Thần Học Luân Lý


Chương chín  TÔN KÍNH DANH THÁNH CHÚA



tải về 0.9 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#15361
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Chương chín

 TÔN KÍNH DANH THÁNH CHÚA



(Điều răn thứ Hai)

(Nhờ điều răn này, người ta biết tôn vinh Danh Chúa cho phải đạo)

 

 



1. KINH THÁNH DẠY TÔN VINH DANH CHÚA

 

- Tên của ai tượng trưng cho người ấy. Tên của Chúa, tượng trưng cho Chúa.



Dân Israel được huấn luyện tôn vinh Danh Chúa Giavê (Is 29,23), yêu mến Danh Giavê (Tv 5,11), ca tụng Danh Giavê (Tv 7,17).  "Ngươi không được nại Danh Giavê trong những chuyện vô cớ, những kẻ như thế Chúa không coi là vô tội" (Xh 20,7).

Chúa Giêsu dạy cầu nguyện: "Lạy Cha chúng con ở trên trời..." (Mt 6,9). Sự cứu độ ở nơi Danh Giêsu (Cv 4,12).

- Người tín hữu phải làm chứng cho Danh Chúa bằng cách tuyên xưng đức Tin của mình mà không sợ hãi. Trong việc rao giảng và dạy Giáo lý cũng phải thấm nhuần tôn thờ Danh Chúa. Từ bắt đầu ngày sống tới những lúc bị cám dỗ, hãy luôn kêu Danh Chúa Ba ngôi trợ giúp.

- Mỗi người có một thánh Bổn mạng để nhờ sự cầu bầu cũng như noi gương sáng các ngài.

 

2. BẤT KÍNH DANH CHÚA



 

Cấm lạm dụng Danh Chúa, Đức Mẹ, các thánh,  nghĩa là sử dụng cách bất xứng. Bất trung với các lời hứa nhân Danh Chúa cũng là lạm dụng. Nói phạm thánh (thách thức hoặc nói xấu Chúa). Những lời chửi thề có nhắc tới Danh Chúa. Dùng Danh Chúa vào việc bói toán. Thề gian. Thề mà không giữ.

 

Nguyên tắc:



1. " Bất kính (profanity) nói đến Danh Chúa cách bất kính khi nóng giận, thường là tội nhẹ. Nói đến Danh Chúa để chửi rủa tục tĩu tỏ ra giận ghét thì có tội nặng.

 

2. " Lộng ngôn (blasphemy) là bất cứ cử chỉ hay lời nói thách thức, xỉ nhục Thiên Chúa. Điều này luôn là tội nặng, chỉ ra nhẹ khi thiếu ý thức hoặc thiếu ưng thuận.

 

3. " Những lời chửi tục khác theo thói quen địa phương, không phạm đến Danh Chúa, nhưng phạm đến đức Ái và đức Hiền lành.

 

3. TÔN KÍNH ĐỨC MẸ VÀ CÁC THÁNH



 

Chỉ thị của Công đồng Vaticanô II:

"Giáo hội khuyến khích hết mọi con cái hãy nhiệt tâm phát huy lòng sùng kính Đức Trinh nữ, nhất là trong Phụng vụ, hãy coi trọng những việc thực hành và việc đạo đức nhằm suy tôn Ngài, và đã được quyền Giáo huấn Giáo hội cổ võ qua các thế kỷ, cũng như hãy kính cẩn tôn giữ những quyết định của các thời đại trước liên quan đến việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Trinh nữ và các Thánh" (MV 67)

(Nên coi thêm Giáo luật 1186 - 1190 Tôn kính Ảnh tượng, hài cốt)

 

* TỘI PHẠM VỀ LỜI THỀ



 

Tội phạm về lời thề khi nhân Danh Chúa, có thể là:

- Thề vô cớ, thề dối,

- Thề làm điều xấu,

" Thề nhân danh ma quỉ.

-----------

Coi thêm Giáo lý Công giáo92  số 2142-2167
Chương mười

 THÁNH HÓA CHÚA NHẬT, LỄ BUỘC



(Điều răn thứ Ba)

(Nhờ điều răn này, ta được nghỉ việc phần xác để hưởng Ngày của Chúa)

 

 



Giới răn thứ ba của Thập điều nhắc lại sự thánh thiện của ngày sabbath: ngày Thiên Chúa nghỉ ngơi sau cuộc sáng tạo. Đây là "Ngày của Chúa". Trong Giáo hội, ngày Chúa nhật kỷ niệm Chúa Phục sinh được thay thế ngày Sabbath.

Từ thời đầu Giáo hội, giáo dân đã tụ tập trong ngày Chúa nhật để "bẻ Bánh" (Cv 20, 7; 1 Cr 16,12, sách Didache chương 9-10) để hoàn tất lời Chúa Giêsu dạy trong bữa Tiệc ly :

"Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta" (Lc 22, 19). Nhưng mãi tới Công đồng Elvira, Tây ban nha (năm 300) mới buộc dự lễ.

Công đồng Vaticanô II nhắc lại: "Công đồng mạnh mẽ thúc giục các cha xứ, khi giáo huấn giáo dân, nhấn mạnh cho họ việc tham dự trọn vẹn Thánh lễ, nhất là lễ Chúa Nhật và các lễ buộc." (SC 56).

Việc dự lễ Chúa nhật là việc quan trọng trong cuộc đời người Công giáo, vì nói lên tính cách hiệp nhật của tín hữu với Giáo hội và Cộng đoàn dân Chúa. "Thánh lễ Chúa nhật là nền tảng và là điểm tụ các sinh hoạt Kitô giáo" (GlCg92 2181).

 

 



1. TRỌNG TÍNH BUỘC DỰ LỄ

 

Nguyên tắc:



- Các tín hữu có nhiệm vụ phải tham dự thánh lễ tất cả các ngày buộc (các Chúa nhật và các lễ buộc), trừ khi được miễn thứ vì lý do quan trọng (bị bệnh nặng, chăm sóc trẻ sơ sinh...) hoặc được vị chủ chăn của mình miễn chuẩn. Những ai lỗi phạm nghĩa vụ này một cách có suy nghĩ, thì phạm một tội trọng" (GlCg92 số 2181).

 

2. ĐIỀU KIỆN DỰ LỄ TỬ TẾ



 

Nguyên tắc:



1. " Người công giáo từ 7 tuổi (Gl 11), biết dùng trí phán đoán, buộc dự trọn (entire) lễ Chúa Nhật và lễ buộc.

 

2. " Phải hiện diện (present bodily) nơi dâng lễ cùng với cộng đoàn dân Chúa.Và  dự lễ với sự chú ý, sùng mộ (devotion and attention).

 

3. Buộc dự trọn từ đầu tới cuối. Không được bỏ bài giảng. Cố ý trốn tránh bài giảng sẽ bị qui trách nặng.

 

4. Dự lễ bằng TV, Radio chỉ dành cho những người không thể hiện diện thể xác, tinh thần. Ví dụ: Đau yếu, già nua, tù tội.

 

 

 



3. MIỄN DỰ LỄ

 

Nguyên tắc:



" Những loại người sau đây được miễn dự lễ, vì có những lý do quá khó khăn bất tiện (disproportionately great hardship), hoặc đủ lý quan trọng (sufficiently grave reason), thiệt hại thể xác, tinh thần cho mình hoặc tha nhân (corporal or spiritual harm either to oneself or another):

 

            a. Lý do thể lý:



-  Người già, bệnh nhân mới bình phục, nếu dự lễ sẽ có hại sức khỏe.

-  Người ở xa nhà thờ (người khỏe đi bộ 1 giờ, người già yếu đi bộ không tới 1 giờ).

 

            b. Lý do tâm lý:



- Người sợ thiệt hại nặng. Ví dụ: Sợ bị đón đường giết chết.

- Sợ xấu hổ nặng. Ví dụ: Nghèo quá không có quần áo xứng đáng (decent attire), phải trả tiền xe đi về, nghèo quá lại gặp việc làm có lợi lớn.

- Con cái, người vợ, công nhân, nếu đi lễ sẽ làm cớ cho cha mẹ, chồng, chủ nhân phỉ báng đạo Chúa.

 

            c. Lý do nhiệm vụ:



- Người bị ràng buộc do nhiệm vụ quốc gia hay nghề nghiệp: Ví dụ: Coi con thơ, coi nhà, canh đồn, lái xe bus, máy bay...

 

            d. Lý do bác ái:



- Giúp tha nhân khẩn thiết: Chữa cháy, cứu mạng, coi bệnh nhân, can ngăn kẻ sắp phạm tội ác...

 

            e. Lý do đặc biệt:



- Dự cuộc giải trí, nghỉ ngơi cần thiết lâu lâu mới có, hay chỉ có lần đó. (necessary recreation, pleasure trip if he has no other opportunity for such a trip, perhaps one in six weeks, or if this is the only oppotunity).

 

            g. Lý do tập tục chính đáng (reasonable and justified) địa phương:



Ví dụ: Không chồng mà có thai. Có thai lớn vào những tháng cuối, kềnh càng..

 

            h. Được cha xứ hoặc Đức Giám mục tha (GL 1245)



Coi thêm Giáo luật về việc tham dự Thánh lễ Chúa nhật và lễ buộc (GL.912- 933 và 1246- 1248)

 

4. NGHỈ NGƠI NGÀY CHÚA NHẬT



 

Người Do thái trong Cựu Ước rất trọng ngày Sabbath.

Các tín hữu thời Giáo hội ban đầu tại Do thái nghỉ ngày Sabbath, nhưng  dự lễ ngày Chúa nhật.

Cho tới công đồng Orleans (năm 538) mới xác định luật nghỉ ngày Chúa nhật để giáo dân "dễ dàng đi nhà thờ và cầu nguyện".

Công đồng Vaticanô II mong muốn "Ngày Chúa nhật phải là nguồn vui và nghỉ ngơi (joy and relaxation) cho các tín hữu (SC 106), để có thời giờ tham dự Thánh lễ và thi hành việc thờ phượng trong ngày.

Giáo lý Công giáo 92 đề cao tính cách nghỉ ngơi ngày Chúa nhật để "vun trồng đời sống gia đình, sinh hoạt văn hóa, xã hội và tôn giáo" (2184). Do đó các tín hữu sẽ "kiêng các công việc làm ăn, hoặc những hoạt động NGĂN CẢN việc thờ phượng Chúa, cản trở niềm vui riêng cho ngày của Chúa và sự thực hành các công việc từ thiện, cũng như cản trở sự thư giãn cần thiết cho tâm trí và thân thể".

"Mỗi Kitô hữu cũng phải tránh bắt người khác làm những việc có thể ngăn cản họ giữ luật nghỉ ngày Chúa nhật (2187).

Giáo luật buộc (obliges) giáo dân dự lễ và nghỉ ngơi (rest) các Chúa nhật và lễ buộc (Gl 1247). Luật này buộc người Công giáo theo lương tâm.

 

            a. Việc xác ngăn cản:



" Theo truyền thống, những hoạt động ngăn cản việc thờ phượng:

            1/Những việc "tôi tớ (servile works), thường được hiểu là những việc bản chất nặng nề như việc hầm mỏ, nông trại, nghề đánh tôm cá, làm rừng, lao công kỹ nghệ, xây cất,...

            2/Những  việc thuê  khoán có trả lương giờ, ngày, khi không bị bắt buộc đi làm.

            3/Những việc xử kiện,  buôn bán, mở hàng quán nhiều giờ như ngày thường.

            4/Những môn giải trí thể thao nặng nhọc trái với mục đích nghỉ ngơi.

            5/Những việc trí, việc nghệ thuật ngăn trở việc thờ phượng đạo đức, nghỉ ngơi.

 

            b.  Trọng tính buộc nghỉ ngơi:



 

Nguyên tắc:



" Người nào thường làm việc Chúa nhật, không quan tâm gì luật lệ Giáo hội, cũng khó thoát khỏi qui trách".

 

            c. Được tha kiêng việc ngày nghỉ.



1- Các nhu cầu công cộng xã hội. Ví dụ: lái xe đò, bán xăng, bán thực phẩm, quán ăn, khách sạn...) đòi hỏi một số người phải đi làm ngày Chúa nhật, thì mỗi người sẽ có trách nhiệm lo cho mình có thời giờ thư nhàn cần thiết" (GlCg92 2187).

2-  Các nhu cầu cần thiết (urgent need and danger of serious harm), nếu không làm sẽ có hại cho mình và tha nhân: Ví dụ: Người nghèo phải làm mới có ăn, công nhân phải làm kẻo bị mất việc, phải làm theo phiên, nông dân phải làm gấp để tránh thiên tai,...tư nhân sửa máy xe để đi xa, sửa dụng cụ để đi làm, khâu vá, giặt giũ, chăm sóc mảnh vườn...không để ngày thường được…

3- Được cha xứ, Giám mục tha (GL 1245)

---------------------

(Coi thêm Giáo lý Công giáo92 số 2168-2195)
Chương mười một

 THẢO KÍNH CHA MẸ



(Điều răn thứ Bốn)

(Nhờ điều răn này, ta thực hiện đức công bằng với những ai ta có bổn phận)

 

 



Điều Răn bốn mở đầu tấm bảng thứ hai, và cho thấy trật tự đức Ái. Sau việc tôn kính Chúa, phải tôn kính cha mẹ là những người đã sinh ra ta và dạy ta biết Thiên Chúa.

Gia đình là tổ ấm linh thiêng, một "Giáo hội tại gia", trong cuộc sống hằng ngày, mọi người yêu thương, kính trọng, trao đổi, chia vui sẻ buồn với nhau, giúp nhau thăng tiến trong xã hội. Và "Con cái góp phần thánh hóa cha mẹ" (Mv 48).

 

1. BỔN PHẬN VÀ QUYỀN LỢI CHA MẸ



 

- Cả cha lẫn mẹ có bổn phận và quyền lợi như nhau trong việc giáo huấn con cái, nhưng vì cha mẹ có những vai trò khác nhau trong việc sinh dưỡng, nên cũng có những vai trò khác nhau trong bổn phận và quyền lợi.

- Khi cha mẹ không thể đồng ý với nhau về một vấn đề, quyền quyết định tối hậu phải dành cho người cha là đầu gia đình. (Ep 5, 22-24; Cr 3, 18; 1 Pe 3,1-6).

- Yêu thương con cái đồng đều. Đây là bổn phận cốt yếu của cha mẹ.

- Cung cấp thực phẩm, y phục, và các nhu cầu vật chất khác tùy khả năng, cho con cái xứng đáng con người. Lo cho tương lai con, cho con học nghề nghiệp theo khả năng chúng.

- Giáo dục con về thể, trí, đức, tôn giáo, xã hội.  Chọn trường cho con học. Lo cho con lãnh các Bí tích theo tuổi.  Vun trồng ơn gọi hoặc hướng dẫn lập gia đình, nhưng không ép buộc.

- Quyền lợi và bổn phận hàng đầu và bất khả nhượng của cha mẹ là quyền giáo dục con cái. "Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái" (Tuyên ngôn Giáo dục 3). Do đó, họ phải được thực sự tự do trong việc lựa chọn trường học" (GD 6).

- Nhưng vì cha mẹ không thể cung cấp tất cả những cần thiết trong việc giáo huấn con cái, nên phải nhờ nhà trường, Giáo hội giúp đỡ.

- Thầy dậy, người bảo trợ, họ hàng, khi có nhiệm vụ giáo huấn đều có bổn phận như cha mẹ. Cha mẹ nên cộng tác với các nhà giáo dục, không nên có những hành vi đối nghịch vì quyền lợi tư riêng.

 

2. BỔN PHẬN CON CÁI VỚI CHA MẸ



 

            a. Tôn kính (reverence and honor)

"Hãy tôn kính cha mẹ ngươi, để ngươi được sống lâu trên thửa đất Giavê sẽ ban cho các ngươi" (Xh 20,12; Mt 15,4; 19,19)

- Tôn kính phải có cả bên trong lẫn bên ngoài.

- Không tôn kính: Khi tỏ ra xấu hổ vì cha mẹ nghèo khó, nói lời xúc phạm, tỏ cử chỉ khinh bỉ, đánh đập...không kể kẻ bị điên dại...

 

            b. Vâng lời (Obedience)



"Con cái hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự" (Ep 6,1; Col 3,20).

- Bao lâu còn sống với cha mẹ, con cái phải vâng theo các đòi hỏi của cha mẹ, vì lợi ích của con cái hoặc của gia đình.

- Khi đã thoát quyền cha mẹ, con cái không buộc vâng lời nữa, nhưng vẫn buộc phải tôn kính cha mẹ mãi, vì sự tôn kính này bắt nguồn từ Thiên Chúa.

- Mắc tội bất tuân nặng nhẹ khi không vâng lời cha mẹ tùy vấn đề nặng nhẹ, hoặc vâng lời nhưng cằn nhằn trách móc, bỏ nhà ra đi không có lý do chính đáng khi chưa trưởng thành.

- Không buộc vâng lời: Khi cha mẹ dạy điều trái luân lý, trừ điều thuộc luật tích cực hoặc luật Giáo hội, khi gặp bất tiện nặng.  Ví dụ: Cha mẹ bảo ở nhà không đi lễ, vì trời quá lạnh.

- Không buộc theo ý cha mẹ trong vấn đề tu trì hoặc chọn người phối ngẫu, nhưng phải bàn hỏi với cha mẹ.

 

            c. Yêu mến:



- Yêu mến phải tỏ ra qua lời nói, cử chỉ. Tích cực giúp đỡ cha mẹ, anh chị em, ông bà, nhất là khi họ túng thiếu cần trợ giúp.

- Phạm tội không yêu mến: khi thù ghét cha mẹ, không thèm chào nói, viết thư, thăm hỏi; khi chửi bới cha mẹ, từ chối giúp đỡ khi cha mẹ già cả thiếu thốn, không tìm linh mục cho cha mẹ chịu các phép cuối đời, không lo chôn táng, không cầu nguyện...

 

3. BỔN PHẬN ĐỐI VỚI QUỐC GIA



 

Quốc gia là một xã hội có tổ chức giữa các cộng đồng trên dương thế. Cần có quốc gia để mưu ích cho các cộng đoàn gia đình và cá nhân. "Quốc gia nằm trong chương trình quan phòng của Thiên Chúa" (Đức Leo 13, Mv 74).

 

            a. Bổn phận nhà cầm quyền.



 

" Nhà cầm quyền thể chế chính trị luôn phải hành động trong giới hạn luân lý. (GS 74,75)

" Bênh vực và cổ võ quyền lợi công cộng quốc gia: Lập luật pháp, thi hành luật pháp, cổ võ văn hóa.

" Bênh vực quyền lợi quốc gia chống ngoại xâm: Chiến tranh tự vệ...

 

            b. Bổn phận người dân.



 

Bổn phận căn bản của người dân là yêu mến quê hương, nhưng không vì vậy mà hẹp hòi, cần phải lưu tâm tới cộng đồng quốc tế.

 

                        1. Tuân hành lệnh trên:



 

Tuân theo thượng lệnh của nhà cầm quyền là bổn phận buộc người dân theo lương tâm, trong những luật lệ hợp lý, cả khi bất tiện và khó khăn. "Vì Danh Chúa, hãy tuân phục các thể chế nhân loại... "(1 Pt 2,13) , tuân phục theo lương tâm (Rm 13,2-5), cầu nguyện cho các phẩm trật (1 Tm 2,2).

 

                        2. Nộp thuế:



 

"Của Xêsa hãy trả cho Xêsa", đó là quyền của vua được đánh thuế (Mc 12,13-17, Rm 13,7). Tiền thuế cần cho quốc gia để duy trì các cơ quan, các dự án trường học, cầu cống...Đức công bằng và bác ái Công giáo đòi nộp thuế theo lương tâm.

Công đồng Vaticanô II nhận định rằng:

 "Tại nhiều nơi có nhiều người còn coi thường các luật lệ và qui tắc của xã hội. Một số người không ngần ngại dùng những hình thức gian lận và lừa đảo để trốn những thứ thuế chính đáng, hoặc trốn tránh những gì xã hội đòi buộc...(Mv 30).

 

                        3. Quyền chống các bất công xã hội.



 

"Việc hành xử quyền bính chính trị trong chính cộng đồng hoặc trong những cơ quan đại diện cho quốc gia luôn luôn phải nằm trong giới hạn trật tự luân lý để đem lại kết quả và mưu cầu công ích...

"Tuy nhiên khi công quyền vượt quá quyền hạn của mình mà đàn áp công dân, lúc đó chính công dân cũng không nên từ chối những gì khách quan xét thấy phù hợp với đòi hỏi của công ích, nhưng họ được phép bênh vực quyền lợi riêng của mình, cũng như của đồng bào, chống lại những lạm dụng của công quyền, trong khi vẫn tôn trọng những giới hạn của luật tự nhiên cũng như luật Phúc âm (Mv 74).

Do đó, người dân có thể:

" Chống các luật lệ bất công cách thụ động: Không buộc theo các luật và các mệnh lệnh bất công của nhà cầm quyền.

" Chống cách chủ động: có thể bạo động hoặc bất bạo động, tùy trường hợp.

 

4. BỔN PHẬN ĐỐI VỚI GIÁO HỘI



 

Giáo hội là Nhiệm tích cứu độ muôn dân theo ý Đấng Sáng Lập. Giáo hội là trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại, là Thầy dậy chân lý và luân lý.

"Giáo hội có mục đích cứu rỗi. Giáo hội truyền thông đời sống Thiên Chúa cho con người. Giáo hội nâng cao phẩm giá nhân vị, củng cố đoàn kết xã hội nhân loại...Giáo hội tỏ cho con người biết ý nghĩa cuộc đời con người..." (Mv 40)

Nhưng Giáo hội, qua các thừa tác của mình, cũng phục vụ trong tinh thần tôi tớ.

"Người giáo dân có những phận vụ tích cực phải chu toàn trong toàn thể đời sống Giáo hội. Không những họ phải đem tinh thần Kitô giáo thấm nhuần thế giới, nhưng còn được kêu gọi làm chứng cho Chúa Kitô trong mọi hoàn cảnh, ngay giữa lòng cộng đoàn nhân loại" (Mv 43).

Tín hữu cần phải tôn kính, vâng phục, giúp đỡ Giáo hội và hàng Giáo phẩm, cộng tác  trong việc tông đồ bằng: Công sức, tiền của, (ngay cả cuộc đời theo ơn gọi tu trì).

 

--------------------------------------------



Giáo lý Công giáo92 số 2196-2257
Chương mười hai

TÔN TRỌNG GIỮ MẠNG SỐNG

(BODY LIFE AND HEALTH)

Promote the culture of life

(Điều răn thứ Năm)

(Nhờ điều răn này mạng sống ta và người thân yêu, người vô tội được bảo vệ)

 

 



- Sự sống con người là linh thánh, vì từ nguồn gốc, nó là hành động sáng tạo của Thiên Chúa, và mãi ở trong liên lạc đặc biệt với Thiên Chúa là cùng đích nó. Chỉ mình Thiên Chúa là chủ sự sống, từ đầu đến cuối, không ai, bất cứ hoàn cảnh nào, có thể đòi cho mình quyền trực tiếp giết người vô tội (GlCg92 2258).

- Chúa Kitô đã nhắc lại giới răn : "Không được giết người", và còn thêm "không giận dữ, oán ghét, trả thù" mà còn yêu cả kẻ thù...(Mt 5,21)

Tôn trọng mạng sống, sự toàn vẹn của thể xác " tâm trí " và sức khỏe, là quyền lợi căn bản của con người. "Hồn xác đều do Thiên Chúa tạo thành giống hình ảnh Ngài. (St 1,27).

- Công đồng Vaticanô II cũng nhấn mạnh:



"Bất cứ những gì làm ngược lại chính sự sống như giết người dưới bất cứ hình thức nào, diệt chủng, phá thai, chết êm, tự tử trực tiếp; tất cả những gì xâm phạm sự toàn vẹn nhân vị con người, như cắt bỏ một phần thân xác, hành hạ thân xác hoặc tâm trí, làm áp lực tâm lý,...đều ô nhục, làm thối nát nền văn minh nhân loại, bôi nhọ những kẻ chủ động, và xúc phạm nặng nề đến Danh dự của Đấng Tạo hóa" (HC Mục vụ 27).

Giáo hội kết án những vụ bắt cóc làm con tin, những vụ khủng bố bằng hăm dọa, tra tấn bằng bạo lực thể lý hoặc tinh thần...Sắm thêm nhiều vũ khí để thị oai, chạy đua vũ trang, sản xuất và buôn vũ khí...nhằm tiêu diệt mạng sống vô tội.

 

 

Vấn đề bàn tới:



 

A- Giữ Sự Sống

1. Tôn trọng sức khỏe

2. Tự vệ (Self defence)

3. Giải phẫu

4. Kéo dài Sự Sống

5. Đón nhận cái chết

 

B- Lỗi phạm Điều răn 5

1. Tự sát

2. Sát nhân (Cố sát/ Ngộ sát)

3. Sát nhi (Phá thai)

4. Trợ tử (để chết êm)

 

C- Tôn trọng linh hồn tha nhân

1- Làm gương xấu

2- Tội quyến dụ

3- Cộng tác việc tội

---------------------------------------------------------------------

 

1. TÔN TRỌNG SỨC KHỎE (Responsibility for health)

 

- Mạng sống và sức khỏe là những tài sản quí báu mà Chúa ủy thác cho ta, ta phải chăm sóc cách hợp lý, nhưng cũng phải lưu tâm đến nhu cầu của tha nhân và công ích (GlCg92 2288).



- Mọi người buộc phải giữ gìn mạng sống, sức khỏe, sự toàn vẹn thân xác. Do đó phải cung cấp những nhu cầu: đồ ăn áo mặc, nhà ở, giải trí, đề phòng bệnh tật (vệ sinh, chích ngừa bệnh, đồ ăn lành mạnh).

- Khỏe cả xác cả hồn là điều quan trọng. Các nhà tâm lý thời nay cho sức khỏe thể xác rất ảnh hưởng đến sức khỏe tâm hồn.

 

Nguyên tắc:

" Luân lý kêu gọi "chăm lo sức khỏe",

nhưng luân lý chống lại "tôn thờ thân xác", do đó, phải tránh mọi thái quá như ăn uống quá độ, say rượu, nghiện thuốc lá…

 

            a. Thực phẩm (Nourishment)

"Mọi sự Chúa dựng nên đều tốt, không phải bỏ đi thứ gì, nếu biết dùng với niềm tạ ơn Chúa" (1 Tm 4,4).

Nhưng ăn uống phải theo trật tự đạo đức. Trật tự này được biện minh nhờ mục đích ăn uống. Ăn uống chừng mực là tôn trọng đức tiết độ (Temperance).

 

Nguyên tắc:



1. " Tội phạm tiết độ tùy lượng đồ ăn uống, khi ăn uống quá nhiều, hại sức khỏe.

 

2. " Tội phạm tiết độ tùy phẩm đồ ăn uống, khi ăn uống quá tốn phí cho khoái khẩu, trong khi con cái, tha nhân chung quanh túng đói. (Lc 16,19"31).

 

            b. Quần áo, nhà ở (Closing and housing)

Quần áo để che chở thân xác, và nhà ở có ảnh hưởng đến sức khỏe thân xác và tâm trí con người.

Quần áo cũng để trang sức, che đậy nết na, phân biệt phái tính, giai cấp và nghề nghiệp. Không để ý đến sức khỏe, chạy theo thời trang vô bổ, có hại cho đạo đức.

Quần áo, nhà cửa dơ bẩn đều có hại sức khỏe.

 

            c. Giải trí và thể thao (Recreation and Sports).

Giải trí và ngủ nghỉ đều cần thiết cho sức khỏe bị hao mòn vì công việc. Giải trí là một niềm vui có thể tìm thấy trong hội hè, công việc nghệ thuât...

Trò chơi (games) cũng giúp giải trí, nếu không quá đáng, đam mê, hoặc ra xấu vì hoang phí tiền bạc.

Thể thao đúng cách cũng rất được khuyến khích.

Dùng những chất kích thích mạnh là trái tinh thần thể thao.

 

            d. Những chất kích thích và xì ke, ma túy (Stimulants and drugs)

Những chất khích thích (đồ uống say, thuốc lá, cà phê, trà, cola, trầu) khi dùng ít có thể giúp sức khỏe, giải phiền và xã giao. Thánh Phaolô khuyên Timôthêu: "Từ nay, anh đừng chỉ uống nguyên nước, hãy dùng chút rượu, vì dạ dày của anh, và vì anh hay đau yếu" (1 Tm 5,23).

Lạm dụng rượu, thuốc, hút sách tai hại cho sức khỏe thể lý và tâm lý, tác hại hạnh phúc cá nhân, gia đình. Một đại nguy hiểm cho sức khoẻ thể xác tâm thần người thời nay là lạm dụng xì ke, ma túy.

 

 Nguyên tắc:



1. " Việc sử dụng ma túy gây nên những tàn phế nghiêm trọng cho sức khoẻ và cuộc sống con người, ngoài việc trị liệu thực sự, dùng ma túy là một lỗi nặng.

 

2. " Việc sản xuất lậu và buôn bán ma túy là những hành vi xấu xa, trực tiếp cộng tác vào những việc làm trái luân lý cách nặng nề.

 

(Bốn nhóm xì ke, ma túy có thể phân biệt: Ma túy (marijuana), thuốc gây ảo giác (LSD), Barbiturates, và tương cận Á phiện (opium derivates). Marijuana và hashish được dùng nhiều nhất. Hashish gây nên tình trạng vô hoạt động, hững hờ. Barbiturates được dùng như thuốc ngủ. Heroin thường gây nên những cái chết đột ngột).



 

 

2. TỰ VỆ (Self defence)

 

- Định nghĩa: Tự vệ là chống cự mãnh liệt lại một đe dọa thực sự và bất công (an actual and unjust threat) cho mình hoặc cho đệ tam nhân. Tự vệ có thể gồm cả giết kẻ xông đánh bất công, nếu hắn đe dọa đến mạng sống.



- Nguyên tắc:

 

1. " Để cá nhân tự vệ hợp pháp, cần những điều kiện sau:

            a- Kẻ kia đang xông đánh thực sự, bất công,

            b- Người tự vệ cảm thấy thật nguy hiểm tính mạng,

            c- Sử dụng bạo lực tối thiểu, cần tới đâu kháng cự tới đó, đánh què đã đủ thì đừng giết.

 

2. " Người có trách nhiệm: Tự vệ chính đáng không những là một quyền lợi, mà còn có thể là một bổn phận đối với những người có trách nhiệm về mạng sống của người khác, về ích chung của gia đình hoặc của xã hội.Vd. Gia trưởng, giám đốc  cộng đoàn, quốc trưởng.

 

3. " Nhà cầm quyền: Để bảo toàn công ích xã hội, cần phải làm cho kẻ gây hấn không có khả năng tác hại, do đó, nhà cầm quyền hợp pháp có thể dùng những hình phạt thích đáng để trừng trị tội phạm, kể cả án tử cho những tội phạm rất nặng nề, cũng có thể dùng vũ khí đẩy lui kẻ tấn công quốc gia (GlCg92 2266).

 

" Nhà cầm quyền không nên gây đổ máu, nếu các phương tiện không đổ máu đã đủ bảo vệ các sinh mạng công dân, chống lại kẻ gây hấn, bảo toàn trật tự chung.

 

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương