÖc kiÓm so¸t chÆt chÏ vÒ gièng c©y trång, vËt nu«i, sö dông ho¸ chÊt, thuèc trõ s©u vµ tham gia qu¶n lý chÊt l­îng vËt t­ n«ng nghiÖp.

+ Cung cấp cơ sở khoa học để địa phương, nông dân lựa chọn phương thức canh tác, x©y dùng vµ nh©n réng m« h×nh phôc vô môc tiªu x©y dùng c¸nh ®ång 50 triệu ®ång/ha, hộ nông dân trên 50 triÖu ®ång/hé/n¨m. Đề xuất mçi ®¬n vÞ cÊp huyÖn phấn đấu tập trung 4-5 s¶n phÈm chñ lùc, c¸c doanh nghiÖp, chñ trang tr¹i ®Èy nhanh viÖc øng dông c«ng nghÖ cao trong quy tr×nh s¶n xuÊt, ®Æc biÖt ®èi víi s¶n phÈm sö dông nhiÒu lao ®éng, cã thÞ tr­êng æn ®Þnh.

- T¨ng c­êng c«ng t¸c ®µo t¹o, tËp huÊn, båi d­ìng nguån nh©n lùc nhÊt lµ cho lao ®éng n«ng th«n, chñ trang tr¹i, c¸n bé HTX, c¸n bé Thú y, khuyÕn n«ng c¬ së ...


5. Đổi mới tổ chức quản lý sản xuất, quản lý NN trong lĩnh vực ngành:

- Từng bước đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghịêp phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nhằm tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân, thúc đẩy quá trình chuyển nông nghiệp từ kinh tế truyền thống sang kinh tế thị trường, trong đó: khuyến khích các Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản tăng cường đầu tư CSVTKT tại địa bàn nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sử dụng lao động tại chỗ, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ (Số 12/CTr- TU ngày 2/7/2002) và kế hoạch của UBND tỉnh (số 916/KH – UB ngày 13/9/2002) về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001- 2010.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 05 CTr/TU ngày 3/10/2006 của Tỉnh uỷ và Kế hoạch số 22/KH- UBND ngày 31/5/2007 của UBND tỉnh về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006 – 2010.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 13/CTr-TU của Tỉnh uỷ về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, trong đó thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, nhân rộng các mô hình trang trại làm ăn có hiệu quả, tạo điều kiện cho các trang trại đủ điều kiện thành lập các HTX; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý, điều hành các HTX yếu kém, hỗ trợ các HTX về đào tạo, thông tin, ưu đãi, hỗ trợ phát triển các sản phẩm có chất lượng; hướng dẫn thành lập các hình thức hợp tác mới phù hợp; xây dựng các HTX nông nghiệp ở miền núi.

- Tích cực thực hiện công tác điều hành, kiểm tra của Sở và các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngành, tạo môi trường thuận lợi và phục vụ các Doanh nghiệp, Dân doanh, bà con nông dân … hoạt động trên lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT; chủ động và tích cực hơn trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế của ngành như đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở trình độ cao hơn, giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra đó là khả năng cạnh tranh của nền Nông nghiệp; giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu cho nông dân và tổ chức phát triển nông thôn một cách hài hoà bền vững.

- Đẩy mạnh cải tiến thủ tục hành chính, tăng cường quản lý nhà nước; chống quan liêu, trì trệ, tham nhũng lãng phí, giải quyết khiếu nại tố cáo, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp.

- Ổn định cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về Nông nghiệp và PTNT.



6. Một số kiến nghị:

- Thanh toán dứt điểm nợ đối với các dự án đã thanh quyết toán (trồng rừng DA 661 giai đoạn 2002- 2006: 1064,248 tỷ đồng, điều chế rừng: 80,966199 triệu đồng, VP trung tâm giống và KT vật nuôi: 82 triệu đồng, kinh phí lập dự án bò sữa: 46 triệu đồng);

- Ghi vốn trả nợ khối lượng XDCB hoàn thành cho các dự án: hồ chứa nước Xuân Bình 6 tỷ đồng, hồ Hòn Dinh: 600 triệu đồng, chỉnh trị cửa sông Đà Nông 8 tỷ đồng…);

- Xem xét bố trí vốn ngân sách địa phương hỗ trợ 2 triệu đồng/ha/4năm thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về suất đầu tư trồng rừng dự án 661 số 884/UBND – KTXD ngày 08/5/2008 của UBND tỉnh).

- Để tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Phú Yên quan tâm bố trí đầy đủ dự toán chi ngân sách và cân đối theo nhu cầu vốn đầu tư phát triển năm 2009 của ngành Nông nghiệp và PTNT.

Trªn ®©y lµ mét sè néi dung chÝnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2008 và kÕ ho¹ch n¨m 2009 cña ngµnh N«ng nghiÖp vµ PTNT Phó Yªn.
GIÁM ĐỐC

N¬i nhËn: (Đã ký)

- Bộ NN & PTNT;

- VP HĐND tỉnh

- VP UBND tØnh; Võ Minh Thức

- C¸c Së ngµnh liªn quan;

- L­u KH, VT.





tải về 154.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương