A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang29/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   47

7. Luật về hội hoặc Luật lập hội


8. Luật trưng cầu ý dân

9. Luật biểu tình


Sự cần thiết phải ban hành

Trong xã hội dân chủ, biểu tình được xem như là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận. Tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy, ở Nhật Bản, từ năm 1950 đã có "Luật biểu tình, tuần hành và thị uy lực l­ượng tập thể"; ở Liên bang Nga, ngày 04/6/2004, Duma quốc gia Nga thông qua Luật liên bang "về hội họp, mít tinh, biểu tình, tuần hành và phong tỏa"; ngày 23/6/2004, Tổng thống Nga V. Putin đã ký lệnh công bố Luật này.

Ở Việt Nam, biểu tình được quy định trong Hiến pháp năm 1992; cụ thể, Điều 69 quy định: "Công dân có quyền biểu tình theo quy định của pháp luật", đồng thời Điều 51 quy định: "Quyền của công dân phải do luật quy định". Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay, Nhà nước ta vẫn ch­ưa xây dựng và ban hành đ­ược một đạo luật để quy định về biểu tình.

Để giải quyết tình trạng tập trung đông người trái phép, thực hiện chủ trương của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngày 18/3/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2005/NĐ-CP quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng (Nghị định số 38); tiếp đó ngày 05/9/2005, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông t­ư số 09/2005/TT-BCA-V19 h­ướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định nói trên (Thông tư số 09). Nghị định số 38 và Thông tư số 09 được ban hành bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền được tập trung đông người của công dân và quy định những biện pháp xử lý cần thiết của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra tập trung đông người trái phép, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật nói trên có hiệu lực pháp lý chưa cao, nên chỉ là giải pháp tình thế; mặt khác, không thể quy định đ­ược những vấn đề quan trọng có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như­ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, mà theo quy định của Hiến pháp thì những vấn đề quan trọng đó đòi hỏi phải đ­ược quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao đó là Luật của Quốc hội.

Những năm gần đây, tình trạng khiếu kiện đông người, phản đối tập thể trong việc thực hiện một số chủ tr­ương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở một số địa ph­ương diễn ra ngày càng nhiều. Đặc biệt, tình trạng công dân ở một số địa phư­­ơng kéo về tập trung đông ở các cơ quan Trung ương đóng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và trước nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà n­­ước vào thời điểm diễn ra các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội để khiếu kiện, tố cáo, phản đối việc làm của cán bộ, chính quyền địa phư­ơng ngày càng diễn ra phức tạp. Nhiều trư­ờng hợp quá khích đã có hành vi chống lại ng­­ười thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, thậm chí đập phá trụ sở, phương tiện giao thông, bắt giữ trái phép người thi hành công vụ... Tình trạng đó không chỉ làm ảnh hư­ởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà còn tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư­ và phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Các cơ quan chức năng đã gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong việc thi hành nhiệm vụ để giải quyết tình hình.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do chư­a có một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao để tạo ra cơ sở pháp lý phù hợp cho công dân thực hiện quyền cơ bản của mình đó là quyền biểu tình, biểu lộ ý chí, nguyện vọng chính đáng của công dân; cũng như­ chưa có quy định về các biện pháp bảo đảm cho các cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ khi có hành vi lợi dụng quyền biểu tình, quyền tự do, dân chủ để xâm phạm lợi ích chung của Nhà nư­ớc và xã hội và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Trong quá trình xây dựng Nghị định số 38 nêu trên, tại cuộc họp Ủy ban Thư­ờng vụ Quốc hội ngày 25/8/2003 để cho ý kiến về nội dung dự thảo Nghị định này, Chủ tịch Quốc hội đã kết luận: "Nghị định này sẽ là một b­­ước để chuẩn bị cho việc xây dựng dự án Luật về biểu tình". Đồng thời, trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định h­ướng đến năm 2020, tại điểm 2 (mục II) về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con ng­ười, quyền tự do dân chủ của công dân, đã yêu cầu cần phải "xây dựng luật về biểu tình nhằm xác định rõ quyền, trách nhiệm của công dân trong việc thực thi quyền dân chủ và trách nhiệm của Nhà n­ước trong việc duy trì, bảo đảm kỷ c­ương, trật tự công cộng."

Từ những lý do nêu trên, việc đ­ưa nội dung xây dựng dự án Luật Biểu tình vào Chư­ơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII là yêu cầu cấp thiết.



Đối t­­ượng, phạm vi điều chỉnh của Luật

Luật biểu tình sẽ quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do dân chủ đã được Hiến pháp ghi nhận, có cơ chế phù hợp nhằm bảo đảm tôn trọng quyền đ­ược biểu tình của công dân. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc duy trì, bảo đảm kỷ c­ương, trật tự công cộng, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, lợi dụng quyền đ­ược biểu tình để gây rối trật tự công cộng, chống đối chủ trư­ơng, chính sách của Đảng và Nhà n­ước, xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.



Những quan điểm, nội dung chính của dự án Luật biểu tình

Quan điểm chỉ đạo việc xây dựng Luật

- Việc xây dựng Luật phải bám sát quan điểm của Đảng về bảo đảm thực thi quyền tự do dân chủ của công dân đã đ­ược Hiến pháp quy định cũng nh­ư việc bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong giai đoạn cách mạng hiện nay và những năm tiếp theo, nhằm góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh; đồng thời bảo đảm trật tự, kỷ cư­ơng xã hội trong việc thực thi các quyền tự do dân chủ đó, bảo đảm thực hiện đúng quy định của Hiến pháp là "Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân".

- Luật phải quy định đầy đủ những vấn đề cơ bản quyền và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do dân chủ, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc duy trì, bảo đảm kỷ cư­ơng, trật tự xã hội và những vấn đề khác có liên quan, làm cơ sở pháp lý cho Chính phủ và các cơ quan chức năng ban hành văn bản quy định cụ thể và h­­ướng dẫn chi tiết thi hành sau này.

Nội dung cơ bản của Luật:

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo xây dựng Dự án Luật Biểu tình và căn cứ vào đối t­ượng, phạm vi điều chỉnh của luật cũng như­­ việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các nước về biểu tình, dự kiến nội dung Luật Biểu tình sẽ bao gồm những nội dung như sau:

- Ch­­ương I: Quy định chung;

- Ch­ương II: Quyền và trách nhiệm của công dân trong việc biểu tình;

- Ch­­ương III: Thủ tục tổ chức và tiến hành biểu tình;

- Ch­­ương IV: Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm thực thi quyền biểu tình của công dân;

- Ch­­ương V: Điều khoản thi hành.

Dự kiến nguồn lực bảo đảm cho việc soạn thảo, ban hành và tổ chức thi hành

- Kinh phí: từ ngân sách nhà n­­ước.

- Bộ Công an phối hợp với các Bộ và các cơ quan liên quan xây dựng.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương