Thần Học Luân Lý


Bí mật của Bí tích Hòa giải



tải về 0.9 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#15361
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Bí mật của Bí tích Hòa giải:

 

 



Cử hành Bí tích Hòa giải

(những liên quan đến giáo luật, giáo lý, luân lý, mục vụ, lễ nghi)

" Hãy cho ta nhiều cha giải tội thánh, và ta sẽ biến đổi thế giới"(Th. Pio X)

 

- Giải tội: việc thánh thiện, vì là việc của Chúa: ai tha tội đó, nhưng là Chúa tha tội.



- Giải tội: việc lạ lùng: xé bản án hỏa ngục đời đời, kéo linh hồn từ tay quỉ về tay Chúa Thương xót.

- Chớ gì trước khi vào tòa giải tội, các TTV có một phút thầm lặng để ý việc thánh thiện sắp làm in persona christi, cầu nguyện 1 Lạy Cha, 1 Kính mừng cho các hối nhân sắp đến.

 

Bí tích Hòa giải là Bí tích Tình thương (mercy).



Thiên Chúa ban cho các linh mục của Người được quyền nhân danh Người mà tha tội, nhưng Giáo hội nhắc nhở các ngài:

 GlCg92 số 1466: "Cha giải tội không phải là ông chủ, nhưng là người đầy tớ của ơn tha thứ của Thiên Chúa. Thừa tác viên của bí tích này hợp lòng hợp với ý hướng và tình thương của Chúa Kitô. Ngài phải có sự hiểu biết đầy đủ về cách xử sự Kitô giáo, phải có kinh nghiệm về các việc người đời, phải tỏ ra tế nhị và kính trọng những kẻ sa ngã. Ngài phải yêu mến sự thật, trung thành với Huấn quyền của Giáo Hội, hướng dẫn các hối nhân cách nhẫn nại tới sự chữa lành và tới sự trưởng thành đầy đủ. Ngài phải cầu nguyện và sám hối với tội nhân để đưa người này về với lòng từ bi của Chúa".?

 

Trước hết, 3 điều Giáo luật chỉ dẫn về BTGT:

- "Khi ban BT, cgt, vì là ttv của Giáo hội nên phải gắn bó trung thành với giáo huấn của giáo hội và các qui luật do nhà chức trách có thẩm quyền ban hành(Gl 978,2):

 

1/ Người xưng tội:  Những người có trách nhiệm coi sóc các linh hồn buộc phải liệu cho giáo dân mình được xưng tội mỗi khi họ yêu cầu cách hợp lí, lại phải ấn định ngày giờ thuận tiện để tùy họ đến xưng tội riêng. (Gl 986)



            Giám tập và người phụ tá, giám đốc chủng viện hay cơ sở giáo dục nào khác không được phép giải tội cho cho các học sinh trọ trong cùng một nhà, trừ khi học sinh tự ý yêu cầu trong những trường hợp riêng. (Gl 985)

 

2/  Nơi giải tội:  " Nơi giải tội, thông thường là nhà thờ, nhà nguyện (Gl 964)



 

3/ Tòa giải tội: HĐGM phải ấn định qui luật về tòa gt,  nơi công khai, có vách ngăn giữa cgt và hối nhân, để họ tự do đến tòa gt khi họ muốn.

Không được nhận xưng tội ở ngoài tòa gt.            b/ trừ khi có lí do chính đáng (Gl 964,3)

Hối nhân có thể tùy chọn  "quì sau màn chắn (Pc. p. 129) hoạc mặt đối mặt?

 

Ba giai đoạn xá giải: 1/ Trước , 2/ Đang, 3/ Sau khi giải tội, mỗi giai đoạn lại có 3 điều:

 

I. TRƯỚC KHI HÒA GIẢI

            1/ Thừa tác viên cần năng quyền (faculty): chức/quyền

a/ Gl 966: "Để việc xá giải được hữu hiệu (valid), luật đòi các thừa tác viên ngoài quyền thánh chức, còn phải hưởng năng quyền (faculty) xá giải.

- Năng quyền xá giải do giám mục hay bề trên Dòng mình cấp cho bằng giấy (967, 2, 3 và 973).

            Trừ khi Bản quyền sở tại nơi nào "hạn chế" trong trường hợp nào đó. (Ví dụ: Cấm cha  giải tội, cấm người  xưng tội...).

                             b/- Thông thường, không có năng quyền , giải tội không "thành",

                            - Trừ khi "Linh mục dù không có năng quyền giải tội, vẫn được tha hết các tội và vạ cách hữu hiệu và hợp pháp cho mọi hối nhân lâm cơn nguy tử, dù lúc ấy có sự hiện diện của một linh mục được chuẩn nhận (approved priest) (Gl 976).

(Lý do: Vì "luật tối cao trong Giáo hội, đó là PHẦN RỖI các linh hồn vượt các luật khác(Giáo luật điều chót 1752).

                             c/- Thông thường: Giải tội cho đồng lõa về tội phạm điều răn thứ sáu thì vô hiệu, trừ khi kẻ ấy đang nguy tử (Gl 977).

(5 vạ dành riêng cho Toà Thánh: Phạm Mình Thánh (Gl 1367), Đánh Giáo hoàng (Gl 1370), Phá ấn Tòa (Gl 1388), Giải tội đồng phạm (Gl 1378,1), Truyền chức Giám mục không có phép ĐGH (Gl 1382)

 

            2/ Thừa tác viên cần thông luật:



                        a/- "Năng quyền giải tội chỉ được cấp cho những linh mục được coi là có khả năng qua việc khảo hạch, hoạc đã rõ bằng cách nào khác" (Gl 970)

- Theo thánh Anphongsô nhà luân lý đáng tin cậy nói: "Vị nào không lo học đầy đủ mà dám ngồi  giải tội, liều mình phải luận phạt, vì ngài liều mình sai lầm trong bổn phận, gây thiệt hại lớn cho hối nhân".

                        b/- Qui luật chung là: " Không đòi cha giải tội phải đoán được từng tội trọng hèn, nhưng đòi Cha giải tội phải biết giải những trường hợp thông thường, biết hồ nghi trong những trường hợp khó khăn mà đi tìm hiểu thêm".

Thông thái như Thánh Augustinô, nhiều trường hợp cũng cũng chịu thua, ngài nói là "để cho Chúa phán xét tội trọng hèn". Ngài khuyên các cha giải tội đừng ngả về phía tội trọng hay tội nhẹ. Cha giải tội chỉ cần liệu cho hối nhân biết mình, ăn năn, tránh lánh tội những cố tình.

                        c/- Phần cha giải tội cần phải nghiên cứu và học hỏi thêm luôn, nhất là những chỉ dẫn mới của Giáo hội.

Không thể nói mình không có khiếu giải những tích luận;  cũng đừng lấy lẽ đã "già kinh nghiệm" mà không tìm hiểu thêm, kẻo lầm lỡ, quên sót những điều thường thức gây hại cho hối nhân.

Giáo hội khuyên linh mục nên thường có những cuộc hội thảo để bàn giải các tích luận luân lý.

           

            3/ Thừa tác viên cần khôn ngoan:

Hướng dẫn các linh hồn là một nghệ thuật khó khăn, nên phải khôn ngoan chọn những cách tốt nhất để đạt đích là phần rỗi các linh hồn.

Muốn được khôn ngoan phải:

                        a/- Có ý làm đẹp lòng Chúa,

                        b/ Cầu nguyện để Chúa ban ơn, biết chỉ dẫn tội nhân vào đường nhân đức...???

                        c/ Khiêm tốn, đừng ngại bàn hỏi với các vị đã có kinh nghiệm giải những khúc mắc.



 

(Nghi thức thông thường:



Đón nhận (Greeting):
Cgt thân ái đón nhận , lịch sự chào hỏi hối nhân. (The priest welcomes the penitent warmly and greets him or her with kindness).






Cùng làm dấu + (Sign of the Cross):
Then the penitent makes the Sign of the Cross, which the priest may also make. 






Hướng tâm hồn hối nhân về sự cao trọng của BTGT (Invitation to Trust in God):
Hối nhân cho Lm biết  bậc sống, đã xưng tội bao lâu. The priest invites the penitent to have trust in God using one of the formulas in the ritual or similar words. If the penitent is unknown to the priest, it is proper for the penitent to indicate his or her state in life (married, single, or clergy), the time of his or her last confession and anything else that may help the confessor in exercising his ministry.






Đọc một đoạn Lời Chúa (Reading of the Word of God):






Hối nhân xưng tội và nhận việc đền tội (Confession of Sins and Acceptance of Satisfaction):
The penitent confesses his or her sins and accepts the prayers or deeds that the priest proposes as a penance.






Hối nhân tỏ lòng sám hối, Lm đọc lời tha tội, hối nhân thưa Amen (Prayer of the Penitent and Absolution):
The priest asks the penitent to express sorrow by praying one of the prayers found in the ritual or in his or her own words. The priest then prays the Prayer of Absolution, to which the penitent responds: "Amen."

"Thiên Chúa là Cha hay thương xót,

đã nhờ sự chết và sống lại của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa.

Và đã ban Thánh Thần để tha tội,

Xin Chúa  dùng tác vụ của Hội thánh mà ban cho con ơn tha thứ và bình an.

Vậy cha tha tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh thần".

(God, the Father of mercies,


through the death and the resurrection of his Son
has reconciled the world to himself
and sent the Holy Spirit among us
for the forgiveness of sins;
through the ministry of the Church
may God give you pardon and peace,
and I absolve you from your sins in the name of the Father, and of the Son and of the Holy Spirit.)



Kết thúc xá giải: Proclamation of Praise and Dismissal:
Lm: Cảm tạ Chúa là Đấng nhân lành.



Hối nhân: Lòng thương xót Chúa tồn tại muôn đời.



Lm: Ra đi bình an.



Hối nhân: Tạ ơn Chúa.



The priest continues: "Give thanks to the Lord, for he is good." The penitent responds: "His mercy endures for ever." The priest then dismisses the penitent, using one of the formulas found in the ritual.
NOTE: This is taken from the ritual for Roman Catholics.

Khi vì nhu cầu mục vụ (chẳng hạn số người xưng tội còn đông) mà sắp hết giờ giải tội...có thể  giải tội cá nhân cách vắn tắt, nghĩa là, bỏ hoặc rút ngắn vài phần theo lễ nghi, nhưng luôn giữ lại phần: xưng tội riêng, ăn năn tội, lời tha tội (RP 44).

Trong trường hợp nguy tử, cha giải tội chỉ cần đọc những lời cốt yếu của công thức tha tội:

"I absolve you from your sins, in the name of the Father, and of the Son, and of the Holy Spirit" (RP 21)

 

 



II. ĐANG KHI HÒA GIẢI.

 

            - "Linh mục phải luôn nhớ : khi giải tội , ngài đóng vai thẩm phán và bác sĩ, ngài được Thiên Chúa đặt làm thừa tác viên vừa của công lý vừa của lòng thương xót Chúa, để  làm vinh Danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn." (Gl 978,1).



- "Khi ban BT, cgt, vì là ttv của Giáo hội nên phải gắn bó trung thành với giáo huấn của giáo hội và các qui luật do nhà chức trách có thẩm quyền ban hành(Gl 978,2)

                        1/ Là thẩm phán: cgt phải dùng những lời có hiệu lực để thúc giục hối nhân hối cải, chừa tội, làm việc đền tội.

- Thẩm phán phải can đảm nói những điều cần nói với những người quyền quí.

Nếu hối nhân phạm tội cách hình thức, vì lòng ngay, Cha giải tội có thể để vậy, kẻo họ thành người phạm tội cách chính thức (formaliter), gây hại cho hối nhân, cho đệ tam nhân, cho cộng đồng. Ví dụ khi biết một đôi hôn phối không thành, nhưng đương sự không biết thì chịu vậy, vì sự việc đã xong xuôi rồi.

- Là thẩm phán nên biết tội trạng của hối nhân, nhưng "khi đặt các câu hỏi phải khôn ngoan và thận trọng để ý đến điều kiện và tuổi tác của hối nhân, lại phải tránh hỏi tên đồng lõa" (Gl 979). Giải tội quen rồi, nghe biết ngay, nhiều khi không cần hỏi…

- Là thẩm phán, "Tùy theo tính chất và số lượng của tội, và cũng tùy theo  hoàn cảnh của hối nhân, cha giải tội phải ra việc đền tội hữu ích và cân xứng. Hối nhân có bổn phận phải đích thân thi hành việc đền tội." (GL 981).

- Khi gặp người thú tội đã cáo gian cha giải tội ngay lành trước giáo quyền về tội quyến dũ phạm điều răn thứ sáu, thì chỉ giải tội cho họ khi họ đã "minh thị rút lại lời cáo gian và bồi thường thiệt hại nếu có" (GL 982).

                        2/ Là thầy thuốc: cgt phải tìm thuốc đúng với từng căn bệnh mới có hiệu quả. Cũng phải chỉ dẫn cho hối nhân vượt qua sự lo âu, bối rối, được tâm hồn bình an. Khuyên vài câu không gây tác dụng, rồi cho việc đền tội 3 kinh kính mừng, không khác bác sĩ tổng quát, bệnh nào cũng cho Tylenol, không chữa bệnh nhân tốt bằng bác sĩ chuyên khoa, cho thuốc tùy bệnh.

1-Với người siêng năng và thành tâm: cgt giúp họ tiến cao hơn trong mến Chúa, yêu người.

2-Với người không siêng, hoạc kể tội vanh vách xem ra ít hối hận, máy móc, qua lần, cgt giúp họ sám hối thật lòng, quyết tâm chừa điều gì hay phạm...

3-Với người bối rối, xưng quá tỉ mỉ, xưng đi xưng lại...cgt giúp họ vâng lời, trông cậy Chúa ...

 

                        3/ Là đại diện Tình thương Thiên Chúa :



Cgt phải yêu phần rỗi các linh hồn như Chúa Giêsu: Cha thánh Gioan Vianey là tấm gương sáng…ăn khoai ngồi giải tội...

                        a/- Phải nhẫn nại để dạy những người quê mùa, thúc giục những người khôn ngoan, và giúp những người chưa sẵn sàng.

                        b/- Phải trong sạch hoàn hảo khi nghe những tội xấu xa. Nếu không, liều mình có những kích động chiều theo, nhất là khi giải tội cho nữ giới, khi nghe xưng tội về điều răn thứ Sáu. Nguyên tắc khôn ngoan: "Về lục điều thiếu hơn đủ."

                        c/- "Phải tha tội, nếu không có gì hoài nghi về sự thành tâm của hối nhân."(GL 980).



Cha giải tội

1. " Cha giải tội phải theo ý kiến có lý hơn, khi gặp một vấn đề có nhiều ý kiến đối nghịch, ý kiến nào xem ra cũng có lý. Nếu muốn bênh tự do, thì phải tìm ra lý do quan trọng cân xứng, hoặc  có lý mạnh hơn là giữ luật."

2. "Cha giải tội không nên bắt hối nhân phải theo phái nào theo ý mình.  Cha giải tội chỉ là Thừa tác viên giúp hối nhân hối cải chuẩn bị lãnh xá giải, chứ không phải là "quan xét" về ý kiến.

3. "Cha giải tội phải khôn khéo hiểu tình trạng của hối nhân. "Khi hồ nghi, phải đứng về phía người được ưu đoán".

4. " Cha giải tội đừng quá tin vào trí mình, nhưng phải chịu khó tìm hiểu ý kiến của các tác giả luân lý đứng đắn.

 

--------------



Đọc thêm:

Trong tòa xá giải: Giải tội cho người bậc gia đình

(Do Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình, ban hành 12/2/1997)

 

Cha giải tội phải noi gương CKT:



1/ Ngài đón nhận mọi con phung phá,

2/ Khôn ngoan, giới hạn trong việc hỏi tội,

3/ Khích lệ hối nhân hối cải đầy đủ,

4/ Khuyên họ hướng tới nhân đức.

5/ Tiếp nhận họ đến tòa giải tội, coi như họ có thiện chí thật.

6/ Với những người bỏ xưng tội lâu ngày, cần hướng dẫn họ theo ánh sáng đức tin về ích lợi của xưng tội,

7/ Với những người xưng tội cách máy móc, qua lần, quá ngắn, cần lời khuyên thích hợp. Nhắc nhớ hối nhân về bổn phận truyền sinh và giáo dục con cái…

8/ Khi họ đặt câu hỏi, phải trả lời thỏa đáng, nhưng luôn khôn ngoan và thận trọng, không chấp nhận những ý kiến lầm lạc.

9/ Buộc khuyên hối nhân trong những tội nặng khách quan, cho họ quyết tâm chừa.

10/ Không được từ chối xá giải cho người tái phạm ngừa thai, khi họ hối cải thật; nhưng nếu họ không hối cải thật, dốc lòng chừa thật thì không thể ban xá giải. Nên giúp họ ăn năn thật, rồi ban xá giải.

11/ Hối nhân thường xưng với một cha giải tội, phải giúp họ thăng tiến đời hôn nhân.

12/ Không cần điều tra những tội phạm bất khả thắng...Cần phải tìm cách thích hợp nhất, để giải thát khỏi lương tâm sai lầm nghịch với bản tính của đời hôn nhân là trao ban hoàn toàn.

13/ Cần phải huấn luyện lương tâm qua chương trình dự bị hôn nhân chung riêng, giúp họ kiểm điểm đời hôn nhân.

14/ Khi cần phải hỏi hối nhân, nên hỏi cách khôn ngoan và kính trọng.

15/ Nên để cho hối nhân giữ ngay lành trong sự ngu dốt chủ quan bất khả thắng. Vd: Giao hợp ngưng ngang, họ tưởng như vậy là được, vì không biết là tội. Nếu có giải nghĩa, họ vẫn không chừa được, nhưng sẽ phạm tội cách chính thức (formally to sin).

16/ Đừng từ chối xá giải cho những người đã sám hối lỗi phạm nghịch đức thanh tịnh hôn nhân, dù họ ngã lại, sau khi đã hứa gắng, vì không đòi hỏi sự không có thể của con người, đó là bảo đảm tuyệt đối, hối nhân không phạm lại trong tương lai.

 

Cộng tác vào tội vô hiệu hóa giao hợp:

(số 13) Khi một trong hai chủ ý làm vô hiệu hành vi vợ chồng, có được cộng tác không?

Trả lời: Cộng tác theo đúng nghĩa, khi có bạo hành, cưỡng ép bất công mà bên kia không thể cưỡng, thì được cộng tác khi:

a/ Cộng tác mà không bất hợp luật, nên phải chịu vậy,

b/ Có lý do nặng, vi dụ: Không thì cãi cọ...

c/ Mình đang giúp bên kia từ bỏ hành vi ấy Vd. Giao hợp ngưng ngang).



----------------------------------------

Tha tội tha vạ cho kẻ phá thai

Khi một người xưng tội: con đã phá thai...

Cha giải tội (cgt) cần biết:

-  Hối nhân có phá thai hữu hiệu không?

- Có biết phá thai hữu hiệu thì mắc vạ không?

( Gl 1398: Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả, sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết).

(Theo John M. Huels, The Pastoral Companion, Franciscan Press, 1977, p. 148-150)

Ông cố gắng gỡ tội, bênh vực hối nhân trước khi kết tội (nguyên tắc áp dụng khi nghi ngờ:

 số 4. " Khi nghi ngờ, phải bênh vực tội nhân.



số  8. " Khi nghi ngờ, phải cắt nghĩa rộng để chủ thể hưởng ơn, cắt nghĩa hẹp để chủ thể tránh bị phạt.)

Ông đặt ra 12 câu hỏi bênh vực hối nhân trước khi kết tội



1. Cố ý phá thai hay không? kết quả: thai có ra, có chết không?

2. Có ai giúp hay khuyên khi phá thai không?

(Chồng, cha mẹ, bác sĩ, y tá...Gl không nói tới vạ cho những hạng này. Họ phạm tội và mắc vạ vì tội cộng tác và tội khuyến dụ, theo luân lý, vì nếu không có họ thì không có phá thai).

Nguyên tắc luân lý: " Phá thai trực tiếp, hoặc cộng tác phá thai trực tiếp có hiệu quả, luôn mắc tội và mắc vạ tuyệt thông tiền kết.  " Phá thai gián tiếp không mắc tội vạ gì cả.

3. Có biết phá thai sẽ mắc vạ không?

(Khi hối nhân giốt (ignorant = không biết điều mà lẽ ra phải biết) thì không mắc vạ.

4. Khi phá thai, đã được 16 tuổi chưa? (dưới 16 tuổi (Gl 1323-1324)? không mắc vạ.

5. Khi phá thai, vì vô ý (inadvertence), hay lầm (error) về luật, vd cứ tưởng tội gì đó mới mắc vạ, đâu ngờ tội phá thai? . không mắc vạ.

6. Phá thai vì lỡ ra (accidental), không để ý (intentional)? (vd, chị kia định đi phá thai, nhưng đang đi bị té, thai  ra). không mắc vạ.

7. Trí không bình thường, chậm trí, khờ khờ, tửng tửng)  không mắc vạ.

8. Sợ quá nên phải phá (nt) (nhưng sợ mang tiếng phá hoại "gia phong" mang tiếng với bà con, làng nước, đó không phải là sợ quá; khi sợ bị bố tức quá, nổ cơn, đòi phân thây đó là sợ quá). không mắc vạ.

9.Lầm nghĩ rằng chỉ có cách phá thai mới xong chuyện...số 8 trên. không mắc vạ.

10. Lầm tin rằng chỉ có phá thai mới khỏi phải nộp mạng cho tử thần! (trường hợp số 1 trên).không mắc vạ.

11. Phá thai vì say rượu, vì tâm thần rối loạn. không mắc vạ.

12. Phá thai vì quá bồng bột (in the serious heat of passion) không suy nghĩ kĩ về tội phạm và hậu quả!!! không mắc vạ.

 

Nếu hối nhân nhận rằng có biết là tội (điều răn 5), có biết là mắc vạ, thì cgt (theo điều 1356 -1357) sẽ tạm thời tha cho họ, và bảo họ tháng sau vào ngày giờ ấy trở lại gặp mình. Trong thời gian này, cgt sẽ "thượng cầu (recourse) theo tinh thần giáo luật 1357 sau:



 

((Xá giải cho tội phá thai theo Giáo luật 1357:

Theo chỉ thị của Bộ Xá Giải Ban hành lễ Thánh Phêrô Phaolô năm 1990 (không phổ biến công khai cho báo chí)

Theo tinh thần khoản Giáo luật 1357 về sự tha vạ tuyệt thông tiền kết hay cấm chế chưa tuyên bố /không được tha các vạ huyền chức, Bộ qui định như sau: "Vì ích lợi phần rỗi các linh hồn là luật tối thượng", cha giải tội được tha vạ  "cho hối nhân khổ sở vì phải thường xuyên ở trong tình trạng tội nặng suốt thời gian cần để Bề trên có thẩm quyền định liệu"với các điều kiện sau:

1/ Ra việc đền tội cân xứng, cách khôn ngoan và bác ái, tùy trường hợp, không được ra việc gì gây ác cảm trầm trọng, kẻo họ xa Bí tích Xá giải.

Tốt hơn, nên ra việc đền tội có tính cách phấn khích, ví dụ khuyến khích người phá thai săn sóc cô nhi, trẻ em; khuyến khích người bội giáo giúp việc truyền giáo, dạy giáo lý...



Lưu ý về tha tội tha vạ phá thai: a/ Trong tòa, cgt tha tội và vạ khi đọc cùng một công thức tha tội.

             b/ Ngoài tòa, cgt sẽ đọc công thức tha vạ như sau:" By the power granted to me, I absolve you from the bond of excommunication (suspended, interdict). In the name of the Father, and of the Son,and of the Holy Spirit" (RPen, AppendixI, n.1,2).



2/ Buộc hối nhân phải thượng cầu (bằng thư hoặc gặp đích thân) trong vòng một tháng (hoặc sớm bao nhiêu có thể), lên Bề trên có thẩm quyền (giám mục, vị thừa ủy, bề trên cao cấp dòng tu). Vì phải giữ bí mật hết sức, nên không gửi thư theo thủ tục hành chánh lên Văn phòng giáo phận.

- Nội dung bản thượng cầu phải rõ ràng: - Không nêu tên phạm nhân (dù phạm nhân đồng ý), - Nói rõ bản chất tội phạm: Vd Phá thai,(kể cả người cộng tác) bội giáo, số lần.



3/ Dù được tha vạ khi hối nhân nguy tử, cũng buộc hối nhân phải thượng cầu (hoặc cha giải tội nhân danh hối nhân để thượng cầu cho họ) sau khi họ đã bình phục.

4/ "Gặp trường hợp nghi ngờ, không biết có nên xá giải hay không, thì cha giải tội nên ban xá giải".

5/ Hạn chế: Nếu hối nhân mắc vạ đã tuyên bố, thì cha giải tội không thể giải vạ theo khoản 1357 (tha ở tòa trong vạ tuyệt thông tiền kết, vạ cấm chưa tuyên bố), nhưng có thể thượng cầu nhân danh hối nhân lên Tòa Ân Xá Tòa thánh.

 

(Chỉ thị cũng nhắc:



- "Luân lý tùy cảnh" vẫn bị lên án/ Gộp các ý lễ của nhiều người xin vào một lễ, điều này chỉ được làm khi có phép của ĐBQ/và nếu người xin lễ đồng ý cho gộp vào/ Các Lm bỏ đời Lm, sống với phụ nữ chỉ được xưng tội khi quyết từ bỏ và tránh gương xấu (trở về chức vụ Lm hoặc xin TT tháo gỡ)/Ai thuộc phái Tam điểm, không được lãnh Bí tích.))

 

Sau một tháng, hối nhân có thể trở lại gặp cgt trong tòa hay ngoài tòa (dầu họ đã xưng sau màn chắn), trở lại trong tòa thì tốt hơn, để tội của họ được giữ kín và họ không sợ tòa giải tội. Bảo họ khi họ trở lại, cho cgt biết đã hẹn tháng trước, không cần xưng tên...). Cho họ biết, Tòa giám mục đã tha vạ cho họ.



Trong một số giáo phận, cgt được ủy quyền tha vạ, không phải thượng cầu (recourse) như trên.

 

 



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương