Ubnd tỉnh phú YÊn sở NÔng nghiệp và ptnt



tải về 142.17 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích142.17 Kb.
#27861


UBND TỈNH PHÚ YÊN

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


Số: /BC-SNN



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Phú Yên, ngày tháng năm 2012



BÁO CÁO TỔNG KẾT


Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2011

và kế hoạch năm 2012

Thực hiện yêu cầu của UBND tỉnh về Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2011 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2012 (Số 2613/UBND-TH ngày 10/10/2011). Sở Nông nghiệp và PTNT đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cả năm 2011 và phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2012 với những nội dung chủ yếu sau:



Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2011

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện các mục tiêu của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XV, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 - 2015. Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng của lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao, biến đổi khí hậu bất thường đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của tòan hệ thống Chính trị từ Trung ương đến địa phương về các chương trình, kế hoạch hành động, nhất là Quyết định số 2135/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 v/v giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011. Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động trong tòan ngành, cộng với sự nổ lực, quyết tâm của bà con nông dân nên đã vượt qua những khó khăn trước mắt, tiếp tục phát triển sản xuất với mức tăng trưởng khá ổn định trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.


I. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu:

- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp cả năm 2011 (theo giá CĐ 1994) đạt khoảng 2.684,2 tỷ đồng vượt 7,7% so với năm 2010, trong đó: nông nghiệp 1.589,6 tỷ đồng tăng 5,2% (trồng trọt 1.193 tỷ đồng tăng 6,3%, chăn nuôi 338 tỷ đồng tăng 1,6%, dịch vụ NN 58,6 tỷ đồng tăng 6,5%), lâm nghiệp 49,7 tỷ đồng giảm 3,5%, thuỷ sản 1.044,8 tỷ đồng tăng 12,4%.

- Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản (tính theo giá thực tế) cả năm đạt 8.721,5 tỷ đồng tăng 23,5% so với năm 2010, trong đó: nông nghiệp đạt giá trị 5.519 tỷ đồng chiếm 63,3%, lâm nghiệp đạt 180,5 tỷ đồng chiếm 2,1%, thuỷ sản đạt 3.022 tỷ đồng chiếm 34,7%.

- Sản lượng lương thực cây có hạt cả năm đạt khoảng 36,4 vạn tấn giảm 1,0% so với năm 2010; trong đó: thóc đạt 34,3 vạn tấn giảm 1,2%, ngô 2,1 vạn tấn tăng 20,1%.

- Sản lượng thuỷ sản cả năm đạt 55.252 tấn tăng 8,9% so với năm 2010, trong đó: sản lượng khai thác đạt 45.279 tấn (trong đó: khai thác cá ngừ đại dương đạt 5.648 tấn tăng 13%). Diện tích nuôi trồng thuỷ sản các loại đạt 2.968ha tăng 10,2% so với năm 2010, sản lượng nuôi trồng đạt 9.973 tấn tăng 17% (trong đó: tôm sú 241 tấn giảm 31,1%, tôm thẻ chân trắng khỏang 8.122 tấn tăng 20,7%, tôm hùm 500 tấn tăng 38,9% so với năm 2010).

- Trồng mới rừng tập trung năm 2011 đạt khoảng 3.530ha đạt 81,4% so với thực hiện năm 2010. Khai thác gỗ rừng cả năm đạt khoảng 28.000m3 giảm 8,2% so với năm 2010, trong đó: gỗ rừng tự nhiên khoảng 1.000 m3, gỗ rừng trồng 27.000 m3.



- Tỉ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2011 đạt khoảng 36,1%, tăng thêm 0,7% so với năm 2010 (chỉ tính diện tích rừng có trên đất qui hoạch lâm nghiệp).

- Theo điều tra Bộ chỉ số theo dõi đánh giá NS và VSMTNT năm 2011 số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 89,05% vượt chỉ tiêu giao 15% (KH 74%), trong đó: tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn QC02: 2009/BTR đang được Trung tâm Y tế dự phòng lấy mẫu nước xét nghiệm đạt tỷ lệ 20,14%.



II. Tình hình và kết quả thực hiện cụ thể trên các lĩnh vực:

1. Về sản xuất nông nghiệp:

1.1. Trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng các loại cây chủ yếu trên địa bàn tỉnh ước đạt 136.665ha tăng 4,5% so với năm 2010, hầu hết năng suất, sản lượng các cây trồng đều tăng so với năm trước, trong đó:

- Cây lương thực có hạt: diện tích 63.948 ha tăng 0,7% so với năm 2010, trong đó: lúa khoảng 57.300ha tăng 1,2%, NSBQ ước đạt 59,8tạ/ha (riêng NS lúa vụ Hè thu đạt 68,6tạ/ha cao nhất từ trước đến nay), cây ngô khỏang 6.648ha tăng 3,3%, NSBQ khỏang 31,1 tạ/ha.

- Cây lấy củ: diện tích đạt 18.753 ha tăng 16,1% so với năm 2010, trong đó: cây sắn 17.865 ha tăng 17,2%, năng suất 15,4 tấn/ha tăng 3,9 tấn/ha, sản lượng đạt 257,7 ngàn tấn, tăng 81.000 so với năm 2010; cây khoai lang 301 ha giảm 6,2%, nhờ năng suất đạt 55,7 tạ/ha tăng 14,1% nên sản lượng tăng 7,1%.


- Cây rau đậu thực phẩm: Diện tích rau, đậu các loại khoảng 11.321ha giảm 0,3%, sản lượng đạt 61.240 tấn tăng 6%; trong đó: rau các loại khoảng 4.921ha, NSBQ khỏang 11,25 tấn/ha, sản lượng khỏang 55.340 tấn tăng 9,9%; đậu các loại khoảng 6.400ha, sản lượng 5.900 tấn tăng 11,7% so với năm 2010.

- Cây công nghiệp hàng năm: diện tích gieo trồng đạt 27.477ha tăng 3,1% so với năm 2010. Trong đó: cây mía khoảng 20.858ha tăng 5,1%, NSBQ đạt 53,8 tấn/ha (tăng 6,3 tấn/ha), sản lượng đạt 1,13 triệu tấn tăng 184.000 tấn so với niên vụ trước.

- Cây công nghiệp lâu năm: diện tích gieo trồng đạt 14.251 ha tăng 0,3% so với năm 2010. Trong đó: cây cao su 2.891ha tăng 10,8%, có khỏang 1.000ha cao su tiểu điền cho sản phẩm khai thác, sản lượng cao su mủ đạt khỏang 700 tấn.

1.2. Về chăn nuôi:

Nhìn chung từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, không xảy ra các bệnh nguy hiểm như: bệnh heo tai xanh, cúm gia cầm; riêng bệnh LMLM đã xảy ra 02 đợt: Đợt 1 (từ ngày 20/01/2011 đến 19/3/2011) tổng số gia súc mắc bệnh 1.286 con bò, gồm (Đồng Xuân 497 con, Phú Hoà 44 con, Sông Hinh 428 con, Tuy An 317 con) và 43 con lợn (Phú Hoà 23 con, Tuy An 20 con); Đợt 2 (từ ngày 15/4/2011 đến 7/5/2011) số gia súc mắc bệnh 128 con bò ở thể nhẹ; đến cuối tháng 5 tất cả số gia súc đã khỏi bệnh.

Công tác tiêm phòng và kiểm dịch động vật được Ngành Thú y thực hiện tốt, góp phần giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, tuy nhiên do ảnh hưởng giá thức ăn gia súc gia cầm tăng cao và tâm lý lo ngại tái phát dịch bệnh tai xanh ở lợn nên trong 6 tháng đầu năm nhiều hộ chăn nuôi đã chựng lại việc tái đàn, nhất là đàn lợn.
- Kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 01/10/2011: đàn trâu có 3.626 con, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2010; đàn bò 177.893 con giảm 6,2% (trong đó: bò lai 89.725 con chiếm 50,4%); đàn lợn 101.316 con (không kể lợn sữa) giảm 19,6%; đàn gia cầm 3,145 triệu con tăng 24,8%. Sản lượng thịt gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác giết bán trong kỳ 31,55 ngàn tấn tăng 1,1% so cùng kỳ năm 2010; trong đó: sản lượng thịt trâu- bò 11.845 tấn tăng 2,2%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 13.810 tấn giảm 6,3%, sản lượng thịt gia cầm 4.975 tấn tăng 39,4% so cùng kỳ năm 2010; sản lượng trứng gia cầm các loại 106 triệu quả tăng 13%.

2. Về lâm nghiệp:

2.1. Công tác lâm sinh:

Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng 26.861 ha tăng 50,1% so với năm 2010; chăm sóc rừng trồng đạt 10.600ha giảm 3,6%; khoanh nuôi XTTS rừng 1.721ha bằng 82% so với năm 2010 (trong đó: khoanh nuôi mới năm 1: 1.310ha gấp 3,9 lần); trồng mới rừng tập trung đạt khoảng 3.530ha bằng 81,4% so với năm 2010, trong đó: trồng rừng phòng hộ đặc dụng đạt khoảng 640ha, trồng rừng sản xuất 2.890ha.



2.2. Khai thác lâm sản:

Sản lượng gỗ khai thác cả năm đạt khoảng 28.000 m3 bằng 91,8% so với năm 2010, trong đó: gỗ rừng tự nhiên khoảng 1.000 m3, gỗ rừng trồng 27.000 m3.



2.3. Thiệt hại rừng và vi phạm lâm luật:

Tính đến nay ngành lâm nghiệp đã phát hiện 1.190 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó: khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản khác 854 vụ giảm 26,5% so năm trước; phá rừng làm rẫy trái phép 279 vụ tăng 13,4%, thiệt hại 117,5 ha rừng tăng 16,3% so năm trước; cháy rừng 9 vụ giảm 40%, thiệt hại 156,2 ha giảm 31,8% so năm trước (trong đó: vụ cháy lớn nhất xảy ra lúc 15 giờ ngày 16/7 đến 7h sáng ngày 18/7/2011 tại khu vực rừng Suối Lạnh và Đá Đen thuộc thôn Cẩm Thạch- xã Hoà Định Tây làm thiệt hại khoảng 100 ha rừng keo lá tràm và bạch đàn trồng từ năm 2008); ... Tổng số vụ vi phạm đã xử lý: 930 vụ, số phương tiện và lâm sản tịch thu như: ô tô 18 chiếc, xe máy 108 chiếc, phương tiện khác 53 chiếc, gỗ các loại 747,4 m3 Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 6,6 tỷ đồng.


3. Về thủy sản:

3.1. Về khai thác hải sản:

- Sản lượng khai thác thuỷ sản cả năm đạt 55.031 tấn tăng 8,4%, trong đó: sản lượng cá ngừ đại dương ước đạt 5.648 tấn tăng 13% so với năm 2010.


- Hiện nay, toàn tỉnh Phú Yên có 919 tàu thuyền tham gia 103 tổ, đội sản xuất trên biển, chiếm 12,3% tổng số tàu cá, thu hút được 6.892 lao động.

- Năng lực khai thác: tổng số tàu thuyền đánh bắt thủy sản trong tỉnh tính đến cuối năm 2011 có 7.465 chiếc, trong đó: tàu công suất < 20 Cv là 4.692 chiếc, chiếm tỉ lệ 63%; tàu công suất từ 20 Cv - 90 Cv là 1.931 chiếc, chiếm tỉ lệ: 26%; tàu có công suất > 90 Cv là 842 chiếc, chiếm tỉ lệ 11%.

- Được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình máy dò ngang sonar CSL-1000-180 trên tàu lưới vây rút chì tại xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa. Đây là mô hình máy dò ngang thứ 2 được Trung ương hổ trợ triển khai thực hiện tại Phú Yên đã được nghiệm thu. Thực tế có khoảng 10 hộ ngư dân Phú Yên đã áp dụng thiết bị này vào nghề lưới vây rút chì kết hợp ánh sáng mang lại hiệu quả cao và sẽ đưa vào hoạt động trong vụ cá Bắc 2012.

3.2. Về nuôi trồng thủy sản:

- Diện tích nuôi trồng thủy sản các loại cả năm đạt 2.968ha tăng 10,2% so với cùng kỳ, gồm: cá 343 ha giảm 9%, tôm sú 313ha bằng 67,5%, tôm thẻ chân trắng 2.186ha tăng 32,9%, thuỷ sản khác 126ha bằng 60,6%. Số lượng lồng bè ươm nuôi thủy sản đạt 31.667 lồng tăng 58,5% so cùng kỳ, trong đó: lồng bè nuôi tôm hùm hơn 29.100 lồng tăng 57,6%.

- Sản lượng nuôi trồng đạt 9.973 tấn, tăng 17% so cùng kỳ (gồm: cá hơn 870 tấn tăng 26,8%, tôm 8.863 tấn tăng 19,2%, thủy sản khác 240 tấn bằng 60,5%).

- Về tình hình sản xuất giống thủy sản trong tỉnh: Trong năm 2011 các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh đã sản xuất được 600 triệu con giống các loại (tăng 20% so với năm 2010), trong đó: tôm sú 100 triệu con, tôm thẻ chân trắng 400 triệu con, cá biển 60 triệu con, ốc hương 10 triệu con, cua 10 triệu con, các đối tượng khác 20 triệu con. Tuy nhiên các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong tỉnh hàng năm chỉ sản xuất cung cấp khoảng 40% cho nhu cầu trong tỉnh, số còn lại phải nhập ngoài tỉnh về phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, rất khó kiểm soát chất lượng giống dễ gây dịch bệnh thiệt hại kinh tế lớn cho người dân (cụ thể: trong năm 2011 ngành Thú y đã kiểm dịch khoảng 167,25 triệu con giống thủy sản các loại gồm: tôm, tu hài).


- Về tình hình dịch bệnh: xảy ra bệnh làm chết rãi rác 434,5ha tôm từ 01 đến 03 tháng tuổi (chiếm 17,4% diện tích tôm thả nuôi), trong đó: huyện Đông Hoà 326 ha tôm thẻ, Tuy An 99ha (tôm sú 70ha, tôm thẻ 29ha), Thị xã Sông Cầu 9,5 ha (tôm sú 5ha, tôm thẻ 4,5ha), nguyên nhân được xác định là do thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường biến động lớn đã gây ra bệnh đốm trắng, đỏ thân; ngành đã chỉ đạo các hộ nuôi thu hoạch sớm và cải tạo ao đìa, không để lây lan sang các hồ nuôi khác.

4. Về công tác thuỷ lợi, PCLB và TKCN:

- Về công tác thủy lợi: Công tác điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất 2 vụ lúa chính trong năm cơ bản được đảm bảo, Công ty TNHH 1TV TN Đồng Cam và các Trạm quản lý thuỷ nông địa phương đã thực hiện tốt việc điều tiết nước tưới cho vụ lúa Đông Xuân và Hè thu. Tuy trong vụ lúa Hè thu do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài gây thiếu nước cục bộ hơn 100ha nhưng đã được khắc phục kịp thời.

Năng lực tưới của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thực tưới 57.062ha đạt 42,9% diện tích gieo trồng, trong đó: đã tưới cho lúa vụ Đông Xuân 26.361ha, lúa Hè thu 24.378 ha; các công trình tưới tự chảy và bơm điện, bơm dầu tưới chắc cho 47.090 ha lúa 2 vụ chính đạt 93,5% diện tích gieo trồng.



- Về công tác PCLB và TKCN:

- Do ảnh hưởng của bão Washi và không khí lạnh tăng cường ở phía Bắc, từ sáng ngày 08-27/12/2011 ở Phú Yên có mưa nhỏ, nhưng vùng biển ngoài khơi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7, biển động mạnh; Thống kê thiệt hại ban đầu: 01 thúng chai bị sóng đánh chìm làm 1 người mất tích, 11 chiếc tàu cá bị sóng đánh chìm (TX Sông Cầu 10 chiếc, huyện Tuy An 01 chiếc), 960ha lúa bị ngập ngập úng phải sạ lại lần 2: (TP Tuy Hòa 50ha, Sông Cầu 40ha, Tuy An 200ha, Đông Hòa 670ha).

- Văn phòng Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh (Chi cục Thuỷ lợi và PCLB) phối hợp với Đài khí tượng thuỷ văn Nam Trung Bộ tổ chức trực 24/24 giờ/ngày nắm bắt thông tin, dự báo thời tiết và tình hình xả lũ các hồ chứa để tham mưu và đề xuất biện pháp phòng tránh kịp thời trong mùa mưa bão.

5. Về khoa học công nghệ và quản lý chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm:

Nhìn chung công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất góp phần tăng trưởng sản xuất, chủ yếu thông qua công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, BVTV, thú y… nhất là hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình khảo nghiệm, chọn lọc, sử dụng giống mới, phát triển lúa chất lượng cao, ngô lai, giống vật nuôi, giống thủy sản; chương trình cải tạo giống bò, nạc hóa đàn heo… kết hợp với áp dụng các biện pháp thâm canh đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp(1).



- Trong nông nghiệp: Đẩy mạnh phổ biến, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong sản xuất; trong đó tăng cường các hoạt động khuyến nông, công tác thú y, bảo vệ thực vật… Tập trung thực hiện công tác tạo giống, thuần chủng giống, nhân giống, tổ chức sản xuất cung cấp giống và hướng dẫn việc sử dụng giống phù hợp từng vùng sinh thái, gắn với áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như: sạ hàng sạ thưa, tưới tiêu hợp lý, chăm sóc cây trồng theo chương trình 3 giảm 3 tăng, chương trình IPM, 1 giảm 5 phải, luân canh cây trồng phù hợp, bón phân cân đối, ứng dụng cơ giới hoá trong các khâu làm đất, gieo sạ, thu hoạch; khuyến khích áp dụng biện pháp sản xuất sạch, nhằm bảo vệ môi trường và an toàn cho vệ sinh thực phẩm.

- Trong lâm nghiệp: chú trọng kỹ thuật lâm sinh, cải thiện năng suất rừng, từng bước quản lý nguồn cây giống lâm nghiệp đưa vào sản xuất và tiêu chuẩn cây con xuất vườn(2); cải tạo, nâng cấp, xây dựng các vườn ươm giống cây lâm nghiệp trong tỉnh để phục vụ cho công tác sản xuất giống, đáp ứng nguồn cây giống cho trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán.

- Trong thuỷ sản: tăng cường công tác kiểm dịch giống, tổ chức sản xuất giống sạch, chất lượng cao; tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sản xuất các đối tượng giống mới, tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường; chú trọng công tác khuyến ngư, chuyển giao công nghệ cho ngư dân từ khâu nuôi trồng đến khâu thu hoạch, bảo quản; đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất thuỷ sản.

- Về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản: tăng cường tuyên truyền các qui định về ATVSTP có nguồn gốc từ nuôi trồng cho các hộ nuôi, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản; triển khai Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi tại huyện Đông Hòa, Tuy An và TX Sông Cầu(3), tổ chức kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản (rau quả, thịt) và lấy mẫu sản phẩm (rau quả, thịt gà, thịt lợn) để phân tích các chỉ tiêu

an toàn thực phẩm(4), tiếp tục triển khai Dự án đảm bảo an tòan dịch bệnh, an tòan môi trường và an tòan thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng thuộc Chương trình MTQG về VSATTP.

6. Về công tác thanh tra:

- Thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra 49 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và phân bón, qua đó phát hiện 10 cơ sở vi phạm, đã xử lý vi phạm bằng hình thức phạt tiền với tổng số tiền 220,084 triệu đồng, trong đó có 5 hành vi vi phạm vượt thẩm quyền, trình Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt với tổng số tiền là 200 triệu đồng.

- Thanh tra chuyên ngành Bảo vệ thực vật đã tổ chức thanh tra (định kỳ 2 đợt và thanh tra đột xuất 01 đợt) tại 165 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trong tỉnh, trong đó đã phát hiện 28 cơ sở vi phạm với 31 hành vi vi phạm về qui định quản lý thuốc BVTV (đã xử lý cảnh cáo 16 trường hợp, phát tiền 12 trường hợp); đồng thời tuyên truyền phổ biến các qui định của pháp luật về sử dụng thuốc BVTV an tòan hiệu quả (đã huấn luyện và cấp giấy chứng nhận hành nghề cho 184 trường hợp).
7. Về thực hiện một số Chương trình, dự án phát triển hạ tầng thuộc lĩnh vực ngành:

7.1. Nhóm các Dự án chuyên ngành Thủy lợi và các dự án phòng, chống, khắc phục thiên tai do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư (BQLDA thủy lợi làm đại diện CĐT) chuyển sang Ban quản lý dự án Thủy lợi và phòng chống thiên tai Tỉnh (theo Quyết định số 1578/QĐ-UBND ngày 03/10/2011 của UBND tỉnh Phú Yên), gồm các Dự án:

a) Các dự án thực hiện đầu tư (chuyển tiếp):

(1)- Công trình chống xói lở bờ Nam hạ lưu Sông Đà Rằng, (2)- Công trình hệ thống chống ngập thành phố Tuy Hòa, (3)- Công trình Hồ chứa nước Suối Vực, (4)- Công trình Hồ chứa nước Kỳ Châu (5)- Công trình Hồ chứa nước Xuân Bình, (6)- Công trình chỉnh trị cửa sông Đà Nông, (7)- Công trình Hồ chứa nước La Bách.


b) Các dự án chuẩn bị đầu tư:

(1)- Dự án Kè biển An Phú, (2)- Dự án Kè biển An Ninh Đông, (3)- Dự án Kè biển Xuân Hải, (4)- Dự án Kè biển Xuân Hòa, (5)- Dự án Kè biển Xuân Thịnh, (6)- Dự án Kè biển An Hòa, (7)- Dự án Đê biển An Chấn, (8)- Dự án Hồ chứa nước Lỗ Ân, (9)- Dự án Hồ chứa nước Suối Cái, (10)- Dự án Hồ chứa nước Lỗ Chài, (11)- Dự án Trạm bơm tưới vùng NL mía nhà máy đường KCP, (12)- Dự án xây dựng hệ thống nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch.


7.2. Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung, tỉnh Phú Yên:

Tổng mức đầu tư được duyệt tại Quyết định 1977/QĐ-BNN-KH ngày 14/7/2009 là 137 tỷ đồng, năm 2011 được nhà tài trợ chấp thuận bổ sung vốn khoảng 34 tỷ đồng để thực hiện điều chỉnh thiết kế bù SIP và hợp đồng đề nghị điều chỉnh lên 208 tỷ đồng, trong đó: vốn ODA 113,143 tỷ đồng, vốn đối ứng 20,913 tỷ đồng; thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2007 - 2014. Ước giá trị khối lượng thực hiện từ đầu dự án đến 31/12/2011 là 46,119 tỷ đồng, (trong đó: vốn nước ngoài 37,979 tỷ đồng, vốn đối ứng 8,140 tỷ đồng); riêng năm 2011 kế hoạch vốn bố trí 14,181 tỷ đồng, ước giá trị KLTH và giải ngân là 38,071 tỷ đồng gấp 2 lần so kế hoạch, trong đó: vốn đối ứng đã bố trí 4,181 tỷ đồng, thiếu so với cam kết khoảng 2,9 tỷ đồng.



7.3. Các chương trình, dự án lâm nghiệp:

- Chương trình bảo vệ và phát triển rừng: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng kết thúc năm 2010 nhưng được Thủ tướng chính phủ tiếp tục cho thực hiện năm 2011 (số 2018/TTg-KTN ngày 17/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ) và Thông báo số 296/TB-UBND ngày 06/5/2011 của UBND tỉnh về việc gia hạn thời gian thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đến hết năm 2011; theo đó vốn năm 2011 được sử dụng từ nguồn vốn đã giao năm 2010 chuyển sang năm 2011 để tiếp tục thực hiện với tổng kinh phí 32.519,7 triệu đồng (Quyết định số 685/QĐ-UBND ngày 21/4/2011 của UBND tỉnh). Kết quả khối lượng thực hiện như:

. Giao khoán quản lý bảo vệ rừng 25.176/20.070ha đạt 125,4% kế hoạch (rừng đặc dụng: 9.738ha, rừng phòng hộ 15.438ha);

. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 715/1.000ha đạt 71,5%;

. Trồng rừng 528,5ha đạt 44,5%, trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 449ha/600ha, dự án trồng rừng thay thế nương rẫy 40ha/587ha.

. Chăm sóc rừng: 3.312ha đạt 99,8% (năm 2: 1.177ha, năm 3: 771ha, năm 4: 368ha).

Về vốn: dự ước năm 2011 thực hiện 24.922 triệu đồng, khả năng chuyển sang năm 2012: 7.597 triệu đồng.

Năm 2012, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng triển khai thực hiện theo cơ chế của CTMTQG theo Nghị quyết số 18/2011/NQ-QH13 ngày 25/11/2011 của Quốc Hội.
- Dự án khôi phục rừng và phát triển rừng bền vững (KfW6): Tổng mức đầu tư dự án được duyệt là 67,876 tỷ đồng (trong đó: vốn ODA 46,553 tỷ đồng, vốn đối ứng 20,323 tỷ đồng), kế hoạch năm 2011 bố trí 11,510 tỷ đồng (trong đó vốn đối ứng 2,410 tỷ đồng); lũy kế giá trị KLTH và giải ngân đến 31/12/2011 là 40,397 tỷ đồng, riêng năm 2011 ước giá trị KLTH và giải ngân là 20,514 tỷ đồng bằng 178,2% so kế hoạch vốn ghi.
- Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên (FLICTH): Tổng mức đầu tư dự án được duyệt là 181,760 tỷ đồng (trong đó: vốn ODA 143,360 tỷ đồng, vốn đối ứng 38,400 tỷ đồng), kế hoạch năm 2011 bố trí 14,3 tỷ đồng (trong đó vốn đối ứng 3,273 tỷ đồng); lũy kế giá trị KLTH và giải ngân đến 31/12/2011 là 56,422 tỷ đồng, riêng năm 2011 ước giá trị KLTH và giải ngân là 30,709 tỷ đồng bằng 214,7% so kế hoạch vốn ghi.
7.4. Các dự án Thủy sản :

- Dự án cảng cá Phú Lạc:

Tổng mức đầu tư 49,335 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách Trung ương (38,179 tỷ đồng), ngân sách địa phương (1,248 tỷ đồng) và vốn huy động các thành phần kinh tế khác (9,908 tỷ đồng). Tổng vốn đã bố trí cho dự án đến nay là 4,35 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách Trung ương: 2,1 tỷ đồng, vốn ngân sách Tỉnh: 2,25 tỷ đồng); giá trị khối lượng ước thực hiện đến 31/12/2011 là 3,162 tỷ đồng. Năm 2011 không bố trí kế hoạch vốn cho dự án nên chưa triển khai thi công.

Đến nay, đã hoàn thành các công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; rà phá bom mìn vật nổ; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công trình.

Nhằm sớm triển khai thực hiện đầu tư dự án, UBND Tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ vốn trong năm 2011 và các năm tiếp theo (tại Văn bản số 2975/UBND-ĐTXD ngày 24/12/2010). Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và PTNT thì phải chờ Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo vốn cho dự án; do vậy chưa rõ năm 2012 dự án có được hỗ trợ vốn của Trung ương không.



- Dự án khu neo đậu tránh trú bão Đông tác: đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, nhưng trong năm 2011 không bố trí kế hoạch vốn nên chưa trình duyệt dự án được.

- Dự án Trung tâm Giống và Thủy sản giai đoạn 2: dừng không đầu tư trại giống thủy sản nước ngọt, đang trình chủ trương đầu tư trại giống thủy sản nước mặn tại xã An Hải (thay cho xã An Hòa) huyện Tuy An.

- Dự án đầu tư hạ tầng và chỉnh trang vùng nuôi trồng thủy sản Đầm Ô Loan: năm 2011 hoàn thành đưa vào sử dụng hạng mục nâng cấp đường Suối Tre quanh thôn Tây Hòa. Dự kiến xin kết thúc dự án này theo Chỉ thị 1792/TTg của Thủ tướng.

- Dự án đầu tư hạ tầng hổ trợ nuôi lồng bè trên biển xã An Hải – Tuy An: xin dừng đầu tư vốn ngân sách, chuyển hình thức đầu tư khác.
- Dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” (CRSD) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ: Phú Yên là một trong 8 tỉnh được Chính phủ lựa chọn tham gia dự án. Sở Nông nghiệp và PTNT đang tích cực chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi các nội dung đầu tư của tỉnh. Dự kiến dự án sẽ được phê duyệt, ký hiệp định vay và bắt đầu hiệu lực vào giữa năm 2012, thời gian thực hiện dự án dự kiến từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2017. Năm 2011 tỉnh bố trí kế hoạch vốn khoảng 400 triệu đồng chuẩn bị hành động trước đối với các gói thầu thực hiện ngay từ năm đầu tiên (2012).
7.5. Chương trình nước sạch và VSMTNT:

Năm 2011 ước giá trị KLTH và giải ngân vốn đầu tư phát triển là 15,2 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch vốn ghi (gồm: thanh tóan khối lượng hòan thành cho 5 công trình cấp nước tập trung và 14 công trình cấp nước và vệ sinh trường học, xây dựng chuyển tiếp 4 công trình cấp nước tập trung, xây dựng mới 2 công trình cấp nước tập trung và 40 công trình cấp nước và vệ sinh trường học, lập dự án CBĐT 18 công trình cấp nước tập trung). Trong đó Trung tâm nước sạch và VSMTNT thực hiện 4,242 tỷ đồng đạt 100% KH.

Theo điều tra bộ chỉ số theo dõi đánh giá NS và VSMTNT năm 2011 số dân nông thôn được sử dụng nước sinh họat hợp vệ sinh 89,05%, trong đó: tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn QC02: 2009/BTR đang được Trung tâm Y tế dự phòng lấy mẫu nước xét nghiệm đạt tỷ lệ 20,14%, tỷ lệ số hộ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh 53,97%, tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại gia súc HVS: 70,93%, tỷ lệ làng nghề có hệ thống xử lý nước thải, rác thải 14,29%, tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu HVS: 78,37%, tỷ lệ trạm y tế xã có nước và nhà tiêu HVS 92,79%, tỷ lệ công trình công cộng (chợ, trụ sở UBND xã) có nước và nhà tiêu HVS 65,98%.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình này 58,615 tỷ đồng.



7.6. Chương trình bố trí dân cư nông thôn theo Quyết định 193 (Do UBND các Huyện - TX - TP làm chủ đầu tư):

Năm 2011 tổng vốn kế hoạch bố trí 27,8 tỷ đồng (gồm: NSTW 26 tỷ đồng, NSĐP 1,8 tỷ đồng). Trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển: 25,8 tỷ đồng, phân bổ cho 9 Dự án: Hạ tầng kinh tế khu dân cư thôn Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 (500 triệu đồng); HTKT khu dân cư thôn Phước Lộc, xã Xuân Quang 3 (1,5 tỷ đồng); HTKT khu dân cư thôn Triêm Đức (khu I + khu II), xã Xuân Quang 2 - Đồng Xuân (5 tỷ đồng); Dự án di dãn dân Nguyên Xuân xã Sơn Nguyên chuyển về thôn Suối Bạc, xã Suối Bạc - Sơn Hòa (500 triệu đồng); Bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư vùng khó khăn thuộc thôn kinh tế 2, xã Eatrol - Sơn Hòa (500 triệu đồng); Dự án Gò Đạo - Nhất Sơn - Hòa Hội, huyện Phú Hòa (800 triệu đồng); Dự án di dân khỏi vùng ngập lũ xã Đức Bình Tây, Huyện Sông Hinh (12 tỷ đồng); Dự án HTKT điểm dân cư Phú Dương - Vĩnh Hòa, xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu (5 tỷ đồng).

Các hạng mục thi công chủ yếu như: San nền, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống điện, xây dựng hệ thống nước, giếng nước, xây dựng phòng học. Dự ước đến cuối năm các Dự án giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn ghi.

- Vốn sự nghiệp di dân: 2 tỷ đồng, đã thực hiện di dời 120 hộ với kinh phí đã giải ngân 1,2 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm vận động di dời 200 hộ (gồm: 158 hộ vùng thiên tai, 42hộ vùng đặc biệt khó khăn) và giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn ghi.
7.7. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới:

a. Về kết quả thực hiện:

- Toàn tỉnh có 91/91 xã hoàn thành công tác đánh giá thực trạng nông thôn mới đạt 100%, trong đó: số xã triển khai điểm (giai đoạn 2010-2015) là 20/91 xã.

- Về công tác rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn so với Bộ tiêu chí:

Qua rà sóat, đánh giá thực trạng nông thôn tại 91 xã trong tỉnh: chỉ có 01 xã đạt được từ 10 - 12 tiêu chí, 32 xã đạt được từ 05 - 09 tiêu chí và 58 xã đạt dưới 05 tiêu chí. Các tiêu chí chưa đạt được chủ yếu về quy hoạch, giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập bình quân đầu người/năm, hộ nghèo, cơ cấu lao động, nhà ở dân cư...

- Về công tác lập quy hoạch nông thôn mới:

Nhìn chung tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch các xã rất chậm; phần lớn công tác quy hoạch mới hoàn thành ở khâu lập đề cương nhiệm vụ và khảo sát, đánh giá thực trạng… trong đó có 31/91 xã được phê duyệt đề cương nhiệm vụ quy hoạch chung; riêng 20 xã điểm: có 4 xã được phê duyệt đồ án quy hoạch, 16 xã đã dự thảo xong đồ án quy hoạch, đang lấy ý kiến để hoàn chỉnh trình phê duyệt.

- Về công tác lập đề án xây dựng nông thôn mới:

Nhìn chung tiến độ thực hiện rất chậm, chỉ một vài xã điểm dự thảo xong đề án và đang lấy ý kiến để hòan chỉnh, nhưng các đề án cơ bản chưa phản ánh được thực trạng tình hình địa phương cũng như định hướng cho công tác quy hoạch sắp tới. Có 91/91 xã đang triển khai lập đề án.

- Về kinh phí thực hiện: năm 2011 NSTW phân bổ 13.538 triệu đồng, trong đó:

+ Vốn sự nghiệp: 11.438 triệu đồng; gồm: kinh phí lập quy hoạch: 9.980 triệu đồngổmtong đó: bố trí 200 triệu đồng/xã cho 20 xã điểm, tạm ứng 84 triệu đồng/xã cho 71 xã còn lại); kinh phí xây dựng Đề án: 20 triệu đồng; kinh phí đào tạo, quản lý, tuyên truyền: 1.438 triệu đồng.

+ Vốn đầu tư phát triển: 2.100 triệu đồng (Hỗ trợ cho 3 xã điểm/3 huyện miền núi, mỗi huyện 700 triệu đồng).

b. Về kết quả giải ngân:

Tính đến ngày 23/12/2011 tổng vốn giải ngân 5.369 triệu đồng bằng 39,7% kế hoạch, trong đó: vốn đầu tư phát triển 1.130 triệu đồng bằng 53,4% kế hoạch, vốn sự nghiệp 4.239 triệu đồng 37,1% kế hoạch.



8. Về công tác quy hoạch:

Triển khai thực hiện lập các quy hoạch do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư như:

- Quy hoạch các vùng chăn nuôi và các khu giết mổ GSGC tập trung tỉnh Phú Yên (dự toán được duyệt 348,17 triệu đồng), năm 2010 đã giải ngân 300 triệu đồng, dự án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1936/QĐ-UBND ngày 22/11/2011.

- Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Phú Yên (dự toán được duyệt 447,9 triệu đồng), năm 2010 đã giải ngân 300 triệu đồng, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1935/QĐ-UBND ngày 22/11/2011.

- Quy hoạch hệ thống đê biển tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010-2020 (kế hoạch năm 2011 bố trí vốn 500 triệu đồng) Sở Kế hoạch và Đầu tư đang xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí.

- Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn phát triển đến năm 2030 (kế hoạch năm 2011 ghi 500 triệu đồng), Sở Kế hoạch và Đầu tư đang xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí.

- Vốn Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bố trí: 2.897 triệu đồng để thực hiện các quy hoạch theo Quyết định 908/QĐ-UBND ngày 06/6/2008 của UBND tỉnh:

+ Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2020: 79,5 triệu đồng, nội dung quy hoạch đã thông qua tại Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 21/9/2011 của HĐND tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh quyết định phê duyệt số 1819/QĐ-UBND ngày 02/11/2011;

+ Quy hoạch chi tiết phát triển rừng sản xuất đến từng địa bàn chủ rừng giai đoạn 2011-2020 (540 triệu đồng) đã được UBND tỉnh phê duyệt số 1686/QĐ-UBND ngày 14/10/2011;

+ Xác định ranh giới đóng cột mốc rừng phòng hộ đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng (852 triệu đồng), đã có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật của Sở Kế hoạch và Đầu tư (số 96/QĐ-SKHĐT ngày 04/10/2010);

+ Rà soát điều chỉnh lại lâm phần của các dự án cơ sở trồng mới 5 triệu ha rừng (710 triệu đồng); đã có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh (số 1679/QĐ-UBND ngày 18/10/2010).

9. Về kết quả thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: UBND tỉnh phê duyệt danh sách các tàu cá đủ điều kiện tham gia khai thác vùng biển xa 06 đợt tổng số 493 tàu đăng ký; trong đó đủ điều kiện hỗ trợ 02 đợt (265 tàu) đang xem xét đợt 3 (47 tàu); về kinh phí hổ trợ: Trung ương phân bổ cho tỉnh 29,994 tỷ đồng, đã giải ngân đến ngày 14/12/2011 là 7,010 tỷ đồng, ước giải ngân tiếp cho 47 trường hợp đủ điều kiện: 2,078 tỷ đồng.

III. Đánh giá chung:

Mặc dù gặp nhiều khó khăn song có sự tập trung triển khai các giải pháp, nhất là phát triển sản xuất nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh nên tốc độ tăng trưởng khá (7,7%) trong đó: trồng trọt tăng 6,3%, chăn nuôi tăng 1,6%, thuỷ sản tăng 12,4%, lâm nghiệp giảm 3,5%, dịch vụ nông nghiệp tăng 6,5%; dự ước sản lượng lương thực có hạt 36,4 vạn tấn, hầu hết diện tích, năng suất cây trồng chủ yếu đều tăng, trong đó: chủ yếu cây ngô 6.648ha- NSBQ hơn 3,1tấn/ha (tăng 6,2 tạ/ha so với năm trước), mía 20.858ha- NSBQ khỏang 53tấn/ha (tăng 5,5 tấn/ha), sắn 17.865ha- NSBQ khỏang 14,4tấn/ha (tăng 2,8tấn/ha), đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến công nghiệp. Riêng đánh bắt thuỷ sản tuy trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về giá cả nhiên liệu tăng cao, nhưng sản lượng đạt 45.279 tấn tăng hơn 3.060 tấn so với năm trước, trong đó cá ngừ đại dương 5.648 tấn tăng gần 650 tấn so với thực hiện năm 2010.



Tuy nhiên còn một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân như sau:

- Sản xuất nông lâm ngư nghiệp tuy có mặt phát triển nhưng chưa bảo đảm yếu tố bền vững, cơ cấu ngành chuyển dịch đúng hướng nhưng nặng về trồng trọt (chiếm 47,2%), chăn nuôi chiếm thấp 14,4% trong cơ cấu ngành. Mặt khác nhất là ảnh hưởng của thị trường giá cả vật tư nông nghiệp, giá thức ăn chăn nuôi biến động bất lợi làm cho người chăn nuôi không mạnh dạn tái đàn, nhất là đàn lợn giảm 19,6% so với năm 2010; quản lý bảo vệ rừng còn bất cập, một số dự án trồng rừng chưa đảm bảo lợi ích hài hoà với dân cư ở vùng gần rừng; tình trạng phá rừng để trồng sắn, mía tự phát đang xảy ra.

- Sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là các công trình thuỷ lợi, nước sạch nông thôn chưa hiệu quả, dự án chậm tiến độ, chất lượng thấp, trong đó một số công trình trong quá trình thi công phát sinh yêu cầu kỹ thuật, phải chỉnh sửa, bổ sung; mặt khác khâu giải tỏa đền bù mặt bằng thi công luôn là khâu yếu; thời gian thi công kéo dài, chậm đưa vào khai thác sử dụng theo tiến độ và giảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình; năng lực quản lý của các BQL dự án và sự phức tạp về thủ tục đầu tư XDCB là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm chậm trễ tiến độ thực hiện dự án.

- Công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành, năng lực và trình độ của một bộ phận đội ngũ cán bộ trong ngành còn chưa đủ khả năng triển khai các chương trình, dự án trước đòi hỏi cao của nhiều chủ trương, chính sách đổi mới của Nhà nước, của Tỉnh đã ban hành, ảnh hưởng sự phát triển chung.



Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2012

I. Một số chỉ tiêu chủ yếu:

Năm 2012 tiếp tục thực hiện các Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, nhất là Kế hoạch của UBND tỉnh số 2110/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 v/v giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; và hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư số 1210/SKHĐT-TH ngày 16/12/2011, trong đó:
1. Về chỉ tiêu kinh tế: (Theo giá cố định năm 1994):

- Chỉ tiêu tổng hợp: giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp 2.800 tỷ đồng tăng 4,3%; trong đó: nông nghiệp 1.626 tỷ đồng tăng 2,3% (trồng trọt 1.200 tỷ đồng tăng 0,6%, chăn nuôi 360 tỷ đồng tăng 6,5%, dịch vụ 66 tỷ đồng tăng 12,6%), lâm nghiệp 56 tỷ đồng tăng 12,7%, thuỷ sản 1.118 tỷ đồng tăng 7,0% so với thực hiện năm 2011.

- Kế hoạch sản xuất một số cây trồng hàng năm chủ yếu:

+ Sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 36 vạn tấn, trong đó: thóc 34 vạn tấn.

+ Cây lúa: 57.300 ha, NSBQ cả năm khoảng 59,3 tạ/ha;

+ Cây bắp: 7.000 ha, sản lượng 20.000 tấn;

+ Cây mía: 19.884 ha, sản lượng 1,13 triệu tấn;

+ Cây sắn: 15.900 ha, sản lượng 265 ngàn tấn;

+ Mè: 4.030ha, sản lượng khoảng 1.160 tấn;

+ Đậu phụng 1.100ha, sản lượng 1.400 tấn;

+ Thuốc lá: 610ha, sản lượng 750 tấn.

- Chăn nuôi: Tiếp tục phát triển đàn bò 200.000 con tăng 12,4%; đàn heo 135.000 con tăng 13%, duy trì ổn định đàn gia cầm khoảng hơn 2,5 triệu con; sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng khoảng 33.640 tấn tăng 6,6% so với ước thực hiện năm 2011.
- Lâm nghiệp:

+ Trồng rừng tập trung: 5.000 ha (trong đó: rừng PH - ĐD khoảng 900ha);

+ Bảo vệ rừng: 32.070ha;

+ Khoanh nuôi tái sinh rừng: 2.200ha;

+ Chăm sóc rừng trồng khoảng 12.000 ha;

+ Khai thác gỗ rừng tự nhiên: 5.000m3 (Bộ Nông nghiệp và PTNT thông báo 4.000m3);

+ Khai thác gỗ rừng trồng: 25.000 m3;

+ Trồng cây phân tán: 1 triệu cây.


- Thuỷ sản:

+ Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 55.900 tấn; trong đó: sản lượng khai thác khoảng 45.300 tấn, sản lượng nuôi trồng khoảng 10.600 tấn.

+ Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 2.800 ha; trong đó: nuôi nước ngọt 320 ha, nước mặn lợ 2.500 ha.

- Diêm nghiệp: Sản lượng muối phấn đấu đạt 17.000 tấn.
2. Về chỉ tiêu môi trường:

- Phấn đấu tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 80% (tăng thêm 6% so với ước thực hiện năm 2011).

- Tỷ lệ che phủ của rừng phấn đấu đạt 36,8% (tăng thêm 0,7% so với ước TH năm 2011).

3. Kế hoạch chi ngân sách: Tổng kinh phí: 51.036 triệu đồng, trong đó chi quản lý hành chính: 24.424 triệu đồng; chi sự nghiệp kinh tế 26.612 triệu đồng.
4. Kế hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN: Tổng vốn 58.870 triệu đồng, trong đó: CBĐT, CBXD: 870 triệu đồng; thực hiện đầu tư: 58.000 triệu đồng, trong đó: vốn trong nước 3.000 triệu đồng, vốn nước ngoài 45.000 triệu đồng, vốn xây dựng Cảng cá Phú Lạc từ thu tiền sử dụng đất 10.000 triệu đồng (chưa bao gồm vốn Chương trình MTQG, vốn TPCP).
II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 2012:

1. Về Nông nghiệp:

- Tiếp tục phát triển thâm canh cây lúa, mở rộng diện tích cây bắp lai để đảm bảo an ninh lương thực, phấn đấu sản xuất được mùa 02 vụ lúa chính: Đông xuân và Hè thu, trong đó: tiếp tục đầu tư phát triển thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động phục vụ thâm canh và nâng hệ số sử dụng đất lúa; đẩy mạnh công tác giống, tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn nông dân sử dụng giống lúa xác nhận và giống kỹ thuật, biện pháp thâm canh; tăng cường hệ thống bảo vệ thực vật; đầu tư phát triển để giảm thất thoát sau thu hoạch (hiện nay từ 13-15%); coi trọng lịch thời vụ, tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi tập quán sản xuất 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ lúa - một vụ màu ăn chắc.

- Tiếp tục thực hiện chương trình chuyển dịch cây trồng gắn với kiểm sóat an tòan dịch bệnh cây trồng theo cơ cấu hợp lý và bền vững trên cơ sở phát huy các lợi thế của từng địa phương, tạo ra các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với áp dụng khoa học công nghệ, ổn định vùng nguyên liệu mía, sắn, rau... theo quy hoạch gắn với cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

- Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững gắn với an toàn dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tập trung phát triển các gia trại, trang trại và các cơ sở chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô phù hợp. Tăng cường năng lực hệ thống thú y, nhất là ở cơ sở, để có đủ năng lực chủ động phòng chống các loại dịch bệnh, hướng dẫn nông dân thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh từ chuồng trại chăn nuôi. Mở rộng các mô hình trồng cỏ nuôi bò thịt thâm canh, nhân rộng một số đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, quản lý chặt chẽ các cơ sở giết mổ tập trung gắn với các địa bàn chăn nuôi đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Về Lâm nghiệp:

- Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, tạo sự hài hoà về lợi ích giữa doanh nghiệp trồng rừng với hộ dân có rừng, sống gần rừng, bảo vệ và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có, bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học. Phát triển rừng trên đất quy hoạch cho lâm nghiệp để nâng độ che phủ của rừng; khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao giá trị lâm sản. Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng thuộc các Dự án lâm nghiệp đang triển khai, sản xuất gỗ ổn định từ rừng tự nhiên theo kế hoạch và đúng quy phạm; khai thác gỗ củi rừng trồng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến.

- Tập trung lãnh đạo tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, tiếp tục thực hiện những biện pháp cấp bách về quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Quản lý diện tích rừng sản xuất hiện có là rừng tự nhiên theo nguyên tắc bền vững, khai thác lâm sản hợp lý, đúng qui trình qui phạm; lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu rừng, hiện đại hóa công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị lâm sản, tăng khả năng đóng góp của ngành Lâm nghiệp cho phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích của người làm nghề rừng.


3. Về Thuỷ sản:

- Tiếp tục quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản theo vùng quy hoạch được duyệt về đối tượng, vùng nuôi. Tăng cường công tác khuyến ngư và chuyển giao công nghệ sản xuất, nhân rộng các mô hình nuôi hiệu quả trên cả 3 vùng nước (mặn, lợ, ngọt). Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững, đa dạng hoá đối tượng nuôi, hình thức nuôi. Tổ chức tốt việc kiểm dịch, quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh thuỷ sản nuôi, thực hiện tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường, giám sát sự biến động của các hệ sinh thái và chất lượng môi trường nuôi trồng thuỷ sản;

- Tổ chức sản xuất sản phẩm sạch, giống sạch, xây dựng vùng nuôi an toàn, triển khai thực hiện quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) và thực hiện qui định truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm cạnh tranh và hội nhập;

- Tăng cường công tác chỉ đạo các hoạt động khai thác trên biển, nhất là khai thác xa bờ, khuyến khích ngư dân đổi mới công nghệ đánh bắt, mở rộng phương thức đánh bắt xa bờ và kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản để đảm bảo phát triển bền vững, phổ biến áp dụng công nghệ phù hợp để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả khai thác;

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân khai thác hải sản, gồm: hỗ trợ thay máy tàu, cải hoán tàu và thay vỏ tàu, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng và phí bảo hiểm tàu cá, bảo hiểm thuyền viên;

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho tàu khai thác hải sản theo tinh thần Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng chính phủ, tăng cường công tác dự báo, thông tin khai thác hải sản đảm bảo cho ngư dân khai thác có hiệu quả cao vừa duy trì hệ thống thông tin về an toàn trên biển giảm thiểu tai nạn, rủi ro khi ra khơi đánh bắt cá. Thiết lập cầu nối giữa đại diện ngư dân với ngành chủ quản, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng ngư dân trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

       - Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến và xuất khẩu, gắn với phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

4. Tiếp tục phát triển nông thôn, nhằm cải thiện đời sống của dân cư nông thôn:

- Triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông thôn mới theo Nghị quyết 26/TƯ của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) dựa trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn tỉnh theo Bộ tiêu chí quốc gia ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Ưu tiên đầu tư xây dựng 20 xã điểm về xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình bố trí, sắp xếp lại dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 193 của Chính phủ;

- Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, mở rộng các ngành nghề truyền thống hiện có, chú trọng phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp nông thôn vừa và nhỏ nhằm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn góp phần cải thiên đời sống dân cư nông thôn. Tiếp tục phát triển các HTX với những hình thức linh hoạt, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế và nhu cầu của nông dân.


5. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng nông nghiệp nông thôn đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất và cải thiện đời sống nông thôn:


- Tiếp tục tranh thủ sự hổ trợ của TW, vốn ODA, Trái phiếu chính phủ, Chương trình MTQG kết hợp nguồn lực địa phương để đầu tư phát triển thủy lợi nhằm tăng dần mức đảm bảo phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ..., đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng tăng cường khả năng cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo. Hoàn chỉnh nâng cấp các công trình đê kè sông, biển nhằm nâng cấp năng lực phòng chống lụt bão, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra;

- Đầu tư, hỗ trợ để hình thành một số cơ sở sản xuất giống thuỷ sản đạt chất lượng tốt, phù hợp với quy hoạch tạo điều kiện phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững;

- Thực hiện đầu tư các dự án hạ tầng phục vụ khai thác và nâng cấp điều kiện an toàn sinh học và đa dạng đối tượng nuôi các vùng nuôi trồng thuỷ sản...;

- Đầu tư cơ sở vật chất nhân lực các Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng, vật nuôi, trại giống,... đủ sức đảm bảo tổ chức sản xuất, kiểm dịch, cung ứng giống cơ bản cho nhu cầu phục vụ thâm canh;

- Tiếp tục thực hiện Chương trình nước sạch và VSMTNT trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng dần tỉ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sinh họat đảm bảo hợp vệ sinh, đề xuất công nghệ và giải pháp cấp nước thích hợp, tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, cải tiến phương pháp tổ chức, quản lý sau đầu tư, bảo vệ nguồn nước và năng lực quản lý ở cấp cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch của nhân dân, nhất là miền núi, nông thôn, nâng cao điều kiện sống và giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.
6. Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng nông lâm thuỷ sản:

Kiện toàn nâng cao năng lực hệ thống bảo vệ thực vật, thú y, làm tốt công tác dự báo, kiểm soát dịch bệnh; quản lý chặt chẽ chất lượng đầu vào (giống, vật tư, hoá chất…). Kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, triển khai các họat động nhằm đảm bảo VSATTP nông lâm thủy sản cho người tiêu dùng. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật nâng cao ý thức và trách nhiệm người dân và doanh nghiệp về VSATTP. Duy trì ổn định, hiệu lực hiệu quả hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra VSATTP.




7. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT:

- Tiếp tục kiện toàn cơ cấu bộ máy tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT. Tích cực thực hiện công tác điều hành, kiểm tra của Sở và các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngành, tạo môi trường thuận lợi và phục vụ các Doanh nghiệp, bà con nông ngư dân… hoạt động trên lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT; chủ động và tích cực hơn trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế của ngành như đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở trình độ cao hơn, giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra đó là khả năng cạnh tranh của nền Nông nghiệp; góp phần giải quyết công ăn việc làm, giảm nghèo, tăng thu cho nông ngư dân và tổ chức phát triển nông thôn một cách hài hoà bền vững.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình, dự án liên quan đang triển khai trên địa bàn.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với thực hiện: Chương trình hành động số 30-CTr/TU của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết TW 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình hành động của Tỉnh uỷ số 08-CTr/TU ngày 24/6/2011 về đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.


Trên đây là kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2011 và kế hoạch năm 2012 của ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên. (Chi tiết kèm theo phụ biểu).

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC

- UBND tỉnh;

- Bộ NN&PTNT;

- Sở Kế hoạch & Đầu tư;

- Sở Tài chính;

- Lãnh đạo Sở;

- Các phòng, các đơn vị trực thuộc Sở;

- Các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Lưu KHTC, VP.



1(1): - Chi cục BVTV tổ chức 5 lớp tập huấn quy trình canh tác IBM theo hướng GAP trên cây rau cho 150nông dân; thực hiện 4 mô hình sản xuất lúa theo chương trình BUCAP với 70nông dân tham gia và được 90 nông dân hưởng ứng nhân rộng trên diện tích 11,5ha; thực hiện 03 mô hình trình diễn “Cùng nhà nông ra đồng”có 94 nông dân tham gia với diện tích 13,5ha. Đồng thời các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền chuyển giao kỹ thuật (tổ chức 65 lớp tập huấn kỹ thụât thâm canh cây lúa/2.383 nông dân, 4 lớp tập huấn KT sản xuất rau an tòan/120nông dân, 8 lớp tập huấn KT thâm canh cây mía/1.050nông dân và 20 lóp về sản xuất cây dược liệu, cây bắp, cây đậu đỗ/954nông dân. Phối hợp với Viện BVTV tiếp tục triển khai đề tài ”Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý rầy nâu hại lúa bền vững” tại HTX Hòa Thịnh – Tây Hòa, phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Huế triển khai đề tài”Tuyển chọn một số giống lúa kháng rầy” tại HTX Hòa Thắng 2 – Phú Hòa – kết quả đã thu được một số giống có đặc tính tương đối phù hợp với điều kiện Phú Yên có khả năng kháng rầy như: HP10 và HP01; đồng thời triển khai 06 đề tài nghiên cứu về: phòng trừ chuột bằng bẫy cây trồng, thuốc trừ chuột sinh học, so sánh các giống lúa do nông dân chương trình BUCAP chọn tạo, chọn tạo giống chịu phèn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng trừ bọ phấn trắng hại mía, tuyển chọn giống dừa kháng bọ dừa…

- Trung tâm khuyến Nông, khuyến Ngư tổ chức Chương trình tập huấn kỹ thuật phổ cập cho nông dân (51 lớp), tập huấn nghiệp vụ khuyến nông (4 lớp), triển khai các mô hình: sản xuất lúa 1 phải 5 giảm (65 ha), sản xuất Dưa leo - khổ qua an toàn theo hướng GAP (4ha), chăn nuôi gà an tòan sinh học (5.200 con), chăn nuôi vỗ béo bò thịt (60 con); tổ chức 15 lớp tập huấn phổ cập về kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, các đối tượng nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn, kỹ thuật khai thác và phòng chống bão trên biển.



- Trung tâm giống và KT vật nuôi cung ứng cho người chăn nuôi 9.950 liều tinh bò lai, 7.244 liều tinh heo giống và 167 con heo giống…

2(2): Sở Nông nghiệp và PTNT đã chứng nhận cho 11 đơn vị trong tỉnh có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh gống cây trồng lâm nghiệp. Kết quả kiểm tra công tác chuẩn bị giống cây con lâm nghiệp phục vụ cho mùa trồng rừng tập trung năm 2011: có 4.479.019 cây con các loại đã gieo ươm (keo các loại, bạch đàn, sao đen, dầu rái, xà cừ, phi lao), trong đó xác nhận có 4.030.639 cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn (chiếm 90%) đưa vào trồng rừng.

3(3): Đã thu 06 mẫu nước ương tôm giống, 24 mẫu tôm thẻ, 06 mẫu tôm sú và 09 mẫu mẫu tôm nguyên liệu (thẻ và sú) tại đại lý để gửi phân tích. Kết quả không có mẫu nào tồn dư các chất độc hại vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép.

4(4): Đã thu 12 mẫu rau quả các loại, 13 mẫu thịt heo, 01 mẫu thịt gà tại 05 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để gửi phân tích. Kết quả 1/12 mẫu rau quả các loại có dư lượng thuốc BVTV (Rau má – huyện Đông Hòa có dư lượng thuốc BVTV là 0,43 mg/kg); 5/13 mẫu thịt heo nhiễm vi sinh vật Staphylococcus aureus lớn hơn giới hạn cho phép (102cfu/g), không phát hiện chất cấm (Clenbuterol và salbutamol)/5 mẫu thịt heo; không phát hiện vi sinh vật Campylobacter trên mẫu thịt gà.



tải về 142.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương