A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Pháp lệnh đào tạo nghề một số chức danh tư pháp



tải về 1.82 Mb.
trang24/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   47

1. Pháp lệnh đào tạo nghề một số chức danh tư pháp


Thuộc Chương trình chuẩn bị năm 2012.

2. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

Dự án này đã được đưa vào Chương trình chính thức năm 2012.


V. LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI

Các dự án luật:

1. Luật xử lý vi phạm hành chính


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.

2. Luật giám định tư pháp


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.

3. Luật cơ yếu


Thuộc Chương trình chính thức năm 2011 và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2.

4. Luật biển Việt Nam


Thuộc Chương trình chính thức năm 2011.

5. Luật Quân đội nhân dân Việt Nam


Thuộc Chương trình chuẩn bị năm 2012.

6. Luật Công an nhân dân (sửa đổi)


Chuyển từ Chương trình chuẩn bị năm 2011 sang Chương trình chuẩn bị năm 2012.

7. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự


Chuyển từ Chương trình chuẩn bị năm 2011 sang Chương trình chuẩn bị năm 2012.

8. Luật giáo dục quốc phòng - an ninh


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

9. Luật phòng, chống khủng bố


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

10. Luật dự trữ quốc gia


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4.

11. Bộ luật hình sự (sửa đổi)


Thuộc Chương trình chuẩn bị năm 2012.

12. Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)

Thuộc Chương trình chuẩn bị năm 2012.


13. Luật phòng, chống rửa tiền


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.

14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy


Thuộc Chương trình chuẩn bị năm 2012.

15. Luật bảo vệ bí mật Nhà nước


Sự cần thiết ban hành

Bảo vệ bí mật nhà nước là một nội dung quan trọng của công tác bảo vệ an ninh quốc gia được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm. Từ năm 1991 đến nay, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước (năm 1991) và sửa đổi pháp lệnh này năm 2000. Trên cơ sở quy định của pháp lệnh, Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11) ngày 13/9/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP...).

Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua ngày 28/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001 (sau đây gọi là Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000). Sau 10 năm thực hiện, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước đã cho thấy những ưu điểm cơ bản, toàn diện, tuy nhiên còn một số tồn tại, vướng mắc cụ thể là:

Một số quy định của của Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa phù hợp với thực tế các bộ, ngành, địa phương, khó áp dụng. Chưa có quy định rõ về khái niệm bí mật nhà nước, phạm vi từng độ mật “Tuyệt mật”, “Tối mật”, “Mật” quy định còn chung chung dẫn đến các cách hiểu khác nhau và việc xác định độ mật của văn bản tùy tiện như: không mật lại đóng dấu mật, đóng sai độ mật của văn bản...

- Chưa có quy định cụ thể về nội dung hợp tác quốc tế trong bảo vệ bí mật nhà nước ở Pháp lệnh. Trong những năm qua, Việt Nam đã ký Điều ước quốc tế với rất nhiều nước về việc trao đổi thông tin mật như: Hiệp định ký với Nga, Ucraina, Bêlarút, Ba Lan... và sắp tới là ký với Bungari. Việc pháp luật trong nước chưa quy định về vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước, trao đổi thông tin mật dẫn đến khó khăn trong việc triển khai thi hành các điều ước quốc tế mà ta đã ký kết với các nước, cũng như khó khăn khi nội luật hóa các điều ước này.

- Chưa có quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trên các lĩnh vực cụ thể như thông tin liên lạc, báo chí, xuất bản, quan hệ hợp tác quốc tế... Hiện nay, việc lộ, mất các thông tin có nội dung bí mật nhà nước trên Internet, báo chí, hội thảo quốc tế... đang xảy ra rất nhiều gây hậu quả nghiêm trọng đòi hỏi cần phải có quy định pháp luật để điều chỉnh.

- Chưa quy định về giải mật bí mật nhà nước, dẫn đến khi giải mật các văn bản trên thực tế không còn mật nữa ở tất cả các Bộ, ban, ngành gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến đòi hỏi cấp bách phải đưa quy định này vào điều chỉnh trong các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước.

- Chưa quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước ở các đơn vị, địa phương dẫn đến các Bộ, ban, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí cán bộ làm công tác này không đủ năng lực, quản lý không thống nhất, chặt chẽ nên chưa động viên được những đối tượng này.

- Chưa quy định riêng ngân sách dành cho công tác bảo vệ bí mật nhà nước dẫn đến khó khăn khi mua sắm trang thiết bị bảo mật, áp dụng chế độ chính sách...

Ngoài ra, trước tình hình trong nước và quốc tế diễn biến ngày càng phức tạp, tác động trực tiếp đến an ninh, trật tự, thu thập bí mật nhà nước luôn là mục tiêu hướng tới của các cơ quan đặc biệt, các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Các cơ quan này đều tổ chức các hoạt động thu thập tin tức thuộc danh mục bí mật nhà nước phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, đối ngoại, an ninh, quốc phòng và các lợi ích quốc gia khác của họ. Phương thức mà các cơ quan trên sử dụng để thu thập bí mật nhà nước hết sức đa dạng, trong đó nguy hiểm nhất là cài cắm nội gián vào các cơ quan nhà nước để lấy cắp thông tin mật. Qua đấu tranh, cho thấy thời gian qua, các cơ quan đặc biệt nước ngoài đã thâm nhập, thu thập nhiều tin tức thuộc bí mật nhà nước của một số cơ quan Trung ương và địa phương.

Thực tiễn thời gian qua, tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước diễn biến hết sức phức tạp. Theo báo cáo của các Bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thời gian qua đã phát hiện 229 vụ với tổng số 757 tài liệu thuộc bí mật nhà nước bị lộ, lọt; trong đó có 212 tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; 24 tài liệu về nhân sự, tổ chức; 111 tài liệu về kinh tế, 337 tài liệu về quốc phòng, an ninh...Trong đó, nhiều tài liệu thuộc danh mục Tuyệt mật, Tối mật đã bị lộ, lọt liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; về đường lối phát triển đất nước, về quan hệ đối ngoại; về chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo. Đặc biệt là vấn đề nội bộ, liên quan đến cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước.

Thực trạng trên đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống VBQPPL về đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước để nhanh chóng đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Ngày 16/8/2010, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5724/VPCP-TCCV thông báo ý kiến Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an phối hợp với các cơ quan liên quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 18/3/2011, Bộ Công an đề nghị các Bộ, ban, ngành Trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000. Trên cơ sở tổng kết của các ngành, địa phương, Bộ Công an đang khẩn trương tiến hành tổng kết chung làm cơ sở để đề xuất hoàn thiện các VBQPPL về bảo vệ bí mật nhà nước.

Từ những tồn tại, vướng mắc nêu trên và yêu cầu công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong thời gian tới, việc nghiên cứu xây dựng dự án Luật bảo vệ bí mật nhà nước là cần thiết, thay thế cho Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 nhằm kịp thời bổ sung những nội dung chưa quy định hoặc quy định chưa đầy đủ, chưa phù hợp với thực tế của công tác bảo vệ bí mật nhà nước.



Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật bảo vệ bí mật nhà nước quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng liên quan đến hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước như quy định về bí mật nhà nước, bảo vệ bí mật nhà nước, phạm vi bảo vệ bí mật nhà nước, quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước…

Luật bảo vệ bí mật nhà nước áp dụng đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

- Thể chế hóa đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác bảo vệ an ninh quốc gia; bảo đảm cho các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước.

- Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước để xây dựng dự án luật bảo đảm tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tiếp theo.

- Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn cho tổ chức hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước.

- Tham khảo có chọn lọc pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước của một số nước phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, pháp luật, thông lệ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nội dung chính

Luật bảo vệ bí mật nhà nước quy định về phạm vi, biện pháp, thẩm quyền trong bảo vệ bí mật nhà nước; Quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân về bảo vệ bí mật nhà nước; Cơ quan chuyên trách về bảo vệ bí mật nhà nước và cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước; Quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trên các lĩnh vực cụ thể: thông tin liên lạc (Internet, fax, điện thoại...), thông tin truyền thông (báo chí...)...; Hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Bộ Công an là cơ quan chủ trì soạn thảo, với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, như: Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ…

Luật bảo vệ bí mật nhà nước được xây dựng bằng nguồn ngân sách do Nhà nước cấp theo quy định hiện hành.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương