Thần Học Luân Lý


  Lập trường Giáo hội qua Thông điệp Humanae Vitae của Đức Thánh Cha Phaolô 6



tải về 0.9 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#15361
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3.  Lập trường Giáo hội qua Thông điệp Humanae Vitae của Đức Thánh Cha Phaolô 6:

 

Ba năm sau khi Công đồng Vatican 2 kết thúc, để bổ túc những điều Công đồng hướng dẫn trên, và nêu nguyên tắc cụ thể hơn, Đức Giáo hoàng Phaolô 6 trong Thông điệp Sự sống Con người (SSCN -Humanae Vitae) ban hành ngày 25-7-1968 quyết định như sau:



 

1.1. "Không thể chấp nhận việc trực tiếp vô hiệu hóa (direct sterilization) khả năng sinh sản nơi người đàn ông hay đàn bà, dù là tạm thời hay vĩnh viễn (SSCN 14),(hiểu là cắt ống dẫn tinh, cột buồng trứng…)

 

1.2. "Không có quyền chấp nhận bất cứ động tác nào có mục đích hay phương tiện ngăn chặn việc sinh sản, trước hoặc đang khi làm tác động hôn nhân (SSCN 14).(hiểu là dùng thuốc ngừa, bao cao xu, giao hợp ngưng ngang…)

 

Nhưng "Không coi là trái phép khi phải sử dụng những phương tiện y khoa để chữa những chứng bệnh của cơ thể, mặc dầu đoán trước việc sử dụng ấy sẽ cản trở sinh sản, miễn là việc cản trở ấy không phải do đương sự trực tiếp ưng muốn" (SSCN 15).(hiểu là cắt buồng trứng để cứu mạng…)

 

Vậy Giáo hội mở con đường nào cho giáo dân được an tâm sống đạo Chúa?



 

Thông điệp cho biết:



" Trong những hoàn cảnh, với những lý do vật lý, tâm lý, hoặc ngoại cảnh đòi hỏi vợ chồng phải hạn chế bớt việc sinh sản, thì Giáo hội cho biết có thể căn cứ vào các chu kỳ tự nhiên cố hữu của cơ năng sinh sản để giao hợp trong những thời kỳ không thụ thai, và chỉ có phương pháp điều hòa sinh sản ấy mới không đi ngược lại những nguyên tắc luân lý căn bản (SSCN 16).

(Phương pháp Điều hòa sinh sản căn cứ theo chu kì tự nhiên, xin đọc một bài khác)

 

Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo 1992 chỉ nhắc chung rằng: "Điều hoà sinh sản là một trong những khía cạnh của chức vụ làm cha và làm mẹ có trách nhiệm. Sự chính đáng của những ý hướng của hai vợ chồng không thể biện minh cho việc sử dụng những phương pháp không được luân lý chấp nhận (như trực tiếp đoạn sản hoặc ngừa thai" (GlghCg 2399).

Sau khi Thông điệp SSCN ban hành, thế giới trong và ngoài Công giáo bùng lên những dư luận xôn xao, luơng tâm người Công giáo băn khoăn trắc trở. Người Công giáo chân chính, không thể tự tiện ngừa thai theo bất cứ cách nào ngược với tự nhiên, làm như thế sẽ sinh bối rối trong lòng, mất bình an, và nếu cứ tiếp tục dùng những phương pháp trái tự nhiên ấy, lương tâm sẽ mất nhạy cảm, sẽ ra chai cứng.

Thực là một vấn đề gây nhức nhối, bối rối, dằn vặt  cho nhiều giáo dân …Các nhà thần học luân lí bàn luận…Hội đồng giám mục quốc gia tìm cách "giải nghĩa" …dựa vào nguyên tắc luân lí: "Trong 2 điều xấu thì chọn điều ít xấu hơn".

 

4. Những giải nghĩa Thông điệp, tùy ý chấp nhận:

 

Vấn đề "Giao hợp ngưng ngang":



Như phần 1 trên, Giáo hội Công giáo luôn coi việc giao hợp ngưng ngang là một trọng tội. Nhưng Đức Thánh Cha Phaolô 6 đã không viết trong Thông điệp Humanae Vitae (HV) là "tội trọng", nhưng Người viết là "không có quyền", không thể chấp nhận"…

Do đó, một số nhà thần học và Giám mục giải nghĩa, cũng không luận thành tội trọng cho những ai "có thiện chí, nhưng gặp trường hợp khó khăn không thể thi hành những điều Thông điệp dạy là đã  phạm tội trọng.

(Cần lưu ý rằng: "Khi các giám mục cùng nhau phát biểu nhân danh Chúa Kitô (Hiến chế LG 25) như đại diện và đại sứ của Chúa Kitô (LG 27), phát biểu của các ngài có giá trị đặc biệt. Những phát biểu này đáng kể hơn những nghiên cứu cá nhân của nhà thần học.)

- Hội đồng Giám mục các nước Áo (Austria), Anh, Ba tây, Nhật, Ý cho rằng vì thông điệp không kết án (là mắc tội trọng), nên những đôi vợ chồng gặp những trường hợp khó khăn, không bị loại khỏi việc lãnh nhận các Bí tích, mà còn được mời đón nhận thường xuyên. Nếu các đôi vợ chồng dù có thiện chí, nhưng không theo được những chỉ dạy trong thông điệp, vì những hoàn cảnh không thể tránh, thì họ không bao giờ nên nghĩ rằng mình đã tách rời khỏi tình yêu và ơn thánh Chúa.

Các linh mục giải tội không nên loại trừ không cho rước lễ, những ai chưa hiểu rõ ràng giáo huấn của thông điệp, hoặc những ai thấy khó khăn vì bệnh nạn hay những lí do quan trọng khác. (Karl H. Peschke,SVD, Christian Ethics II, Goodlife Neale, 1985, ấn bản thứ 5, năm 1986 p. 476).

- Các Giám mục Pháp viết: "Ngừa thai (Contraception) không bao giờ là điều tốt, nó luôn là điều rối trật tự, nhưng điều rối trật tự này không luôn luôn đáng tội (culpable)".

 

- Trong vấn đề tránh thụ thai, tác giả luân lí, linh mục Bernard Haring người Đức, cho rằng: "Khi vợ hay chồng không đồng ý cho người phối ngẫu dùng phương pháp ngừa thai trái luật (unlawful means of birth control), nhưng người kia không chịu thua, thì người không đồng ý vẫn được phép trả nợ vợ chồng (marriage debt). Chồng có thể xin giao hợp, trừ những ngày dễ thụ thai mà ông ta cũng không muốn có thêm con. Sự cộng tác của người vợ vô tội chỉ là hình thức (material cooperation). Điều này được phép khi có lý do quan trọng như để có bình an gia đình, hoặc tránh nguy hiểm của sự nín nhịn (abstinence). Theo linh mục này, sự kiện đơn giản của quyền lợi hôn nhân hỗ tương căn cứ trên lý đủ (sufficient reason) cho phép cộng tác hình thức". (B. Haring III, 1968, 358)."



Linh mục Haring viết thêm: "Chỉ những đôi vợ chồng ích kỷ không muốn phục vụ sự sống mới mắc tội Onan khi ngưng ngang giao hợp, không áp dụng tội này cho những cặp vợ chồng vẫn đón nhận con cái cách quảng đại can đảm, việc ngưng ngang của họ coi như trung lập (indifferent) theo luân lý". (B. Haring,Cssr., The Law of Christ III, 1966, 354).

 

 



B- NHỮNG LỖI PHẠM KHIẾT TỊNH- ĐIỀU RĂN 6

 

            1. Khiêu dâm (Simulated sexual acts)



 

Khiêu dâm là những thứ trưng bày cho người ngoài thấy những hành vi tính dục, thực hiện hay tưởng tượng, rút ra từ sự thân mật nam nữ.

 

                        a/ Hình ảnh: Tất cả những sách báo, tranh ảnh, video, rạp hát, trình bày những hình ảnh khỏa thân (Pornography) đều là những sản phẩm xúc phạm đến phẩm giá, gây thương tổn cho những người lao đầu vào việc này: diễn viên, con buôn, quần chúng, nhà cầm quyền đều có bổn phận ngăn cấm.



 

Nguyên tắc:



1. " Đọc sách báo, văn chương khiêu dâm là mắc tội, trừ ra phải nghiên cứu học hỏi, nhưng rất ít khi. Dù sao, nếu  thấy mình bị cám dỗ lỗi đức trong sạch, cũng phải tự bỏ.

Những sách báo trên có thể thích hợp cho vợ chồng, nhưng không thích hợp cho người trong bậc tu trì hoặc người độc thân.

 

2. " Ai vào rạp hát, nơi thường chiếu những phim khiêu dâm thì mắc tội, trừ khi vào lần đầu mà không biết.



(Phán đoán luân lý trong vấn đề này phải phân biệt tuổi tác và bậc sống. Có thể người lớn và đôi bạn được phép coi những màn trình diễn nào đó, mà trẻ em và người bậc thanh khiết thì không).

 

3. " Nhìn cách tò mò với khoái cảm kích thích vào một hình ảnh khỏa thân hay thiếu nết na người khác phái trong một thời gian đáng kể, là tội thiếu nết na. Tuy nhiên mục đích nhìn có thể biện minh. Ví dụ: Khám bệnh.



" Nhìn những hình ảnh chỉ là nghệ thuật, theo nguyên tắc không phải là tội thiếu nết na.

" Khi nhìn thân xác người khác phái, sự trọng kính và nết na đòi cẩn trọng và tế nhị. Nhưng khi vì lý do bác ái. Ví dụ: Săn sóc bệnh nhân, kinh nghiệm cho biết, người bình thường không có gì phải sợ.

 

                        b. Truyện trò (Conversation)



 

"Dâm bôn và mọi thứ ô uế, hay hà tiện tham lam, thì ngay nói đến cũng đừng có nơi anh em. Nơi các thánh như thế mới phải. Những điều thô tục, chuyện nhảm nhí, hay trò cợt nhả đều là những điều chẳng xứng. Trái lại, hãy thay vào đó bằng những lời tạ ơn" (Ep 5,3-4).

 

Nguyên tắc:



" Truyện trò không trong sạch sẽ bị qui trách nặng, nếu mở đường cho ý muốn  khiêu dâm hoặc lỗi đức trong sạch cách nặng, trừ vợ chồng có thể nói những lời nào đó để đi tới tình yêu thân mật vợ chồng".

 

                        c. Sờ mó (Touches)



 

Nguyên tắc:

Người bình thường hoàn toàn, không xúc động với thân thể mình khi tắm  rửa hay mặc áo quần... Thái độ thiếu nết na sẽ có những sờ mó phóng đãng (trifling) không cần thiết đối với cơ quan sinh dục.

1." Những dấu hiệu trọng kính và tỏ lòng yêu mến theo phong tục địa phương, Ví dụ: Bắt tay, hôn hay ôm hôn, nhất là đối với người trong gia đình là việc tốt và được phép.

 

2." Những sờ mó thân thể (hand talk) là những dấu hiệu đã vượt ranh giới, cần phải tự chế ngay.

 

                        d/ Khiêu vũ (dances)



 

Khiêu vũ là một loại giải trí xã hội, có bản chất thẩm mỹ.  Khiêu vũ thường dễ quen biết với giới trẻ và giúp họ lựa chọn bạn trăm năm tương lai. Tuy nhiên không phải mọi kiểu vũ được chấp nhận như nhau.

 

Nguyên tắc:



1. " Những loại khiêu vũ kích thích tình dục: do va chạm thân xác, do âm nhạc thúc đẩy, do ánh đèn mờ ảo, phải được từ chối vì không còn là giải trí hoặc thẩm mỹ nữa.  Từ những điệu vũ này người ta thường tiến đi xa hơn, phạm đức Khiết tịnh.

(Theo nhà luân lý B. Haring: "Những việc khiêu vũ tự nó không phải là xấu, cũng không là một hành vi dâm đãng, nhưng là một niềm vui, miễn là: a/ Người tham dự không có chủ ý xấu, b/ Không có nguy hiểm kích thích dục vọng chính mình hay người khác, hoặc c/ Không tổ chức trong một hoàn cảnh đáng trách". Những cuộc khiêu vũ mà cách nhảy hay âm nhạc kích động dục tính thì bất cứ ai cũng không được tham dự. Dù việc khiêu vũ xứng hợp đối với người nào, theo kinh nghiệm bản thân hay bị kích thích về dâm dục và bị cám dỗ, cũng phải kiêng lánh. Những ai tìm khoái vui nhục dục trong cách khiêu vũ đều mắc tội nặng. Người nào đã sa ngã nặng và hay sa ngã do khiêu vũ, mà còn cứ tiếp tục, là tỏ ra không có lòng ghét tội" (The Law of Christ, vol.3, p. 426)

 

                        đ/ Hôn nhau, Vuốt ve, Mơn trớn (Kissing, Necking and Petting)



 

Nguyên tắc:



1. " Tùy theo phong tục Âu, Á, vuốt ve để tỏ tình yêu .  Những hình thức vuốt ve, hôn âu yếm, chung đụng xác thịt có kích thích dục tính mạnh mẽ, cần phải giới hạn.

 

2. " Không được đi quá giới hạn cuối cùng của cái hôn là sự xuất tinh (pollution) nơi người nam. Những ai thấy mình gặp trường hợp này, cần phải tự giác đề phòng.

 

3. " Trong thời tìm hiểu nhau, hoặc đính hôn, có thể cầm tay, khiêu vũ, hôn nhau (không trong hình thức kích thích) và vuốt ve giới hạn bên ngoài, không đi quá xa (hand talk).

 

            2. Thủ dâm (Masturbation)



 

Thủ dâm (mastubation) là cố ý kích thích các cơ quan sinh dục để tìm thỏa mãn phái tính. Thỏa mãn cực độ (orgasm) sẽ xuất tinh nơi nam giới.

(Theo nghiên cứu, chừng 90% trẻ nam và 50% trẻ nữ đã thủ dâm hơn một lần trong thời thanh-thiếu niên (adolescence). Trung bình trẻ em 15 tuổi thủ dâm 1-2 lần trong tuần. Chừng 20% thanh thiếu niên đã thủ dâm từ thời dậy thì tới thời trưởng thành. Nhưng giữa 15-20% trẻ nam và hơn 50% trẻ nữ đã qua những năm dậy thì không vướng vào thói này. Chúng không bao giờ hoặc thỉnh thoảng mới thủ dâm).

 

* Thủ dâm mắc tội trọng hay nhẹ?

a- Từ trước tới nay, Giáo hội chủ trương rằng: Thủ dâm theo khách quan (objectively)là tội trọng (grave sin)".(Đức Leô 9, Alexandre 7, Innocentê 11).

 

b- Mấy chục năm qua, những nhà thần học luân lý khác lại quan niệm rằng: Thủ dâm chỉ được coi như tội trọng, khi người ta tự ý tìm chước cám dỗ, hoặc tìm dịp để tự lạm dụng, hoặc không chống lại chước cám dỗ dù không tự tìm. Từ quan niệm đó, người ta kết luận: Thủ dâm, ít ra theo chủ quan (subjectively) là tội nhẹ hơn là tội nặng.



Với quan niệm trên, họ đề nghị các nhà cố vấn và cha giải tội, khi phán đoán trọng tính của việc thủ dâm nhẹ nhàng hơn:  Nếu hối nhân đã thực sự gắng sống đẹp lòng Chúa, nếu hối nhân đã thành thực gắng chiến đấu với thói quen (habit) thủ dâm và hành vi thủ dâm lần ấy, hối nhân đã tránh dịp có thể tránh, nếu hối nhân đã bền tâm cầu nguyện và lãnh Bí tích, nhất là khi dịp tội đến, hối nhân đã không nhượng bộ sau khi chiến đấu lâu dài, gay go (long and hard), thì cha giải tội nên phán đoán nhẹ hơn (be lenient judging the case) (Christian Ethics, Vol II, p. 405).

 

c-Phán quyết của Giáo hội:



- Ngày 29.12.1975, trong Tuyên ngôn Sexual Ethics (số 9) Bộ Đức Tin tuyên bố: Thủ dâm là "hỗn loạn nặng nề" (a grave disorder). Tuyên ngôn không dùng tiếng "gravely sinful".

- Năm 1992, Giáo lý Công giáo số 2352 viết như sau:



"Trong đường lối của truyền thống lâu bền, Huấn quyền của Giáo hội, cũng như cảm thức luân lý của các tín hữu vẫn không do dự khẳng định rằng: Thủ dâm là một hành vi hỗn loạn nặng nề tự bản chất của nó (mastubation is an intrinsically and gravely disordered action). Dù với những lý do nào, cố ý sử dụng khả năng sinh dục ở bên ngoài những quan hệ phu phụ thông thường, đều nghịch với cùng đích của khả năng sinh dục"

Giáo lý viết thêm: "Để đưa ra một phán quyết quân bình về trách nhiệm luân lý của các đương sự, và để định hướng cho hành vi mục vụ, người ta phải lưu tâm đến sự thiếu trưởng thành về đời sống tình cảm, về sức mạnh các tập quán đã mắc, về tình trạng xao xuyến và các nhân tố tâm thần hoặc các nhân tố xã hội khác, tất cả các nhân tố này có thể giảm bớt, thậm chí xóa luôn sự qui tội luân lý (số trên, bản dịch sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo của TTĐ).

 

* Có cần xưng tội ngay sau khi thủ dâm để được rước lễ không?

- Ý kiến của một số nhà thần học:

Nếu thủ dâm là tội nhẹ cách chủ quan (subjectively), nói cách khác, không phạm tội trọng thì không buộc xưng tội. Trường hợp phạm nhân "đã thực sự gắng sống đẹp lòng Chúa, đã thành thực gắng chiến đấu với thói quen (habit) thủ dâm, đã tránh dịp, đã bền tâm cầu nguyện và lãnh Bí tích, đã không nhượng bộ sau khi chiến đấu lâu dài, gay go" cha giải tội có lý đoán rằng, không phải mọi lần thủ dâm của đương sự là trọng tội. Có thể cho hối nhân rước lễ mà không phải xưng tội từng lần sa ngã.

Tuy nhiên, rất nên khuyên đương sự năng và thường tìm đến Bí tích Cáo giải để tìm sự bình an và ơn thánh. (Christian Ethics II, 408).

 

- "Theo Giáo luật, khi ý thức mình có tội trọng, thì không được hành lễ hoặc rước lễ trước khi xưng tội, trừ khi có lý do quan trọng và không có cơ hội để xưng. Trường hợp này đòi hối cải cách trọn và có ý sẽ đi xưng tội sớm hết sức (GL 916).



(Lý do quan trọng có thể là: Không thể bỏ dâng lễ Chúa nhật, hay ngày thường cho giáo dân mà không hại nặng danh giá hoặc sinh xôn xao, gương xấu...Không có cơ hội để xưng có thể là: Không sẵn linh mục, có linh mục nhưng xưng ra quá bất tiện (tình trạng đường xá, thời gian, tuổi tác, thể lý...quá xấu hổ khi xưng với cha ấy (cha phó xưng cha xứ...John M. Huels, The Pastoral Companion, 1982, p. 80). Sớm hết sức hiểu là hết sức sắp xếp cách nào để xưng tội cho linh hồn được thanh sạch, được bình an.

 

Những giấc mơ:

Nên dạy cho các thanh thiếu niên rằng, những giấc mơ "ướt át" ban đêm không có tội lỗi gì cả, vì trong giấc mơ, họ không dùng lí trí và ý muốn, miễn là trước khi ngủ, họ đừng đặt mình vào những dịp kích thích, chẳng hạn coi sách báo, phim ảnh dâm ô.

Những trường hợp gián tiếp xuất tinh (pollution)  như tắm, đi xe đạp, hay tập môn thể thao nào đó, mà chủ thể không tự ý kiếm tìm thú vui...thì không bị qui trách.

 

            3. Thông dâm (Fornication)



 

Thông dâm là quan hệ xác thịt giữa một người nam và một người nữ ngoài hôn nhân.

(Những cặp nam nữ chung đụng như vợ chồng trước khi thành hôn cũng thuộc loại này, gọi là giao hợp trước hôn nhân (premarital intercourse).

 

Nguyên tắc:



" Căn cứ vào Kinh Thánh (Xh 22,15; Mt 15,19; Mc 7,21-23; 1 Cr 6,17; 7,32) và vào Giáo huấn quyền, việc giao hợp ngoài hôn nhân (fornication), hay giao hợp trước hôn nhân (dù đã đính hôn) là điều không hợp trật tự luân lý hôn nhân và phải chịu qui trách trọng tội (phạm điều răn thứ 6).

 

           



            4. Mại dâm (Prostitution)

 

Mại dâm thường liên can đến phụ nữ, nhưng cũng lên can đến nam giới, đến trẻ em.



Mại dâm gây thương tổn cho người làm nghề này, vì họ trở thành thú vui tính dục cho người khác. Người mua dâm cũng phạm tội nặng nề với chính bản thân mình, vì phạm đến đức Khiết tịnh mà mình đã cam kết khi lãnh Bí tích Rửa tội, và làm ô uế thân xác mình là Đền thờ của Chúa Thánh Thần (GlCg92 2355).

 

Nguyên tắc:



1. " Mại dâm luôn là tội nặng. Nhưng vì sự bần cùng, sự tống tiền (black mail) và áp lực xã hội, mãi dâm có thể được giảm qui trách luân lý.

 

2. " Mại dâm khi liên can đến trẻ em hoặc thiếu niên, còn thêm tội làm gương xấu.

 

           



            5. Hiếp dâm (Rape)

 

Cưỡng hiếp dâm (rape) là dùng bạo lực cưỡng bức người ta giao hợp với mình. Tội này còn phạm đức công bằng và đức ái. Hiếp dâm xúc phạm nặng nề đến quyền được tôn trọng, quyền tự do và toàn vẹn thể lý, luân lý của một người. Nó gây nên một thương tổn nặng nề, có thể ghi dấu trên nạn nhân suốt cuộc đời họ. Hiếp dâm là một hành vi xấu xa từ bản chất.



 

Nguyên tắc:



1. " Cưỡng hiếp khi dùng sức mạnh thể lý, luân lý (gây sợ trầm trọng, sợ trả thù, mưu mô, lừa dối), phạm với người không dùng được lý trí (vì khờ hoặc đang say), với con nít đều là bất hợp pháp, bị qui trách cách nặng.

 

2." Cưỡng hiếp trở thành đặc biệt nặng nề hơn, khi hành vi đó là của cha mẹ, của các nhà giáo dục đối với những trẻ em được ủy thác cho họ.

 

            6. NHỮNG VI PHẠM PHẨM GIÁ HÔN NHÂN



 

                        1. NGOẠI TÌNH (Adultery)

 

Ngoại tình là sự bất trung giữa hai vợ chồng. Khi hai người nam nữ, ít là một trong hai đã có đôi bạn, mà có quan hệ xác thịt với nhau, dù chỉ chốc lát.



 Trong sách Lêvi, Giavê đã cấm tội này: "Trên người vợ của đồng loại ngươi, ngươi sẽ không gieo tinh và mắc uế với nó"(Lv 18,20).

Chúa Kitô đã lên án tội này dù chỉ là trong ước muốn: Nếu ngươi nhìn người nữ... (Mt 5,27-28).

Ngoại tình vừa lỗi trong sạch vừa lỗi công bằng và thiếu trung tín.(GL 1152), làm tổn thương người phối ngẫu và tổn thương định chế hôn nhân.

 

                        4. LOẠN LUÂN (Incest)



 

 Loạn luân là những quan hệ xác thịt giữa bà con ruột thịt, bà con thông gia, ở cấp bậc họ hàng cấm không được kết hôn với nhau. Tội loạn luân phá hủy những quan hệ gia đạo và đánh dấu một sự thoái hóa trở về tính súc vật.

Cựu Ước (Lv 18, 6-16) và Tân Ước (1 Cr 5, 1.1-5) đều kết án loại tội này.  Giáo luật ngăn ngừa những cuộc hôn nhân họ hàng như vậy. (GL 1091,108)

Tai hại:


" Loạn luân, ngoài lỗi đức Khiết tịnh, còn lỗi đạo đức gia đình.

" Loạn luân do người lớn phạm trên các thiếu nhi, thiếu niên được ủy thác cho họ, ngoài  lỗi đức Khiết tịnh, còn là xâm phạm xấu xa đối với sự trong trắng thể lý và tinh thần, và mang dấu vết suốt đời chúng, những người lớn này còn vi phạm trách nhiệm giáo dục nữa.

 

            3. LY THÂN (separation)



Giáo hội nhận cho ly thân  trong trường hợp:

            1/ Một bên ngoại tình mà bên kia không tha thứ (GL 1152),

            2/ Một bên gây nguy hiểm nặng nề cho hồn hoặc xác bên kia hoặc cho con cái,

            3/ Nếu đời sống chung trở nên quá cơ cực (GL 1153).

Phải trình lên Đấng Bản quyền.

 

                        4. LY DỊ (DIVORCE) VÀ TÁI HÔN



 

Ly dị là giải quyết chia lìa ở Tòa đời một hôn phối đã thành. Giáo hội công giáo không chấp nhận ly dị Tòa đạo.  Lý do:

" Kinh Thánh Cựu Ước: "Nàng sẽ được gọi là "đàn bà", vì đã được rút ra bởi đàn ông. Bởi thế mà đàn ông sẽ lìa khỏi cha mẹ, và khắn khít với vợ mình, và chúng sẽ nên một thân mình" (St 2,21-24).

" Tân Ước: Chúa Kitô đã nhấn mạnh về ý hướng nguyên thủy của Thiên Chúa Cha: "Điều Thiên Chúa đã phối hợp, người ta không được phân ly"(Mt 19,4-9; Mc 10,6-9).

" Công đồng Vaticanô II đề cao hôn nhân "như một giao ước (Covenant), một định chế (institution) có giá trị trước Thiên Chúa và xã hội" mà cá nhân không thể rút lại (HC Mục vụ 48).

" Giáo luật cũng nhắc lại "Những đặc tính căn bản của hôn phối là sự duy nhất (một vợ một chồng) và bất khả phân ly (mãi mãi, trừ cái chết) (GL 1056).

 

Nguyên tắc:



" Nếu sự ly dị tòa đời là cách duy nhất để bảo đảm một số quyền lợi chính đáng, để lo cho các con, hoặc để bảo vệ di sản, thì có thể được dung thứ và không tạo thành một lỗi phạm nào về luân lý. (GlCg92 2383).

Đâu là quyền lợi chính đáng???vì hắn ngoại tình, vì hắn đánh đập,…

 

Giáo hội chấp nhận những trường hợp sau:

 

            1/ Giải hôn phối chưa giao hợp (Ratum), nghĩa là đã thành hôn trước Thiên Chúa trong nghi lễ, nhưng chưa hề giao hợp với nhau.



            2/ Giải hôn phối không thành (Annulments) là sự tuyên bố của tòa án có thẩm quyền của Giáo hội rằng điều đã xảy ra coi như hôn phối thì đã là hôn phối không thành (invalid) theo Giáo luật. Thường không thành vì thiếu Ưng thuận (consent), thiếu suy nghĩ chín chắn (lack of due discretion, due competence) (GL 1095).

            3/ Đặc ân thánh Phêrô:

Là sự giải hôn nhân hợp pháp của người đã được rửa tội kết hôn với người không rửa tội, do quyền ĐGH nhân danh đức tin.

GL 1149:" Một người nam chưa rửa tội, sau khi đã được rửa tội Công giáo, không thể sống chung với người vợ chưa rửa tội, vì lý do tù đầy, có thể lập hôn phối khác, cho dù thời gian ấy, người vợ kia cũng lãnh BT Rửa tội, trừ khi hôn phối đã thành và hoàn hợp.

            4/ Đặc ân thánh Phaolô:

(GL 1146) Là người đã rửa tội có quyền tái hôn với người Công giáo, ngay cả người không Công giáo (1147), nếu: a/ Bên kia bỏ qua không chịu chất vấn, hay trả lời tiêu cực, b/ nếu bên không rửa tội không chịu sống chung thuận hòa, lại còn xúc phạm đến Chúa.

 

                       



Bài đọc thêm

 

NHỮNG TÍN HỮU ĐÃ LI DỊ VÀ TÁI HÔN KHÔNG PHÉP GIÁO HỘI, CÓ ĐƯỢC RƯỚC LỄ KHÔNG?

 

Trả lời theo tài liệu của Bộ Đức tin, Hồng Y Ratzinger ban bố 14/9/1994



1/ Thông thường: Không được.

Các chủ chăn hãy tiếp nhận họ trong yêu thương ...hướng dẫn họ  những đường hướng hối cải cụ thể, nhưng nguyên tắc: "Lòng nhân từ chân chính không bao giờ tách biệt với chân lý", nên cần nói rõ cho họ là không được,

- "Những tín hữu sống với nhau như là vợ chồng, chứ không phải là vợ chồng thật, không được rước lễ (số 6), vì mắc tội điều 6.

Chủ chăn nên hướng họ tới tích cực: Đừng nên nghĩ rằng hiệp thông với GH chỉ ở tại Rước Thánh thể mà thôi, còn có Thánh lễ Misa,, kinh nguyện, suy gẫm Lời Chúa,  việc công bình, bác ái nữa (số 6). Nhưng,

2/ Đặc biệt: Được rước lễ trong trường hợp đặc biệt với những điều kiện sau:

Khi theo lương tâm, họ thấy họ, xứng đáng rước lễ, chẳng hạn:

            a/ Khi họ bị từ chối hôn nhân cách bất công, và mặc dầu họ đã làm hết cách để phục hồi lại hôn nhân trước (vd. mà vẫn bị bên kia đưa ra tòa li dị, chứ họ không muốn)

            b/ Khi họ thực sự thấy rằng hôn nhân trước không thành, mặc dầu họ không thể chứng minh theo tòa ngoài,

            c/ Khi họ đã qua một thời gian dài hồi tâm, đền tội,

            d/ Khi vì lý do luân lý thích đáng, họ không thể nào sống xa nhau (vì nuôi con, vì không thể sống một mình, họ phải kiêng lánh hành vi vợ chồng (số 4).

Trong trường hợp ấy, họ được rước lễ, nhưng để ý tránh gương mù.

 

 



            C- NHỮNG HÌNH THỨC LỆCH LẠC PHÁI TÍNH (Sexual deviations)

           

            1- Thú dâm (Bestiality) khi người giao cấu (coition) với loài vật. Thứ giao cấu này bị Kinh Thánh Cựu Ước kết án nặng nề.  (Xh 22,18; Lv 18,23;Lv 20,15).

 

            2- Loạn dâm (Sexual paresthesia): Tìm cách kích thích dâm dục quá độ,



            3- Khổ dâm (Sadism): vừa tìm khoái vui nhục dục vừa hành hạ đấm đá người khác phái  để thỏa dâm tính của mình,

 

            4- Nhục dâm (masochism): phần nào giống như Hành hạ dâm.



 

            5- Ám dâm (Fetishism): khi bị quần áo, tóc tai, giầy, đồ dùng của người khác phái...gợi tư tưởng dâm tà.

Nguyên tắc:

" Tất cả những hình thức lệch lạc phái tính vừa kể đều bị luân lý kết án".

 

 



            6. Hôn phối thử (Trial Marriage, Free Union)

Là khi hai người từ chối mọi hình thức pháp lý và công khai cho sự chung sống như vợ chồng (GlCg92 2390).

 

Nguyên tắc:



1" Các hình thức "tự do sống chung" như vợ chồng (bà lớn, bà bé) đều nghịch luân lý.

 

2" Ngoài hôn nhân, các hành vi "tự do sống chung" luôn là một trọng tội, gạt người ta ra khỏi việc Rước lễ.

 

            7. Đồng tính luyến ái (Homosexuality)



 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương