A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang27/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   47

5. Luật báo chí (sửa đổi)


Sự cần thiết ban hành

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí được ban hành năm 1999. Qua 9 năm thi hành, Luật báo chí đã tạo điều kiện cho báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng đầu báo, loại hình và chất lượng thông tin, góp phần ổn định chính trị - xã hội, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Những nội dung của Luật báo chí cơ bản đã phù hợp và bảo đảm tính hiệu lực trong quản lý, điều hành các hoạt động báo chí.

Tuy nhiên, thực tiễn 9 năm qua cho thấy, Luật báo chí năm 1999 cũng bộc lộ một số hạn chế như không điều chỉnh kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, không còn phù hợp với thực tiễn đời sống báo chí trong bối cảnh đất nước đang đẩy nhanh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, các loại hình báo chí phát triển nhanh chóng. Sự phát triển và hội tụ về công nghệ giữa viễn thông, truyền thông và Internet diễn ra mạnh mẽ khiến nhiều quy định của Luật báo chí hiện hành không còn phù hợp.

Trong những năm gần đây, hoạt động báo chí bộc lộ một số hạn chế như thông tin sai sự thật, xu hướng “thương mại hoá” ... Vì vậy, để tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh của báo chí và nâng cao công tác quản lý nhà nước về báo chí, Bộ Chính trị đã có các Thông báo số 162-TB/TW, số 41-TB/TW và Thông báo số 68-TB/TW về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 về việc thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, trong đó giao cho Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) “tiến hành tổng kết việc thi hành Luật báo chí hiện hành để có kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp”. Đặc biệt, một trong các nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới có nêu rõ: “Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Luật báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan”.

Từ những lý do trên, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy cần phải sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật báo chí để xây dựng Luật báo chí mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và tác động của báo chí đối với mọi mặt của đời sống xã hội; đáp ứng việc triển khai thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá X).

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật báo chí (sửa đổi) quy định về tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí.

Luật báo chí (sửa đổi) áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động báo chí.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Quan điểm xây dựng Luật:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển nhanh, vững chắc theo đường lối của Đảng, Nhà nước, phục vụ sự phát triển của đất nước; khắc phục những mặt hạn chế, thiếu sót của hoạt động báo chí như trong thời gian qua;

- Đề cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ của các cơ quan báo chí, nhà báo; trách nhiệm của toàn xã hội đối với hoạt động báo chí trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;

- Thể chế hoá các nguyên tắc, quan điểm của Đảng thể hiện qua các văn bản: Chỉ thị 22-CT/TW, Thông báo số 162-TB/TW, Thông báo số 41-TB/TW, Thông báo số 68-TB/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí. Theo đó, Báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động theo đúng pháp luật; phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt báo chí;

- Tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước nhưng vẫn bảo đảm sự ổn định trong hoạt động báo chí. Bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình trong tổ chức thực hiện;

- Bảo đảm phù hợp, đồng bộ với Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành;

- Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của báo chí; đồng thời bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

- Xây dựng Luật báo chí trên cơ sở tổng kết thực tiễn hoạt động báo chí và công tác quản lý nhà nước về báo chí; bổ sung những vấn đề mới do thực tiễn và sự phát triển báo chí đặt ra chưa được quy định trong Luật báo chí hiện hành;

- Xây dựng Luật với kết cấu mới để phù hợp với tổng thể những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Sửa đổi toàn diện, cụ thể hoá các quy định còn chung chung, khái lược, giản đơn của Luật báo chí hiện hành.



Nội dung chính

- Các quy định chung: quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các loại hình báo chí, giải thích từ ngữ, chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí, quỹ hỗ trợ phát triển báo chí, nội dung quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, quy định về Hội Nhà báo Việt Nam và những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí.

- Các quy định về bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí gồm: quyền tự do báo chí; quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; trách nhiệm của cơ quan báo chí, của cơ quan, tổ chức đối với các quyền này trên báo chí của công dân và việc cung cấp thông tin cho báo chí.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí; quyền và nghĩa vụ của nhà báo; trả lời trên báo chí, cải chính trên báo chí.

- Tổ chức và hoạt động của báo chí, gồm có: chủ thể được thành lập cơ quan báo chí, điều kiện thành lập cơ quan báo chí; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí, tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng biên tập; cấp giấy phép thành lập cơ quan báo chí; cấp giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, xuất bản đặc san, phụ trương; mở thêm kênh, hệ phát thanh, truyền hình; chuyên trang của báo điện tử; hiệu lực của Giấy phép; liên kết trong hoạt động báo chí; tài chính của cơ quan báo chí; Văn phòng đại diện và phóng viên thường trú; in và phát hành báo chí, lưu chiểu báo chí; truyền dẫn, phát sóng; đọc và kiểm tra lưu chiểu; xuất nhâp khẩu báo chí; họp báo; quảng cáo trên báo chí; quyền tác giả trong lĩnh vực báo chí; thanh tra báo chí; khen thưởng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

- Kinh phí: ngân sách nhà nước và hỗ trợ từ các tổ chức (nếu có).

- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các chuyên gia.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương