Thần Học Luân Lý



tải về 0.9 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#15361
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Đồng tính luyến ái (homosexual) hay "gay", còn gọi cách nhạo nhĩnh là pê-đê (thường dùng cho phái nam, từ tiếng Pháp pédérastie - loạn dâm) và lesbian (dùng cho phái nữ) là việc yêu đương hay mối quan hệ tình dục giữa những người đồng giới tính với nhau. Khái niệm này khác với khái niệm ái nam ái nữ (còn được gọi là "lại cái" hay "lại đực").

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới (kể cả Việt Nam) không cấm đoán quan hệ tình dục giữa những người từ 18 tuổi trở lên. Một số địa phương công nhận đồng quyền, và đối xử những cặp đồng tính như vợ chồng. Một số địa phương khác, như các nước Hồi giáo, đòi hỏi những người đồng tính quan hệ với những người khác giới tính (và có thể phạt rất nặng, kể cả bằng tử hình).

Trong nhiều giai đoạn lịch sử và các nền văn hóa khác nhau, việc đồng tính luyến ái có thể được tán thành, bỏ qua hay bị trừng phạt và cấm đoán. Nhiều tôn giáo có nhiều quan điểm khác nhau về việc này.

Hiện nay vẫn có nhiều bàn cãi về đồng tính luyến ái: nó bẩm sinh hay là theo sự ảnh hưởng của xã hội?

1- Những người cho rằng nó là một việc bẩm sinh,

Họ cho rằng có một gene khiến một người trở thành đồng tính. Họ nêu bằng chứng rằng nhiều người đã tự khám phá ra mình là đồng tính trước khi họ đến tuổi thành niên và rõ ràng không vui với khám phá này. Giả thuyết này cũng được nhiều công trình nghiên cứu ủng hộ: các nghiên cứu cho thấy cấu trúc bộ óc của người đồng tính (đt) nam giống với cơ thể hình thành của một người nữ hơn một người đàn ông bình thường. Hơn nữa, trong các cặp sinh đôi, nếu một người là đồng tính thì cơ hội người kia cũng đồng tính thường cao hơn. Những người đưa ra giả thuyết này cho rằng việc đồng tính luyến ái không thể sửa đổi được, và cũng không cần sửa đổi vì đó không phải là một chứng bệnh.



2- Một số người khác cho rằng việc đồng tính luyến ái là một sự lựa chọn, và có thể thay đổi được.

Họ cho rằng đây là một bệnh tâm thần cần được chữa. Hơn nữa, nhiều giáo phái cho rằng đây là một cách hưởng thụ tội lỗi và cần phải thay đổi. Những nhóm người tin vào giải thích này đưa ra các bằng chứng của những người tự nhận là đã có dồng tính luyến ái đã được chữa khỏi.



Lập trường của Giáo hội Công giáo về những người đồng tính luyến ái như thế nào?

 Cựu Ước và Tân Ước đều kết án các thứ đồng tính luyến ái này.

- Sách Sáng thế 19,1-11 thuật chuyện Thiên Chúa đã phạt dân thành Sôdoma

- Sách Lêvi: Ngươi không được nằm với đàn ông như nằm với đàn bà (Lv 18,22) chúng sẽ bị xử tử (Lv 20,13); Sẽ chuốc lấy hình phạt (Rm 1,26); Không được vào Nước Trời (1 Cr 6,9); Hạng sống ngoài luật (1 Tin mừng 1,9)

Truyền thống luôn tuyên bố những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn từ bản chất. Chúng nghịch luật tự nhiên.

Coi thêm (Karl H. Pesche, SVD, Christian Ethics vol 2, p 435).



Khuyên nhủ mục vụ:

Nhiều người nghĩ rằng Giáo hội Công giáo luôn khắt khe với những người đồng tính luyến ái. Thực ra, Giáo hội là cha cứng rắn, nhưng cũng là mẹ nhân từ. Trong sách Giáo lí Công giáo ban hành năm 1992 viết như sau:



1/ "Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hoặc những người nữ với nhau: họ cảm thấy sức quyến dũ về tính dục một cách mạnh hơn hẳn, hoặc một cách độc chiếm đối với những người cùng giới tính. Nó đã mặc lấy những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và nơi những văn hoá khác nhau. Sự phát sinh về tâm thần của nó vẫn còn nhiều điểm chưa lý giải được". (2357)

2/ Nhưng vì đồng tính xúc phạm đến điều răn thứ Sáu trong 10 điều răn, nên Giáo hội phải khẳng định:

 "Dựa trên Thánh Kinh vẫn lên án chúng là những hành vi suy đồi nghiêm trọng, Truyền thống luôn luôn tuyên bố "những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn từ bản chất của chúng". Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không cho hành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể được chấp nhận trong bất cứ trường hợp nào".



3/ Số 2358  Giáo hội khuyên người Công giáo không nên tỏ ra kì thị đối với những người đồng tính, nhưng nên "đón nhận, thông cảm và cư xử tế nhị" với họ.

"Một con số không nhỏ những đàn ông và phụ nữ cho thấy có những khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa. Họ đã không chọn lấy thân phận đồng tính luyến ái của họ; đối với đa số trong bọn họ, đây là một thử thách. Họ phải được người ta đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ.Những người này được gọi thực thi ý Chúa trong đời sống của họ, và nếu họ là những Kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp với hy sinh Thập giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp phải trong thân phận của họ".

 4/ Số 2359 viết tiếp để kêu gọi những người đồng tính chiến đấu làm chủ mình chứ không buông xuôi:



"Những người đồng tính luyến ái được kêu gọi giữ sự khiết tịnh. Nhờ những nhân đức của sự tự làm chủ được mình, tức những nhân đức giáo dục cho tự do nội tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và ân sủng các bí tích, họ có thể và phải dần dần và cương quyết tới gần sự trọn hảo Kitô giáo.

 

5/ Giáo hội không nhận những người đồng tính vào thiên chức linh mục:

Tài liệu của Bộ Giáo dục Công giáo cho biết:

"Các vị hữu trách, không được nhận các chủng sinh, và người dù đã có chức thánh, là những người có thói quen đồng tính luyến ái, có khuynh hướng sâu xa về đồng tính luyến ái, là người hỗ trợ cái gọi là văn hóa đồng tính luyến ái, lên chức linh mục."

Việc tuyển lựa này sẽ sàng lọc từ a/ khi nhận vào chủng viện, b/ khi nhận cho lãnh chức phó tế, c/ khi nhận cho lãnh chức linh mục.

Người thanh niên Công giáo thấy mình có khuynh hướng hay thói quen đồng tính luyến ái, không nên xin gia nhập Chủng viện hay Dòng tu. Họ nên sống tốt lành trong cộng đoàn và xã hội, họ làm việc tông đồ bác ái, truyền giáo theo hoàn cảnh của họ.

Bài Đọc Thêm

 

Huấn thị Tôn Trọng Sự Sống Con Người, Nguồn gốc và Phẩm giá Truyền sinh. Trả lời một số vấn nạn thời nay

(RESPECT FOR HUMAN LIFE IN ITS ORIGIN AND ON THE DIGNITY OF PROCREATION 
REPLIES TO CERTAIN QUESTIONS OF THE DAY)

(Hồng y Ratzinger, Bộ Đức Tin ký ngày 22.2.1987, công bố ngày 10.3.1987 sau 20 tháng soạn thảo)



Nguyên tắc nền tảng:

"Mọi con người luôn luôn được coi là món quà và hồng ân của Thiên Chúa, tuy nhiên theo quan điểm luân lý, sự tạo sinh có trách nhiệm đích thực một bào thai con người phải là hoa quả của hôn nhân.

- "Hữu thể con người phải được tôn trọng và đối xử như ngôi vị  người từ lúc thụ thai tới lúc chết"(số 2).

- "Quyền sống của người vô tội từ lúc đậu thai tới lúc chết (from the womb to the tomb) là quyền bất khả xâm phạm.(nhập đề số 4)

"Sự truyền sinh của con người được thiên nhiên ủy thác cho một hành vi có tính cách bản thân và ý thức, theo đó, sự truyền sinh phải tuân theo những luật chí thánh của Thiên Chúa , những luật ấy bất biến và bất khả xâm phạm. (nhập đề số 4).

 

1/ Thụ thai trong ống nghiệm:

là cách lấy tinh trùng người nam hợp với trứng người nữ trở thành phôi thai mầm trong 35-60 giờ. - Sau đó đem phôi thai mầm cấy vào tử cung người nữ. Giai đoạn 2 này khó khăn, vì có khoảng 7% cấy thành công. Những phôi thai mầm không thành công sẽ bị diệt.

- Luân lý không chấp nhận vì:

- đứa con không phải của vợ chồng yêu thương, cưu mang, sinh ra cách tự nhiên.

- đứa con không là kết quả tinh trùng và trứng của cha mẹ nó, nhưng là của người thứ 3,

- đứa con không có cha mẹ tự nhiên,

- ngoài phôi thai mầm, còn biết bao phôi thai khác bị diệt.

 

- Về thể xác: "Từ khi trứng đậu, sự sống mới đã bắt đầu, nó không là của cha cũng không của mẹ, đúng hơn, nó là sự sống của hữu thể mới với sự tăng trưởng của chính nó"



(Lúc thụ thai tức lúc trứng đậu(ovum is fertilized), lúc tiếp hợp tử (zygote) được thành hình. Tiếp hợp tử (Zygote) gồm 2 giao tử (gametes) đực và cái).

- Về linh hồn, Chỉ thị viết: "Chắc chắn không có đủ kinh nghiệm tùy vào ngày tháng cho ta nhận biết được linh hồn, tuy nhiên, những kết luận của khoa học liên quan đến phôi thai (embroyo) con người cung ứng cho ta chỉ dẫn giá trị để phân biệt qua việc sử dụng lý trí, sự hiện diện của con người vào lúc xuất hiện đầu tiên này của đời sống nhân loại"

 

2- Khám thai (Prenatal diagnosis)

            a/ Hợp pháp: Nếu để giữ thai an toàn hoặc chữa trị thai, cố ý tôn trọng mạng sống.

            b/ Không hợp pháp (gravely illicit): nếu để chọn giống (malformation or abnormality) rồi phá thai (abortion). Người mẹ và chuyên viên đều mắc lỗi: cộng tác trong việc bất chính. Những tổ chức, chương trình nào chủ trương việc này cũng bị lên án (condemned), vì xâm phạm quyền lợi của đứa trẻ chưa sinh và lạm dụng quyền ưu tiên và bổn phận của đôi bạn.

 

3. Chữa trị phôi thai (Therapeutic procedures)

            - Hợp pháp: Nếu chủ ý chữa trị và tôn trọng sự sống bào thai (embroyo).

 

4. Thí nghiệm phôi thai, bào thai (Experimentation on human embryos and foetuses).

            a/ Hợp pháp: Khi thử nghiệm chủ ý chữa trị phôi thai để cứu sống phôi thai.

            b/ Không hợp pháp: Khi chủ ý thử nghiệm chứ không chủ ý chữa trị, phôi thai sống, có thể sống hoặc chết.

            c/Không hợp pháp: Khi sử dụng xác của phôi thai, bào thai vào việc khác khi chưa minh chứng là thai đã chết, và khi không được sự đồng ý của cha mẹ chúng. Hoặc dùng xác người lớn vào việc thương mại.

 

5. Nuôi bào thai trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization)

 

            a/ Không hợp pháp: Khi chỉ sản xuất ra những bào thai con người như những "sinh vật thể chất"(biological material).



            b/ Không hợp pháp: Khi chủ ý diệt phôi thai trong ống nghiệm chỉ vì mục đích nghiên cứu.

            c/ Không hợp pháp:  Các phương pháp thử nghiệm tác hại bào thai trong ống nghiệm.

 

6. Kỹ thuật truyền sinh (Techniques of human reproduction)

            - Không hợp pháp: Khi trồng những giao tử (gametes) giữa người và vật, đặt vào tử cung loài vật.

"Nhân phẩm con người đòi phải được thụ thai bởi cha mẹ trong hôn nhân và những tiến trình của hôn nhân".

 "Dù con chưa sinh ra cũng vẫn là kết quả của hôn nhân".

 

7. Bào thai đông lạnh (freezen embroyo)

 

            - Không hợp pháp: Vì có nhiều nguy cơ tác hại phôi thai, không chủ ý chữa trị, nhưng có ý chọn giống nam nữ, chọn phẩm chất giống tốt. Điều này phản lại phẩm giá con người toàn vẹn.



 

8. Gieo tinh của người thứ 3 (Heterogeneous artificial fertilization)

 

            - Không hợp pháp: Khi cấu tạo thai khác tinh trùng hoặc khác trứng (nhất là nơi người mẹ không hôn phối, người quả phụ) vì ngược lại sự duy nhất và nhân phẩm hôn nhân, ơn gọi cha mẹ, quyền lợi đứa con.



 

9. Gieo tinh của chồng (Homologous artificial fertilization)

Nguyên tắc:

            "Sự gieo tinh nhân tạo trong phạm vi vợ chồng, nghĩa là không có sự can thiệp (tinh, trứng) người thứ 3, chỉ có thể chấp nhận được khi phương pháp này không thay thế tác động vợ chồng, nhưng nhắm giúp cho tác động này đạt được đích dễ dàng hơn mà thôi"(B7)

            a/ Không hợp pháp: Vì không bao giờ được tách rời hành vi vợ chồng trong hôn nhân và tiến trình thụ thai.(Piô 12 19.5.1956).

Thủ dâm (masturbation) để lấy tinh chất coi như thiếu trật tự liên kết hành vi vợ chồng trong hôn nhân.

            b/ Hợp pháp: Khi không chủ ý tách rời tiến trình tự nhiên, nhưng vì chủ ý giúp việc thụ thai đạt được tiến trình tự nhiên. (do đó được nhờ bác sĩ lấy tinh trùngcủa chồng cấy vào tử cung của vợ để thụ thai, vì đường dẫn trứng của vợ bị tắc)

 

10. Mang thai mướn (Surrogate mother)

            - Không hợp pháp:

"Mang thai mướn trái nghịch với luân lý, trái ngược đặc tính Duy nhất của hôn nhân và Phẩm giá của việc sinh sản con người.

" Mang thai mướn là một thiếu sót khách quan với nghĩa vụ tình yêu của người mẹ, sự trung thành trong hôn nhân, và thiên chức làm mẹ có trách nhiệm

" Mang thai mướn xúc phạm đến phẩm giá và quyền lợi của đứa con được thụ thai, cưu mang và sinh ra do cha mẹ mình (Huấn thị Tôn Trọng Sự Sống Con Người I I,A, số 3)

(GLCG số 2376 và 2377)...(NS. TTDM 347  tháng 11/2006)

 

11. Vợ chồng hiếm muộn, son sẻ (Infertility in marriage)

 

(Tại Mỹ chừng 10% phụ nữ trong tuổi có con đã son sẻ không thể có con cách tự nhiên (quãng 6 triệu). (www. the hormoneshop.com/womensfaq/infertility.htm)



- Theo Huấn thị trên: Dù vợ chồng hiếm muộn con cái, cũng không được dùng phương pháp "thụ thai trong ống nghiệm", vì nó hủy nhiều phôi thai người, và vì nó ngoài tác động vợ chồng yêu thương.

- Con cái là quà tặng cao quí trong hôn nhân. Các vợ chồng khi không có con cái không nên quên rằng đó là thánh giá Chúa gửi, và không phải vì vậy mà hôn nhân mất ý nghĩa cao quí.

- Hiếm muộn có thể là cơ hội cho họ có thời giờ làm những việc quan trọng khác phục vụ đời sống con người như, nuôi con, làm việc giáo dục, giúp đỡ các gia đình khác và các trẻ em nghèo khó tật nguyền. (GLCG số 2379) và (GL khoản 110). Coi thêm TTDM  số 347 tháng 11/06

 

 



Bài đọc thêm

 

THẾ NÀO LÀ THANH KHIẾT TRONG HÔN NHÂN?

 

Trả lời: Do Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình, ban hành 12/2/1997



Nguyên tắc: "Nguyên tắc luân lý căn bản về đời sống hôn nhân là sự liên kết bất khả ly giữa hai ý nghĩa chính của hành vi hôn nhân là: Giao hợp và sinh sản, hai ý nghĩa này do Chúa qui định, loài người không được cắt đứt".

Nhờ nguyên tắc trên ta phán đoán sự thanh khiết trong hôn nhân:

Theo Công đồng Vaticanô II:

a/ "Tự nó, các hành vi thể hiện tình yêu v/c là cao quí và lương thiện, là  thanh khiết, là tự nhiên,

b/  "Cũng là thanh khiết: "Khi vì lý do nghiêm trọng (serious motives), để chu toàn trách nhiệm làm mẹ, v/c luôn sẵn sàng đón nhận sự sống, nhưng chỉ gần nhau trong những ngày không thể thụ thai (unfruitful periods)(số 6).

 Ngược lại là không thanh khiết như mấy trường hợp sau:



a/ Giao hợp ngoài cách thông thường để sinh con, như khẩu dâm, kê dâm...là không thanh khiết,  

b/ Chỉ giao hợp cho sướng xác thịt mà không có ý sinh con là không thanh khiết,

c/ Ngừa thai trái tự nhiên (không theo chu kỳ kinh nguyệt) tự bản chất nó là sự dữ (intrinsic evil of contraception) (số 4).

d/  Cản trở thành thai từ lúc giao hợp, phá thai, trục xuất thai, là sự dữ luân lý nặng " (số 5).

 

Trong tòa xá giải:

Cha giải tội phải noi gương CKT:

1/ Ngài đón nhận mọi con phung phá,

2/ Khôn ngoan, giới hạn trong việc hỏi tội,

3/ Khích lệ hối nhân hối cải đầy đủ,

4/ Khuyên họ hướng tới nhân đức.

5/ Tiếp nhận họ đến tòa giải tội, coi như họ có thiện chí thật.

6/ Với những người bỏ xưng tội lâu ngày, cần hướng dẫn họ theo ánh sáng đức tin về ích lợi của xưng tội,

7/ Với những người xưng tội cách máy móc, qua lần, quá ngắn, nhắc nhớ họ về bổn phận truyền sinh và giáo dục con cái.

8/ Khi họ đặt câu hỏi, phải trả lời thỏa đáng, nhưng luôn khôn ngoan và thận trọng, không chấp nhận những ý kiến lầm lạc.

9/ Buộc khuyên hối nhân trong những tội nặng khách quan, cho họ quyết tâm chừa.

10/ Không được từ chối xá giải cho người tái phạm ngừa thai, khi họ hối cải thật; nhưng nếu họ không hối cải thật, dốc lòng chừa thật thì không thể ban xá giải. Nên giúp họ ăn năn thật, rồi ban xá giải.

11/ Hối nhân thường xưng với một cha giải tội, phải giúp họ thăng tiến đời hôn nhân.

12/ Không cần điều tra những tội phạm bất khả thắng...Cần phải tìm cách thích hợp nhất, để giải thát khỏi lương tâm sai lầm nghịch với bản tính của đời hôn nhân là trao ban hoàn toàn.

13/ Cần phải huấn luyện lương tâm qua chương trình dự bị hôn nhân chung riêng, giúp họ kiểm điểm đời hôn nhân.

14/ Khi cần phải hỏi hối nhân, nên hỏi cách khôn ngoan và kính trọng.

15/ Nên để cho hối nhân giữ ngay lành trong sự ngu dốt chủ quan bất khả thắng. Vd: Giao hợp ngưng ngang, họ tưởng như vậy là được, vì không biết là tội. Nếu có giải nghĩa, họ vẫn không chừa được, nhưng sẽ phạm tội cách chính thức (formally to sin).

16/ Đừng từ chối xá giải cho những người đã sám hối lỗi phạm nghịch đức thanh tịnh hôn nhân, dù họ ngã lại, sau khi đã hứa gắng, vì không đòi hỏi sự không có thể của con người, đó là bảo đảm tuyệt đối, hối nhân không phạm lại trong tương lai.

 

Cộng tác vào tội vô hiệu hóa giao hợp:

(số 13) Khi một trong hai chủ ý làm vô hiệu hành vi vợ chồng, có được cộng tác không?

Trả lời: Cộng tác theo đúng nghĩa, khi có bạo hành, cưỡng ép bất công mà bên kia không thể cưỡng, thì được cộng tác khi:

a/ Cộng tác mà không bất hợp luật, nên phải chịu vậy,

b/ Có lý do nặng, vi dụ: Không thì cãi cọ...

c/ Mình đang giúp bên kia từ bỏ hành vi ấy Vd. Giao hợp ngưng ngang).

 

--------------------------------



(Đối chiếu: Giáo lý Công giáo92 số 2331-2400

Giáo luật...)


Chương mười bốn

CHỚ LẤY, CHỚ MUỐN LẤY CỦA NGƯỜI

 (Điều răn thứ Bảy & Mười)



(Nhờ điều răn này của cải của ta và người thân được tôn trọng)

 

Điều răn bảy cấm a/ lấy hoặc b/ giữ của cải tha nhân cách bất công, hoặc c/ làm hại tài sản của tha nhân bất cứ cách nào. Điều răn này truyền dạy phải giữ sự công bằng và đức Bác ái trong việc quản lý tài sản trần gian và hoa lợi của công việc. Vì công ích, điều răn này đòi hỏi phải tôn trọng đích chung của các tài sản và tôn trọng quyền các tư hữu. Đời sống tôn giáo sẽ cố gắng qui hướng của cải trần gian về Thiên Chúa và tình bác ái huynh đệ (GlCg92 2401).



 

1. QUYỀN TƯ HỮU (Property)

 

Từ ban đầu Thiên Chúa đã trao trái đất và tài nguyên trái đất cho loài người trông coi, giữ gìn bằng công lao của mình để được hưởng dùng các hoa trái của chúng.



Quyền tư hữu, thủ đắc do a/ chính mình lao động, do b/ hưởng di sản ông cha để lại, hoặc do c/ người khác ban tặng.

 

Nguyên tắc:



1. " Khi sử dụng những tài sản mình sở đắc cách hợp lý, con người không được coi đó như là của riêng bản thân mình, nhưng phải coi đó như những tài sản chung, theo nghĩa những tài sản này không những mang lợi ích cho mình, mà còn cho người khác nữa.

 

2. " Quyền tư hữu làm cho người sở hữu tài sản trở thành người quản lý của Chúa quan phòng, lo sinh hoa lợi với tài sản của mình và chia sẻ lợi lộc cho tha nhân, trước tiên cho thân nhân của mình.

 

* HAI LÝ THUYẾT VỀ QUYỀN TƯ HỮU:



Hai lý thuyết căn bản đã từng có ảnh hưởng lớn trong xã hội là a/ Thuyết Tư bản cá nhân và b/ Thuyết Cộng sản xã hội:

- Tư bản tập trung quyền lực kinh tế tự do trong tay các cá nhân: Tự do đầu tư, tự do thương mại. Lý thuyết này tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nền phát triển và thịnh vượng. Kết quả là sự giầu có nằm trong tay một số ít, nhưng số người nghèo gia tăng trong đám đông.

- Cộng sản (marxit xã hội) lại xóa bỏ quyền tư hữu. Mọi quyền tư hữu nằm trong tay Nhà Nước. Chủ trương này biến người dân thành ra vô giai cấp (classless), muốn đem bình đẳng cho mọi người dân, chấp nhận đấu tranh luôn luôn để san bằng giai cấp.  Kết quả là Nhà Nước giầu có. nhiều quyền thống trị mà dân lại nghèo đói.

Dung hòa: Chủ thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo đối lập với cả hai chủ thuyết trên. Giáo hội chủ trương mọi người có quyền CÓ VIỆC LÀM, CÓ LƯƠNG XỨNG ĐÁNG, và CÓ QUYỀN TƯ Hữu.  (Vaticanô II HC Mục Vụ số 63-72; 83-90 và các Đức Lêo 13: Rerum Novarum, Pio 11: Quadragesimo Anno, Gioan 23: Mater et Magistra và Pacem in Terris, Phaolô 6: Populorum Progressio, Gioan Phaolô 2: Laborem Excercens và Sollicitudo Rei Socialis, Centencimus Annus).

Theo Kinh Thánh Cựu Ước: Thiên Chúa làm việc sáu ngày và chỉ nghỉ ngày thứ Bảy. Ngài đem con người vào vườn Địa đàng để cho canh tác và trông Coi:

 "Giavê Thiên Chúa đã đem con người đặt vào vườn Địa đàng để nó canh tác và giữ vườn".(St 2,15).

 "Hãy nảy nở đầy mặt đất, cai trị cá biển chim trời và mọi vật sống trên mặt đất" (St 1, 28)

Kinh thánh Tân Ước miêu tả Chúa Giêsu là "Con bác thợ mộc" (Mc 6,3), Thánh Phaolô đã nêu gương tốt về cần mẫn làm việc để nuôi mình và khỏi nên gánh nặng cho Cộng đoàn (1 Cr 9, 3-15).

Theo quan niệm Thần học, thánh Tôma Aquinô nói về việc làm như sau: "Việc làm cung cấp lương thực hằng ngày, tránh nhàn rỗi là nguồn sự dữ, cầm hãm xác thịt phản loạn, và có của để giúp đỡ người nghèo ". (II-II,183,3)

Người dân phải được hưởng quyền TRẢ LƯƠNG BỔNG và AN NINH XÃ HỘI (Mv 67)

 

2. NHỮNG CÁCH THỦ ĐẮC TÀI SẢN:

 

1. Việc làm (Work) và Phụ thêm (Accession)

 

- Việc làm:

Danh nghĩa để thủ đắc tài sản tuyệt hảo nhất là VIỆC LÀM.  "Việc làm của con người trong công cuộc sản xuất và trao đổi sản phẩm hay cung ứng dịch vụ kinh tế có giá trị hơn các yếu tố khác của đời sống kinh tế" (GS 67).

Những công việc trí óc và tinh thần cũng có giá trị từ các sản phẩm của nó: Nhà khoa học, nghệ thuật gia, tác giả cuốn sách...đều có bản quyền (copyright) trên tác phẩm mình.



- Phụ thêm (Accession):

Phụ thêm là sự gia tăng tiền của bởi tiền lời (interest) hơn là bởi việc làm (work).

Phụ thêm cũng là tiền lời phải chăng (reasonable) vì món tiền cho vay là kết quả cần lao con người cũng giống như hoa trái do cây cối con người trồng ra.

 

- Quyền tổ chức Nghiệp đoàn (the trade union):



Đây là một tổ chức bảo đảm lợi tức kinh tế, xã hội của công nhân trong thị trường lao công. Giáo quyền tỏ ra bênh vực quyền này:" Bởi quyền tự nhiên, con người được phép thành lập những các hội tư" (societies) "xã hội phải bênh vực, và không được cấm đoán quyền lợi tự nhiên" (Rerum Novarum 72, 75) Công đồng Vaticanô II cũng xác nhận lại như thế (HC Mục vụ 68).

Tuy nhiên, quyền thiết lập và tổ chức nghiệp đoàn không phải là quyền tuyệt đối.

 

- Quyền đình công (the strike):



Quyền đình công dựa trên 2 quyền tự nhiên: Tự do làm hay không làm, tùy theo đồng ý hay không với những điều kiện tương xứng.

 

Nguyên tắc:



"Muốn đình công phải để ý tới:" Đối tượng đình công phải hợp luật," Phải làm việc tận tâm, mệt nhọc, và nên có điều đình trước," Phải dùng những phương cách ôn hòa, nên có thời gian hợp lý để điều đình, " Các phương cách đình công được dùng phải hợp luân lý.

Nhưng nên nhớ quyền đình công không phải là quyền tuyệt đối.

 

2. Chiếm hữu (Occupancy)

Chiếm hữu là hành động lấy một vật gì không thuộc về ai để làm của mình.

Có thể chiếm hữu bằng 3 cách:

            1/. Được kho tàng giấu ẩn (Treasure).

 

Nguyên tắc:



" Theo nhiên luật (natural law), kho tàng thiên nhiên thuộc về người khám phá ra nó. Nhưng người khám phá phải tôn trọng dân luật (civil law) vì quyền lợi quốc gia.

 

            2/. Được của bỏ đi (Abandoned goods).



 

Nguyên tắc:



" Của bỏ đi thuộc về người tìm thấy trước.Ví dụ: Của bỏ đống rác, hoa màu sót lại sau vụ gặt hái.

 

            3/. Được của mất (Lost objects).



 

Nguyên tắc:



1. " Của mất vẫn thuộc về chủ khi đương sự còn hy vọng tìm thấy nó.

 

2. " Người lượm được phải gắng tìm ra chủ của. Đức ái đòi trông coi giữ gìn của ấy tới khi tìm ra chủ. Nhưng nếu của không đáng giá gì, không buộc vất vả tìm ra chủ nó.

 

3. " Người lượm được của có quyền được thưởng vì đã thấy và săn sóc của mất ấy.

" Nếu đã cố gắng  rồi mà tìm không ra chủ, người đang giữ có thể sử dụng như của mình.

" Nhưng nếu dân luật đoán định cách nào hợp lý thì phải theo.

" Của tìm thấy trong xưởng làm, trong tiệm, trong bến, trong trung tâm...phải đưa lại chỗ để "Đồ mất".

 

d. Thú rừng và gia súc (Animals).



 

Nguyên tắc:



1. " Những người săn bắn thú hoang (wild animals) phải có giấy phép (License) và tuân theo luật lệ địa phương, trừ khi săn bắn trong khu rừng thuộc quyền mình.

 

2. " Cá tôm trong sông ngòi thuộc về người bắt được, nhưng cũng phải theo luật địa phương.

 

3. " Gia súc (domestic animal) đi lạc vẫn thuộc về chủ theo nguyên tắc "Của mất" nói trên.

4. " Nếu được thực hiện trong những giới hạn hữu lý, các cuộc thí nghiệm y khoa và khoa học trên các con vật, sẽ có thể chấp nhận được về luân lý, vì đó là góp phần chữa lành hoặc cứu sống nhân mạng.

 

5. " Làm khổ loài vật cách vô ích, phí phạm sinh mạng chúng là ngược nhân phẩm con người. Cũng kể là bất xứng khi chi tiêu cho chúng những khoản tiền đáng lẽ phải ưu tiên dành làm nhẹ nỗi khổ cực của nhiều người.

 

6. " Người ta có thể yêu các con vật, nhưng không thể dành cho chúng sự âu yếm được dành riêng cho con người.

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương