Diện tích tự nhiên: 532. 916,42 ha. Dân số năm 2005: 219. 505 người



tải về 274.8 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích274.8 Kb.
#22358
TỈNH CÀ MAU
- Diện tích tự nhiên: 532.916,42 ha.

- Dân số năm 2005: 1.219.505 người.

- Mật độ dân số: 234 người/km2

- GDP ngành NN-LN-TS 2005: 53,64%.

- Tốc độ tăng GTSX NN-LN-TS 2001 - 2005: 5,62%/năm.

Tỉnh Cà Mau nằm trong Vùng Bán đảo Cà Mau – Đồng bằng sông Cửu Long (cực Nam của tổ quốc có 3 mặt giáp biển); hàng năm được phù sa bồi đắp nên diện tích đất giai đoạn 2000-2005 tăng bình quân 2.682 ha/năm (5 năm 2000-2005 tăng 13.409 ha). Cà Mau có vị trí địa lý và hành chính như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông, Phía Tây và Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.

Cà Mau có bờ biển dài 307 km; có tuyến đường Quốc lộ I dài khoảng 70 km; có 7 sông lớn như: Cửa Lớn, Bảy Háp, Ông Đốc, Gành Hào, Đầm Rơi, Trèm Trẹm, Bạch Ngưu; có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối. Cà Mau có mệnh danh là “mỏ tôm tự nhiên”, đồng thời là vùng đất mới, địa hình thấp, ảnh hưởng của thuỷ triều nên thuận lợi cho nuôi tôm sú quy mô lớn nhất cả nước.

I. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI

- Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện – thành phố (TP.Cà Mau, các huyện: U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Phú Tân và Ngọc Hiển); cấp xã, phường và thị trấn có 89 đơn vị (gồm 73 xã, 16 phường và thị trấn). Số xã thuộc diện nghèo, đói là 18 xã (chiếm 20,22% tổng số xã, phường).

- Dân số trung bình năm 2005: 1.219.505 người, dân tộc chính là người Kinh (233.418 hộ, chiếm 96,8%), kế đến là đồng bào dân tộc Khmer (4.817 hộ, chiếm 2,0%), người Hoa (2.747 hộ, chiếm 1,14%)… Số hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) còn cao: 15.631 hộ, chiếm 6,48% tổng số hộ.

- Nông nghiệp tỉnh Cà Mau đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của vùng Bán đảo Cà Mau cũng như Vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đặc biệt với các sản phẩm nông ngư nghiệp chủ lực có tỷ suất hàng hóa cao và là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gồm có: tôm, cá và lúa mùa đặc sản địa phương.

- Tổng sản phẩm (GDP) năm 2005 (giá CĐ 94) đạt 7.740 tỷ đồng, GDP thời kỳ 2001–2005 tăng bình quân 11,73%/năm; trong đó: công nghiệp – xây dựng tăng 16,01/năm, thương mại - dịch vụ 15,15%/năm và nông – lâm – thủy sản 8,10%/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Cà Mau là đúng hướng, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp: tỷ trọng nông – lâm – thủy sản năm 2005 chiếm 53,64% tổng GDP (giảm -6,32%), công nghiệp – xây dựng chiếm 23,54% và thương mại - dịch vụ: 22,82%; song nông nghiệp – thủy sản vẫn giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế.

- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp Cà Mau năm 2001 đạt 5.780,1 tỷ đồng, đến năm 2005 tăng lên 7.192,7 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001–2005 là 5,62%/năm; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp giảm. Nguyên nhân là do chuyển đất canh tác lúa sang nuôi trồng thuỷ sản (nông nghiệp giảm 2,33%/năm, lâm nghiệp giảm 0,12%/năm); riêng thủy sản có tốc độ tăng trưởng khá cao 11,27%/năm.

- Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2000: 232,1 triệu USD, năm 2005: 520,7 triệu USD; tốc độ tăng bình quân 2000–2005: 17,55%/năm. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu năm 2005 gồm: Tôm (502,7 triệu USD), gạo (10,95 triệu USD).

II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông lâm ngư nghiệp

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

ĐVT: Ha

Loại đất

2000

2005

Biến động 2005/2000

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

519.507,0

532.916,4

13.409,5

Tổng diện tích đất nông nghiệp

456.248,2

477.702,6

21.454,5

I. Đất sản xuất nông nghiệp

238.257,4

142.445,6

-95.811,8

I.1- Đất trồng cây hàng năm

186.298,1

87.820,2

-98.477,9

Trong đó: Đất ruộng lúa, lúa màu

178.733,5

80.777,5

-97.956,0

1.2- Đất trồng cây lâu năm

51.959,3

54.625,4

2.666,1

*Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau (01/01/2005)

- Diện tích tự nhiên tỉnh Cà Mau sau 5 năm tăng 13.409 ha do phù sa bồi đắp nơi đất Mũi tận cùng cực Nam Tổ Quốc Việt Nam. Đây là đặc trưng rất đáng chú ý khi nghiên cứu phát triển nông lâm ngư nghiệp Cà Mau. Đất nông nghiệp sau 5 năm tăng 21.454 ha do lấn biển và khai thác đất hoang hoá.

- Cơ cấu đất nông lâm ngư nghiệp từ 2000 đến 2005 có sự chuyển đổi rất mạnh, nhất là từ năm 2001. Cà Mau là tỉnh có quy mô chuyển đổi loại hình từ lúa sang nuôi thuỷ sản lớn nhất cả nước: 97.956 ha.

- Hệ số quay vòng đất lúa: 1,35 lần/năm do 100% diện tích đất lúa ở Cà Mau canh tác nhờ nước mưa.

Nguyên nhân dẫn đến việc chuyển đổi mạnh từ đất sản xuất nông nghiệp sang nuôi thuỷ sản:

+ Trồng lúa nhờ nước mưa năng suất thấp, phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên, trong khi thời tiết diễn biến phức tạp, hiệu quả kinh tế từ sản xuất lúa thấp.

+ Tôm xuất khẩu có giá cao, giá bình quân 1 kg tôm bằng 30-40 kg lúa.

+ Từ tự phát của nông dân chuyển thành chủ trương của tỉnh và địa phương nên được đầu tư hỗ trợ cho nuôi tôm phát triển.



+ Thị trường tiêu thụ mạnh, lại có hạ tầng và cơ sở chế biến khá đồng bộ hiện đại.

2.2. Thực trạng sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản

Bảng 2: Cơ cấu và giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản

ĐVT: Tỷ đồng, %

HẠNG MỤC

2001

2002

2004

2005

Tăng BQ 2001-2005

I. Tổng GTSX (Giá HH)

7.992,3

8.567,9

10.526,1

11.458,0




Tỷ lệ (%)

100,0

100,0

100,0

100,0




1. Nông nghiệp

1.198,1

1.344,6

1.356,7

1.580,9




Tỷ lệ (%)

15,0

15,7

12,9

13,8




2. Lâm nghiệp

225,3

242,6

233,3

206,0




Tỷ lệ (%)

2,8

2,8

2,2

1,8




3. Thủy sản

6.569,0

6.980,8

8.936,1

9.671,1




Tỷ lệ (%)

82,2

81,5

84,9

84,4




II. Tổng GTSX (Giá 1994)

5.780,1

5.893,0

6.573,7

7.192,7

5,62

1. Nông nghiệp

1.118,5

1.099,1

1.006,2

1.018,0

-2,33

2. Lâm nghiệp

127,6

131,1

119,7

127,0

-0,12

3. Thủy sản

4.534,0

4.662,8

5.447,8

6.047,7

7,47

*Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau 2005

- Cơ cấu GTSX Nông lâm thuỷ sản có sự chuyển đổi rõ nét. Năm 2001 nông nghiệp chiếm 14,99% thì đến năm 2005 giảm chỉ còn 13,80%, trong khi thuỷ sản tăng từ 82,2% lên 84,41% (tăng 2,21%) so với tổng GTSX Nông lâm thuỷ sản, giá trị thuỷ sản năm 2005 (Giá hiện hành) đã đạt 9671,4 tỷ đồng.

- Tốc độ tăng GTSX Nông lâm thuỷ sản bình quân đạt 5,62%/năm, trong đó: thuỷ sản tăng 7,4%/năm, riêng nông nghiệp giảm -2,33% /năm và lâm nghiệp giảm -0,12%/năm.

Nguyên nhân dẫn đến cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp tăng, giảm là do chuyển đổi sử dụng đất từ nông lâm nghiệp sang nuôi thuỷ sản. Sản xuất nông nghiệp chịu quá nhiều rủi ro, canh tác nhờ nước mưa và do đ­a nước mặn vào nuôi tôm dẫn đến trồng trọt, chăn nuôi đều rất khó khăn. Đây là mặt trái của chuyển đổi từ hệ thống nông nghiệp nước ngọt sang nước lợ - mặn, trong khi hệ thống công trình kiểm soát mặn, giữ ngọt chưa hoàn chỉnh.



2.2.1. Nông nghiệp

- Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Nếu như năm 2001 cơ cấu nội bộ ngành là trồng trọt: 72,82%; chăn nuôi: 15,42%; dịch vụ: 11,76% thì đến năm 2005 cơ cấu này là trồng trọt: 70,84%; chăn nuôi: 21,98%; dịch vụ: 7,18%.

- Sản xuất nông nghiệp chỉ có được vùng lúa hàng hoá tập trung ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời.

a. Trồng trọt

Trồng trọt là ngành kinh tế quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của Cà Mau luôn chiếm trên 70% GTSX nông nghiệp, song trồng trọt ở Cà Mau trên đất có vấn đề (mặn – phèn) lại canh tác nhờ nước mưa nên hệ số quay vòng đất thấp 1,35 lần/năm. Cây chủ lực là lúa và dừa.



Bảng 3: Diễn biến sản xuất một số cây trồng chính

HẠNG MỤC

ĐVT

2001

2002

2004

2005

Tốc độ tăng BQ 2001-2005 (%/năm)

1. Lúa cả năm

1.000 Ha

131,57

130,56

131,66

109,64

-4,46

- Sản lượng

1.000 Tấn

418,45

420,45

404,13

386,95

-1,94

SL lúa BQ/người

Kg/người

360,00

361,00

337,00

317,00

-3,13

2. Bắp (Ngô)

1.000 Ha

0,25

0,51

0,21

0,22

-3,23

- Sản lượng

1.000 Tấn

0,87

1,85

0,63

0,66

-6,88

3. Rau đậu các loại

1.000 Ha

5,30

5,35

4,75

5,24

-0,27

- Sản lượng

1.000 Tấn

15,15

25,65

24,83

24,36

12,60

4. Mía

1.000 Ha

5,33

5,99

3,36

3,42

-10,49

- Sản lượng

1.000 Tấn

337,40

445,47

209,33

215,66

-10,59

5. Dừa

1.000 Ha

18,87

12,07

10,21

9,59

-15,58

- Sản lượng

1.000 Tấn

61,96

21,05

26,70

24,98

-20,32

*Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau 2005 và 2000

- Trong giai đoạn 2001-2005, trong số các cây trồng chủ lực đều có xu hướng giảm diện tích và sản lượng, chỉ duy nhất sản lượng rau tăng 12,6%/năm.(mặc dù diện tích không biến động nhiều).

- Đối với cây lúa: Diện tích gieo trồng giảm từ 131.570 ha (2001) xuống 109.640 ha (2005) (giảm bình quân 4,46%/năm). Sản lượng lúa giảm từ 418.450 tấn đến 386.950 tấn (giảm bình quân 1,94%/năm).

Nguyên nhân giảm diện tích và sản lượng gồm có:

+ Giảm diện tích đất canh tác và gieo trồng các loại cây sang nuôi thuỷ sản.

+ Nuôi thuỷ sản nước mặn đã đe doạ thường xuyên đến sinh trưởng và phát triển của các loại cây yêu cầu nuôi trồng nước ngọt.

+ Nông hộ và cả hệ thống chính trị quá lo cho thuỷ sản (tôm) nên ít đầu tư cho trồng trọt.

+ Canh tác nhờ mưa, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh nên sản xuất chủ yếu là quảng canh, ít chú ý đến thâm canh, đưa tiến bộ vào sản xuất.

+ Cà Mau ở xa thị trường, giao thông lại kém phát triển nên sản xuất trồng trọt gặp khó khăn.

b. Chăn nuôi :

Bảng 4: Diễn biến đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi

HẠNG MỤC

ĐVT

2000

2002

2004

2005

Tốc độ tăng BQ 2000-2005 (%/năm)

1. Đàn trâu

1.000con

1,82

0,76

0,68

0,58

-20,33

2. Đàn bò

1.000con

0,40

0,01

0,05

0,07

-28,85

3. Đàn lợn

1.000con

285,83

201,80

227,27

245,92

-2,96

4. Đàn gia cầm

1.000con

2879,34

1384,66

822,52

647,06

-25,81

5. Thịt hơi các loại

1.000 tấn

23,65

14,34

15,89

18,31

-4,98

*Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau 2005 và 2000.

- Chăn nuôi gia súc - gia cầm ở Cà Mau có quy mô nhỏ, phát triển tại các hộ gia đình, ít có chăn nuôi trang trại, chất lượng cũng còn thấp do chưa hình thành được hệ thống giống 3 cấp. Đặc biệt là năng suất chăn nuôi thấp, giá thành sản phẩm cao, sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng) chỉ cung cấp cho thị trường nội tỉnh.

- Tổng đàn trâu bò rất ít, năm 2005 đàn trâu có 583 con, bò 72 con và giảm so với năm 2000 (Đàn trâu giảm đến 1.233 con và Bò giảm 323 con). Tổng đàn heo năm 2000 là 285.832 con, đến năm 2005 giảm còn 245.924 con. Đàn gia cầm năm 2005: 647.060 con (chỉ bằng 22,47% năm 2000). Do quy mô đàn giảm nên sản lượng thịt hơi cũng giảm bình quân 4,98%/năm. Tổng sản lượng thịt hơi 2006: 18.313 tấn (Bình quân đầu người chỉ có 15kg, trong khi nhu cầu là 24 kg/người/năm).

Nguyên nhân chăn nuôi giảm là do:

+ Điều kiện chăn nuôi gia súc và gia cầm có nhiều khó khăn (nước mặn, giá giống và thức ăn cao, ít có mô hình chuyển giao kỹ thuật)

+ Chăn nuôi ít hiệu quả, nhất là 2 năm 2004, 2005 ảnh hưởng của dịch bệnh (cóm gia cÇm, lë måm long mãng) làm thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.

+ Đầu tư phát triển chăn nuôi của Nhà nước và của chính nông hộ chưa đủ lớn.

2.2.2. Lâm nghiệp

Bảng 5: Diễn biến diện tích rừng

ĐVT: Ha

HẠNG MỤC

2000

2005

Biến động 2000-2005

Tổng DT đất lâm nghiệp

104.815,4

106.088,7

1.273,3

1. Đất có rừng sản xuất

82.508,2

85.607,6

3.099,4

2. Đất có rừng phòng hộ

17.782,2

13.778,5

-4.003,8

3. Đất có rừng đặc dụng

4.525,1

6.702,6

2.177,5

*Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Cà Mau.

- Đất Lâm nghiệp tăng từ 104.815 ha lên 106.088 ha (tăng 1.273 ha) chủ yếu là ở bãi bồi ven biển.



Bảng 6: Giá trị sản xuất và cơ cấu GTSX lâm nghiệp

ĐVT: Tỷ đồng

HẠNG MỤC

2000

2002

2004

2005

1. Trồng và nuôi rừng

8,26

15,32

15,47

18,61

- Tỷ lệ (%)

3,80

6,31

6,63

9,11

2. Khai thác gỗ và lâm sản

208,79

227,27

217,87

185,61

- Tỷ lệ (%)

96,20

93,69

93,37

90,89

Tổng cộng

217,04

242,58

233,34

204,22

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau

- Cà Mau là tỉnh có diện tích trồng rừng lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt có cả 2 loại rừng đặc trưng là: Rừng tràm U Minh và Rừng đước Năm Căn (Sinh thái ngọt và mặn lợ). Trong điều kiện đất giàu dinh dưỡng, khí hậu nóng ẩm nên cây tràm và đước ở Cà Mau sinh trưởng và phát triển khá mạnh song thời gian qua đất rừng luôn bị xâm lấn để nuôi tôm và cháy rừng đã xảy ra làm ảnh hưởng đến cây và động thực vật rừng.

- Diện tích trồng rừng sau 5 năm tăng từ 104815,4 ha lên 106088,67 ha, tăng 1273,27 ha. Trong đó, rừng sản xuất tăng 3.099 ha, rừng phòng hộ giảm 4003,76 ha và rừng đặc dụng tăng 2177,54 ha.

- Cơ cấu GTSX lâm nghiệp (Giá TT ) chủ yếu vẫn là khai thác gỗ và lâm sản (chiếm từ 90,79%-96,2% GTSX lâm nghiệp), xu thế trồng và nuôi rừng tăng từ 3,8% lên 9,18%.

- Sản phẩm chủ yếu là gỗ đước và tràm sử dụng làm đồ gia dụng, củi đốt, làm than. Song thị trường tiêu thụ khó khăn do cừ tràm và chất đốt đã thay thế bằng loại vật tư khác. Đây là vấn đề nan giải cho hoạt động lâm nghiệp ở tỉnh Cà Mau.

2.2.3. Thuỷ sản

- GTSX thuỷ sản tăng khá nhanh 7,4%/năm. Năm 2005 đạt 6047,73 tỷ đồng (gi¸ CĐ 94).



Bảng 7: Diễn biến sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản

HẠNG MỤC

ĐVT

2001

2002

2004

2005

Tăng BQ 2001-2005 (%/năm)

I. Giá trị sản xuất

Tỷ đồng

4.534

4.663

5.448

6.048

7,47

II. Sản lượng thủy sản

Tấn

214.742

209.627

241.195

254.259

4,31

1. Sản lượng khai thác

Tấn

124.697

121.313

138.009

134.173

1,85

- Cá

Tấn

90.087

100.017

108.961

105.259

3,97

- Tôm

Tấn

12.678

9.642

11.881

11.784

-1,81

- Thủy hải sản khác

Tấn

24.289

11.654

17.167

17.130

-8,36

2. S. lượng nuôi trồng

Tấn

87.688

88.314

103.186

120.086

8,18

- Cá

Tấn

28.949

21.927

23.509

31.530

2,16

- Tôm

Tấn

55.330

60.619

72.936

81.100

10,03

- Thủy sản khác

Tấn

3.409

5.768

6.741

7.456

21,61

*Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau 2005

- Cơ cấu GTSX thuỷ sản có sự thay đổi rõ nét: nuôi trồng năm 2001 chỉ đạt 4537,02 tỷ đồng (chiếm 69,06%) thì đến 2005 đã là 7383,64 tỷ đồng chiếm 76,35% so với GTSX ngành thuỷ sản.

- Diện tích nuôi thuỷ sản tăng liên tục qua các năm kể từ 2000 đến 2005. Tổng diện tích nuôi thuỷ sản 2005: 278.241 ha (xếp thứ 1/64 tỉnh, thành phố cả nước), diện tích nuôi tôm 2005: 248.406 ha chiếm 39,11% diện tích nuôi tôm cả nước, sản lượng tôm nuôi 81.100 tấn (chiếm 40,7% cả nước). Đặc biệt huyện Đầm Dơi có sản lượng tôm nuôi là 24.810 tấn.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2005 đạt 509,77 triệu USD đứng đầu cả nước và chiếm 20,39% so với tổng GT xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, riêng mặt hàng tôm: 502,704 triệu USD.

- Cơ cấu sản lượng thuỷ sản giữa khai thác và nuôi trồng sau 5 năm có sự chuyển biến rõ rệt. Năm 2005 với tổng sản lượng thuỷ sản: 254.259 tấn thì nuôi trồng đã đạt 120.086 tấn (chiếm 47,2%). Trong khi đó, năm 2001 chỉ có 87.688 tấn (chiếm 40,8%) so với tổng sản lượng thuỷ sản.

- Sản lượng tôm nuôi từ 55.330 tấn (2001) đã tăng lên 81.100 tấn (2005), tốc độ tăng cao 10,03%/năm.

Song nuôi tôm tiềm ẩn nhiều rủi ro và một số tác hại do nuôi thiếu kiểm soát xảy ra, đó là:

+ Môi trường cảnh quan vùng nuôi tôm bị suy giảm đáng kể.

+ Ảnh hưởng của nuôi tôm nước lợ ảnh hưởng đến sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dân sinh.

+ Nuôi tôm ngày càng cần ít lao động nên khi chuyển từ lúa sang tôm gây ra tình trạng thất nghiệp gia tăng, nhất là lao động nữ.

+ Tích tụ đất đai và phân hoá giàu nghèo có chiều hướng tăng.

+ V.v…


2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn

2.3.1. Thuỷ lợi

Trước năm 2000, thuỷ lợi Cà Mau được xây dựng chủ yếu phục vụ cho sản xuất lúa, nhất là chủ trương ngọt hoá nhằm đưa nước ngọt từ sông Hậu qua kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp xuống Cà Mau. Song dự án bước đầu triển khai phần dự án mà Cà Mau hưởng lợi đã phải tạm dừng do đất lúa đã chuyển sang nuôi tôm. 5 năm (2001-2005) do đối tượng phục vụ thay đổi nên đầu tư xây dựng thuỷ lợi rất hạn chế.

Theo thống kê toàn tỉnh đến 2005 đã xây dựng được 248 công trình, gồm: 78 cống và 78 tuyến kênh dẫn nước với năng lực trên 229.205 ha, tỉnh xây dựng 13 tuyến đê ngăn mặn bảo vệ cho 73.060 ha. Năng lực thực tế: tưới vụ Đông Xuân 750 ha, Hè Thu 35.773 ha lúa.

Tóm lại, hiện trạng thuỷ lợi Cà Mau chỉ mới có kênh, cùng với đê ngăn mặn, song công trình chưa đáp ứng mục tiêu phục vụ sản xuất nông lâm thuỷ sản, thiếu đồng bộ và quản lý vận hành còn nhiều bất cập.



2.4. Đánh giá chung

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp là rõ và đúng hướng trên cơ sở tận dụng tối ưu tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, trong đó tập trung số 1 là vào tôm sú.

- Vấn đề là chuyển dịch quá nhanh, trên quy mô lớn, mang tính tự phát, thiếu chuẩn bị và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngành, địa phương, nên thiếu bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt trái của sự chuyển đổi bộc lộ trên nhiều khía cạnh: môi trường, xã hội và kinh tế mà chưa thể tính toán hết được.

- Khó khăn lớn nhất cho sản xuất nông lâm thuỷ sản Cà Mau được xác định là:

+ Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông lâm thuỷ sản còn thiếu, lại xuống cấp và quản lý khai thác vận hành kém, không đáp ứng được các mục tiêu.

+ Chất lượng nguồn nhân lực còn bất cập so với yêu cầu sản xuất hàng hoá.

+ Nông lâm sản thiếu thị trường tiêu thụ, đặc biệt là chất lượng nông lâm sản còn thấp, sức cạnh tranh kém.

+ Công nghiệp chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ, công nghiệp lạc hậu, ít hỗ trợ cho sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Môi trường bị ô nhiễm và xuống cấp đã đến mức báo động.

- Lợi thế lớn nhất đối với nông lâm ngư nghiệp là đất mới, khả năng thích nghi cao với nuôi tôm, cá, trồng lúa mùa đặc sản, trồng đước, tràm nhưng phải sử dụng hợp lý đem lại hiệu quả cao khi chọn hệ thống canh tác phù hợp, cùng với úng dụng nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào sản xuất đảm bảo phát triển bền vững.



III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU NĂM 2010, TẦM NHÌN 2020

3.1. Các mục tiêu chủ yếu năm 2010

- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi (kể cả thuỷ sản) trên cơ sở biến tiềm năng thành lợi thế kinh tế, tận dụng tốt nhất điều kiện môi trường sinh thái và loại cây trồng vật nuôi đã thích nghi để hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh cây trồng, vật nuôi chủ lực, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, tạo lập nên nông lâm ngư nghiệp phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường.

- Phấn đấu tăng trưởng GTSX nông lâm ngư nghiệp bình quân 5 năm (2006-2010) là 5,0%-6,0%/năm. Trong đó, nông nghiệp 4,0% - 5,0%/năm, lâm nghiệp 3,0% - 4,0%/năm và thuỷ sản 9,0% - 10%/năm.

- Cơ cấu GTSX nông nghiệp năm 2010: trồng trọt 67%, chăn nuôi 25%, dịch vụ nông nghiệp 7%.

- GTSX bình quân 1 ha đất nông ngư nghiệp đạt trên 40 triệu đồng/năm. Trong đó, thuỷ sản đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm và nông nghiệp 30 triệu đồng/ha/năm.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu nông thuỷ sản năm 2010 đạt 900 triệu USD đến 1000 triệu USD.



3.2. Bố trí sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Bảng 8: Bố trí sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 và 2020

ĐVT: Ha

Hạng mục

2005

2010

2020

Tổng diện tích đất nông nghiệp

477.702,6

474.202,5

467.317,8

I- Đất sản xuất nông nghiệp

142.445,6

140.744,9

137.322,1

1- Đất trồng cây hàng năm

87.820,2

87.208,1

85.983,8

- Đất lúa

80.777,5

80.215,5

79.091,5

- Đất cây hàng năm khác

7.042,7

6.992,6

6.892,4

2- Đất trồng cây lâu năm

54.625,4

53.536,8

51.338,2

Trong đó: Đất trồng cây ăn quả

6.514,0

7.500,0 

9.000,0 

*Nguồn: Niên giám thống kê 2005 và Quy hoạch sử dụng đất 2010 – 2020

3.3. Các sản phẩm hàng hoá chủ yếu và hàng hoá xuất khẩu, giá trị xuất khẩu năm 2010

- Hàng hoá nông lâm thuỷ sản của Cà Mau gồm có: Tôm, cá, gỗ và than đước, cừ và củi tràm, dừa quả và gạo lúa mùa.

- Hàng nông thuỷ sản xuất khẩu gồm:

+ Gạo xuất khẩu: 20.000 – 30.000 tấn/năm.



+ Tôm đông lạnh xuất khẩu giá trị 890 – 990 triệu USD.

Bảng 9: Dự báo một số chỉ tiêu sản xuất chính

HẠNG MỤC

ĐVT

HT

2005

Năm

2010

Năm

2020

Tốc độ tăng 2005-2010 (%/năm)

1. Lúa cả năm

1.000 Ha

109,6

125,0

125,0

2,66

- Sản lượng

1.000 Tấn

387,0

500,0

700,0

5,26

SL lúa BQ/người

Kg/người

317,0

 

 




2. Rau đậu các loại

1.000 Ha

5,2

8,5

11,0

10,15

- Sản lượng

1.000 Tấn

24,4

47,0

66,0

14,05

3. Mía

1.000 Ha

3,4

3,5

3,5

0,45

- Sản lượng

1.000 Tấn

215,7

245,0

280,0

2,58

4. Dừa

1.000 Ha

9,6

10,0

10,0

0,85

- Sản lượng

1.000 Tấn

25,0

28,5

28,5

2,68

*Nguồn: Niên giám thống kê 2005 và Kế hoạch 5 năm (2006-2010)- Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau

- Nông sản xuất khẩu: 20.000–30.000 tấn gạo chất lượng cao, giá trị từ 5,5 – 8,0 triệu USD.


Bảng 10: Dự báo đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi đến năm 2010 và 2020

Hạng mục

Đơn vị

2005

2010

2020

Tốc độ tăng BQ năm (%/năm) 2005-2010)

Đàn trâu

con

583,0










Đàn bò

con

72,0










Đàn lợn

1.000 con

245,9

280,0

420,0

2,63

Đàn gia cầm

1.000 con

647,1

2000,0

4000,0

25,32

Thịt hơi các loại

1.000 tấn

18,31

25,9

45,0




*Nguồn: Kế hoạch 5 năm (2006-2010); Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau

Bảng 11: Dự báo diện tích các loại rừng

ĐVT: Ha

Hạng mục

2005

2010

ĐH 2020

Tốc độ tăng BQ (%/năm) (2005-2010)

Tổng DT lâm nghiệp

106.088,7

110.000,0

112.811,7

0,73

Đất có rừng sản xuất

85.607,6

78.483,1

79.686,7

-1,72

Đất có rừng phòng hộ

13.778,5

14.277,1

15.684,4

0,71

Đất có rừng đặc dụng

6.702,6

17.239,8

17.440,5

20,80

Nguồn: Báo cáo quy hoạch 3 loại rừng đến 2010 - Sở NN-PTNT Cà Mau

Bảng 12: Dự báo nuôi trồng thuỷ sản đến 2010 và 2020

Tổng số

ĐVT

2005

2010

2020

Tốc độ tăng BQ (%/năm) (2005-2010)

I. Diện tích nuôi trồng

Ha

278.241

282.404

 270.000

0,30

Trong đó: - Cá

Ha

12.559

25.570

 20.000

15,28

- Tôm

Ha

248.406

240.834

 230.000

-0,62

II. Sản lượng

Tấn

120.086

170.975

 200.000

7,32

Trong đó: - Cá

Tấn

31.530

40.542

 55.000

5,16

- Tôm

Tấn

81.100

130.433

 138.000

9.97

*Nguồn: QH ngành đến 2010 của Sở Thủy sản tỉnh Cà Mau.

Các mặt hàng xuất khẩu được chế biến chủ yếu từ tôm (Tôm nuôi, tôm khai thác) và một số loại hải sản. Tổng kim ngạch xuất khẩu 890 – 990 triệu USD vào năm 2010.



IV. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP

4.1. Thuỷ lợi (Theo Quy hoạch thuỷ lợi vùng Bán đảo Cà Mau đến năm 2010)

- Phân vùng thuỷ lợi gồm: 2 vùng Bắc và Nam Cà Mau.

- Đầu tư thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu. Vùng Bắc Cà Mau xây dựng cống bảo vệ như hệ thống đê biển tây. Vùng Nam Cà Mau đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi khép kín từng tiểu vùng (TV17, TV5, TV2) và xây dựng đê biển đông và các công dọc sông Gành Hào.

- Tổng đầu tư xây dựng thuỷ lợi 2006-2010 dự toán là 422,0 tỷ đồng (chưa kể công trình mặt ruộng và nạo vét kênh mương theo định kỳ hàng năm).



4.2. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp

- Cải tạo nâng cấp Trung tâm giống vật nuôi và xây dựng mới Trại giống cây trồng.

- Đầu tư nâng cấp Phòng thí nghiệm và thiết bị của Chi cục Thú y để phân tích các mẫu bệnh phẩm và các xét nghiệm chuyên ngành phục vụ tổ chức phát triển chăn nuôi hàng hoá.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống nhân và thuần dưỡng giống thuỷ sản.



4.3. Hệ thống cơ sở chế biến nông sản

- Cải tạo nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hiện có, đồng thời xây dựng mới tại các huyện ít nhất một cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

- Xây dựng một số cơ sở chế biến gỗ và mộc dân dụng từ gỗ rừng trồng tại Cà Mau bằng công nghệ mới phục vụ nhu cầu trong tỉnh, trong nước và tiến tới xuất khẩu.

- Xây dựng cơ sở chế biến gạo sản xuất từ lúa vụ mùa bằng giống đặc sản tại địa phương.

- Khôi phục củng cố phát triển các làng nghề chế biến nông lâm hải sản.

4.4. Định hướng xây dựng một số cơ sở phục vụ nông nghiệp (Theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2006-2010)

- Giao thông nông thôn: Phát triển đồng bộ và khai thác có hiệu quả giao thông đường bộ và đường thuỷ. Đặc biệt chú ý xây dựng đường liên xã được bê tông hoá hoặc nhựa hoá để đến năm 2010: 100% số xã có đường xe 4 bánh đến khu trung tâm, huy động đóng góp của nhân dân và đầu tư của Nhà nước xây dựng nội bộ xã.

- Cải tạo nâng cấp lưới điện, đảm bảo cấp điện áp phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhất là vùng nuôi tôm, đến 2010: 95% số hộ dùng điện.

- Kết quả hoạt động xoá đói giảm nghèo: đến 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm < 10%.





tải về 274.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương