UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang1/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43


UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

BAN DÂN NGUYỆN

_________
KỲ HỌP THỨ SÁU - QUỐC HỘI KHOÁ XII

(20-10-2009 - 27-11-2009)

TẬP HỢP KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT, TRẢ LỜI

Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI

TẠI KỲ HỌP THỨ NĂM - QUỐC HỘI KHOÁ XII
(TẬP 2)

Hà Nội, tháng 11-2009

MỤC LỤC


STT

CƠ QUAN TRẢ LỜI

Trang

1

Bộ Tài chính ……………………………………………......................

01

2

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội …………………....................

76

3

Bộ Nội vụ ………………………………………………………...........

125

4

Bộ Y tế …………………………………………………………...........

159

5

Bộ Giao thông – Vận tải ……………………………………..............

197

6

Bộ Công Thương……………………………………………...............

233

7

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ………………………...…...............

278

8

Bộ Tài nguyên và Môi trường …………………………..…...............

291

9

Bộ Quốc phòng …………………………………………..…...............

320

10

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch …………………………................

338

11

Ủy ban Dân tộc………………………………………………...............

356

12

Bộ Công an ……………………………………………….…...............

368

13

Bộ Thông tin và Truyền thông …………………………..……..........

390

14

Bộ Tư pháp ……………………………………………….……...........

399

15

Bảo hiểm xã hội Việt Nam ……………………………...……...........

410

16

Bộ Xây dựng ……………………………………………...…...............

414

17

Đài truyền hình Việt Nam ……………………………………............

426

18

Bộ Khoa học và Công nghệ …………………………….……............

430

19

Thanh tra Chính phủ……………………………………...……...........

436

20

Tòa án nhân dân tối cao…………………………………..…..............

439

21

Viện kiểm sát nhân dân tối cao…………………………..…..............

446

22

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam…………………………...........

448

23

Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam………….............

450

BỘ TÀI CHÍNH
1. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị:

Để triển khai có hiệu quả chính sách kích cầu đầu tư của Chính phủ, giúp tỉnh Phú Thọ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm phải hoàn thành trong năm 2009, đề nghị Chính phủ tạm ứng 300 tỷ đồng từ nguồn vốn tạm ứng ngân sách trung ương năm 2010 cho Phú Thọ để đầu tư các hạng mục công trình tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng nhằm phục vụ giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng cấp Nhà nước năm 2010 gắn với Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội cùng các hạng mục công trình trường đại học Hùng Vương và hỗ trợ các dự án giao thông miền núi.

Trả lời: (tại công văn số 12743/BTC-ĐT ngày 09/9/2009)

Trong phạm vi và trách nhiệm được phân công của mình, Bộ Tài chính có một số ý kiến như sau:

1. Về dự án Khu di tích lịch sử Đền Hùng: Ngoài kế hoạch giao đầu năm, Bộ Tài chính đã ứng 60 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương năm 2010 cho tỉnh Phú Thọ thực hiện theo tiến độ các dự án thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2657/VPCP-KTTH ngày 24/4/2009 của Văn phòng Chính phủ).

Hiện nay, Bộ Tài chính (văn bản số 10689/BTC-ĐT ngày 27/7/2009) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (văn bản số 5803/BKH-LĐVX ngày 04/8/2009) đã có ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ứng vốn cho tỉnh Phú Thọ đối với nhóm dự án bắt buộc phải hoàn thành trước tháng 3 năm 2010 để phục vụ Đại lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng và triển lãm hiện vật thời Lý tại Bảo tàng Hùng Vương. Sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến, Bộ Tài chính sẽ thực hiện.

2. Về đề nghị ứng vốn đối với công trình Trường đại học Hùng Vương: Do nguồn vốn ngân sách trung ương còn hạn chế nên việc ứng vốn chỉ tập trung cho các công trình quan trọng, cấp bách nhất. Đối với công trình Trường đại học Hùng Vương, đề nghị tỉnh tổng hợp vào kế hoạch năm 2010 để bố trí vốn thực hiện dự án.

3. Về hỗ trợ các dự án giao thông miền núi: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1297/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 về giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung năm 2009 cho các Bộ, địa phương; theo đó Tỉnh Phú Thọ được bổ sung 150 tỷ đồng để đầu tư các dự án giao thông (trong đó có các dự án giao thông miền núi). Đối với các dự án chưa được bổ sung từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, đề nghị tỉnh tổng hợp vào kế hoạch năm 2010 để bố trí vốn thực hiện dự án.

Theo phân công của Chính phủ, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Bộ Tài chính tham gia. Đề nghị cử tri có thể trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được làm rõ thêm.

2. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị:

Chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát vừa qua đã phát huy tác dụng tích cực, song mặt khác chính sách này cũng gây nhiều khó khăn cho các địa phương, các ngành trong việc triển khai thực hiện các chương trình dự án, đặc biệt là các huyện, xã vùng cao. Đề nghị có sự linh hoạt trong bối cảnh tình hình mới để thực hiện nhanh chóng các chương trình dự án cho miền núi, vùng cao.

Trả lời: (tại Công văn số 12131/BTC-ĐT ngày 28/8/2009)

Năm 2008, trong bối cảnh nền kinh tế gặp phải những khó khăn và thách thức lớn: Tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước biến động phức tạp; lạm phát ở mức cao cộng với những tác động của thiên tai dịch bệnh đã làm đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, các cấp, tập trung thực hiện quyết liệt 8 nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó có giải pháp thắt chặt tiền tệ. Các ngành, các cấp, doanh nghiệp, đơn vị và nhân dân cả nước đã tập trung thực hiệt tốt các nhóm giải pháp nên năm 2008 các mục tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 tăng 6,2% so với năm 2007; lạm phát đã được kiềm chế, an sinh xã hội được đảm bảo,...

Từ tháng 10 năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta, làm cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm  sút, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và đời sống nhân dân. Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; theo đó Chính phủ đã triển khai các giải pháp như: ứng trước vốn đầu tư năm 2010 – 2011; ứng trước vốn trái phiếu Chính phủ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và có khả năng hoàn thành trong năm 2009 và năm 2010; thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp, cá nhân; thực hiện hỗ trợ lãi suất; bổ sung nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện Chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản;…. Đồng thời, đề nghị các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các vùng cao, miền núi khó khăn.

Triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành trung ương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện như: kéo dài thời gian thanh toán đến tháng 6 năm 2009 cho các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách năm 2008; kéo dài thời gian thanh toán đến cuối năm 2009 cho các dự án, công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2008; thực hiện hoãn thu hồi số vốn đã ứng trước kế hoạch 2009. Đồng thời, đã thực hiện ứng trước vốn đầu tư kế hoạch 2010 – 2011 cho các địa phương để triển khai các dự án, công trình cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2009 và 2010. Ngoài ra, Bộ Tài chính đang tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý phần giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội để hỗ trợ các địa phương đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Đối với tỉnh Lào Cai, năm 2009 để tháo gỡ khó khăn cho tỉnh, đồng thời đảm bảo mục tiêu kích cầu, đảm bảo an sinh xã hội, Bộ Tài chính đã ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, 2011 từ nguồn ngân sách Trung ương để bổ sung cho tỉnh Lào Cai thực hiện các dự án, quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành trong các năm 2009, 2010 là 116,8 tỷ đồng; hỗ trợ từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2008 cho tỉnh để thực hiện Chương trình 135, hỗ trợ dầu hoả thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ chính sách, hộ nghèo ở những nơi chưa có điện lưới là 77,239 tỷ đồng; bổ sung ngoài dự toán cho tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ chi đến hết tháng 8 năm 2009 (như: hỗ trợ đê kè, chính sách miễn thu thuỷ lợi phí, hỗ trợ người nghèo ăn tết, hỗ trợ thực hiện chính sách tinh giản biên chế,…) là 121,961 tỷ đồng.

Các giải pháp điều hành năm 2009 nêu trên của Chính phủ góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.



3. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị:

Đề nghị cấp ngân sách bổ sung có mục tiêu (vốn đầu tư) cho tỉnh Lai Châu năm 2009 về hỗ trợ bảo vệ rừng; Chương trình nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản và cây trồng vật nuôi, cây lâm nghiệp; Đầu tư theo Quyết định 160/QĐ-TTg hỗ trợ bảo vệ cột mốc biên giới; hỗ trợ bảo vệ biên giới như các tỉnh Điện Biên và Sơn La.

Trả lời: (tại công văn số 12847/BTC-ĐT ngày 11/9/2009)

  1. Về hỗ trợ bảo vệ rừng: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 ứng trước vốn dự toán ngân sách Nhà nước các năm 2010, 2011, theo đó tỉnh Gia Lai được ứng trước 95,7 tỷ đồng để bổ sung vốn các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành trong các năm 2009, 2010. Trong đó dự án nâng cao năng lực phòng chống cháy rừng được ứng 3 tỷ đồng.

  2. Về bổ sung có mục tiêu (vốn đầu tư) cho tỉnh Lai Châu năm 2009 để hỗ trợ Chương trình nuôi trồng thủy sản; giống thủy sản và cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp: hiện nay, nguồn vốn năm 2009 đã phân bổ hết. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp vồn đầu tư bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Lai Châu năm 2010 để hỗ trợ Chương trình nuôi trồng thủy sản; trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

  3. Về đầu tư theo Quyết định 160/QĐ-TTg hỗ trợ bảo vệ cột mốc biên giới; hỗ trợ bảo vệ biên giới như các tỉnh Điện Biên, Sơn La:

Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 17/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội các xã tuyến biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia đến năm 2010” theo danh mục các xã tuyến biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia ban hành kèm theo Quyết định thì tỉnh Lai Châu không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định trên do không có xã biên giới giáp Lào, Camphuchia. Tuy nhiên, các xã biên giới của tỉnh Lai Châu được hưởng các chính sách xã biên giới giáp Trung Quốc.

4. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:

Cử tri cho rằng việc cổ phần hoá doanh nghiệp còn bỏ sót nhiều tài sản của nhà nước không được tính vào nguồn vốn của nhà nước như thương hiệu của doanh nghiệp. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, điều chỉnh.

Trả lời: (tại công văn số 12113/BTC-ĐT ngày 28/8/2009)

Theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 thì doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm tổ chức, kiểm kê, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng (Điều 13 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP). Trong quá trình kiểm kê, đối chiếu nếu bỏ sót tài sản, công nợ làm giảm giá trị doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá thì Giám đốc, kế toán trưởng và các tổ chức, cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ giá trị khoản nợ và tài sản nêu trên theo quy định của pháp luật (Khoản 4 mục B Phần II Thông tư số 146/2007/TT-BTC).

Việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá (bao gồm cả giá trị thương hiệu) đã được hướng dẫn cụ thể tại điểm 4.7 mục A Phần III Thông tư số 146/2007/TT-BTC. Theo đó, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng, bảo vệ nhãn mác, tên thương hiệu trong 10 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Để ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước khi cổ phần hoá, căn cứ Kết luận số 45-KL/TW ngày 10/4/2009 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 854/CT-TTg ngày 19/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang tổ chức nghiên cứu xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 theo hướng quy định rõ hơn về phương pháp xác định giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế kinh doanh (trong đó có giá trị thương hiệu) trong việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá. Mặt khác, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp còn được thể hiện trong giá cổ phiếu hình thành trên thị trường thông qua đấu giá cổ phần lần đầu. Nếu doanh nghiệp nào có giá trị thương hiệu cao sẽ có thặng dư bán cổ phần và phần thặng dư này là nguồn thu của Nhà nước.



5. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị:

Đề nghị có cơ chế phân bổ kinh phí sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch cho các tỉnh có ít dân số (không áp dụng cơ chế phân bổ theo đầu người). Hỗ trợ tỉnh Hà Nam kinh phí xây dựng cơ sở vật chất thuộc lĩnh vực thể thao để hoàn thành chỉ tiêu xây dựng theo tinh thần Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trả lời: (tại Công văn số 12107/BTC-ĐT ngày 28/8/2009)

1/ Theo Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2007, thì định mức phân bổ chi thường xuyên (chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp văn hoá thông tin, chi sự nghiệp thể thao....) cho các địa phương xác định theo vùng: vùng cao, hải đảo, miền núi, vùng đồng bằng. Ngoài ra, đối với những địa phương khó khăn hoặc có dân số thấp, được phân bổ thêm số chi tính theo định mức dân số theo vùng, là: 5% đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long; 10% đối với các tỉnh có dân số dưới 500 nghìn dân; 8% đối với những tỉnh có dân số từ 500-800 nghìn dân. Năm 2007, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách (2007-2010), dân số (do Tổng Cục thống kê cung cấp) làm cơ sở để tính dự toán chi ngân sách tỉnh Hà Nam giai đoạn 2007-2010 là 829.071 dân (> 800.000 dân) nên địa phương chưa được hưởng ưu tiên so với các địa phương có dân số thấp. Bộ Tài chính ghi nhận kiến nghị của cử tri trình Thủ tướng Chinh phủ khi sửa đổi định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách mới từ năm 2011.

2/ Về đề nghị hỗ trợ tỉnh Hà Nam kinh phí xây dựng cơ sở vật chất thuộc lĩnh vực thể thao để hoàn thành chỉ tiêu xây dựng theo tinh thần Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg ngày 10/5/2005 phê duyệt Chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010. Theo quy định tại Quyết định trên, ngân sách trung ương bảo đảm thực hiện một số nội dung (biên soạn tài liệu huớng dẫn, đào tạo hướng dẫn viên, tuyên truyền giáo dục, xây dựng trang WEB, xây dựng một số mô hình điểm và hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao tầm quốc gia), ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ (xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm dụng cụ luyện tập và các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên trên địa bàn xã, phường và thị trấn). Vì vậy, đề nghị Tỉnh bố trí ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010.



6. Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị:

Đề nghị xem xét cấp đủ vốn pháp định cho các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum để đủ điều kiện chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên vốn nhà nước (tối thiểu 30 tỷ đồng) nhằm củng cố các công ty lâm nghiệp theo hướng phát triển bền vững đúng pháp luật.

Trả lời: (tại Công văn số 12119/BTC-ĐT ngày 28/8/2009)

- Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 6 Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08/9/2006 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì điều kiện chuyển đổi của công ty nhà nước là phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 30 tỷ đồng.

- Căn cứ quy định tại điểm 3 Điều 11 Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08/9/2006 của Chính phủ “ Trường hợp xác định vốn điều lệ lớn hơn vốn thực có của chủ sở hữu thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính và phải ghi rõ số vốn bổ sung và thời hạn cam kết bổ sung. Chủ sở hữu có trách nhiệm đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty theo đúng thời hạn đã cam kết. Trường hợp chủ sở hữu không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật doanh nghiệp”.

Căn cứ các quy định nêu trên, khi chuyển đổi các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu (Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum) phải xem xét, phê duyệt vốn điều lệ để đảm bảo đủ điều kiện về vốn không thấp hơn 30 tỷ đồng theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08/9/2006 của Chính phủ. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum phải cam kết và chịu trách nhiệm đầu tư đủ vốn điều lệ đã được phê duyệt cho doanh nghiệp theo đúng thời hạn đã cam kết.

-Trường hợp do điều kiện ngân sách địa phương có khó khăn, Uỷ ban nhân dân tỉnh chưa đảm bảo khả năng bổ sung vốn điều lệ cho các công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh, đề nghị có lộ trình bổ sung vốn thích hợp; đồng thời chỉ đạo các công ty lâm nghiệp vẫn đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tỉnh giao trên cơ sở số vốn hiện có.

- Trường hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định mức vốn điều lệ nhỏ hơn 30 tỷ đồng, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



7. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Đề nghị Bộ trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, bổ sung ngân sách Trung ương năm 2009 cho tỉnh Gia Lai 290 tỷ đồng để bảo đảm dự toán chi ngân sách địa phương năm 2009, vì nguồn thu sụt giảm, không đạt chỉ tiêu đã đề ra, do sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất bị đình trệ và thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế của Chính phủ đề ra.

Trả lời: (tại công văn số 12134/BTC-ĐT ngày 28/8/2009)

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, hiện nay Bộ Tài chính đang cùng với các địa phương đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước cả năm 2009, trong đó có xác định số thu ngân sách nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm thuế. Đồng thời, Bộ Tài chính đã đề nghị địa phương trong quá trình điều hành ngân sách phấn đấu tăng thu, chống thất thu, kiên quyết thu hồi nợ đọng để bù đắp số giảm thu, sắp xếp các khoản chi, chủ động cân đối thu, chi ngân sách; trường hợp địa phương gặp khó khăn về nguồn, định kỳ hàng quý có báo cáo cụ thể về tình hình thực hiện miễn, giảm, giãn thuế đến thời điểm báo cáo và mức thuế dự kiến miễn, giảm, giãn của cả năm 2009; tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước; mức huy động nguồn tài chính hợp pháp; nguồn thiếu hụt để thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán đầu năm đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính sẽ tạm ứng ngân sách trung ương để các địa phương có nguồn thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ Tài chính sẽ tổng hợp trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương bị giảm thu do thực hiện chính sách miễn, giảm các khoản thu theo Nghị quyết số 32/2009/QH12 của Quốc hội.

8. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị:

- Đề nghị bổ sung vốn cho đường Du lịch thanh niên ven biển 120 tỷ theo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam (Thông báo 36/TB-VPCP ngày 16/2/2009 của Văn phòng Chính phủ).

- Nguồn ngân sách của tỉnh Quảng Nam hàng năm phụ thuộc vào cân đối ngân sách của Trung ương nên việc huy động các nguồn vốn khác để bổ sung phần vốn trái phiếu Chính phủ còn thiếu khó có thể thực hiện được. Đề nghị tiếp tục bổ sung nguồn vốn trong kế hoạch 2009 – 2010 là 1.900 tỷ đồng. Trong đó các dự án đường ô tô đến trung tâm xã là 1.201 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho các dự án đã có trong danh mục để sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Trả lời: (tại công văn số 12742/BTC-ĐT ngày 09/9/2009)

1. Về bổ sung vốn cho đường Du lịch thanh niên ven biển: Tại công văn 6181/VPCP-KTTH ngày 29/10/2007 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Giao thông vận tải, Tài chính và các địa phương liên quan xây dựng tiêu chí hỗ trợ và đề xuất nguồn vốn đầu tư tuyến đường ven biển trên cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; trước mắt, cân đối, bố trí vốn hỗ trợ có mục tiêu trong kế hoạch các năm 2008, 2009, 2010 cho các địa phương để hoàn thành xây dựng, đang xây dựng các tuyến đường ven biển có khó khăn về vốn đầu tư và đã có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Để có nguồn vốn thanh toán cho dự án, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 939/QĐ-TTg, ngày 1/7/2009 về việc ứng trước vốn dự toán ngân sách nhà nước các năm 2010, 2011. Bộ Tài chính đã có văn bản số 10926/BTC-ĐT ngày 31/7/2009 gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc ứng trước vốn dự toán ngân sách nhà nước các năm 2010, 2011, trong đó tuyến đường ven biển (Cẩm An - Điệu Dương - Điện Ngọc) được bố trí 100 tỷ đồng. Do đó đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam sử dụng nguồn vốn ứng trước dự toán 2010, 2011, nguồn vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu năm 2009 và nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án.

2. Về bổ sung nguồn vốn trong kế hoạch 2009 – 2010 để thực hiện các dự án đã có trong danh mục:

- Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1297/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung năm 2009 cho các Bộ và địa phương; trong đó giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung kế hoạch năm 2009 của các Bộ, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ các Phụ lục kèm theo công văn số 5758/BKH-TH ngày 03/8/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo công văn số 5758/BKH-TH ngày 03/8/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Quảng Nam được bố trí bổ sung 291 tỷ đồng cho các công trình giao thông, thuỷ lợi.

- Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tính toán tổng mức huy động trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010 – 2015 và cụ thể từng năm để bố trí cho các danh mục dự án đã có trong danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 – 2010 theo Nghị quyết của Quốc hội và các danh mục dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hoàn thành đưa vào sử dụng. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán mức huy động trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010 – 2015 cho các dự án. Trước mắt, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam chủ động sử dụng kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009, vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung trong năm 2009 và nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các dự án.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương