A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật



tải về 1.82 Mb.
trang20/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   47

18. Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật


Sự cần thiết ban hành

Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (BV&KDTV) được Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 25/7/2001 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002. Sau 8 năm thi hành, Pháp lệnh đã thực sự góp phần quan trọng, tạo cơ sở pháp lý trong việc phòng trừ sâu bệnh, ngăn chặn kịp thời dịch hại, bảo vệ an toàn sản xuất nông nghiệp; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật; góp phần ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của nước ta.

Tuy nhiên, sau 8 năm thực thi Pháp lệnh BV&KDTV đã bộc lộ một số hạn chế là:

Một số quy định trong Pháp lệnh chưa phù hợp hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật cụ thể:

- Các quy định về phòng, trừ dịch hại tại chương II của Pháp lệnh: Chưa có các quy định cụ thể về điều kiện công bố dịch hại tài nguyên thực vật, điều kiện công bố hết dịch. Chưa có các quy định cụ thể về điều kiện công bố hết dịch là căn cứ pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hết dịch. Chưa quy định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, UBND các cấp và màng lưới BVTV cơ sở trong việc phòng, chống dịch hại tài nguyên thực vật.

- Các quy định về kiểm dịch thực vật tại chương III của Pháp lệnh: Các khái niệm về kiểm dịch thực vật chưa phù hợp và đúng với các khái niệm của quốc tế như khái niệm dịch hại, dịch hại kiểm dịch thực vật,…Mức độ bảo vệ thích hợp của các biện pháp kiểm dịch thực vật còn thiếu và thấp hơn so với các tiêu chuẩn quốc tế, các quy định trong các văn bản quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Như các biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật,…

- Các quy định về quản lý thuốc BVTV tại chương IV của Pháp lệnh: Các khái niệm về thuốc BVTV chưa phù hợp và đúng với của quốc tế, cần bổ sung thêm một số khái niệm về thuốc BVTV, thuốc hạn chế sử dụng,…Quy định chặt chẽ hơn về điều kiện đăng ký thuốc BVTV; Vấn đề tiêu hủy thuốc BVTV và bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng cũng cần quy định cụ thể và chặt chẽ hơn vì đây là một vấn đề trong thực tế những năm qua thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc; Việc dự trữ quốc gia về thuốc BVTV cần cân nhắc bằng tiền hay bằng hiện vật cũng là vấn đề cần làm rõ trong Luật này.



Một số quy định của Pháp lệnh chưa đáp ứng được nghĩa vụ, quy định của các hiệp định, hiệp ước quốc tế mà Việt Nam phải thực hiện khi đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

- Các quy định về kiểm dịch thực vật chưa đáp ứng được nghĩa vụ, quy định của Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC) mà Việt Nam phải thực hiện như các quy định về phân tích nguy cơ dịch hại, vùng an toàn dịch hại, vấn đề công khai, minh bạch, …

- Các quy định về quản lý thuốc BVTV chưa cụ thể và tuân thủ với các quy định về quản lý thuốc của quốc tế cũng như của các nước trong khu vực Asean mà Việt Nam là thành viên như: điều kiện đăng ký thuốc BVTV, điều kiện đưa các loại thuốc BVTV đã được đăng ký ra khỏi danh mục thuốc, điều kiện sử dụng thuốc BVTV,…

Chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính; xã hội hóa cao trong công tác này.

- Quy định về điều kiện của các hoạt động xử lý vật thể, về sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV chưa có nội dung cụ thể, mới chỉ chung chung. Cần phải có những quy định cụ thể và chặt chẽ vì đây đều là những lĩnh vực cần hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Pháp lệnh chưa thể hiện rõ hoạt động BVTV cần được xã hội hóa cao, chưa quy định rõ dịch vụ BVTV, điều kiện làm dịch vụ BVTV, cũng như các chính sách hỗ trợ cho các dịch vụ này phát triển.

Do hình thức của văn bản là pháp lệnh nên về mặt giá trị pháp lý so với hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế chưa cao.

Trong quá trình thi hành Pháp lệnh BV&KDTV hiện hành, thấy rằng có nhiều quy định của Pháp lệnh cũng như các quy định trong các VBQPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đến nay việc thực hiện đã tương đối ổn định, được thực tế chấp nhận, cần được thể chế hoá nâng lên thành các quy định Luật để có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Ngoài ra hiện nay nhà nước mới ban hành một loại các luật như: Luật hóa chất, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật bảo vệ môi trường, Luật tiêu chuẩn quy chuẩn, Luật an toàn thực phẩm .... do đó các quy định trong Pháp lệnh BV&KDTV cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định của các luật này.

Tóm lại, từ những phân tích nêu trên, Pháp lệnh BV&KDTV cần được nâng lên thành Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhằm khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh và các văn bản pháp luật có liên quan cũng như đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế là vô cùng cần thiết.



Thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Công tác BV&KDTV từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp, đây là một trong những nhiệm vụ nhằm bảo đảo an ninh lương thực của đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nước ta đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì việc Việt Nam phải tuân thủ Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC) là rất quan trọng. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã xây dựng Chiến lược quản lý thuốc BVTV từ nay đến năm 2020. Chiến lược cũng khẳng định, công tác quản lý thuốc BVTV phải được thực hiện nghiêm ngặt từ khâu đăng ký thuốc BVTV nhằm không để các loại thuốc độc hại, nguy hiểm được sử dụng ở Việt Nam, việc sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV phải được quản lý chặt chẽ và hạn chế kinh doanh trong lĩnh vực này, việc sử dụng thuốc BVTV phải an toàn, hiệu quả, đảm bảo cho môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó phải đẩy mạnh sự giám sát của cộng đồng trong công tác này.

Thực hiện các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc có kế hoạch trở thành thành viên liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Những năm qua, Việt Nam đã tích cực hợp tác có trách nhiệm, có hiệu quả với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực BV&KDTV. Việt Nam đã tham gia kí kết và tổ chức thực hiện Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC), Điều ước quốc tế về quản lý phân phối và sử dụng thuốc BVTV, các Công ước Rotterdam, Công ước Basel, Công ước Stockhom, Nghị định thư Montreal. Nhìn chung, nội dung của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia đều nhấn mạnh đến các nghĩa vụ pháp lý hoặc khuyến nghị các quốc gia xây dựng các văn bản pháp luật về BV&KDTV. Phù hợp với tinh thần này, các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương đã ban hành ra các văn bản pháp luật mới về kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc BVTV. Việt Nam cũng đang tham gia các chương trình hài hòa các quy định về kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc BVTV với các nước trong khu vực.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; quy định về kiểm dịch thực vật; quy định về quản lý thuốc BVTV; quy định quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng tài nguyên thực vật và các hoạt động khác có liên quan đến bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên lãnh thổ Việt Nam.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

- Thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng về BV&KDTV; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Đảm bảo phát huy cao nội lực, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực, thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế.

- Kế thừa những quy định còn phù hợp của Pháp lệnh BV&KDTV năm 2001, bổ sung vào Luật những quy định tại các văn bản dưới luật đã được thực tiễn kiểm nghiệm, bổ sung những quy định mới khác phù hợp với điều kiện phát triển của ngành, đảm bảo tính khả thi và nguồn lực triển khai thực hiện.

- Hoàn thiện Luật BV&KDTV đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và tính khả thi trong hệ thống pháp luật nói chung.

- Nghiên cứu có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để vận dụng và đưa vào nội dung của Luật phù hợp với đặc điểm của ngành BV&KDTV Việt Nam. Đưa vào Luật các quy định mà Việt Nam đã cam kết thực hiện trong các hiệp định và hiệp ước quốc tế.

- Luật BV&KDTV sẽ quy định chi tiết hơn so với Pháp lệnh năm 2001, giảm các quy phạm mang tính chất chung chung.

- Bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực BV&KDTV và nhằm bảo vệ sản xuất nền nông nghiệp. Luật sẽ là cơ sở để đảm bảo việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân đối với công tác BV&KDTV.

- Nhà nước có chính sách huy động nguồn lực toàn xã hội để đầu tư cho công tác BV&KDTV. Đầu tư để thực hiện nhiệm vụ BV&KDTV nhằm đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững và giữ gìn cân bằng hệ sinh thái.

- Luật quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến cơ sở, quy định trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn có liên quan đối với việc thực hiện nhiệm vụ BV&KDTV, đồng thời quy định các cơ chế, chính sách cụ thể để đảm bảo hiệu lực của quá trình thực hiện luật và chính sách về đãi ngộ cán bộ làm công tác BV&KDTV.

- Tạo khuôn khổ pháp lý để từng bước hoàn thiện thể chế, hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm trong phòng, chống dịch hại tài nguyên thực vật, nhất là ở cấp cơ sở thôn, bản, làng, xã.

- Thực hiện tốt các phương châm của công tác BV&KDTV là một trong những nội dung quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ: chủ động phòng chống, phát hiện, diệt trừ phải kịp thời triệt để, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, thực hiện sự giám sát của cộng đồng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Quy định rõ việc việc phòng chống dịch hại phải hiệu quả nhưng phải an toàn sức khỏe cho người, bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng hệ sinh thái. Thực hiện việc chuyển trọng tâm sang công tác phòng chống dịch hại thông qua việc khuyến khích đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý và dự báo; đầu tư trang thiết bị, hệ thống thông tin, cảnh báo, dự báo và tuyền truyền phổ biến pháp luật.

- Đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực BV&KDTV.

Nội dung chính

Những quy định chung: Quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích thuật ngữ, các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động BV&KDTV, chính sách của nhà nước trong công tác BV&KDTV, vai trò của các hiệp hội BV&KDTV, những hành vi bị cấm trong lĩnh vực này.

Phòng, chống dịch hại tài gnuyên thực vật: Quy định nội dung công tác phòng trừ sinh vật gây hại; quy định về điều kiện công bố dịch và công bố hết dịch, về các biện pháp phòng, chống dịch và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, UBND các cấp, tổ chức và cá nhân trong việc phòng chống dịch.

Kiểm dịch thực vật: Nội dung và nguyên tác của công tác kiểm dịch thực vật; Quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; Quy định về công tác kiểm dịch thực vật nội địa; Quy định về xử lý vật thể kiểm dịch thực vật; Quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong công tác này.

Quản lý thuốc BVTV: Quy định về đăng ký thuốc BVTV; Quy định về khảo nghiệm thuốc BVTV; Quy định về sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV; Quy định về bảo quản, vận chuyển; Quy định về sử dụng thuốc BVTV trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Quy định về xử lý, về tiêu huỷ thuốc BVTV; Quy định về nhãn thuốc, bao bì, đóng gói thuốc BVTV; Quy định về thông tin, quảng cáo thuốc BVTV.

Hành nghề dịch vụ BV&KDTV: quy định về các loại hình hành nghề BV&KDTV, điều kiện hành nghề, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chưc, cá nhân trong hoạt động hành nghề BV&KDTV.

Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực BV&KDTV: Thanh tra BV&KDTV là thanh tra chuyên ngành, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật thanh tra, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và trách nhiệm kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về BV&KDTV

Quản lý nhà nước về BV&KDTV: Nội dung quản lý nhà nước, trách nhiệm của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các bộ ngành có liên quan và UBND các cấp trong hoạt động BV&KDTV.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

- Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp soạn thảo: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Tư pháp, Tài Nguyên và Môi trường, Y tế, Công thương, Tài chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình soạn thảo Dự án Luật.

Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo các quy định hiện hành. Kết hợp sử dụng nguồn tài chính hỗ trợ của FAO và các tổ chức nước ngoài khác (nếu có).



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương