A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Các dự án pháp lệnh: 1. Pháp lệnh cảnh sát cơ động



tải về 1.82 Mb.
trang25/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   47

Các dự án pháp lệnh:

1. Pháp lệnh cảnh sát cơ động


Thuộc Chương trình chuẩn bị năm 2012.

B. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN BỊ

1. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

2. Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

3. Luật tiếp công dân


Sự cần thiết xây dựng Luật tiếp dân

Việc xây dựng Luật tiếp dân xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, đáp ứng cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước: Thực hiện Nghị quyết lần thứ X của Ban chấp hành Trung ương Đảng về phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp, trong đó thực hiện những giải pháp về: việc thu hồi đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các dự án, đổi đất lấy hạ tầng… Những giải pháp trên có liên quan và tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện còn phát sinh nhiều tồn tại, mà nguyên nhân là do chính sách, pháp luật về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, việc thực thi nhiệm vụ của một phận cán bộ, công chức còn chưa nghiêm…, do vậy đã phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đòi hỏi Nhà nước phải giải quyết.

Trước yêu cầu trên, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 đã quy định về công tác tiếp công dân, Nghị định số 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân. Đây là những văn bản pháp lý quan trong quy định về công tác tiếp công dân, theo đó cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Để thực hiện được nhiệm vụ này, pháp luật về khiếu nại, tố cáo đã quy định: việc bố trí trụ sở, cán bộ tiếp công dân; xây dựng quy trình tiếp công dân, quan hệ phối kết hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong tiếp dân… đồng thời quy định về mô hình tổ chức công tác tiếp công dân; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ tiếp công dân, của Thủ trưởng các cơ quan quản lý trong công tác tiếp công dân. Vì vậy, công tác tiếp công dân thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Hàng năng Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các cấp, các ngành, địa phương đã tiếp, hướng dẫn hàng chục nghìn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trong đó nhiều đoàn khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, góp phần làm ổn định tình hình chính trị, xã hội, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, công tác tiếp công dân của các cấp, các ngành và trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước còn một số hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt, chưa gắn công tác tiếp dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; nhiều nơi tổ chức tiếp công dân còn hình thức, giao cho cán bộ không đủ thẩm quyền thực hiện, có nơi còn biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ không đúng mực đối với người đến khiếu nại, tố cáo; tình trạng né tránh trách nhiệm, hướng dẫn công dân không đúng vẫn còn xảy ra nhiều; việc phối hợp giữa Trung ương và địa phương còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về nhiệm vụ tiếp công dân chưa thực sự có hiệu quả; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân chưa được quan tâm đúng mức.

Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân, song có nguyên nhân là có sự không thống nhất giữa Luật khiếu nại, tố cáo, Nghị định số 136/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các luật sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và Nghị định số 89/CP ngày 07/8/1997 về mô hình tổ chức tiếp công dân và cơ quan quản lý công tác tiếp công dân... Do vậy, cần xây dựng một văn bản luật để quy định thống nhất về vấn đề này.

Thứ hai, việc xây dựng Luật tiếp dân nhằm triển khai việc thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp công dân: Như đã trình bày ở phần trên, đúng trước yêu cầu phải đổi mới toàn diện công tác tiếp công dân cho thống nhất và phù hợp với tình hình thực tiễn, vì vậy ngày 14/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 858/QĐ-TTg về vịêc phê duyệt Đề án đổi mới công tác tiếp công dân. Để triển khai thực hiện Đề án này có hiệu quả, đòi hỏi phải xây dựng một văn bản luật riêng về công tác tiếp dân.

Thứ ba, tổ chức tiếp công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh quy định tại Chương V của dự thảo Luật khiếu không phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật: Thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng dự án Luật khiếu nại và Luật tố cáo trình Quốc hội xem xét, thông qua. Trong đó có quy định về việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại thuộc thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức Nhà nước và việc tiếp công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII và tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ nhất ngày 22/8/2011 cho thấy, việc quy định tiếp công dân, nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong dự thảo Luật khiếu nại là không phù hợp với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, Luật tố cáo lại không điều chỉnh về vấn đề này. Các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng một văn bản riêng để quy định về tiếp dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các cơ quan, tổ chức.

Từ những lý do trên, việc xây dựng Luật tiếp dân là cần thiết.

Các quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật tiếp dân

Việc soạn thảo Luật tiếp dân phải quán triệt những quan điểm và nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân phù hợp với tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước và cải cách công tác tư pháp hiện nay;

Thứ hai, Luật tiếp dân được xây dựng phải tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tiếp công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội;

Thứ ba, xây dựng Luật tiếp dân phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn tình hình tiếp công dân; kế thừa các quy định còn phù hợp của pháp luật về tiếp dân; thiết lập được cơ chế và trụ sở tiếp công dân thực sự là nơi để dân ”nguyện”, là cầu nối vững chắc giữa Nhà nước với công dân, vì mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân;

Thứ tư, bảo đảm tính hợp Hiến, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và khả năng thi hành; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài về tiếp dân và không cản trở việc thực hiện Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về vấn đề này.

Dự kiến các nội dung chủ yếu của Luật tiếp dân

Việc xây dựng Luật tiếp dân đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

- Những quy định chung, trong đó quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự án Luật; giải thích một số thuật ngữ; các nguyên tắc trong công tác tiếp công dân; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác tiếp công dân…;

- Những quy định về quyền, nghĩa vụ của trụ sở tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân;

- Những quy định về mô hình tổ chức, điều kiện vật chất của trụ sở tiếp công dân;

- Những quy định về tiêu chuẩn, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ tiếp công dân;

- Việc tiếp công dân của Thủ trưởng các cơ quan quản lý;

- Những quy định về trình tự, thủ tục tiếp công dân và việc xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân;

- Những quy định về mối quan hệ giữa trụ sở tiếp công dân với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

- Những quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ tiếp công dân;

- Những quy định khác.

Dự kiến việc soạn thảo Luật tiếp dân

Việc xây dựng dự án Luật tiếp dân được đảm bảo bằng các nguồn lực sau:

- Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ; sự phối kết hợp của các bộ, ngành liên quan.

- Công chức Vụ Pháp chế và công chức của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có năng lực trong công tác xây dựng pháp luật;

- Kinh phí xây dựng Luật tiếp dân được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước, trích từ hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương