A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang32/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   47

12. Luật đấu giá tài sản


Sự cần thiết ban hành

Ngày 04/3/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản thay thế Nghị định số 05/2005/NĐ-CP. Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đã khắc phục một bước những bất cập về thể chế trong hoạt động bán đấu giá tài sản, quy định thống nhất, chặt chẽ hơn về trình tự, thủ tục bán đấu giá đối với các loại tài sản phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật, góp phần hạn chế thất thoát tài sản, tiêu cực trong họat động bán đấu giá tài sản, đặc biệt là tài sản thi hành án, tài sản nhà nước và tài sản là quyền sử dụng đất. Có thể nói Nghị định số 17 là văn bản pháp luật tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng Luật đấu giá tài sản.

Tuy nhiên, hoạt động bán đấu giá tài sản có tính chất liên ngành và chịu sự điều chỉnh của nhiều VBQPPL khác nhau như: Bộ luật, luật, pháp lệnh, các nghị định của Chính phủ... Quá trình tổ chức triển khai thi hành Nghị định số 17 cũng đòi hỏi có sự phối hợp, tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành ở Trung ương và ở địa phương. Do hiệu lực pháp lý của Nghị định bị hạn chế hơn so với các luật, pháp lệnh liên quan nên Nghị định số 17/2010/NĐ-CP chưa quy định rõ ràng và triệt để những vấn đề cơ bản liên quan đến tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản như: nguyên tắc bán đấu giá, người điều hành cuộc bán đấu giá, tổ chức bán đấu giá, trình tự, thủ tục bán đấu giá v.v. Vì vậy, hiệu quả triển khai thi hành Nghị định số 17 còn chưa tương xứng với nhu cầu thực tiễn cũng như yêu cầu của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bán đấu giá tài sản.

Nhằm thúc đẩy hoạt động bán đấu giá tài sản theo định hướng phát triển một dịch vụ chuyên nghiệp, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức bán đấu giá thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thì cần sớm hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản, nâng cao hiệu lực pháp lý của VBQPPL. Đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các lĩnh vực pháp luật có liên quan như: pháp luật dân sự, đất đai, thi hành án dân sự, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, xử lý vi phạm hành chính ...

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về củng cố các thiết chế bổ trợ tư pháp, hoàn thiện khung pháp luật về thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta thì việc xây dựng Luật đấu giá tài sản là yêu cầu khách quan và hết sức cần thiết.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

- Dự án Luật quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá, đấu giá viên, tổ chức bán đấu giá tài sản và quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản. Giới hạn phạm vi điều chỉnh của Luật để không mâu thuẫn, chồng chéo với các luật liên quan như: Luật thương mại, Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước v.v.

Dự án Luật xác định rõ đối tượng áp dụng là đối với việc bán đấu giá các loại tài sản thuộc diện phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật: tài sản thi hành án, tài sản là tang vật phương tiện vi phạm hành chính, tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các loại tài sản khác thuộc diện bắt buộc phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Những loại tài sản này sẽ được bán đấu giá theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá được quy định thống nhất tại Luật này thông qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.

Ngoài ra, tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nếu có yêu cầu bán đấu giá thông qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp cũng được bán theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này nhằm đưa hoạt động bán đấu giá trong xã hội trở thành một dịch vụ chuyên nghiệp.



Những quan điểm, chính sách cơ bản

Kế thừa một số quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP còn phù hợp, bổ sung các quy định mới nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển dịch vụ đấu giá tài sản như một dịch vụ chuyên nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Thống nhất trình tự, thủ tục bán đấu giá đối với các loại tài sản bắt buộc phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc bán đấu giá tài sản thực sự khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả, hạn chế tình trạng tiêu cực, thất thoát tài sản. Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản bán đấu giá, người mua được tài sản bán đấu giá, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, tạo sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp.

Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động bán đấu giá tài sản, hạn chế tối đa việc thành lập hội đồng bán đấu giá tài sản; quy định chặt chẽ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề đấu giá, quản lý đấu giá viên khi hành nghề; điều kiện đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp bán đấu giá.

Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động bán đấu giá; xác định rõ cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản và cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan. Nâng cao vai trò của cơ quan chủ trì giúp UBND cấp tỉnh thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản ở địa phương.

- Luật đấu giá tài sản là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển hoạt động bán đấu giá tài sản trở thành một dịch vụ chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy các giao dịch dân sự, thương mại trong xã hội và hỗ trợ việc thi hành pháp luật trong nhiều lĩnh vực liên quan.

- Luật đấu giá tài sản là một trong những công cụ hiệu quả góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức thông qua hoạt động bán đấu giá tài sản.



Nội dung chính

- Quy định chung: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc bán đấu giá tài sản, lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản.

- Đấu giá viên: quy định tiêu chuẩn đấu giá viên, điều kiện hành nghề, đào tạo nghề đấu giá, các trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá, tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo nghề đấu giá, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, cấp Thẻ đấu giá viên; những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá.

- Tổ chức bán đấu giá tài sản: tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt.

- Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản: xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá, giám định tài sản bán đấu giá, hợp đồng bán đấu giá, ký kết hợp đồng bán đấu giá, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bán đấu giá; trình tự, thủ tục bán đấu giá (niêm yết, thông báo công khai, đăng ký tham gia đấu giá, xem tài sản, địa điểm, hình thức bán đấu giá, trình tự tiến hành cuộc bán đấu giá); rút lại giá đã trả, từ chối mua tài sản, hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá, quyền và nghĩa vụ của người mua được tài sản bán đấu giá, bán đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người tham gia; phí, chi phí bán đấu giá tài sản; chi phí dịch vụ liên quan đến tài sản bán đấu giá; quản lý và sử dụng phí, chi phí; huỷ kết quả bán đấu giá; tổ chức bán đấu giá lại...

- Quản lý về tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản: quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản; hiệp hội bán đấu giá tài sản, trách nhiệm của hiệp hội; xử lý vi phạm đối với tổ chức bán đấu giá tài sản, đấu giá viên, người tham gia đấu giá; xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức khác trong hoạt động bán đấu giá.

- Điều khoản thi hành: quy định chuyển tiếp, hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Kinh phí xây dựng và triển khai Luật đấu giá tài sản được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước. Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ soạn thảo Dự án Luật và hướng dẫn triển khai thi hành Luật này, có sự phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và các Bộ, ngành liên quan.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương