Thần Học Luân Lý


GIẢI PHẪU TRỊ LIỆU (Operation)



tải về 0.9 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#15361
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

3. GIẢI PHẪU TRỊ LIỆU (Operation)

 

Người ta không được phép  lạm dụng hay làm hại mạng sống, ngược lại phải lo chữa trị  sức khỏe đau yếu trong tinh thần trách nhiệm.

Tuy nhiên sự toàn vẹn thân thể không còn giá trị tuyệt đối, đôi khi phải hy sinh cắt chặt để bảo vệ toàn thân.

 

Bổn phận Y sĩ:



Trong mọi hoàn cảnh, Y sĩ phải giảm thiểu tối đa sự đau đớn cho bệnh nhân. Không bao giờ được dùng cách nào làm chết bệnh nhân, chẳng hạn vì chủ đích chính trị hay tiện ích nào khác.

Y sĩ phải tuân theo các chỉ thị luân lý, đối với Y sĩ Công giáo, phải tuân theo các giáo huấn Phúc âm và lương tâm chức nghiệp. (Mv 43).

 

            1. Trị liệu thông thường và khác thường (ordinary and extraordinary treatments)

Những trị  liệu thông thường là thuốc men, chữa chạy, mổ xẻ hy vọng giúp bệnh nhân hồi phục mà không quá tốn kém, đau đớn hoặc bất tiện.

Những trị liệu ngoại thường là thuốc men, chữa chạy, mổ xẻ đắt tiền, đau đớn, bất tiện.

 

Nguyên tắc:



1. " Chữa trị, mổ xẻ thông thường, cần để chữa những bệnh hiểm nghèo hoặc để chống lại chúng, là điều bó buộc. (Tùy theo hoàn cảnh, thời gian, nơi chốn, văn hóa mỗi người).

 

2. " Nhưng không cấm trị liệu mổ xẻ cách ngoại thường để giữ mạng và sức, khi người đó có bổn phận quan trọng hơn ( cho gia đình, cộng đoàn, công ty), hoặc không tác hại những bổn phận quan trọng khác.

 

3." Mổ xẻ đổi giống nam " nữ, bị coi là "vô luân"

(A male a woman, tài liệu Ethics and Medics).

 

            2. Cộng tác mổ xẻ trái phép (Cooperation in illicit operations)

 

Không thiếu những trường hợp Y tá được gọi chuẩn bị, hoặc giúp mổ xẻ trái với lương tâm họ. Họ có thể cộng tác trong những trường hợp này không?



 

Nguyên tắc:



1. " Đôi khi được cộng tác hình thức, bất đắc dĩ, khi y tá không đồng ý với hành vi và mục đích ác đức, làm tiền của bác sĩ, dù y tá có phải chuẩn bị cho cuộc mổ xẻ trái phép.

 

2. " Nếu có thể từ chối cộng tác mổ xẻ trái phép, y tá phải tỏ ra từ chối, nếu thấy tỏ ra từ chối cũng vô ích lại thêm khó dễ cho mình, thì có thể chịu vậy cách thụ động.

(Khó dễ Ví dụ: Mất việc làm, nếu ở lại sẽ giúp nhiều ích thiêng liêng trong bệnh viện Ví dụ: Tìm linh mục, rửa tội, khuyên bảo bệnh nhân...).

 

3." Nên tìm chỗ làm khác, nếu thường gặp những vụ giải phẫu bị cả Giáo hội lẫn quốc gia  cấm. Ví dụ: Phá thai...

 

            3. Giải phẫu sửa sắc đẹp (Cosmetic surgery)

"Điều chắc chắn rằng Luân lý Công giáo không bao giờ lên án việc săn sóc sắc đẹp (beauty) thể xác là không hợp luân lý" (Đức Piô 12 AAS. 44)

 

Nguyên tắc:

1. " Cách chung, giải phẫu sửa nhan sắc không có gì phản luân lý, mà còn là điều khuyên, hoặc nhiều khi bắt buộc để nhắm lợi ích hơn cho cuộc sống tâm linh, cho đời sống đôi bạn (lấy chồng, giữ chồng..) Nên giải phẫu vào thời niên thiếu theo lời khuyên của Y sĩ.

 

2. " Nhưng y sĩ không nên sẵn sàng giúp những vụ giải phẫu có ý định xấu xa trốn tránh pháp luật. Ví dụ: Giải phẫu tàng hình để giúp kẻ phạm pháp nguy hiểm trốn thoát cuộc lùng bắt, để trốn quân dịch chính đáng.

 

            4. Giải phẫu ghép cơ thể (Transplantation of organs)

 

Nguyên tắc:



1. " Vì lý do sức khỏe, ghép cơ thể mình (autografts) cho mình Ví dụ: da đùi vào da ngực... là điều được phép.

 

2. " Vì lý do sức khỏe, ghép cơ thể người (homografts) cho mình cũng được phép nếu không ảnh hưởng đổi tính tình. Ví dụ: Thay thận (kidney), tim (heart) người chết cho người sống. Nhưng lúc nào coi như đã chết? "Người ta được coi là (valid) đã chết khi óc đã chết" (B. Haring, Medical Ethics, 1973,136)

 

3. " Đổi giống nam thành nữ, và ngược lại là điều không được chấp nhận trên phương diện luân lý, vì làm ngược thiên nhiên.

 

4. " Vì lý do sức khỏe, ghép cơ thể loài vật cho loài người là điều được phép, nếu không có hiệu quả thay đổi nhân tính.

 

4." Ghép hạch giống (sex glands: testicles in the male and ovaries in the female) từ cơ thể loài vật cho loài người (heterografts) là điều cấm, vì có sự thay đổi trầm trọng nhân cách.

 Theo Đức Piô 12:

"Việc ghép bộ phận sinh dục của con vật vào con người là việc trái luân lý, không thể chấp nhận" (Cath. document 1956, 774)

 

            5. Buộc buồng trứng (Sterilization) và cắt ống dẫn tinh (Castration)

 

Tiêu chuẩn cuối cùng để gọi là tốt hay xấu, được phép hay không, không chỉ căn cứ vào sức khỏe con người, nhưng căn cứ vào mục đích cuối cùng (final goal) mà con người được dựng nên. Con người có thân thể để cộng tác trong chương trình cứu rỗi của Chúa.



 

Nguyên tắc:



1. "Mọi cách cắt buồng trứng trực tiếp đều bị tuyệt đối cấm, khi coi đó là cách tránh thụ thai".

 

2. "Được phép cắt buồng trứng và thiến ống dẫn tinh  khi trực tiếp chủ ý chữa bệnh trầm trọng cho tính mạng".

 

            6. Giải phẫu vì thai khó sinh (difficult pregnancy)

 

Thai khó có thể vì xuất huyết (hemorrhage) khi mang thai, thai nằm ngoài tử cung (dạ con), nằm trong ống fallopian hay trong buồng trứng...



 

Nguyên tắc:



1. "Khi bác sĩ khám phá ra một chứng bệnh nguy hiểm cho bào thai hoặc cho người mẹ (Vd: Ung thư tử cung), luân lý cho phép mổ để chữa trị, mặc dù gián tiếp có thể tác hại bào thai. Nếu có thể, bác sĩ nên tìm cách cứu cả con lẫn mẹ)."

 

2. "Khi trực tiếp muốn giải phẫu để hủy thai (hiệu quả dữ) thì không được.

 

 

4. BỔN PHẬN KÉO DÀI SỰ SỐNG (Preserve life)



 

Bệnh nhân hôn mê lâu dài:

- Ngày 16-3-2004, giám mục Elio Sgreccia, phó chủ tịch hàn lâm viện tòa thánh về sự Sống, trong cuộc họp báo đã tuyên bố rằng, các bệnh nhân ở trong tình trạng hôn mê kéo dài, có quyền được tiếp tục chuyền nước và dinh dưỡng, kể cả bằng phương pháp nhân tạo, cha nói:



"Với bao nhiêu ống dẫn vào mạch máu, mũi và bao tử người bệnh, rất nhiều người nghĩ rằng, sự tiếp nước và dinh dưỡng là một hình thức trị liệu của y học, nhưng thực ra, những việc làm như thế chỉ là một sự săn sóc và là điều bắt buộc phải thực hiện cho đến khi bệnh nhân chết tự nhiên".

Giám mục Segreccia cũng nói thêm:



" Một số người khác nói rằng, khi một người không còn sử dụng lí trí, thì không còn là người nữa, và do đó người ta có thể chấm dứt sữ chuyền nước và chất dinh dưỡng, để cho bệnh nhân ấy được chết.

Nhưng giáo huấn Công giáo nhấn mạnh rằng: bao lâu một người còn sống, thì họ có quyền được săn sóc, bao lâu việc chuyền nước và dinh dưỡng còn được cơ thể người bệnh hấp thụ và có lợi cho họ, thì bấy lâu phải cung cấp cho họ những thứ đó".

 

- Ngày 20-3-2004, ĐTC Gioan Phaolo 2 đã tiếp kiến chung các tham dự viên hội nghị quốc tế do hàn lâm viện tòa thánh về sự sống và Liên hiệp thế giới các Hội bác sĩ Công giáo  đứng ra tổ chức tại Rôma từ 17-20-3-2004 với chủ đề: các phương pháp trị liệu duy trì sự sống và tình trạng như cây cỏ, những tiến bộ khoa học và luân lý.



ĐTC trình bày giáo lí Công giáo như sau:

- "Trước hết cần chẩn đoán đúng, việc này đòi quan sát lâu dài và kĩ lưỡng tại các trung tâm chuyên môn.

- "Nhiều người hôn mê nặng, nhờ sự săn sóc thích hợp, chương trình hồi phục chính xác, đã ra khỏi tình trạng hôn mê.

- "Giá trị nội tại của phẩm giá con người không thay đổi, cho dù hoàn cảnh cụ thể cuộc sống của họ thế nào đi nữa. Một người bệnh nặng, cho dù bị cản trở không thi hành được những cơ năng cao cả nhất của họ, vẫn luôn là một người, và không bao giờ trở thành cây cỏ hay súc vật...cái nhìn trìu mến của Thiên Chúa là Cha vẫn tiếp tục đặt trên họ, nhìn nhận họ như những người con đang cần được săn sóc đặc biệt.

(coi NSTrái Tim Đức Mẹ tháng 2-2006 trang 6-7)

 

- Ngày 14-9-2007 trả lời những câu hỏi do HĐGMHK nêu, Bộ đức tin đã công bố văn kiện dưới hình thức hỏi-thưa, xác định:



a- Nghĩa vụ theo luân lý là "phải tiếp tục cung cấp nước và lương thực, qua đường tự nhiên hoặc nhân tạo, cho bệnh nhân trong tình trạng thực vật (vegetative state). Vì đó là phương thế bình thường để duy trì sự sống.

b- Việc cung cấp này không thể bị ngưng, dù bác sĩ tuyên bố "bệnh nhân hôn mê sẽ không bao giờ tỉnh lại".

c- Nhưng nếu bệnh nhân không thể tiếp nhận nước và lương thực, hoặc khi cung cấp nước và lương thực trở nên "gánh nặng quá" cho bệnh nhân thì thôi.

(coi NSTrái Tim Đức Mẹ tháng 11-2007 trang 11)

 

Nguyên tắc:

1. " Nếu bệnh nhân đã tới tình trạng vô vọng thì không cần kéo dài mạng sống thể lý. Trường hợp này, có thể rút bỏ phương tiện ngoại thường (rút ống thở), để trở lại phương tiện tự nhiên.

Bệnh nhân có quyền từ chối những phương pháp chữa trị ngoại thường.

 

3. " Không có gì ngược ích chung khi Y sĩ thấy rằng bệnh nhân vô phương chữa trị, nên ngưng các cố gắng cứu chữa bệnh nhân.

(Liệu cách khôn ngoan cho bệnh nhân biết tình trạng của họ để họ dọn mình về cùng Chúa).

Chỉ dẫn của Bộ Đức Tin ban hành tháng Năm 1980 như sau:



"Khi cái chết không thể tránh được đã gần kề, dù có dùng phương cách nào đi nữa; được cho phép lương tâm quyết định từ chối (refuse) các hình thức trị liệu không mấy bảo đảm mà còn phiền hà (only secure a precarious and burdensome) để kéo dài sự sống; tuy nhiên vẫn phải duy trì cách trị liệu thông thường cho bệnh nhân".

 

 



Bài đọc thêm

 

KHI NÃO BỘ (ÓC) HẾT HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI ĐÃ CHẾT THẬT CHƯA?



 

Hiệp hội Y tế Nhật bản (JMA) năm 1988 tuyên bố rằng: Một người coi như đã chết khi bộ óc của họ đã chết (hết hoạt động). Sau tuyên ngôn đó, nhiều tranh luận trong nước Nhật đã được nêu lên, nhưng Giáo hội Công giáo không nói gì. Tại sao?

Tuyên ngôn trên có cần bàn cãi không?

Có nên chấp nhận rằng: Khi bộ óc không hoạt động nữa là dấu hiệu con người đã chết rồi chăng?



Khi nào bộ óc hết hoạt động?

Ai có quyền xác quyết một người đã chết thật hay chưa?

Có thể Coi "bộ óc chết" là tiêu chuẩn xác định để mổ thân thể, lấy bộ phận cần thiết đem thay thế cho người khác không?

Sau Tuyên ngôn của Hiệp hội Y tế Nhật, có tới 80 ngành Y khoa đại học và 5 bệnh viện đã tuyên bố ý hướng của họ trong việc mổ thi thể, lấy các bộ phận cần thiết, đem thay thế cho bệnh nhân. Hai đại học đã áp dụng tiêu chuẩn trên để thay tim, sáu đại học khác đã áp dụng cho việc thay gan, 112 đại học bắt đầu thí nghiệm nghiên cứu ghép các bộ phận khác.

Khi nào người ta thực sự đã chết?

Theo truyền thống xưa nay, một người được coi là đã chết, khi tim họ ngừng đập, họ hết thở. Nhưng với kỹ thuật tân thời, có khi tim và phổi vẫn còn làm việc, dù bộ óc đã ngưng hoạt động rồi. Đã có nhiều trường hợp xảy ra như vậy trong các bệnh viện.

Trong khi phán quyết về cái chết của một người, khi bộ óc ngưng hoạt động, Hiệp hội Y tế Nhật đã chú tâm vào vài điều kiện, theo đó: Bộ óc được coi như đã chết, khi ba hoặc hơn ba bác sĩ xác định rằng phần chính của bộ óc đã chấm dứt hoạt động và không thể phục hồi lại nữa.

Nhưng một tác giả đặt nghi vấn: Liệu phán đoán của một trong các bác sĩ này có được công minh, khi ông đang chờ bộ phận nào đó của người chết, để đem thay cho bệnh nhân nào đó của ông không? Ai biết được!

Xác định lúc chết của người nào đó đã là mối bận tâm của con người qua các thời đại. Căn cứ vào nhịp ngưng đập của tim để xác định lúc chết, là điều công luận ngày nay đã loại bỏ. Tim là một cái bơm quan hệ có thể lấy ra thay cho người khác, và cũng có thể thay thế tim thật bằng tim nhựa (Plastic).

Ngay trước khi y học tìm ra cách thay tim, các khoa học gia cũng đã nghĩ rằng, bộ óc là trung tâm các hành vi ý muốn và nhận thức. Tuy nhiên, chỉ mới đây người ta mới xác quyết rằng:



"Khi bộ óc hết họat động, cuộc đời con người trên dương thế coi như cũng chấm dứt". Đây là ý kiến các vị thẩm quyền trong ngành Y khoa thuộc lãnh vực quốc gia cũng như quốc tế. (M. Goulon, Le Coma de passe, Cahier Laennec, Sep. 70, p. 18).

Một kết luận khác đưa ra là: "Liền sau khi óc chết, bác sĩ có bổn phận phải ngưng ngay các phương pháp nhân tạo đã giúp cho bệnh nhân hô hấp". (The American Journal of Surgery, 118, Aug. 96, 136).



Một số tiêu chuẩn khác có thẩm quyền xác định khi nào con người chết:

Đa số các bác sĩ giải phẫu, luật gia, giáo sĩ nhóm họp tại London năm 1966 đã nhận định như sau:

1. Khi con ngươi trong mắt không còn phản ứng lại ánh sáng chiếu vào.

2. Bắp thịt hoàn toàn không có phản ứng khi bị kích thích như vẫn thường xảy ra.

3. Khi tháo máy giúp hô hấp ra năm phút mà không thấy nạn nhân thở nữa.

4. Áp suất máu vẫn tiếp tục, dù được ngăn chặn bằng phương pháp riêng.

5. Không căn cứ vào nhịp tim dù ngưng đập hoàn toàn để xác quyết con người đã chết thực.

(Paul Rhoads, Journal of the S. Carolina Medical Asssociation, Oct 1968, 422).

Khi vấn đề xác định lúc chết được đặt ra với giáo quyền, Đức Giáo hoàng Piô 12 đã cho ý kiến của ngài như sau:

"Vấn đề này thuộc lãnh vực y khoa...Khi cho một định nghĩa sáng sủa vã rõ ràng về cái chết của một bệnh nhân chết bất tỉnh. Trường hợp này người ta có thể xét tới quan niệm thông thường về việc hồn lìa xác, nhưng trên phương diện thực hành, người ta nên để ý tới quan niệm "xác" và "lìa"...Khi tuyên bố cái chết trong vài trường hợp riêng, câu trả lời không thể chỉ căn cứ vào nguyên tắc luân lý và tôn giáo, tắt rằng, đây là khía cạnh nằm ngoài giới hạn của Giáo quyền". (Piô 12, AAS. 45, Nov. 1957, 1027"1033)

(Theo tài liệu của Thomas Megumi Matsukaze và Rev. Bernard Haring)

 

 

5. ĐÓN NHẬN ĐAU KHỔ VÀ CHẾT



 

Chết là chấm dứt đời sống trên dương thế, chấm dứt số phận đau khổ vì tội Adam.

Qua cái chết, đời sống thể xác đi tới cùng. Như thế không có nghĩa là cuộc sống vô nghĩa, nhưng cuộc sống con người trên dương thế thực có nghĩa, khi nó được kết hiệp với đời sống Chúa.

 

Nguyên tắc:



1. " Phải lo lắng và săn sóc cho những người sắp chết để giúp họ sống những giờ phút cuối cùng cách xứng đáng và trong bình an.

 

2. " Thi thể của người quá cố phải được cư xử cách tôn trọng và xứng đáng.

 

3. " Sự mổ tử thi có thể chấp nhận về phương diện luân lý khi có lý do điều tra pháp lý, hoặc nghiên cứu khoa học.

 

4. " Việc tặng các bộ phận sau khi chết là điều hợp pháp và có công phúc về bác ái.

 

 

B- LỖI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ 5



 

1. TỰ SÁT (Suicide)

 

- Chúng ta chỉ là những người quản gia chứ không phải là ông chủ của sự sống mà Thiên Chúa đã ủy thác cho ta. Ta không có quyền quyết định về mạng sống mình (GlCg92 2280).



 

Nguyên tắc:

1. " Trực tiếp giết mình (direct killing of oneself) là mắc tội nặng.

 

2. " Gián tiếp giết mình (indirect killing of oneself), đôi khi được phép hoặc bắt buộc, nếu có lý do quan trọng (grave reason), vì đức tin hay vì công ích đòi buộc". Ví dụ: Cha Maximilien Kolbe vì bác ái tình nguyện chết thay cho bạn tù còn nặng gánh gia đình. Người lái tầu nhường phao cho hành khách để cứu họ trước.

 

3. " Tự sát với ý hướng làm gương cho người khác, nhất là cho giới trẻ, thì ngoài tội tự tử, còn thêm tội gương xấu".

 

4. " Cố ý cộng tác vào việc tự tử là điều nghịch luân lý".

 

5. " Những rối loạn tâm thần trầm trọng, lo âu hoặc sợ hãi nghiêm trọng trước những thử thách, những đau khổ, những tra tấn, có thể giảm qui trách của hành vi tự tử".

(Luân lý công giáo không chấp nhận các hình thức tự tử, nhưng nhiều trường hợp người ta tự tử vì quá thất vọng về vấn đề nào đó, chẳng hạn, quá đau đớn về bệnh tật, về một mất mát lớn lao tiền bạc, danh giá, tình duyên...làm cho đương sự ra quẫn trí. Tù nhân (mật thám) tự tử để khỏi tiết lộ những điều tai hại cho quốc gia và tha nhân. Người cha tự tử vì bệnh nạn quá lâu ngày, nghĩ ngợi vì con cái phải chạy chữa đắt đỏ).

 

Trong thực tế: Thật khó có thể đoán xét cách chủ quan về vài trường hợp tư tử để kết tội họ. Theo các Y sĩ, có tới 20 phần trăm tự tử vì rối loạn tâm trí (psychiatric disorders), và 60 phần trăm vì loạn thần kinh (psychopathic personalities).

Linh mục có phận sự có thể đoán lành cho nạn nhân theo nguyên tắc ưu đoán cứu gỡ danh dự cho thân nhân người còn sống. Nếu làm lễ cho họ, cần giải thích cho cộng đoàn hiểu, để những ai biết Giáo luật khỏi thắc mắc vô bổ. (Coi thêm GlCg92 số 2280-83). Nếu không giải quyết được, nên gọi về tòa Chưởng ấn giáo phận để xin ý kiến.

 

2. SÁT NHÂN (Homicide)

 

2.1. CỐ SÁT (Intentional homicide)

 

- Điều răn Năm cấm trực tiếp và cố ý giết người. Kẻ sát nhân và những người cố ý cộng tác đều phạm tội kêu thấu trời.

- Giết trẻ thơ, giết anh em, giết cha mẹ, giết người phối ngẫu đều là những tội thật nặng nề.

- Điều răn Năm cũng cấm gián tiếp và cố ý giết người. Luật luân lý không cho phép đặt người nào vào chỗ nguy tử khi không có lý do nghiêm trọng, cũng không được từ chối giúp người gặp nguy nan.

 

Nguyên tắc:



1. " Trực tiếp và cố ý giết người vô tội là một hành vi  bất hợp pháp (illegal), vô luân (immoral) và trọng tội (gravely sinful)".

 

2. " Gián tiếp và cố ý giết người vô tội cũng là một hành vi bất hợp pháp, trừ khi có lý do nghiêm trọng biện minh".



(Gián tiếp giết người vô tội không luôn luôn bị coi là giết người, nhưng đôi khi được phép để bảo vệ một lợi ích cao hơn (a higher good).  Ví dụ: Mổ xẻ để cứu mạng sống mẹ, lỡ ra bào thai bị chết. Bỏ bom giết địch trong thành phố, lỡ ra giết cả dân lành).

 

2.2 NGỘ SÁT (unintentional homicide)

 

Ngộ sát, không bị qui trách luân lý, nếu có lý do chính đáng biện minh;

Nhưng sẽ không tránh được trọng tội giết người, nếu không có lý do chính đáng biện minh. Ví dụ: Để chết người vì cẩu thả thuốc men; Giải quyết liều lĩnh, không đúng...

 

4. " Nếu xã hội không gắng tìm phương cứu chữa nạn đói, nếu những con buôn tham lợi gây nên những nạn đói, thì đó là điều bất công, đáng xấu hổ và là trọng tội.

 

 

 



3. SÁT NHI (PHÁ THAI -Abortion)

 

- "Sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ cách tuyệt đối từ lúc mới thụ thai. Ngay từ lúc đầu của cuộc sống mình, con người phải được công nhận "quyền làm người" của mình, trong đó có quyền bất khả xâm phạm là "quyền sống"(GlCg92 2270)



- "Phá thai và sát nhi là những tội ác ghê tởm (Mv 51)

- Giáo luật kết án với vạ tuyệt thông cho tội này (GL 1398)

- Luân lý công giáo qui trọng tội cho người mẹ và những người cộng tác phá thai, giết hại mạng sống.

 

(Thông thường, nếu thai bị ra trước 20 tuần gọi là hư thai (miscarriage).



Nếu thai bị ra sau 20 tuần gọi là sinh non (premature birth).

a- Phá thai trực tiếp là chủ ý giết bào thai trong bụng mẹ để lấy ra sớm trước thời hạn thông thường.

(Có thể là để cứu vãn danh dự cho người mẹ chưa cưới (unwed mother), người mẹ ngoại tình, khi cha mẹ không muốn sinh con, nuôi con...)



b- Phá thai gián tiếp là khi bào thai bị chết không do chủ ý trực tiếp muốn mà bị chết vì chủ ý chữa bệnh hiểm nghèo cho người mẹ, ví dụ, chữa ung thư tử cung cho người mẹ đang mang thai.

- Phá thai có thể bằng cách : Giết chết và hút bào thai (chưa quá 12 tuần), hoặc giết chết, nạo thai, rồi dùng nước muối sổ bào thai (từ 12-24 tuần).

 

Nguyên tắc:

1. "  Dù bị cưỡng hiếp (rape) cũng không có quyền tiêu diệt  mạng sống vô tội đã thành hình.

(Theo nhà luân lý B. Haring, có thể rửa ngay tinh trùng vừa mới vào).

 

2. " Phá thai trực tiếp, hoặc cộng tác phá thai trực tiếp có hiệu quả, luôn mắc tội và mắc vạ tuyệt thông tiền kết.

 

3. " Phá thai gián tiếp không mắc tội vạ gì cả.

 

4. " Khám thai (prenatal diagnosis) là điều hợp pháp, nếu nhằm chữa bệnh, bảo vệ thai nhi. Nếu khám thai nhằm đích phá thai, thì phạm luân lý cách nghiêm trọng.

 

5. " Sản xuất bào thai con người dùng để khai thác như những sinh vật học là vô luân lý.

" Luân lý không chấp nhận những cuộc thí nghiệm giải phẩu (prenatal surgery) nhắm vào tạo lập "con người mẫu" theo giới tính, phẩm chất được ấn định trước, vì chúng ngược lại phẩm giá con người.

 

KHI NÀO THAI ĐƯỢC PHÚ HỒN ?

Vấn đề thai có hồn được đặt ra để xác định đó là con người (human being) theo nghĩa chặt (strict sense).

- Từ xa xưa, 2 nguồn tư tưởng theo triết lý và thần học, triết lý Aristote và thần học thánh Tôma Aquinô cho rằng hồn (rational soul) chỉ được phú vào xác sau khi trứng đậu (fertilized ovum) đã đạt một tình trạng phát triển nào đó. Trước đó, phôi thai (embryo) chỉ mang tính cách thực vật và thú vật. Thời gian phát triển để được phú hồn đòi gần 6 tuần sau khi đậu thai (conception).

- Thời qua, nhiều học giả cho rằng hồn được phú ngay vào bào thai từ lúc đầu tiên đậu thai (the very moment of conception the fertilized ovum is animated by a human soul).

- Ngày nay, nhiều nhà ủng hộ trở lại ý kiến  cho rằng cần có một thời gian để chất thể (materia) con người thành hình (development) trước khi được phú hồn.

- Giáo hội không tuyên bố chính thức ủng hộ hay loại trừ ý kiến nào trong các ý kiến trên.

Tuy nhiên, vì lợi ích lớn lao của sự sống con người, các thần học gia thông thường nắm giữ ý kiến an toàn hơn (the safer course) nên coi việc đã đậu thai như con người rồi (always treat a living fertilized ovum as a human person), bất cứ thai đang phát triển thế nào, cũng có những quyền lợi của con người.

 

BÀO THAI THÀNH HÌNH VÀ TĂNG TRƯỞNG:



 

Khoa học cho biết: Nơi người đàn ông, khi cơ quan sinh dục bị kích thích cực độ, sẽ xuất ra từ 300 - 500 triệu tinh trùng mỗi lần. Nơi người đàn bà, khi sinh ra, buồng trứng (noãn sào) đã mang khoảng 300 - 500 trứng non. Trứng này trưởng thành dần dần. Trong thời gian thụ thai (khoảng 12 - 50 tuổi), mỗi tháng 1 trứng từ buồng trứng rụng xuống. Thường rụng vào khoảng 14 ngày, sau ngày đầu mỗi kỳ kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày. Ngày 14 là ngày người phụ nữ dễ thụ thai nhất.

Thời gian tinh trùng bò đi gặp trứng mất chừng 30 phút. Rất nhiều tinh trùng chết trên đường đi vì chất acit chua nơi cửa mình người phụ nữ, vì đuối sức trên đoạn đường, hoặc vì tinh trùng tranh giành nhau di chuyển.

Sau khi thụ thai (conception), trứng đậu (fertilized ovum) di chuyển trong ống dẫn (fallopian) cùng nhau bò dần vào tử cung (uterus) một thời gian 4 - 8 ngày, có nghiên cứu cho là 12 ngày. Sau 2 ngày gắn chặt vào màng tử cung, trứng đậu bắt đầu phát triển thành thai nhi. Thời gian này chưa thể gọi là con người (human person).

- Ý kiến chủ trương  việc phú hồn (animation) và thành nhân (hominization) sau 14 ngày sau khi đậu thai (after conception) được một số nhà luân lý công nhận: Ý kiến của P. Schoonenberg, J. Donceel, J. Grundel, C. Curran, B.Haring, G. Lobo, G. Pastrana.  Theo quan niệm này, phá thai chặt nghĩa không áp dụng cho thai trong thời gian 14 ngày.

 

Năm 1974, Bộ Đức Tin tuyên bố:



"Đức tin lưu ý tới ý kiến cho rằng linh hồn được phú  cho bào thai xảy ra vài tuần sau khi đậu thai. Không có ý quyết định cuối cùng cho vấn đề này, tuy nhiên làm gián đoạn (interruption of pregnancy) bào thai trong những ngày đầu sau đậu thai (fertilization) luôn bị luân lý công giáo coi là xâm phạm nặng (grave offence). Nhưng tuyên ngôn cũng nói rằng, trong một vài trường hợp, việc làm gián đoạn bào thai, không mắc hình phạt: Có thể chấp nhận sự khả hữu (possibility) của tình trạng miễn chấp hình phạt theo luật trong vài trường hợp làm gián đoạn bào thai". (AAS 66 (1974) 734,743).

 

Ngày 22.2.1987, trong Huấn thị về Tôn Trọng Sự Sống Con Người, Bộ Đức Tin viết:



"Chắc chắn không có kinh nghiệm ngày tháng (date) nói đúng cho ta biết về linh hồn của phôi thai con người, tuy nhiên, kết luận của khoa học qua việc sử dụng lý trí cũng giúp ta nhận định giá trị (valuable)  mà phân biệt rằng, sự hiện diện con người "có vào chính lúc" xuất hiện sự sống của con người (human life) ....  nghĩa là lúc tiếp hợp tử (zygote) được thành hình" (lúc đậu thai).

- Đức giáo hoàng Gioan Phaolô 2 (trong thông điệp Evangelium vitae- Tin mừng Sự Sống-công bố 30-3-95):

"Trực tiếp phá thai, như mục đích hoặc phương tiện, luôn là một lỗi luân lý cách nặng, vì đó là cố ý giết người vô tội. đạo lý này dựa trên luật tự nhiên, trên Lòi Chúa, truyền thống Giáo hội , quyền giáo huấn, không hoàn cảnh nào, mục tiêu nào, nhân luật nào có thể làm cho một hành vi tự nó bất hợp pháp trở nên hợp pháp, vì nó trái luật Chúa, ghi trong tâm hồn mọi người, lí trí nhìn nhận, Giáo hội tuyên giảng" (số 62).

 

Bài đọc thêm

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương