II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên



tải về 0.61 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.61 Mb.
#2035
  1   2   3   4   5   6
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

I. Các kiến nghị về chương trình và sách giáo khoa mới ở giáo dục phổ thông

II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên

III. Các kiến nghị về chính sách giáo dục và đào tạo

IV. Các kiến nghị về chính sách giáo dục ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa

V. Các kiến nghị về dạy thêm, học thêm

VI. Các kiến nghị về cải cách giáo dục

VII. Các kiến nghị về các vấn đề khác

Tại Công văn số 9994/VP ngày 10/10 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri:

Phúc đáp công văn số 899/VPQH-DN ngày 10/6/2003 của Văn phòng Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo xin gửi văn bản trả lời các kiến nghị của cử tri để kịp phục vụ cho kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XI.

I. CÁC KIẾN NGHỊ VỀ CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MỚI
Ở GIÁO DỤC PHỔ THÔNG


Câu hỏi 1: Cử tri tỉnh Kiên Giang đề nghị cần tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử giai cấp trong quá trình phát triển đất nước để tránh tư tưởng lệch lạc của tầng lớp cán bộ thanh thiếu niên (hiện nay SGK đề cập chưa sâu).

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Việc tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử giai cấp trong quá trình phát triển đất nước là rất quan trọng và cần thiết. Khi xây dựng chương trình và biên soạn SGK các bậc học, Ban soạn thảo chương trình và SGK có chú ý đến nội dung này. Tuy nhiên mức độ nội dung đưa vào ở mỗi bậc học có khác nhau. Đối với bậc tiểu học đối tượng học sinh còn ở lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên, thì việc giáo dục truyền thống lịch sử được thể hiện ở mức đơn giản chủ đề Xã hội ở lớp 1, 2, 3 và lịch sử ở lớp 4, lớp 5 của môn Tự nhiên - Xã hội và qua các chủ đề: quan hệ với các bản thân, quan hệ với gia đình quan hệ với nhà trường, quan hệ với cộng đồng xã hội, quan hệ với môi trường tự nhiên ở lớp 1, 2, 3, 4, 5 của môn Đạo đức.

Thông qua các sự kiện nhân vật lịch sử và mối quan hệ bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội đã giáo dục học sinh tình cảm gia đình, yêu thiên nhiên, trường học, quê hương và tiến tới yêu con người, yêu đất nước, tôn trọng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hoá gần gũi với học sinh. Lên đến bậc trung học thì các chủ đề nói trên được nêu một cách cụ thể và trực tiếp qua các môn Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử cũng như được thể hiện qua Hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Câu hỏi 2: Cử tri tỉnh Hải Dương đề nghị thực hiện chính sách cải cách giáo dục và thay sách giáo khoa lớp 1, lớp 6, lớp 2, lớp 7 cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Cần nghiên cứu kỹ, rút kinh nghiệm để tránh sai sót, gây khó khăn cho học sinh, phụ huynh, lãng phí tiền bạc của Nhà nước và nhân dân. Cử tri đánh giá lĩnh vực cải cách giáo dục trong thời gian vừa qua còn nhiều khuyết điểm và còn nhiều bất cập cần mau chóng nghiên cứu khắc phục .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau :

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bắt đầu tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm chương trình và sách giáo khoa mới từ đầu những năm 90. Sau hàng chục năm rút kinh nghiệm, thí điểm điều chỉnh, hoàn thiện, trưng cầu ý kiến, được các Hội đồng khoa học thẩm định, được Quốc hội và Chính phủ cho phép,... mới quyết định triển khai rộng.

2. Khi triển khai dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đặc biệt ở các vùng có nhiều khó khăn. Trong năm học 2002 - 2003, Bộ đã hai lần tổ chức giao ban với lãnh đạo tất cả các Sở Giáo dục và Đào tạo để rút kinh nghiệm và giải quyết những vấn đề nảy sinh khi thực hiện dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới ở lớp 1 và lớp 6, cùng các địa phương kiểm tra kết quả dạy học ở lớp 1 và lớp 6. Cuối năm học, Bộ đã tổ chức bốn hội nghị rút kinh nghiệm về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, về cung cấp sách giáo khoa và thiết bị dạy học, đặc biệt đã nghe đại diện cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 và lớp 6 của 61 tỉnh, thành phố đánh giá kết quả dạy học, phản ánh những thuận lợi và khó khăn trong dạy và học ... Nói chung, theo kết quả kiểm tra định kì và ý kiến nhận xét của giáo viên thì năm đầu triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã đạt được mục tiêu đề ra, mặc dù đầu năm học ở một số địa phương còn có những lúng túng nhất định.

3. Đối với một số sai sót trong một số cuốn sách giáo khoa và những khuyết điểm về in sách giáo khoa, cung ứng thiết bị dạy học ... Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiêm túc tiếp thu và sửa chữa kịp thời, đồng thời đã rút kinh nghiệm để không lặp lại các thiếu sót đó trong năm học 2003 - 2004 và các năm học sau.

Việc đổi mới chương trình và SGK đã được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ , gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Cụ thể hoá mục tiêu giáo dục từng cấp học ,bậc học và lập kế hoạch giáo dục để xác định tên môn học hoặc hoạt động giáo dục và thời lượng tối thiểu cho từng môn học hoặc hoạt động giáo dục trong mỗi năm học, mỗi tuần lễ.

Bước 2: Soạn thảo chương trình khung, trình độ chuẩn của từng môn học rồi trưng cầu ý kiến để hoàn thiện và tổ chức thẩm định trước khi ban hành tạm thời.

Bước 3: Biên soạn SGK, sách hướng dẫn giảng dạy của giáo viên, bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh và tổ chức thử nghệm ít nhất 2 lần , sau đó điều chỉnh và tổ chức thẩm định nghiệm thu trước khi triển khai đại trà.

Việc biên soạn SGK lớp 1, lớp 6, lớp 2, lớp 7 nhìn chung đã theo đúng quy trình nêu trên, nên về cơ bản đã đảm bảo được các yêu cầu, mục tiêu của chương trình tiểu học và THCS mới. Mặc dầu trong một vài cuốn sách có một số sai sót đáng tiếc, Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục nghiêm túc nghiên cứu các vấn đề bất cập và rút kinh nghiệm để hoàn thiện các cuốn sách tiếp theo.

Câu hỏi 3: Cử tri tỉnh Tiền Giang cho rằng đổi mới SGK lớp 1, lớp 6 còn nhiều bất cập. Thời lượng chưa phù hợp, chưa có đầy đủ thiết bị để dạy và học theo chương trình mới, từ ngữ mang tính địa phương còn nhiều, học sinh phải qua các lớp mầm non mới đủ khả năng vào học chương trình lớp 1... Đề nghị Bộ nghiên cứu chỉnh sửa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Thực tế triển khai dạy và học theo sách giáo khoa mới ở lớp 1 và lớp 6 trong 1 năm vừa qua đã khẳng định bộ sách đã đáp ứng mục tiêu giáo dục của giai đoạn mới, phù hợp với sự phát triển của học sinh hiện nay. Mẫu chữ viết được lựa chọn dạy cho HS lớp 1 năm học 2002-2003 là kết quả của việc tiếp thu ý kiến đông đảo các nhà giáo, nhà khoa học và phụ huynh học sinh. Việc làm này đã được các cơ quan có thẩm quyền đồng ý và được dư luận xã hội hoan nghênh. Thời lượng dạy học dạy học theo chương trình mới tăng từ 33 tuần lên 35 tuần/năm và trung bình 35 phút/ tiết là hoàn toàn phù hợp với điều kiện học tập ở Việt Nam và tâm sinh lí thanh thiếu niên Việt Nam. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này được tiến hành một cách đồng bộ, trong đó hết sức lưu ý tới sự đồng bộ của các khâu: đổi mới nội dung phương pháp dạy học, tăng cường trang bị và sử dụng thiết bị dạy học.

Bộ giáo dục đào tạo đã xác định chương trình và sách giáo khoa được biên soạn lần này nhằm góp phần quan trọng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và thực hiện phổ cập giáo dục. Do vậy trong quá trình biên soạn sách giáo khoa, các tác giả đã tính đến yêu cầu đảm bảo tính khả thi của các điều kiện dạy học đối với tất cả các đối tượng, tất cả các vùng miền trong cả nước. Bộ giáo dục và đào tạo đã có văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo khoa cho các vùng khó khăn, cho đối tượng trẻ dân tộc ra lớp chưa biết nói tiếng Việt; ban hành các danh mục thiết bị cần thiết tối thiểu, đồng thời hướng dẫn giáo viên tự tạo đồ dùng dạy học đơn giản và sử dụng các thiết bị hiện có của nhà trường. Bộ cũng đã dành phần kinh phí thích đáng của các dự án để mua sắm, cung cấp một số thiết bị dạy học cho các địa phương và đề nghị các địa phương đảm bảo đủ kinh phí đã quy định dành cho việc mua sắm thiết bị dạy học. Chính phủ đã hỗ trợ 227 tỷ đồng cho các tỉnh để mua sắm thiết bị dạy học cho các địa phương khó khăn.

Năm học 2003-2004 đã có những tiến bộ mới trong việc khắc phục các nhược điểm về thiết bị dạy học so với năm học 2002-2003. Ngôn ngữ trong sách giáo khoa được xác định là ngôn ngữ phổ thông để học sinh ở các vùng, miền đều hiểu. Bộ cũng đã hướng dẫn các địa phương tạo các điều kiện để chuẩn bị về tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số (chương trình tập nói tiếng Việt, chương trình 26 tuần cho trẻ 5 tuổi, các tài liệu hỗ trợ cho giáo viên dạy tiếng Việt...), đặc biệt là huy động tối đa số trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo.



Câu hỏi 4: Cử tri tỉnh Tiền Giang đề nghị ổn định nội dung SGK, tiến tới cho học sinh cấp 1,2 được mượn SGK để học tập, giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

a) Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Chỉ thị số 14/CP-KG của Chính phủ về việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn SGK chương tình mới theo một quy trình chặt chẽ. Theo Nghị quyết 40 của Quốc hội, thì việc triển khai đại trà áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới, bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002-2003, bắt đầu ở lớp 10 từ năm học 2004-2005; và đến năm học 2006-2007 thì tất cả các lớp cuối cấp đều thực hiện chương trình và SGK mới. Do đó, việc ổn định nội dung SGK bắt đầu được thực hiện từ năm học 2002-2003 cho lớp 1 và lớp 6, từ năm học 2003-2004 cho lớp 2 và lớp 7... Học sinh các lớp chưa áp dụng SGK mới vẫn sử dụng SGK hiện hành để học, cho đến khi bắt đầu triển khai đại trà áp dụng SGK mới ở lớp đó.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc xây dựng các Tủ sách giáo khoa dùng chung và Thư viện trường học ở tất cả các trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc, trong đó có việc tổ chức cho học sinh mượn SGK để học. Hàng năm các địa phương đã cấp kinh phí (hàng tỷ đồng) để mua sách trang bị cho Thư viện trường học. Riêng năm học 2002-2003, Chính phủ và lãnh đạo các địa phương đã rất quan tâm cấp kinh phí (hàng chục tỷ đồng) để mua SGK mới lớp 1 và lớp 6 trang bị cho các Thư viện trường học, nhằm mục đích cho HS được mượn SGK mới để học, đặc biệt là ở các địa bàn nông thôn, miền núi đời sống còn nhiều khó khăn. Trong những năm tới Bộ Giáo dục và Đào tạo rất mong lãnh đạo các địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo và cấp kinh phí để mua SGK mới các lớp tiếp theo trang bị cho Thư viện trường học, để học sinh có thể mượn SGK mới để học, giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh học sinh.

Câu hỏi 5: Cử tri TP Hải Phòng cho rằng SGK, sách tham khảo... chất lượng không bảo đảm đang là nỗi lo lắng băn khoăn của phụ huynh học sinh. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm, có biện pháp kiên quyết xét duyệt nội dung SGK, sách tham khảo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

a) Việc biên soạn SGK mới đã được tổ chức theo một quy trình chặt chẽ. Việc lựa chọn đội ngũ tác giả SGK được cân nhắc kĩ lưỡng, bao gồm các giáo viên giỏi, các nhà khoa học và giáo dục có uy tín. Bản thảo sách giáo khoa được gửi đi lấy ý kiến rộng rãi của các giáo viên đứng lớp thuộc các địa bàn tiêu biểu (thành phố, nông thôn miền núi), các nhà khoa học và sư phạm, các Hội chuyên ngành. Sau khi đã được thí điểm ít nhất 2 vòng, bản thảo được xem xét tại các Hội đồng thẩm định quốc gia với đầy đủ thành phần (các nhà khoa học và giao dục có uy tín, các giáo viên giỏi tiêu biểu). Sau khi được sửa chữa theo ý kiến Hội đồng thẩm định, bản thảo được in thử thành sách. Sách giáo khoa in thử tiếp tục được góp ý kiến tại các lớp tập huấn bồi dưỡng giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh (có gần một nghìn giáo viên dự các lớp này). Sau đó, tác giả hoàn chỉnh lần cuối bản thảo để đưa in đại trà và phát hành rộng rãi đến cho học sinh, giáo viên, trường học trên địa bản toàn quốc. Thực tế triển khai sách lớp 1, lớp 6 vừa qua đã khẳng định chất lượng SGK là bảo đảm.

Vừa qua, có một số ý kiến về một số cuốn SGK mới lớp 1 và lớp 6, Bộ đã chỉ đạo tác giả, Hội đồng thẩm định xem xét nghiêm túc và sửa chữa các sai sót. Các sai sót này đã được in thành tờ đính chính và đã tổ chức dán các tờ đính chính này vào bìa 3 các bản SGK đã in lần đầu. Các cuốn SGK in tái bản đều đã được sửa lỗi ngay trong nội dung. Còn với các cuốn SGK mới lớp 2, lớp 7 thì cho đến nay Bộ chưa nhận được ý kiến đóng góp nào. Nếu phát hiện có sai sót, Bộ sẽ chỉ đạo sửa ngay, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng SGK.



b) Việc xuất bản và phát hành sách tham khảo không thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi có Thông tư số 35 Liên Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xuất bản và phát hành sách tham khảo phổ thông, Bộ đã chỉ đạo NXBGD phối hợp với các Vụ, Viện tổ chức biên soạn sách tham khảo bổ trợ SGK có nội dung gắn với SGK góp phần nâng cao chất lượng dạy - học trong trường phổ thông. Khi triển khai chương trình, sách giáo khoa mới theo Nghị quyết 40 của Quốc hội, Bộ đã chủ trương tổ chức Cuộc thi viết sách bài tập và sách tham khảo theo chương trình mới nhằm huy động trí tuệ, kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên, các nhà giáo dục trên phạm vi cả nước tham gia viết và qua đó lựa chon được bộ sách bài tập, sách tham khảo có chất lượng tốt đưa vào nhà trường. Đối với lớp 1 và lớp 6, đã lựa chọn được tất cả 27 cuốn sách bài tập và sách tham khảo cho hầu hết các bộ môn. Hiện nay, vẫn còn tình trạng một số Nhà xuất bản khác xuất bản sách tham khảo gắn với nội dung SGK, trong đó có nhiều cuốn sách kém chất lượng. Tình trạng này đang được Bộ Văn hóa - Thông tin chấn chỉnh.

Câu hỏi 6. Cử tri tỉnh Khánh Hoà cho rằng hiện nay cử tri rất bức xúc về tình trạng không ổn định trong chương trình dạy và học thi cấp I, II.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Chương trình giáo dục ở cấp I (nay gọi là tiểu học) và cấp II (nay gọi là trung học cơ sở) được giữ ổn định từ năm 1981 đến năm 2002. Trong suốt 20 năm đó, sau khi thay sách từ lớp 1 đến lớp 9 (1981 - 1989) cả chương trình và sách giáo khoa đều không thay đổi. Thực hiện Nghị quyết 40/ 2000/ QH10 ngày 9/ 12/ 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, từ năm học 2002 - 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai tổ chức dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới lần lượt từ lớp 1 và lớp 6 (năm học 2002 - 2003) đến lớp 5 và lớp 12 (năm học 2006 - 2007). Như vậy, mỗi năm học chỉ có một lớp ở mỗi cấp học thực hiện dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới, các lớp còn lại vẫn giữ ổn định.

Việc thi hết cấp I phổ thông cơ sở trước đây được tiến hành trở lại từ năm học 1989-1990. Qua một số năm thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự chỉ đạo thống nhất về mục đích, cách tiến hành kì thi tốt nghiệp Tiểu học theo đúng yêu cầu của Luật Giáo dục. Tuy nhiên, để thực hiện yêu cầu đổi mới, từ năm học 2000-2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành nghiên cứu và thí điểm việc cải tiến cách tổ chức kì thi tốt nghiệp tiểu học theo tinh thần gọn nhẹ, không gây căng thẳng cho học sinh, đỡ gây tốn kém chi phí của nhà nước và nhân dân. Qua kết quả chỉ đạo thí điểm thi tốt nghiệp bậc Tiểu học ở một số tỉnh, thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành đánh giá, tổng kết để có thể đệ trình một phương án tốt nhất trình Quốc hội xem xét.

Sau khi được Quốc hội chấp thuận phương án tổ chức đánh giá kết quả tốt nghiệp bậc Tiểu học, được sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo để việc thi cử hết bậc học ngày càng được ổn định hơn, giảm đỡ chi phí của nhà nước và nhân dân.

Việc thi tốt nghiệp Trung học cơ sở vẫn giữ ổn định trong gần 20 năm nay.

Câu hỏi 7. Cử tri tỉnh Khánh Hoà tiếp tục đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiêm túc xem xét việc thay đổi nội dung, chương trình, sách giáo khoa, in ấn, phát hành sách giáo khoa. Hiện nay, sách giáo khoa vẫn còn nhiều điều bất cập, cử tri phàn nàn về nội dung học, về chữ viết mới cho học sinh, chương trình học lại quá cao không phù hợp với tâm lí lứa tuổi học trò.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc soạn thảo chương trình mới và việc biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới với một quy trình chặt chẽ, từ khâu lựa chọn tác giả, tổ chức biên soạn, tổ chức lấy ý kiến bản thảo SGK, tổ chức dạy thí điểm, tổ chức thẩm định, tổ chức in thử để tiếp tục lấy ý kiến giáo viên, các cán bộ chỉ đạo, sau đó mới cho in đại trà để phát hành rộng rãi, sách in đẹp, giá cả hợp lý. Vừa qua đã có một số ý kiến đóng góp cho nội dung SGK mới lớp 1 và lớp 6, đặc biệt là SGK Tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu tác giả, Hội đồng thẩm định xem xét nghiêm túc các ý kiến đó và sửa chữa các sai sót trong các SGK lớp 1 và lớp 6 được tái bản. Bộ Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình Chính phủ và Quốc hội và đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép. Về việc đưa mẫu chữ mới vào nhà trường, sau khi nghiên cứu một cách nghiêm túc ý kiến của đông đảo mọi người từ nhiều năm nay đối với vấn đề này.

Sau 1 năm thay sách, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2002-2003. Nhìn chung, các địa phương đều cho rằng: nội dung chương trình, sách giáo khoa phù hợp với trình độ học sinh lớp 1 trong giai đoạn mới; số liệu khảo sát về chất lượng học tập cuối năm học 2002-2003 của học sinh lớp 1 toàn quốc về môn Toán và môn Tiếng Việt cho thấy như sau:

Tổng số HS

lớp 1

Loại Giỏi (%)

Loại Khá (%)

Loại TB (%)

Loại Yếu (%)

Toán T.Việt

Toán T.Việt

Toán T.Việt

Toán T.Việt

1.638.115

46,67 40,32

26,89 30,28

21,93 24,38

4,51 5,02

Tuy nhiên, ở các vùng có điều kiện dạy học còn nhiều khó khăn, các vùng dân tộc có nhiều học sinh không biết hoặc biết rất ít về tiếng Việt, chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh còn hạn chế. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm để có những biện pháp chỉ đạo tiếp việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa ở lớp 1 và thay sách ở lớp 2 trong năm học 2003-2004 và những năm tiếp sau nhằm bảo đảm chất lượng dạy học tốt hơn.

Câu hỏi 8: Cử tri Bắc Giang đề nghị Bộ Giáo dục sớm có chiến lược thống nhất chương trình giảng dạy ngoại ngữ, tin học trong các trường công lập, không nên để như hiện nay chỉ là khuyến khích và tuỳ từng địa phương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Thực hiện Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (ngày 17/10/2000) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 xây dựng hai đề án:

1. Dạy học tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông Việt Nam (giai đoạn 2003-2005).

2. Giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong trường phổ thông Việt Nam (giai đoạn 2003-2010).

Cả hai đề án đều khẳng định quan điểm thống nhất xây dựng chương trình mới (phần cứng) tin học, công nghệ thông tin và truyền thông (TH, CNTT, TT) và hoàn thiện các chương trình tiếng nước ngoài cho hệ thống giáo dục phổ thông.

1. Đối với chương trình tin học do xuất phát từ tình hình thực tế của giáo dục nước ta và đặc trưng của môn học, việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, hình thành phương pháp tổ chức dạy ... phải thực hiện một cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để vừa đảm bảo được yêu cầu phổ cập cũng như nâng cao nếu có điều kiện.

Ở bậc tiểu học và cấp THCS, Tin học được đưa vào dạy như là các chủ điểm hoặc môn tự chọn. Riêng ở trường THPT thì đây là môn bắt buộc.

2. Đối với chương trình tiếng nước ngoài (ngoại ngữ)

- Sẽ có nhiều chương trình ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông, trong đó chương trình tiếng Anh sẽ chiếm vị trí chủ yếu. Các chương trình tiếng nước ngoài khác (tiếng Pháp, Nga, Trung ...) được triển khai thay thế tiếng Anh trên cơ sở nhu cầu của học sinh và đủ điều kiện cần thiết của nhà trường, trong đó quan trọng nhất là giáo viên.

- Đảm bảo dạy học ngoại ngữ liên tục 7 năm theo chương trình thống nhất từ THCS đến THPT. Mục tiêu đề án đặt ra: Đến năm 2010, 100% học sinh bậc trung học được học ngoại ngữ thứ nhất liên tục từ lớp 6 đến lớp 12 và thi tốt nghiệp với chương trình tiếng nước ngoài 7 năm. Tuỳ theo điều kiện mà các trường Tiểu học có thể dạy Ngoại ngữ theo hình thức tự chọn.

- Ngoài ra sẽ có chương trình ngoại ngữ 2 theo hình thức tự chọn cho học sinh THPT; chương trình tiếng Anh tự chọn cho học sinh từ lớp 3 của bậc tiểu học và tiến tới có chương trình tiếng Anh tăng cường liên tục từ lớp 1 đến lớp 12 cho học sinh có khả năng học ngoại ngữ.

Câu hỏi 9, 14: Cử tri các tỉnh An Giang, Bình Dương cho rằng về vấn đề sách giáo khoa đề nghị Bộ Giáo dục cần đầu tư nghiên cứu kỹ sau đó hãy cho triển khai cho học sinh.

Cải cách sách giáo khoa cần nghiên cứu kỹ trước khi phát hành, đảm bảo tính khoa học và tính kế thừa cũng như ổn định để sử dụng được lâu dài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin được trả lời như sau :

Chương trình và sách giáo khoa phổ thông hiện hành (được triển khai từ năm 1981) đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của giai đoạn thống nhất hệ thống giáo dục phổ thông trong cả nước, góp phần vào quá trình PCGDTH và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Để đáp ứng những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục nêu trong các nghị quyết của các Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VII), lần thứ 2 (khoá VIII) và Luật Giáo dục, thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông.



Chương trình và sách giáo khoa phổ thông được soạn thảo, thử nghiệm theo quy trình 3 bước như sau:

- Bước 1: Cụ thể hoá mục tiêu giáo dục của từng cấp, bậc học và lập kế hoạch giáo dục để xác định tên môn học hoặc hoạt động giáo dục và thời lượng tối thiểu cho từng môn học hoặc hoạt động giáo dục trong mỗi năm học, mỗi tuần lễ.

- Bước 2: Soạn thảo chương trình, trình độ chuẩn của từng môn học rồi trưng cầu ý kiến để hoàn thiện và tổ chức thẩm định trước khi ban hành tạm thời.

- Bước 3: Biên soạn sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy của giáo viên, bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh và tổ chức thử nghiệm ít nhất hai lần, sau đó điều chỉnh và tổ chức thẩm định, nghiệm thu trước khi triển khai đại trà.

Quá trình này đã được bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 90 với một tập thể tác giả đông đảo, có ý thức trách nhiệm, có trình độ chuyên môn cao.

Những bộ sách được triển khai đại trà qua 1 năm (lớp 1, lớp 6) tuỳ còn một số sơ suất đáng tiếc song đã được chỉnh sửa kịp thời, được giáo viên đánh giá tốt .



Câu hỏi 10 : Cử tri Vĩnh Long đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có qui định chặt chẽ hơn, cụ thể hơn việc soạn thảo nội dung, chương trình, việc quản lý và phát hành sách giáo khoa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

1. Để biên soạn chương trình và sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những định hướng đúng đắn và quy trình chặt chẽ. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thực hiện từ năm 2000 đến 2007.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Hội đồng chỉ đạo xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa từng cấp học, bậc học, lại có ban chỉ đạo riêng. Ngoài ra còn có các tổ chức phụ trách việc bồi dưỡng giáo viên, thiết bị dạy học. Căn cứ vào quy định về tiêu chuẩn của tác giả theo đề nghị của các cơ quan chức năng, các hội đồng bộ môn quốc gia, Bộ trưởng đã quyết định danh sách các Tổng chủ biên bộ sách từng cấp học, các chủ biên từng cuốn sách và tập thể tác giả. Các hội đồng thẩm định quốc gia cũng được thành lập trên cơ sở những quy chế của Bộ.

3. Chương trình và sách giáo khoa được đưa ra trưng cầu ý kiến qua nhiều hình thức, đăng toàn văn chương trình trên báo, gửi về các sở giáo dục và đào tạo, các trường sư phạm, các hội khoa học chuyên ngành, các trường phổ thông, các hội thảo lớn ở phía Nam, phía Bắc...

Mỗi quyển sách giáo khoa được dạy thử nghiệm ít nhất qua hai vòng, trước khi chính thức thẩm định và triển khai đại trà.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quản lý chặt chẽ việc biên soạn, thẩm định, in, phát hành và sử dụng sách giáo khoa theo tinh thần đảm bảo tính khoa học và sư phạm, hình thức đẹp, giá cả phù hợp với thu nhập của số đông, có chính sách cấp phát, cho mượn sách đối với các đối tượng khó khăn.

Thực tế, trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều đầu sách tham khảo, đây là loại sách không thuộc sách giáo khoa. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cố gắng để quản lý loại sách này, song lại không phải là cơ quan cho phép xuất bản, do vậy trên thị trường sách, còn có một số cuốn sách chưa đảm bảo chất lượng của một số nhà xuất bản nằm ngoài vòng kiểm soát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXBGD đã tổ chức cung ứng đầy đủ, đồng bộ và kịp thời SGK, đặc biệt là SGK mới, cho các Công ty Sách - TBTH tại các địa phương nhằm đảm bảo học sinh, giáo viên có đủ SGK, nhất là SGK mới, trước ngày khai giảng năm học mới, không để xảy ra tình trạng thiếu sách, "sốt sách" tại địa phương. NXBGD cũng đã in Bảng giá từng bộ SGK, từ lớp 1 đến lớp 12, để chuyển cho các Công ty tổ chức dán tại các Cửa hàng SGK, tại các Phòng Giáo dục và các trường, để đảm bảo không có tình trạng nâng giá bán SGK, hoặc bắt buộc học sinh phải mua kèm các sách khác, nhất là sách tham khảo kém chất lượng không phải do NXBGD tổ chức xuất bản phát hành theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra NXBGD cũng đã chỉ đạo các Công ty Sách - TBTH tổ chức phát phiếu ưu tiên giảm giá bán SGK cho các đối tượng là học sinh thuộc diện chính sách, học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó.

Mặc dầu còn có một số khó khăn và trong một số cuốn sách đã phát hiện một vài sai sót, nhưng với định hướng đúng và cách làm nghiêm túc, chặt chẽ, được sự quan tâm góp ý của nhiều giới xã hội, chắc chắn bộ sách giáo khoa mới sẽ ngày càng có chất lượng tốt hơn.

Câu hỏi 11, 13, 15, 25, 26: Cử tri các tỉnh Hoà Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đồng Nai, Hà Nam cho rằng:

- Đã qua các đợt cải cách SGK song vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, chưa ổn định. Đề nghị Bộ GD sớm có giải pháp khắc phục vấn đề này.

- Đề nghị Bộ GD nghiên cứu để ổn định SGK lớp 1và lớp 6 theo chương trình và mục đích dễ học và dễ dạy để phụ huynh có thể kèm cặp các em. Chữ e hay chữ o đầu tiên không quan trọng. Mặt khác đời sống, thu nhập của đại đa số phụ huynh còn thấp, giá sách lại cao mà cứ đổi SGK (không dùng được cho khoá sau) gây lãng phí tiền của nhân dân, đồng thời quan tâm hơn nữa đến các thiết bị giảng dạy, thí nghiệm...

- Sách giáo khoa mới cơ bản là tốt hơn sách cũ có đổi mới cách dạy và cách học. Tuy nhiên còn một số bài rườm rà, phức tạp. Viết hoa và hình vẽ không hợp lí.

- Đề nghị xem xét lại việc cải cách SGK, tại sao cải cách nhiều lần mà hiệu quả chưa cao, vẫn còn tình trạng sau cải cách lại phát hiện nhiều sai sót, một số từ hiểu theo nghĩa nào cũng được, mẫu tự e xếp sau mẫu tự a là không phù hợp.

- Cải cách SGK lớp 1, lớp 6 có nhiều điểm không phù hợp.SGK các lớp khác cũng có nhiều sai sót.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Từ sau ngày dành độc lập, nhà nước Việt Nam mới tiến hành 3 đợt cải cách giáo dục vào các năm 1950, 1956 và 1981. Chương trình và sách giáo khoa tiểu học hiện hành, được triển khai từ năm 1981 đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của giai đoạn thống nhất giáo dục phổ thông trong cả nước, góp phần vào quá trình PCGDTH và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục nêu trong các nghị quyết TƯ lần thứ tư (khoá 7) lần thứ hai (khoá 8), nêu trong Luật giáo dục và nghị quyết 40/NQ-QH10, cần phải khẩn trương đổi mới chương trình và SGK phổ thông, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện phổ cập trung học cơ sở và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

Thực tế triển khai dạy và học theo sách giáo khoa mới ở lớp 1 và lớp 6 trong 1 năm vừa qua đã khẳng định bộ sách đã đáp ứng mục tiêu giáo dục của giai đoạn mới, phù hợp với sự phát triển của học sinh hiện nay. Tuy nhiên SGK lớp 1, lớp 6 mới, đặc biệt là SGK Tiếng Việt lớp 1, tập 1 vẫn còn có một số sai sót như chưa đưa tên tác giả các bài trích, cỡ chữ viết hoa chưa đúng, hình minh hoạ một số bài chưa rõ ràng. Việc khắc phục sai sót trong một số cuốn SGK nói chung và sách Tiếng Việt lớp 1 nói riêng đã được thực hiện và không gây ảnh hưởng lớn đến việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

Việc dạy học vần mở đầu từ nhóm chữ e, b chỉ là một phương án dạy học vần cụ thể nhằm vào mục tiêu dạy Học sinh mau chóng biết đọc, biết viết. Phương án dạy học vần này hoàn toàn không làm thay đổi trật tự bảng chữ cái, không xếp mẫu tự e trước mẫu tự a. Sau khi giới thiệu toàn bộ các âm và chữ ghi âm tiếng Việt, đến bài 28 SGK Tiếng Việt lớp 1 đã giới thiệu cho các em bảng chữ cái tiếng Việt theo trật tự : a, bê, xê, ... Để nắm được tên gọi các con chữ này các em sẽ được học trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 .

Năm học 2002-2003 là năm học đầu tiên SGK của ta được in ấn nhiều màu, hình minh hoạ đẹp, trên giấy tốt để có thể sử dụng trong nhiều năm vừa góp phần gây hứng thú học tập vừa giáo dục ý thức tiết kiệm , giữ gìn sách cho học sinh. Giá bán SGK được giữ ở mức độ thích hợp, ví dụ một bộ sách giáo khoa cũ lớp 1 là 35.000đ thì bộ SGK mới ở lớp 1 là 38.000đ. Chủ trương sử dụng một cuốn sách giáo khoa nhiều lượt đã được phổ biến đến giáo viên trong các lớp tập huấn và ghi trong sách hướng dẫn. Bộ giáo dục và đào tạo đang tiếp tục khảo sát rút kinh nghiệm để tìm các giải pháp quay vòng sử dụng sách giáo khoa được nhiều năm, hạn chế những lãng phí trong sử dụng SGK, đồng thời chỉ đạo việc xây dựng tủ sách dùng chung và thư viên trường học trên địa bàn cả nước để học sinh các gia đình nghèo, đông con có thể mượn hoặc thuê sách giáo khoa ở các tủ SGK dùng chung. .

Căn cứ vào chương trình và SGK mới, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành danh mục và tổ chức thẩm định mẫu thiết bị, đồ dùng dạy học. Hầu hết các địa phương đã xây dựng được kế hoạch mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ triển khai chương trình và sách giáo khoa mới, đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo quy định. Bộ tài chính đã trình thủ tướng chính phủ các giải pháp để tạm thời giải quyết khó khăn về kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học và đã được Thủ tướng chấp thuận. So với năm học 2002-2003 thì năm học 2003-2004 đã có nhiều tiến bộ rõ rệt trong việc cung ứng thiết bị (thiết bị dạy học về đến nhà trường sớm hơn, đồng bộ hơn...). Đây là bước khởi đầu quan trọng để việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 1, lớp 6, lớp 2, lớp 7 đạt kết quả tốt.

Câu hỏi 12: Cử tri Thừa Thiên - Huế nêu việc trang bị đồ dùng dạy học hiện nay chưa đáp ứng được nội dung, nhiều ví dụ mang tính đặc thù ở địa phương này khác với địa phương khác, nên học sinh khó hình dung được. Đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu cho phù hợp và bố trí thêm chương trình đổi mới dụng cụ học để đáp ứng với việc cải cách trên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Hiện trạng về thiết bị trường học trước khi đổi mới chương trình giáo dục phổ thông có thể nêu khái quát như sau:

- Thiết bị dạy học vừa thiếu, vừa lạc hậu (Chỉ có khoảng 50% số trường được trang bị các thiết bị quy định trong danh mục thiết bị giáo dục tối thiểu mà Bộ GD&ĐT ban hành).

- Hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục rất thấp. Công tác quản lý thiết bị trường học còn yếu (Số lượng cán bộ chuyên trách về thiết bị ít và thường là giáo viên kiêm nhiệm nên không phát huy được hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục đã trang bị).

Những hạn chế và bất cập về thiết bị trường học là một trong những căn cứ cơ bản cho định hướng Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó, mục tiêu đổi mới được xác định tập trung vào 3 nội dung cơ bản:

- Một là xây dựng và triển khai chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông mới cho tất cả các phương thức giáo dục, bậc học, cấp học phổ thông với chất lượng cao.

- Hai là nâng cấp cơ sở vất chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH) ở các trường phổ thông theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá tương ứng với yêu cầu của chương trình mới.

- Ba là xây dựng đội ngũ giáo viên và đổi mới công tác quản lý phù hợp với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Để đạt được mục tiêu đổi mới về CSVC&TBDH cần có bước đi cụ thể, phù hợp, vững chắc. Đó là:

- Giai đoạn 1 (từ 2001 đến 9/2002): Lập quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng CSVC & TBDH đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mới từ năm học 2002 ? 2003 ở các vùng miền khác nhau.

- Giai đoạn 2 (từ 9/2002 đến 9/2007): Tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC&TBDH đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mới. Chuẩn bị CSVC&TBDH phục vụ triển khai chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông mới từ năm học 2004 ? 2005.

Nội dung đổi mới công tác thiết bị dạy học đã được Bộ GD&ĐT triển khai cụ thể trên các mặt sau:

- Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho từng môn, từng khối lớp (có quy định tính năng kĩ thuật và phạm vi sử dụng cho từng thiết bị/ bộ thiết bị cụ thể), thẩm định duyệt mẫu, cho phép các công ty thiết bị trường học sản xuất TBDH theo mẫu.

- Hướng dẫn các địa phương thực hiện mua sắm TBDH phục vụ việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tổ chức tập huấn cấp Bộ/ Tỉnh về sử dụng TBDH và dạy thử nghiệm các thiết bị trước khi đưa ra sử dụng.

- Chỉ đạo các nhà trường, khuyến khích các thày, cô giáo tổ chức tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học, tự mua sắm một số TBDH để tăng cường, bổ sung TBDH hiện có. Vận động phụ huynh học sinh mua đầy đủ TBHD thực hành cho học sinh. Cung cấp Sách-TBDH cho các trường và đối tượng học sinh vùng khó khăn thuộc diện hưởng chính sách 135 của Chính phủ.

Đánh giá sau một năm triển khai chương trình và sách giáo khoa mới ở lớp 1 và lớp 6, Bộ GD&ĐT nhận thấy công tác TBDH vẫn còn một số điểm cần được khắc phục kịp thời như sau:

- Danh mục TBDH tối thiểu mới được ban hành theo từng lớp, chưa có bộ danh mục TBDH tối thiểu đầy đủ cho cả bậc học. Việc ban hành danh mục TBDH tối thiểu cần đảm bảo thời gian cho việc thẩm định duyệt mẫu, sản xuất và cung ứng TBDH đến giáo viên và học sinh trước khi bắt đầu năm học.

Chưa hướng dẫn cụ thể việc sử dụng thiết bị dạy học một cách linh hoạt trong điều kiện có sự khác nhau giữa địa phương này và địa phương khác.

- Chưa chú ý nhiều đến việc động viên, tạo điều kiện để giáo viên tự làm thiết bị dạy học.

Câu hỏi 16, 19: Cử tri tỉnh Thái Nguyên, Ninh Bình cho rằng:

- Chương trình toán lớp 1 kì 2 quá nặng, không phù hợp với khả năng Tiếng Việt của học sinh, nhất là học sinh miền núi.

- Nội dung hai môn Toán và Tiếng Việt mới quá tải ngay với học sinh Hà Nội, chứ chưa nói đến học sinh nông thôn, miền núi, đặc biệt đối với học sinh dân tộc mới học tiếng phổ thông.

- Cải cách giáo dục còn nhiều bất cập: chưa chú trọng cải cách con người; việc cải cách SGK lớp 1, lớp 6 còn quá nặng chưa sát với thực tế; đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Chương trình toán lớp 1 ở học kì 2 học sinh được học các số trong phạm vi 100, cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100, giải bài toán có lời văn (chỉ là các bài toán đơn dạng thêm hoặc bớt có 1 phép tính).

Về Số học, học các số trong phạm vi 100 là phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ em 7 tuổi ở nước ta. Đây là kết luận rút ra từ 4 vòng thí điểm tại hơn 450 trường thuộc các vùng, miền khác nhau (vì đã sang kì 2 lớp 1). Các nước trong khu vực và thế giới đều mở rộng vòng số đến 100 ở lớp 1, ở nhiều nước trong khu vực học sinh lớp 1 đã học cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Việt Nam chỉ học cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 là đã giảm nhẹ để đảm bảo cho giáo viên và học sinh làm quen dần từng bước với biểu tượng về số và phép tính với các số lớn .

Về bài toán có lời văn dạy ở lớp 1, so với chương trình cũ đã bớt đi dạng toán về nhiều hơn- ít hơn (sang lớp 2) chỉ giữ lại dạng toán về thêm hoặc bớt. Nhưng có yêu cầu học sinh viết câu lời giải và đáp số trong bài giải nhằm cho học sinh hiểu đầy đủ về bài giải của một bài toán. Yêu cầu viết câu lời giải nhằm cho học sinh rèn luyện khả năng tiếng Việt, thông qua học Toán để học Tiếng Việt, câu lời giải chỉ yêu cầu học sinh trả lời đúng về nội dung toán không đòi hỏi cao về chuẩn mực Tiếng Việt. Giáo viên cảm thấy khó là do học sinh mất thời gian viết câu lời giải chứ không khó về nội dung Toán.

Nhiều giáo viên ở miền núi ở Hà Giang, Lào Cai đã tập trung dạy bài toán có lời văn ở lớp 1 để tăng cường khả năng tiếng Việt, rèn luyện về tư duy và ngôn ngữ cho học sinh dân tộc đạt kết quả tốt. Đội ngũ giáo viên tiểu học dạy lớp 1 đều được tập huấn dạy SGK mới, đổi mới về Phương pháp dạy học tuy còn bỡ ngỡ ban đầu nhưng có khả năng dạy được môn Toán lớp 1 một cách chắc chắn. Mặc dù còn có khó khăn ban đầu nhưng học sinh lớp 1 kể cả học sinh dân tộc có khả năng học tốt môn Toán.

Kết quả học toán cuối năm học 2002 - 2003 của Thái Nguyên và Hà Nội



TT

Tỉnh

TS HS

Loại giỏi

Loại Khá

Loại TB

Loại yếu

1

Thái Nguyên

16 807

68,34%

18,48%

8,84%

4,34%

2

Hà Nội

42 804

72,80%

19,50%

6,70%

1,00%

Câu 17, 155, 165 : Cử tri các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Ninh Bình cho rằng:

- Cương trình và SGK mới chưa phát huy được hiệu quả vì chưa đồng bộ với đội ngũ giáo viên và thiết bị dạy học.

- Nhiều cử tri nêu: Chủ trương CCGD của Đảng và Nhà nước là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển khoa học, công nghệ, tiến kịp trình độ chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên việc thực hiện một số bước đi trong CCGD còn gò ép khiên cưỡng, thiếu đồng bộ. Cụ thể như: Chưa kịp thời, nhanh chóng đào tạo đội ngũ giáo viên phù hợp với chương trình cải cách, việc chuẩn bị kinh phí và đồ dùng dạy học còn thiếu đồng bộ, chất lượng đồ dùng dạy học chưa cao, việc biên soạn và thẩm định SGK chậm, còn thiếu sót...Về chính sách trong ngành giáo dục còn chưa hợp lí, chưa thức sự động viên được giáo viên đem hết tâm sức của mình để dạy học.

- Cải cách giáo dục còn nhiều bất cập chưa chú trọng cải cách con người; cải cách sách giáo khoa lớp 1, lớp 6 còn quá nặng chưa sát với thực tế; đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội và Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Chính phủ, bắt đầu từ năm học 2002-2003, chương trình và SGK lớp 1, lớp 6 đã được triển khai đại trà trong toàn quốc và năm học 2003-2004 đã triển khai chương trình và SGK lớp 2 và lớp 7. Để thực hiện công việc trên, ngành giáo dục đã chuẩn bị trong nhiều năm những điều kiện cần thiết cho CCGD như tổ chức biên soạn, thẩm định chương trình, SGK, SGV, thiết bị dạy học, đặc biệt là việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên để có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Thực hiện Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ Về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống quốc dân , hằng năm, Bộ GD&ĐT đều có kế hoạch và hướng dẫn về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Sau nhiều năm, đội ngũ giáo viên về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu mà CCGD đặt ra.

- Về số lượng : Quy mô đào tạo giáo viên các cấp, bậc học không ngừng được mở rộng. Hằng năm các trường sư phạm đã đào tạo và cung cấp cho tiểu học và mầm non khoảng 11.000 giáo viên, cho THCS và THPT trên 20.000 giáo viên, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển số lương và đồng bộ hoá đội ngũ.

Đối với giáo viên tiểu học, năm học 2002-2003, tổng số giáo viên toàn quốc là 358.606 người, tỉ lệ giáo viên trên lớp là 1,16 (tỉ lệ quy định chung là 1,15 GV/lớp). Nhiều tỉnh đã dư thừa giáo viên tiểu học (do tỉ lệ phát triển dân số ổn định, học sinh tiểu học giảm đi). VD: Bắc Giang tỉ lệ giáo viên trên lớp là 1,30. Ninh bình tỉ lệ giáo viên trên lớp là1,23... Việc dư thừa nói trên đã giúp cho địa phương có điều kiện chọn lọc giáo viên để dạy các lớp thực hiện chương trình và SGK mới, đồng thời bước đầu đáp ứng nhu cầu dạy 2 buổi / ngày ở tiểu học (theo dự tính, thực hiện dạy 2 buổi/ ngày ở tiểu học, tỉ lệ GV/ lớp sẽ là 1,5).

Đối với giáo viên công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng dân tộc ít người, nhờ chính sách ưu đãi của đảng và Nhà nước trong thời gian qua, nhiều tỉnh giáo dục gặp khó khăn đã giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên.

Nhược điểm của đội ngũ giáo viên hiện nay là còn chưa đồng bộ, cơ cấu đào tạo trong các trường sư phạm còn mất cân đối, khắc phục còn chậm . Ở các cấp bậc học còn thiếu giáo viên dạy các môn học đặc thù phục vụ cho giáo dục toàn diện như: giáo dục công dân, công nghệ, âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, giáo dục trẻ khuyết tật, dạy chữ dân tộc ... Ở tiểu học, mô hình đào tạo giáo viên dạy đủ 9 môn còn gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là dạy các môn âm nhạc, mĩ thuật và thể dục (Xu hướng phát triển giáo dục hiện nay, các giáo viên phải được đào tạo chuyên để dạy một trong những môn nói trên). Việc củng cố các trường sư phạm, xây dựng chuẩn giáo viên và các chương trình đào tạo mới sẽ từng bước khắc những nhược điểm nói trên.

- Về chất lượng :

Đại bộ phận giáo viên đang tận tuỵ với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm và ý thức phấn đấu, là tấm gương cho học sinh noi theo. Khoảng 23% nhà giáo đang đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trình độ đào tạo của giáo viên ngày càng được nâng cao. Số lượng giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn hiện nay ở bậc tiểu học là 87,01%, ở bậc THCS là 91,18%, ở bậc THPT là95,32%. Ở nhiều tỉnh, thành phố, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn cao (VD: Giáo viên tiểu học Bắc Giang đạt tỉ lệ 98,2%, trong đó trình độ trên chuẩn là 17,8%. Giáo viên tiểu học Ninh Bình đạt tỉ lệ chuẩn và trên chuẩn là 95%, trong đó trình độ trên chuẩn là 31,12%. Giáo viên tiểu học TP HCM đạt tỉ lệ chuẩn và trên chuẩn là 91,51%, trong đó trình độ trên chuẩn là 38,11%...

Để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình và SGK mới, đội ngũ giáo viên nói trên đã được tham dự tập huấn. Nội dung tập huấn ở Bộ (cho cốt cán cấp tỉnh) tập trung vào nghiên cứu chương trình, SGK, đổi mới PPDH, thực hành soạn giảng, hướng dẫn sử dụng thiết bị, thí nghiệm và thực hành đánh giá... Nội dung tập huấn ở mỗi tỉnh (cho giáo viên đứng lớp), ngoài các nội dung nói trên còn giành nhiều thời gian cho khâu thực hành và trao đổi rút kinh nghiệm.

Chuẩn bị cho triển khai lớp 1, lớp 6, hè 2002 Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho 1.037 CBQL GD, 2.842 giáo viên cốt cán cấp tỉnh dạy lớp 1, tập huấn cho 3.179 CBQL GD và giáo viên cốt cán cấp tỉnh dạy lớp 6. Đội ngũ cốt cán nói trên đã triển khai bồi dưỡng cho 100% giáo viên trực tiếp đứng lớp tại địa phương (khoảng 80.000 GV lớp 1 và 60.000 GV lớp 6).

Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị sơ kết trong toàn quốc (Tháng 6/2003, tại 4 khu vực). Ý kiến đánh giá chung tại hội nghị này như sau: Chương trình và SGK lớp 1 đã thể hiện những ưu điểm lớn trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Kết quả kiểm tra cuối năm học ở lớp 1, hai môn Toán và Tiếng Việt, đa số học sinh đều đạt yêu cầu trở lên. Một số tỉnh có tỉ lệ đạt yêu cầu cao như: Hải Phòng 99,8%, Hải Dương 99,87%, Bắc Ninh99,7%, Hà Nam 99,55%, Hà Nội 99,4%, TP HCM 99,3%... Ở một số tỉnh vùng cao, vùng khó khăn, tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu còn chưa cao như Cao Bằng: Toán 82,84%, Tiếng Việt 82,84%; Sơn La: Toán 87,41%, Tiếng Việt 84,5%; Hà Giang: Toán 87,3%, Tiếng Việt 87,4%; Đắk Lắk: Toán 88,3%, Tiếng Việt 87,3%...

Chuẩn bị cho triển khai đại trà lớp 2 ,lớp 7, đến 20/5/2003 Bộ GD&ĐT đã hoàn thành bồi dưỡng cho 3.600 giáo viên cốt cán cấp tỉnh dạy lớp 2 và 3.300 giáo viên cốt cán cấp tỉnh dạy lớp 7. Đến 20/8/2003, 61 tỉnh và thành phố đã hoàn thành tập huấn cho giáo viên tại địa phương. Theo báo cáo của các Sở GD&ĐT, việc bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 2, lớp 7 đã được tổ chức đạt hiệu quả tốt. VD: Hà Giang đã đã tổ chức tập huấn cho 2.150 GV lớp 2, 3.421 GV dạy các môn lớp 7. SGK, SGV, đồ dùng dạy học cho năm học mới đã được cung ứng kịp thời đến từng xã, từng huyện trong tỉnh.

Về mặt nhược điểm, việc tổ chức thực hiện một số bước trong quá trình đổi mới còn hạn chế như: Việc biên soạn, thẩm định tài liệu, SGK, SGV còn chậm nên giáo viên chưa có điều kiện nghiên cứu trước khi đến các lớp tập huấn. Thời gian và kinh phí cho tổ chức tập huấn giáo viên còn hạn hẹp nên khâu thực hành của giáo viên chưa được tổ chức đầy đủ; tâm lí giáo viên còn ngại ứng dụng phương pháp dạy học mới, ngại sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học mới; cung ứng đồ dùng, thiết bị dạy học còn chậm, chất lượng còn chưa tốt, tập huấn cho giáo viên về sử dụng thiết bị dạy học còn chưa kịp thời... Những nhược điểm, hạn chế nêu trên đã và đang được Bộ GD&ĐT từng bước khắc phục và điều chỉnh. Công việc chuẩn bị cho triển khai chương trình và SGK lớp 3, lớp 8 trong năm học tới nhất định sẽ đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Câu hỏi số 18 : Cử tri tỉnh Thái Nguyên đề nghị kích thước sách giáo khoa cần phù hợp với độ tuổi học sinh .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau :

Theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, cần phải đảm bảo cho học sinh Tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp, tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi nhất, bằng cách tăng cường hình ảnh, minh họa giúp cho việc phát triển tư duy, kích thích lòng ham học, và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Cùng với cỡ chữ to, vì vậy, kích thước (khổ sách) của SGK hiện hành (14,5cm x 20,5cm) không còn phù hợp, và phải thay bằng khổ sách lớn hơn (17cm x 24cm). Không những SGK Tiểu học, mà cả SGK bậc Trung học cũng cần có khổ sách như vậy, để tạo điều kiện cho việc đối mới nội dung và phương pháp của SGK mới.



Câu hỏi 19 : Cử tri tỉnh Thái Nguyên đề nghị trong bảng chữ cái tiếng Việt không nên dạy và học chữ e đầu tiên, vì âm e theo tiếng Tày-Nùng rất gần với một từ có nghĩa tục tĩu. Buổi học đầu tiên rất thiêng liêng, không nên để GV và HS dân tộc Tày-Nùng vướng phải điều bất tiện đó. Do vậy nên học chữ a,b,c đầu tiên như trước đây .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau :

Mục tiêu quan trong nhất của việc dạy học vần tiếng Việt ở lớp 1 là hình thành và phát triển cho học sinh đồng thời 4 kỹ năng: đọc, nghe, nói, viết. Qua một năm triển khai chương trình và SGK lớp 1, các đoàn công tác của Bộ đã trực tiếp khảo sát vấn đề dạy tiếng Việt cho đồng bào dân tộc nói chung, việc dạy chữ e cho học sinh Tày, Nùng nói riêng, đồng thời tổ chức toạ đàm với các nhà Ngôn ngữ học Tày, Nùng. Thực tiễn cho thấy việc dạy chữ e ngay từ bài đầu tiên không gây khó khăn, hay phản cảm gì cho học sinh, phụ huynh và đồng bào dân tộc. Chất lượng dạy học tiếng Việt ở lớp 1 vùng đồng bào dân tộc Tày, Nùng đã có kết quả đáng mừng. Sách dạy tiếng Việt cần được xem xét trong hệ thống cấu trúc tiếng Việt. Việc dạy tiếng nói chung không thể tính đến việc tránh sự trùng hợp ngẫu nhiên với vỏ âm thanh của các ngôn ngữ khác. Từ Cách mạng tháng 8 đến nay, các sách học vần dùng cho đại trà nước ta, tuỳ theo các quan điểm biên soạn khác nhau mà có nhiều cách bắt đầu khác nhau, ví dụ: i, t ? o, c.



Câu hỏi số 20 : Cử tri các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nam đề nghị tăng cường kiểm tra, quản lí thống nhất việc phát hành sách tham khảo, tài liệu ôn thi. Xử lí nghiêm minh những vi phạm về công tác xuất bản của các đơn vị cơ quan .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau :

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao việc xuất bản - phát hành sách tham khảo dùng trong nhà trường cho NXBGD. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Văn hóa - Thông tin cũng có Thông tư Liên Bộ về việc xuất bản - phát hành STK bổ trợ SGK và đã quy định chỉ có NXBGD mới được tổ chức xuất bản - phát hành STK có nội dung gắn với SGK dùng cho học sinh, giáo viên. Tuy vậy cũng có các Nhà xuất bản khác xuất bản loại sách này và Bộ Văn hóa - Thông tin đã và đang tiếp tục chấn chỉnh việc này.

Từ năm học 2001 - 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương không ấn hành tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT, chủ trương này đã được thông báo đến tất cả các Sở Giáo dục và Đào tạo theo công văn số 1540/THPT ngày 28/2/2002.

Để đảm bảo chất lượng của kỳ thi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn hướng dẫn những nội dung cơ bản của tất cả các môn học làm cơ sở giúp các nhà trường THPT tổ chức tốt việc ôn tập các môn học cho học sinh.

Năm 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo lại có công văn số 1475/THPT ngày 25/2/2003 khẳng định chủ trương không ấn hành tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp và hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện chủ trương này.

Như vậy, trong hai năm học qua Bộ Giáo dục và Đào tạo không ấn hành tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT. Việc có nhiều loại tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp là do một số nhà xuất bản khác ấn hành. Trách nhiệm quản lý công tác xuất bản là thuộc Bộ văn hoá - Thông tin.

- Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp trung học cơ sở.

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và đào tạo phân cấp cho các Sở Giáo dục và Đào tạo. Do đó, tuỳ theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo trình UBND tỉnh, thành phố để được phép ấn hành hay không ấn hành tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp cho học sinh trung học cơ sở ở địa phương mình.



Câu hỏi 21 : Cử tri tỉnh Nam Định, Đồng Nai đề nghị xem xét lại quy định ngày học 2 buổi, vừa quá sức học sinh vừa ảnh hưởng đến thời gian nghiên cứu, chuẩn bị bài giảng của giáo viên. Nếu học hai buổi sẽ có những khó khăn như: các em ở nông thôn vùng sâu, vùng xa đi lại vất vả xa xôi, còn ở thành phố, cha mẹ là công chức nhà nước phải đưa đón con ngày 4 lần tốn kém thời gian và tiền của. Đồng thời các em ở vùng sâu vùng xa không được học qua lớp mẫu giáo nên học lớp 1 rất khó khăn. Số học sinh chỉ có từ 30-35 học sinh/lớp, do đó phải giản lớp ra gây thiếu phòng học, phải học ca 3. Phương pháp đã thay đổi thì phải đi kèm với phương tiện dạy học đầy đủ, kịp thời, chính xác, nhưng thực tế trong năm qua phương tiện dạy chất lượng kém, thiếu chính xác, thiếu bền quá chậm (hết học kỳ I mới đến); đồng thời chuẩn bị cho 1 tiết dạy yêu cầu quá công phu, giáo viên chưa đáp ứng được mà còn phải dạy chéo môn; các tiết học chưa đều, có tiết quá dài; không có các phòng thí nghiệm, không có phòng đựng trang thiết bị dạy học .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin được trả lời như sau:

- Học 2 buổi/ngày là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đó là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên việc thực hiện chủ trương đó là cả một quá trình và cần có sự vận dụng linh hoạt ở từng địa phương. Địa phương nào có đủ các điều kiện sau thì có thể tổ chức dạy 2 buổi/ngày:

- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu (đủ giáo viên dạy Hát - Nhạc, Thể dục, Mỹ thuật và các môn tự chọn).

- Đảm bảo đủ phòng học, phòng phục vụ học tập có sân chơi, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, hấp dẫn trẻ em học tập cả ngày ở trường.

- Phụ huynh học sinh có nhu cầu và tự nguyện, được sự đồng ý của các cấp quản lý có thẩm quyền.

- Sĩ số học sinh từ 30-35 em/lớp là mục tiêu phấn đấu cho các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, điều đó tạo thuận lợi trong dạy học. Thực tế cho thấy nhiều địa phương được Đảng, chính quyền sở tại và nhân dân quan tâm nhiều tới giáo dục thì mục tiêu đó đang dần được thực hiện cùng với việc tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

Năm học 2002-2003 do bước đầu triển khai thay sách lớp 1 có một số khó khăn nên việc cung ứng thiết bị dạy học chưa kịp thời ở một số địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rút kinh nghiệm kịp thời để chỉ đạo cho năm học 2003-2004 và thực tế là đã có nhiều tiến bộ trong các khâu trang cấp, bảo quản và sử dụng.

Câu hỏi 22 . Cử tri các tỉnh Đồng Nai, Gia Lai, Cần Thơ, Huế, Ninh Thuận, TP Hà Nội cho rằng về thay sách giáo khoa lớp 1, lớp 6: nhìn chung có mặt tích cực, phù hợp, phong phú; về toán, bài tập mở nâng cao trình độ tư duy của các em; trình bày đẹp, rõ ràng, hấp dẫn trẻ em, tạo cho các em linh hoạt hơn, nhiệt tình hơn, phù hợp với học hai buổi. Như vậy mặt tích cực của việc thay sách giáo khoa chưa nhiều, chưa tốt mà trong năm học tới lại tiếp tục đón nhận thay sách giáo khoa lớp 2 và lớp 7. Cử tri kiến nghị Bộ trưởng sớm kiểm tra chấn chỉnh và rút kinh nghiệm để việc triển khai sách giáo khoa lớp 2 và lớp 7 trong năm học tới đạt kết quả tốt .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Thực hiện chủ trương Đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá X và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành triển khai sách giáo khoa ở lớp 1, lớp 6 từ năm học 2002-2003.

Sau một năm thay sách, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục ở lớp 1, lớp 6 trên toàn quốc qua các Hội nghị sơ kết đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học; học sinh được tích cực, chủ động nâng cao kiến thức - kĩ năng và được giáo dục toàn diện.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực thực hiện chủ trương kiên cố hoá trường học, tăng cường cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học và tạo điều kiện cho các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên nhằm đáp ứng việc nâng cao chất lượng dạy học ở lớp 1, lớp 6 và tiếp tục triển khai thay sách ở lớp 2, lớp 7 trong năm học 2003-2004.

Phát huy những mặt tích cực và khắc phục những tồn tại của việc thay sách lớp 1, lớp 6, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và được sự quan tâm ủng hộ của toàn thể xã hội, Bộ giáo dục và Đào tạo tin rằng việc triển khai thay sách tiếp tục ở lớp 2, lớp 7 trong năm học 2003-2004 sẽ thu được những kết quả tốt đẹp.

Câu hỏi 24 : Cử tri tỉnh Đồng Nai có ý kiến về việc phụ huynh phải buộc mua sách giáo khoa trọn bộ... nhưng trường lại không dạy hết những phần sách đã nua .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Dạy học theo chương trình do Bộ ban hành (được hướng dẫn cụ thể trong văn bản phân phối chương trình môn học) là yêu cầu nghiêm ngặt đối với giáo viên. Nếu phát hiện trường hợp giáo viên không dạy đúng theo chương trình, sách giáo khoa (tuỳ tiện cắt xén hay thêm bớt...), làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh thì các cấp quản lí giáo dục ở địa phương sẽ có những hình thức kỉ luật theo Quy chế chuyên môn hiện hành.

Từ trước đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn chủ trương xây dựng các bộ sách giáo khoa cho học sinh sử dụng trong nhiều năm. Bộ sách giáo khoa theo chương trình Cải cách giáo dục được sử dụng từ năm 1981 và có điều chỉnh trong một số môn vào các năm 1995, 1996. Các bộ sách giáo khoa mới triển khai từ lớp 1 (năm học 2002-2003) sẽ tiếp tục được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện một cách ổn định, tránh tình trạng "thay đổi" gây tốn kém cho xã hội.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa bao giờ chỉ đạo địa phương yêu cầu phụ huynh buộc phải mua sách giáo khoa trọn bộ. Hàng năm Bộ đều lưu ý các Sở Giáo dục và Đào tạo bổ sung sách cho thư viện trường học bằng nguồn kinh phí được qui định theo Thông tư liên Bộ Tài chính ? Giáo dục & Đào tạo để đảm bảo có sách giáo khoa cung cấp cho học sinh được mượn, trong đó ưu tiên đến học sinh thuộc diện chính sách và học sinh là con em các gia đình nghèo, khó khăn.

- Nếu ở địa phương buộc phụ huynh phải mua sách giáo khoa trọn bộ là không đúng với chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trách nhiệm này trước hết thuộc về Sở Giáo dục và Đào tạo và cần được xem xét một cách nghiêm túc. Tuy nhiên nhu cầu của học sinh cần có đủ sách giáo khoa để học tập là hoàn toàn chính đáng và phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em được học tập theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học hiện nay; ngoài ra xin lưu ý cần phân biệt giữa sách giáo khoa (qui định theo danh mục) với các sách bổ trợ khác (không phải là sách giáo khoa). Điều đó dễ gây lầm tưởng cho phụ huynh về bộ sách giáo khoa khi chọn mua cho con em sử dụng ? Do đó hiện tượng ở "nhà trường không dạy hết những phần sách đã mua" có thể xảy ra nếu sách đó không phải sách giáo khoa. Đặc biệt, nếu phát hiện trường nào không dạy hết sách giáo khoa qui định thì ngành giáo dục phải xử lí nghiêm ban giám hiệu và giáo viên đó.

II. CÁC KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN :



Câu hỏi 27: Cử tri tỉnh Kiên Giang đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem xét lại chế độ phụ cấp giáo viên đứng lớp ở các xã thuộc chương trình 135 với các xã không thuộc diện này nhưng nghèo hơn và điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn nhưng được hưởng phụ cấp thấp hơn .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận ý kiến của đoàn đại biểu và sẽ đề nghị sửa đổi về phụ cấp giáo viên đứng lớp cho phù hợp trong chương trình cải cách tiền lương sắp tới.



Câu hỏi 28, 50: Cử tri các tỉnh Nghệ An, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Trà Vinh) cho rằng: Việc thực hiện nghị định 35/CP và công văn 4150 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ thu hút giáo viên lên miền núi dân tộc là tích cực, nhưng bộc lộ một số bất cập cần được nghiên cứu xử lý, đó là những giáo viên đã công tác và giảng dạy lâu năm ở vùng này cho rằng không thoả đáng và thiếu công bằng so với cống hiến của họ. Phụ cấp thu hút theo Nghị định 35 của Chính phủ thì giáo viên công tác ở các xã vùng III từ năm 1997 trở về đây được hưởng phụ cấp thu hút; còn các trường hợp công tác trước năm 1997 không được hưởng phụ cấp là chưa hợp lý. Đề nghị nhà nước xem xét cho hưởng phụ cấp đối với những giáo viên đã công tác trước năm 1997 ở các xã vùng III, hiện vẫn đang công tác ở các xã vùng III .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Trong quá trình soạn thảo Thông tư Liên Bộ hướng dẫn Nghị định 35/NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị Liên Bộ xem xét để các giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được điều động từ nơi không thuộc vùng có điều kiện kinh tế ? xã hội đặc biệt khó khăn đến công tác tại các cơ sở Giáo dục - Đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế ? xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút, không phân biệt thời điểm điều động nhưng chưa được chấp thuận. Về vấn đề này, nhiều địa phương, cơ sở, cá nhân cũng đã kiến nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận và sẽ kiến nghị sửa đổi trong chương trình cải cách tiền lương sắp tới.



Câu hỏi 29, 38, 43, 47 : Cử tri các tỉnh Sơn La, Thái Nguyên, Hà Nam, Hưng Yên, Đồng Nai và TP Hà Nội đề nghị Nhà nước quan tâm tăng thêm biên chế cho công tác giáo dục ở miền núi, nhất là giáo viên cấp III, đồng thời có chính sách tổng thể cho giáo viên không đạt chuẩn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Về vấn đề biên chế giáo viên: ngày 28 tháng 7 năm 2003, Chính phủ đã có Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP về " sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp " và trong năm 2003 sẽ thực hiện tinh giản biên chế đối với số giáo viên các tỉnh miền núi và Tây Nguyên (đã có Thông tư liên tịch số 60/TTLT-BNV-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2003 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chính sách, đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị quyết 09/2003/NQ-CP).

- Đối tượng tinh giản biên chế được quy định tại điểm 2 phần II Thông tư liên tịch số 73/2000/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 28/12/ 2000, bao gồm những người do năng lực lãnh đạo, quản lý chuyên môn yếu hoặc tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thường xuyên không đảm bảo chất lượng và thời gian quy định đối với công việc được giao trong 2 năm gần đây. Đối với các cơ quan, cơ sở giáo dục có diện thực hiện chính sách tinh giản biên chế thì được giữ lại chỉ tiêu biên chế tương ứng ấy để tuyển dụng những người đủ tiêu chuẩn vào thay thế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức.

- Về chính sách tổng thể cho giáo viên: Ngày 10 tháng 9 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 9045B/TCCB về Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2003-2010; trong đó nêu rõ mục tiêu đến 2010 bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo quy định và nâng dần số giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn ở các cấp, bậc học: tăng tỷ lệ giáo viên tiểu học vào THCS đạt trình độ CĐSP trở lên và đến 2010 có 10% giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ. Đề án đặc biệt chú trọng đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa cho đồng bào các dân tộc thiểu số.



Câu hỏi 30, 35, 37 : Cử tri các tỉnh Nghệ An, Hải Dương, Thanh Hoá, Ninh Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc có ý kiến :

- Đề nghị Nhà nước sớm ban hành chính sách đối với đội ngũ giáo viên mầm non. Quan tâm bồi dưỡng nghiệp vu, chính sách lương và chế độ phụ cấp cho đội ngũ giáo viên mầm non, trong đó đa số ở nông thôn phần đóng góp của dân không đáng kể, đời sống của giáo viên quá thấp, không yên tâm công tác, tăng đầu tư kinh phí xây dựng trường mầm non.

- Giáo viên mầm non ngoài công lập thường làm việc 10 giờ/ngày nhưng thu nhập chưa bằng mức lương tối thiểu đề nghị cho giáo viên mầm non ngoài công lập được hưởng chế độ tiền lương và các quyền lợi khác như giáo viên mầm non công lập.

- Đề nghị quan tâm hơn đến giáo viên mầm non; có chính sách miễn học phí ở bậc giáo dục mầm non .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Hiện Nhà nước đã có một số chế độ chính sách hỗ trợ GVMN ngoài biên chế, GVMN nông thôn, GVMN vùng sâu, vùng xa. Cụ thể:

+ Chỉ thị số 18/2001/TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Quyết định 161/2002/QĐ- TTg và thông tư số 05/2003/TTLT/BGD-ĐT/BNV/BTC về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non. Tại mục 2 của điều 4 trong QĐ 161 đã chỉ rõ:" Giáo viên hợp đồng được hưởng chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp, chế độ bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế, học tập. bồi dưỡng chuyên môn , danh hiệu tôn vinh như giáo viên trong biên chế; tiền lương, phụ cấp các khoản bảo hiểm phải đóng được chi trả từ nguồn thu học phí và các khoản thu hợp pháp khác. Đối với những cơ sở GDMN bán công nếu nguồn thu nêu trên không đủ để chi trả tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế cho giáo viên hợp đồng thì phần còn thiếu được ngân sách nhà nước chi hỗ trợ để bảo đảm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trả tiền lương cho những giáo viên này không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định"

Thực tế hiện nay chưa phải tất cả các tỉnh đều đã thực hiện đúng các nội dung của quyết định này.

+ Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg về Chương trình kiên cố hoá trường lớp học và một số dự án giáo dục khác có nội dung xoá phòng học ca 3, phòng tạm cho các cấp học, trong đó quan tâm hơn tới bậc mầm non.



Câu hỏi 31: Cử tri tỉnh Khánh Hoà đề nghị Chính phủ nên có chính sách đối với giáo viên và học sinh trong chương trình phổ cập trung học cơ sở. Chương trình này nên có sách giáo khoa riêng .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Ngày 4 tháng 5 năm 2001 Chính phủ đã có Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2001-2005. Trong đó chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo có Dự án Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Ngày 14 tháng 8 năm 2003 đã có Thông tư liên tịch số 81/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT giữa Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung, mức chi và quản lý chương trình mục tiêu quốc gia trong đó có dự án thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo xây dựng chương trình và sách giáo khoa phổ cập trung học cơ sở phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục phổ thông cấp THCS đang triển khai đại trà.



Câu hỏi 32, 39 Cử tri các tỉnh Bắc Giang, Đồng Nai đề nghị Chính phủ cần có chiến lược về xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và trường sư phạm để có đội ngũ giáo viên đủ, đảm bảo chất lượng và đồng bộ; có kế hoạch biên soạn sách giáo khoa, sản xuất đồ dùng học tập nhanh chóng kịp thời, chất lượng, giá cả hợp lý; sớm nghiên cứu và sửa đổi quy định, chế độ đối với đội ngũ cán bộ giáo viên như: định mức giáo viên/lớp, định mức thời gian và đề nghị cần công khai tiêu chuẩn giáo viên.

Về định biên giáo viên: đề nghị định mức đối với giáo viên tiểu học là 1,15 giáo viên/lớp cũng chưa đáp ứng được việc thay sách giáo khoa; giáo viên dạy 2 buổi/ngày phải là 1,5 giáo viên.lớp; mỗi trường có một cán bộ chuyên ngành thiết bị trường học cấp 1, cấp 2 .

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trả lời như sau:

Sau năm đầu tiên thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông lớp 1 và lớp 6 (năm học 2002 ? 2003), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đẩy nhanh tiến độ viết và thẩm định sách giáo khoa, theo đó việc ban hành danh mục thiết bị dạy học và phê duyệt mẫu thiết bị để cho phép sử dụng trong trường học cũng được tiến hành sớm. Bắt đầu từ 18/7/2003 Ban vật giá Chính phủ của Bộ Tài chính (nay là Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính) đã ban hành các Quyết định phê duyệt giá của thiết bị dạy học lớp 2 và lớp 7 của các công ty sản xuất. Như vậy để thống nhất về thiết bị dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu thống nhất trong cả nước, về chất lượng thiết bị; đã tiến hành phê duyệt mẫu trước khi sản xuất và tổ chức triển lãm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để các Sở có thông tin lựa chọn thiết bị đạt chất lượng, về giá đã được sự hỗ trợ của Bộ Tài chính để duyệt giá phù hợp với chất lượng thiết bị.

Ngày 10 tháng 9 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 9045B/TCCB về đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2003-2010 khi đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện, các yêu cầu mà cử tri nêu ra sẽ từng bước được giải quyết một cách cơ bản.

Một số giải pháp lớn khi triển khai thực hiện đề án là:



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương