TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT



tải về 243.01 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích243.01 Kb.
#3534
  1   2   3


TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI

CHỈ NAM

GIÁO PHẬN VINH

LƯỢC ĐỒ TỔNG QUÁT
Đức Giám Mục Giáo Phận ký ban hành.

Lời mở đầu

Phần I

Những vấn đề chung

I. Giáo phận Vinh.

II. Dân Thiên Chúa.

III. Cơ cấu tổ chức giáo phận theo giáo luật :

IV. Hiệp thông Giáo phận
Phần II

Những vấn đề riêng

Chương I - Sứ mạng và nhiệm vụ Giáo Phận.



A. Nhiệm vụ giáo huấn

B. Nhiệm vụ thánh hóa

C. Nhiệm vụ cai quản

Chương II - Tư cách và nhiệm vụ các thành viên



NHỮNG KÍ HIỆU
A.A. = Apostolicam Actuositatem : SL Tông Đồ giáo dân.

A.G. = Ad Gentes : SL về truyền giáo.

C.D. =christus Dominus : SL về chức vụ Giám mục

CđĐd = Công đồng Đông Dương.

D.H. = Dignitatis Humanae : TN về tự do Tôn giáo.Direct = Directorium Vinh.

D.V. Dei Verbum : Hiến chế Tín Lý về Mạc Khải.

E.S. = Tự sắc Ecclesiae sancte 8-6-1966.

G.E. = Gravissimum educationis : TN về giáo dục

G.S. = Gaudium et Spes : Hiến chế về Giáo Hội trong thế giới.

I.M. = Inter Mirifica : SL về truyền thông xã hội.

L.G. =Lumen Gentium : Hiến chế Tín lý về GH

O.T.= Optatam totius : SL về đào tạo Linh mục .

P.C. = Pèrfectae caritatis : SL về canh tân Dòng tu.

P.O. =Presbiterorum Ordinis : SL về linh mục.

S.C. =Sacrosancrum Concilium : Hiến chế về Phụng vụ.

U.R. =Unitatis Redintegratio : SL về hiệp nhất.

 

 

 


 

CHỈ NAM GIÁO PHẬN VINH



 

Đức Giám Mục ký ban hành :


LỜI MỞ ĐẦU :
Theo giáo huấn của Công Đồng Vatican II, Thiên Chúa "mong ước cải tạo tất cả trong Chúa Con", và Chúa Kitô "để chu toàn thánh ý Chúa Cha, đã khai nguyên Nước Trời nơi trần gian"...,"biểu thị bằng Máu và Nước chảy tự cạnh sườn Người chịu đóng đinh trên thập giá", và Giáo Hội chính là Nước Chúa "được Chúa Kitô khai sinh bằng việc rao giảng Tin Mừng" (LG 5).
Như thế, Giáo Hội lữ hành này, theo lời dạy của Công Đồng, là "cần thiết cho phần rỗi, vì chỉ mình Chúa Kitô là Trung Gian và là Đường Cứu độ, Người hiện diện giữa chúng ta trong Thân Thể Người là Giáo Hội, chính Người đã minh nhiên công bố sự cần thiết của Đức Tin và của phép rửa, đồng thời Người xác nhận sự cần thiết của Giáo Hội mà mọi người phải bước qua cửa phép rửa" (LG 14).
Công Đồng cũng dạy về giáo phận : "Giáo phận là một phần dân Thiên Chúa được giao phó cho một giám mục chăm sóc, với sự cộng tác của linh mục đoàn, để nhờ liên kết với vị chủ chăn của mình và qua Ngài, giáo phận được quy tụ trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc Âm và Thánh Thể, làm thành một Giáo Hội riêng biệt, trong đó, Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thực sự" (CD 11).
Trong Hiến Chế "Anh sáng muôn dân", Công Đồng còn dạy: "Giáo Hội Chúa Kitô hiện diện trong mọi đoàn thể tín hữu địa phương hợp pháp. Những đoàn thể này, vì hợp nhất với các chủ chăn, nên trong Tân Ước cũng được gọi là Giáo Hội" (LG 26).
Như thế giáo phận cũng cần thiết cho phần rỗi. Vậy, cũng như mọi đoàn thể, mọi tổ chức cần được điều hành theo những luật lệ, những quy tắc riêng, giáo phận cần có một tập hợp những quy tắc luật lệ để đảm bảo bản chất, cơ cấu và hoạt động, nhằm chu toàn sứ mạng chung của Giáo Hội phổ quát.
Dĩ nhiên vì thuộc Giáo Hội phổ quát, giáo phận phải tuân giữ luật chung của Giáo Hội. Nhưng vì là Giáo Hội đặc thù, giáo phận cần có những quy tắc luật lệ riêng hướng dẫn mọi thành phần của mình tuân giữ giáo luật, trong những hoàn cảnh cụ thể và những vấn đề cụ thể.
Từ 1932, giáo phận Vinh đã có "Luật riêng Địa phận Vinh" (Directorium Vicariatus Apostolici de Vinh), do Đức Giám Mục An-rê Lê-ông Giu-se Bắc Eloy, Đại diện Tông Tòa lúc đó ban hành. Cứ lời tựa thì cuốn “Luật riêng Địa phận Vinh" đó "tóm lại những điều các Bề Trên đã truyền xưa và thêm một ít điều cần". Cuốn "luật riêng" đó đã đóng trọn vai trò của nó bằng cách thiết lập và "pháp chế hóa" mọi cơ cấu và sinh hoạt trong giáo phận, nhờ đó giáo phận qua năm tháng đã có thể bước vào tuổi trưởng thành với nhiều đóng góp cho sự nghiệp chung của Giáo Hội.
Tuy nhiên, hoàn cảnh lịch sử về mọi phía đã thay đổi nhiều. Nhất là Công Đồng Vatican II đã đem lại một ý thức mới về Giáo Hội học : "Bộ giáo luật 1917 dựa trên nền tảng nặng về hộ giáo, cho nên nhấn mạnh ở cơ cấu pháp lý, với sự chỉ huy chặt chẽ, quy cũ... Với bộ giáo luật 1983, Giáo Hội vẫn là một tổ chức có phẩm trật, nhưng trước đó, Giáo Hội là một mầu nhiệm và một mối thông hiệp" (Lời nói đầu của bộ giáo luật 1983). Những nghị quyết của Công Đồng Vatican II và những nguyên tắc chung của bộ giáo luật mới đã chiếu vào Giáo Hội lữ hành một luồng sáng mới. Đã có một cái nhìn mới trong sinh hoạt của Giáo Hội phổ quát, thì cũng cần một bản hướng dẫn mới cho những vấn đề đặc thù của giáo phận.
Tập chỉ nam giáo phận Vinh này, được ban hành sau nhiều năm hình thành và thể nghiệm, nhằm trao vào tay mỗi thành phần dân Chúa giáo phận Vinh bản hướng dẫn đó.
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Giáo Phận Vinh
1. Giáo phận Vinh nằm giữa lòng Giáo Hội Việt Nam và trong Giáo Hội hoàn vũ. Giáo phận Vinh được tách khỏi giáo phận Tây Đàng Ngoài ngày 27-3-1846, gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần tỉnh Quảng Bình (từ sông Gianh trở ra). Lúc ấy, giáo phận được gọi là Nam Đàng Ngoài, đứng đầu là giám mục Gauthier (Ngô Gia Hậu), gồm có 19 giáo xứ, 66.350 giáo dân, với 4 linh mục thừa sai, 35 linh mục bản quốc, 69 chủng sinh, 75 thầy giảng, 290 giảng sinh, 220 nữ tu Mến Thánh Giá, 350 giáo họ.
Đức Cha Hậu quản trị giáo phận Vinh trong tình hình nước sôi lửa bỏng. Các cuộc bách hại đạo, các cuộc tàn sát thời Văn Thân đã làm cho giáo phận tả tơi xơ xác : nhất là những năm 1874-1876. Cuộc bách hại vừa ngưng, công cuộc phục hồi được khỏi sự ngay.
Nhưng ngày 8-1-1887, Đức cha Hậu qua đời, để lại 54 linh mục Việt Nam, 11 thừa sai, 160 nữ tu, 31 giáo xứ với 72.000 giáo dân (x.kỉ yếu tr.9).
Kế vị là các Đức cha Hòa Croc (1877-1885), Đức cha Trị Pineau (1885-1909), Đức cha Thọ Bellville (1911-1913), và vị giám mục thừa sai cuối cùng là đức cha Bắc Eloy (1913-1946). Cách mạng tháng 8-1945, đức cha Eloy bị ngăn trở không thể trực tiếp quản trị giáo phận được, Ngài đặt một vị tổng Đại Diện lo việc giáo phận, là cha Gio-an Baotixita Trần Hữu Đức. Lúc này giáo phận có 178 linh mục, 195 chủng sinh, 200 nữ tu và 185.000 giáo dân.
Ngày 14-6-1951, Tòa Thánh trao quyền quản trị cho hàng giáo phẩm Việt Nam. Ngày 19-8-1951, công bố nghị định đặc cử cha Gioan Baotixita Trần Hữu Đức làm giám mục Việt Nam tiên khởi giáo phận Vinh. Lễ tấn phong tại giáo phận Thanh Hóa ngày 16-9-1951. Đức Giám Mục G.B. Đức quản trị giáo phậnVinh giữa giai đoạn cực kì khó khăn. Ngài mất ngày 5-1-1971. Đức cha Phê-rô Nguyễn Năng lên thay, Ngài thụ phong giám mục tại Hà nội ngày 12-3-1971 và qua đời ngày 6-7-1978. Đức cha Phê-rô Gioan Trần Xuân Hạp thụ phong giám mục tại Xã Đoài ngày 4-3-1979. Giáo phận vinh trong giai đoạn này đã qua những ngày đau thương của chiến tranh. Dịp toàn xá (1992) mừng 100 năm dâng kính giáo phận cho Mẹ và 146 năm thành lập giáo phận đã tăng sức sống cho dân Chúa.
Tính tới ngày 27-3-1996, đúng 10 năm thành lập giáo phận, giáo phận Vinh gồm có hai Đức Giám Mục, 93 linh mục, 58 đại chủng sinh, trên 300 nữ tu, 14 giáo hạt, 141 giáo xứ, gần 40 vạn giáo dân, không kể con số khá lớn gốc Vinh ở rải rác khắp các miền trong nước và nước ngoài.

II : DÂN THIÊN CHÚA
2. Dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II, Giáo Hội được trình bày như là dân Thiên Chúa. Dân thiên sai này có vị thủ lĩnh là Chúa Kitô "Đấng đã bị nộp vì tội lỗi ta và phục sinh cho ta nên công chính" (Rm 4,25)...địa vị dân này là được vinh dự và tự do làm con Thiên Chúa, và Thánh Thần ngự trong tâm hồn họ như trong đền thờ. Luật của họ là giới răn mới : Phải yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta (x.Ga 13,34). Sau cùng, cứu cánh của họ, tức là phát triển thêm Nước Chúa" (Giáo Hội 9).
3. Giáo Hội là một tổ chức nên cần phải có các thành phần, phải có phẩm trật. Dân Chúa, là một dân có tổ chức, một cộng đoàn, chứ không phải là một đám đông ô hợp. Cần phải có quyền bính để lãnh đạo cộng đoàn. Quyền bính ấy do Chúa ban không phải là để thống trị, nhưng là để phục vụ, nhờ Chúa Thánh Thần hỗ trợ (Giáo Hội 13).
Các thành phần trong Giáo Hội được thể hiện đúng theo mô hình Chúa Kitô đã thiết lập :

Thánh Phê-rô Đức Giáo Hoàng

các tông đồ =T/đồ đoàn Giám mục =G/mục đoàn

các linh mục =lm đoàn linh mục =lm đoàn

các phó tế phó tế

các tu sĩ tu sĩ

giáo dân + các dự tòng giáo dân + các dự tòng.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC GIÁO PHẬN
4. Giáo phận là một phần Dân Chúa được giao phó cho một giám mục chăm sóc, với sự cộng tác của linh mục đoàn, để nhờ liên kết với vị chủ chăn của mình và qua Ngài, giáo phận được quy tụ trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc Âm và Thánh Thể, làm thành một Giáo Hội riêng biệt, trong đó Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền của Chúa Kitô hiện hữu và hành động thực sự" (CD 11). Do đó, Đức Giám Mục có quyền quản trị giáo phận không phải với tư cách là đại diện Đức Giáo Hoàng, nhưng với tư cách là đại diện và thừa ủy của Đức Kitô..."Quyền này Ngài thi hành nhân danh Đức Kitô là quyền đặc thù, thông thường và trực tiếp. Nhưng Ngài phải làm việc theo tinh thần "tập đoàn", không phải theo lối độc đoán, đúng như cuốn giáo luật 1983 đã quy định.
5. Lúc có những việc đại sự trong giáo phận cần phải bàn bạc với dân Chúa, giám mục có quyền triệu tập công nghị giáo phận theo đúng thể thức đã quy định ở điều 460-468 của bộ Giáo Luật.
6. Tòa Giám Mục là trung tâm của giáo phận, là đầu não, gồm các bộ phận chủ chốt gọi là giáo phủ. Giáo phủ gồm có những vị và những bộ phận sau đây :
7. Tổng đại diện giám mục, là vị thay mặt giám mục với những quyền hạn thông thường theo luật định. Nếu giáo phận rộng lớn, giám mục có thể đặt nhiều vị đại diện giám mục với quyền hạn một vùng nhất định hay cho một số công việc nhất định. (đ.475 tt).
8. Các văn thư của tòa giám mục rất nhiều. Phải tổ chức văn phòng, văn khố lưu trữ các hồ sơ. Vậy phải có vị chưởng ấn, phó chưởng ấn, thư kí, lục sự. Thông thường các tòa giám mục có một vị thư kí kiêm chánh văn phòng (đ. 482 tt). Giáo luật quy định rất nhặt về văn khố (đ. 488), nhất là văn khố mật (đ. 490).
9. Cần phải thành lập hội đồng kinh tế để giúp giám mục quản trị mọi tài sản giáo phận. Trong mỗi giáo phận, sau khi đã tham khảo hội đồng tư vấn và hội đồng kinh tế, giám mục phải bổ nhiệm một quản lí, vị này phải thực thành thạo về kinh tài và đức độ ngay thẳng (x.đ 492-494).
10. Linh mục đoàn là tất cả mọi anh em linh mục trong giáo phận hiệp thông với vị giám mục của mình, có trách nhiệm với giám mục trong việc thăng tiến giáo phận. Nhưng không phải lí thuyết suông.
Trong mỗi giáo phận, cần phải thành lập một hội đồng linh mục, tức là một đoàn thể các linh mục đại diện cho tất cả anh em linh mục, với nhiệm vụ tựa như nghị viện của giám mục. HĐLM có trách vụ giúp giám mục trong việc cai quản giáo phận theo quy tắc luật định. (đ.495, x. mẫu nội quy HĐLM).

11. Hội Đồng Tư Vấn của giáo phận gồm có 6 vị do Đức Giám Mục lựa chọn trong các thành viên của HĐLM, với nhiệm kì 5 năm. Nếu cản tòa hay trống tòa thì vị chủ tịch HĐTV là người tạm thời thay thế giám mục để lo việc giáo phận (đ. 502).


12. Theo điều 511 của bộ Giáo Luật, trong mỗi giáo phận nên thành lập Hội Đồng Mục Vụ để giúp Đức Giám Mục đề ra những kết luận thực tiễn về tất cả những gì liên quan đến hoạt động mục vụ trong giáo phận.
Theo nhu cầu hiện tại, Đức Giám Mục cho thành lập những Tiểu Ban sau đây để xúc tiến mọi sinh hoạt trong giáo phận :
13. Ban Giáo Lý : Lo tìm tòi đúc kết về những tài liệu về Giáo Lý cho các lớp, những tài liệu sư phạm cho giáo lí viên, tìm cách nâng cấp mọi mặt cho giáo dân (Nghị quyết của HĐGMVN 1994).
14. Ban Giáo Dân : Cộng tác với ban giáo lý tổ chức các khóa đào tạo các giáo lý viên, các tuần tĩnh tâm, các công tác xã hội, từ thiện, giáo dục thanh niên, gia đình hôn nhân...
15. Ban Phụng Vụ và Thánh Nhạc : Phụ trách việc phụng vụ, thánh nhạc trong cả giáo phận, duyệt các bài thánh ca...

16. Ban Kiến Thiết : Phụ trách kiểm tra, xét duyệt những bản thiết kế cũng như đơn xin xây dựng các nhà thờ xứ họ trong giáo phận ...Nhiệm kì của mỗi ban trên là 5 năm.


17. Giáo Hạt : Là một phần đất trong giáo phận gồm một số giáo xứ, để dể bề quy tụ với nhau, sống tình hiệp thông cho khăng khít hơn. Đứng đầu mỗi giáo hạt là linh mục Quản Hạt (đ. 554).
18. Không nhất thiết một giáo xứ nào đó đương nhiên là hạt sở vĩnh viễn. Một vị quản xứ trong giáo hạt có thể được cử làm cha quản hạt.(đ. 554).
19. Nhiệm vụ của linh mục quản hạt là :

- Cổ vũ và phối hợp hoạt động mục vụ chung trong giáo hạt.

- Lo liệu để các giáo sĩ trong hạt sống đúng bậc mình.

- Lo cho các giáo xứ trong giáo hạt giữ đúng giáo luật.

- Ngài như là anh cả, biết chăm lo cho mọi nhu cầu thiêng liêng, mọi sinh hoạt theo chức năng của các linh mục trong Hạt theo đúng luật giáo phận.

- Linh mục quản hạt cần xem xét những sổ sách của các cha xứ (sổ rửa tội, thêm sức, xức dầu...). Dịp thuận tiện nhất để duyệt sổ sách là dịp đi chầu lượt các xứ trong hạt mình.

- Trong báo cáo tất niên, cha hạt cứ lương tâm mà trình bày những điều Bề Trên cần biết như đã có mẫu quen hỏi (đ. 555).

20. Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết lập cách bền vững trong giáo phận, được giao cho một linh mục quản xứ lo việc mục vụ, dưới quyền giám mục giáo phận . Chỉ có giám mục mới có quyền thành lập hay giải tán giáo xứ (đ. 515).


21. Linh mục quản xứ là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được Bề Trên giáo phận ủy thác cho mình mà thi hành việc săn sóc mục vụ cho cộng đoàn. Ngài được gọi thông phần với giám mục để chu tất nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác cùng các linh mục phó hay giáo dân tùy luật định. (đ.519).
22. Trước khi ủy thác một giáo xứ nào cho một vị quản xứ, giám mục phải cân nhắc tất cả mọi hoàn cảnh, trình độ và khả năng của vị ấy, và tránh mọi thiên vị cá nhân. Nên tham khảo ý kiến cha quản hạt và một vài linh mục khác. Vị quản xứ phải tựu chức trong vòng thời hạn mà Bề Trên chỉ định và phải làm "professio fidei" trước khi tựu chức. (đ. 524, 527).
23. Một giáo xứ có thể có nhiều giáo họ, tức là từng đơn vị tập thể, gồm nhiều gia đình, có những nguyện riêng, có ban hành giáo và ban giáo lí riêng. Các đơn vị này không có tính chất độc lập, mà phải tùy thuộc vào sự quản trị của linh mục quản xứ.
24. Muốn thành lập một giáo họ phải có những tiêu chuẩn này :

- Số gia đình ở gần nhau trong một cụm dân cư.

- Các gia đình ấy nhất trí với nhau xin thành lập giáo họ.

- Có chỗ thuận tiện để xây cất nguyện đường.

- Có đơn hợp thức đệ lên Tòa Giám Mục.
25. Việc chọn giáo họ nào làm họ trị sở, nơi linh mục quản xứ thường trú, là do Đức Giám Mục quyết định, sau khi bàn hỏi những người liên hệ
26.Tài sản chung của các giáo họ cũng như giáo xứ (để lo việc phụng tự) là tài sản của Giáo Hội . Việc sử dụng những tài sản ấy phải tuân theo những quy định chung của Giáo Hội và giáo phận. Nếu gặp việc gì khó xử phải đệ trình về Tòa Giám Mục.
27. Các Hội Dòng : Trong giáo phận có thể có nhiều Hội Dòng có cơ sở hoạt dộng, hoặc thuộc luật Tòa Thánh hoặc thuộc luật giáo phận.
Hội Dòng thuộc luật giáo phận được đặt dưới sự chăm sóc đặc biệt của giám mục giáo phận, nhưng Ngài vẫn tôn trọng những sinh hoạt tự trị của Hội Dòng.
Các Hội Dòng làm ích cho Giáo Hội về rất nhiều phương diện. Họ làm chứng công khai cho Đức Kitô và cho Giáo Hội bằng đời sống gương mẫu, bằng lời cầu nguyện và sự phục vụ hết mình trong các lĩnh vực mà dòng họ chuyên trách. (đ. 573 tt).
28. Tu Hội Đời là một hình thức rất mới mẻ của thế kỉ 20. THĐ là một Hội Dòng tận hiến, trong đó các tín hữu sống giữa đời nhằm tới sự trọn lành của đức tin và dấn thân mưu cầu sự thánh hóa đời ngay từ giữa đời.

THĐ cũng có hiến chương riêng và được Bề Trên có thẩm quyền phê duyệt. (đ710 tt).


29. Các Trường của giáo phận. Để phát triển ơn gọi và huấn luyện, sàng lọc các ơn gọi làm linh mục, từ trước năm 1963 giáo phận đã có những trường huấn luyện là: Chủng viện Dự Bị (còn gọi là Trường Tập), Tiểu Chủng Viện và Đại Chủng Viện. Như vậy, chủng sinh phải được huấn luyện và thử thách ít nhất là 20 năm trước hki lĩnh chức linh mục.
30. Trong hoàn cảnh hiện nay chỉ còn Đại Chủng Viện được hoạt động. Hết chu kì tối thiểu là 6 năm, một ứng sinh có thể trở thành linh mục. Trong thời kì này, việc trọng tâm là : tiếp tục đào tạo nhân bản, huấn luyện tư cách tông đồ, dạy các môn triết học, thần học và các khoa học thánh...hầu giúp các chủng sinh đủ khả năng phục vụ dân Chúa.
31. Toàn thể Dân Chúa, Bề Trên và các vị hữu trách rất băn khoăn lo lắng về việc đào tạo linh mục cho giáo phận. Vì thế vấn đề tìm hiểu và vun trồng ơn gọi phải đặt trọng tâm vào các bậc cha mẹ và nhất là các vị đỡ đầu ơn gọi cho ứng sinh. Các linh mục nghĩa phụ cũng như các cha xứ phải theo lương tâm mình mà lo cho ứng sinh có một nền văn hóa khá. Càng không được quên việc đào tạo nhân bản, huấn luyện tư cách phẩm chất, khả năng của ứng sinh, trước khi thi tuyển vào trường lớn.
IV. HIỆP THÔNG GIÁO PHẬN
32. Giáo Hội là một cộng đồng hiệp thông mà các tác vụ trong cộng đoàn ăn khớp với nhau theo phẩm trật. Đặc biệt nhờ có cấp bậc Thánh chức (giám mục, linh mục, phó tế), mà Hội Thánh được xây dựng như một đền thờ sống động, cùng hiệp thông với nhau trong cùng một đức tin và một tình yêu. Do đó, nếu đánh mất hay làm suy yếu hàng giáo phẩm, ấy là làm suy yếu Giáo Hội, làm héo mòn Giáo Hội. (Kim chỉ nam số 22).
33. Để thi hành chức vụ giám mục cách trọn vẹn và hữu hiệu, Đức Giám Mục cần có sự cộng tác của các linh mục và phó tế. Các linh mục là trợ tá của giám mục và là hiện thân của Đức Giám Mục trong mỗi cộng đoàn. Do đó, giữa các linh mục và giám mục cần có sự hiệp nhất song phương, nghĩa là cần có sự cảm thông của giám mục với hàng linh mục, cũng như của linh mục với giám mục của mình. (LG 28).

34. Trong Giáo Hội hiệp thông còn phân biệt chức tư tế thừa tác (=hàng giáo phẩm) và chức tư tế của cộng đồng các tín hữu, phân biệt nhưng bổ túc cho nhau, cùng cộng tác với nhau để thực thi sứ mệnh mà Chúa Kitô đã ủy thác cho Giáo Hội. Tuy khác nhau về chức vụ nhưng lại hoàn toàn bình đẳng về phạm vi căn bản của người kitô hữu. (LG 33-34).


35. Linh mục nào cũng phải nhập tịch vào một giáo phận, nơi vị ấy sống hiệp nhất với Đức Giám Mục cách đặc biệt để phục vụ một cộng đoàn riêng gọi là giáo phận (CD 11). Với tư cách là linh mục giáo phận, vị ấy phải làm cho giáo phận dấy lên sự hiệp nhất, hiệp nhất giữa các phần tử trong lòng giáo phận và mở rộng sự hiệp nhất tới những ai còn ở ngoài cộng đồng Giáo Hội bằng hành động truyền bá Phúc Âm.
Cũng vậy, mỗi tín hữu phải nhập tịch vào một giáo xứ (trong vòng 6 tháng) để có thể hiệp thông và sinh hoạt với cộng đồng nơi đó. (Kim chỉ nam 26).
36. Những lời nói trên đây không phải là những lời khuyên có tính chất đạo đức, nhưng nó muốn nói lên một cơ sở pháp lý xây dựng trên đức ái. Bộ Giáo Luật cũng như bản Chỉ Nam giáo phận, đặt ra một số nghĩa vụ và quyền lời giữa các phần tử của Giáo Hội với nhau, cũng như giữa các phần tử với Giáo Hội. Tuy phải thi hành trong đức ái nhưng nó ràng buộc bởi đức công bằng. Nếu ai khinh thường mà không thi hành thì sẽ làm tổn thương đến sự hiệp nhất của Giáo Hội.(GL, lời nói đầu).
PHẦN II. NHỮNG VẤN ĐỀ RIÊNG
Chương I. Sứ mạng và nhiệm vụ của giáo phận
37. Để giáo phận được phát triển mọi mặt, cần có sự cộng tác hài hòa của mọi thành phần Dân Chúa, kết hợp với đầu là Đức Giám Mục, hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ. Vì thế, mọi thành phần cần biết rõ và phân biệt ba nhiệm vụ chính cốt : giáo huấn -thánh hóa- và cai quản.
A. Giáo phận với nhiệm vụ giáo huấn
38. Mọi người có nhiệm vụ phải tìm kiếm chân lý, tin nhận các chân lý chứa đựng trong kho Mạc Khải, và tuân giữ các điều Thiên Chúa dạy, dưới sự hướng dẫn của huấn quyền Giáo Hội (đ. 748-754). Do đó nhiệm vụ đầu tiên của giáo phận là phải rao giảng Lời Chúa và giáo huấn.
39. Việc rao giảng Lời Chúa là nhiệm vụ riêng của giám mục. Cùng cộng tác với Ngài là các linh mục trong giáo phận, đặc biệt là các vị quản xứ, các vị phụ trách (đ. 773).
40. Người giáo dân cũng có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa do bí tích rửa tội và thêm sức đòi hỏi. Giảng Lời Chúa bằng đới sống, bằng tiếp cận cá nhân, và bằng mọi phương tiện có thể như sách báo, phim ảnh, hội đoàn...hoặc chia sẻ ở các nhóm...(AA. 5).
41.a.Các linh mục quản xứ phải rao giảng Lời Chúa ít là các ngày Chúa Nhật, lễ trọng, các thánh lễ có đông người tham dự, thánh lễ hôn phối, lễ an táng và các dịp khác.. (quy chế tổng quát 41-42).

b. Cần chú ý rao giảng Lời Chúa trong các dịp làm phúc, tĩnh tâm cho các giáo họ, các giới theo tuổi...


42. Các vị có trách nhiệm mục vụ phải liệu cho giáo dân ở các họ lẻ xa trung tâm giáo xứ được nghe Lời Chúa và được nuôi dường bằng giáo lý một cách có hệ thống để họ có thể sống đạo vững vàng.
43. Chương trình giảng thuyết phải được trù liệu thế nào để trong vòng 3 năm hoặc 5 năm toàn bộ giáo lý Công Giáo được đề cập tới, chứ không phải chỉ có luân lý kèm theo những lời là rầy quở mắng...(CđĐd 322-323).
44. Bên cạnh việc nghe rao giảng Lời Chúa, người giáo dân còn được quyền đón nhận giáo lý một cách có hẹ thống, đặc biệt là các lớp xưng tội lần đầu, lớp then sức, dự bị hôn nhân...(đ. 777).

45. Để giúp đỡ mình trong viẹc huấn luyện giới trẻ, các linh mục cần quan tâm đến việc huấn luuyện, tuyển chọn, nâng cấp cho các giáo lý viên. Đây là việc quan trọng, mọi thành phần dân Chúa phải nhận thức cho rõ và sieng năng học hỏi giáo lý để chính mình có thể trơt thành giáo lý viên.(đ. 776).


46. Tiêu chuẩn để làm giáo lý viên : Phải là người có trình độ văn hóa ít là hết phổ thông, có tư cách đứng đắn gương mẫu, hợp với từng lứa tuổi học sinh... Nên dùng nữ giới làm giáo lý viên cho các em khối sơ cấp.
47.Giáo Hội rất ước ao cho người giáo dân dấn thân vào việc tông đồ, dặc biệt trong công tác giáo lý viên, giáo dục gia đình.. Ban giáo dân giáo phận có nhiệm vụ xúc tiến việc huấn luyện, nâng cấp cho giáo dân trong mặt này. (A.A. 6...; Glđ. 779-780).
48. Mỗi giáo xứ giáo họ rất nên hình thành một tủ sách gồm những tài liệu văn hóa lành mạnh, bổ ích, làm của wan tinh thần cho giáo dân, nâng cao trình độ nhân bản, nhân văn và trí thức cho mọi người. (LG30).
B. Giáo phận với nhiệm vụ thánh hóa
I. Luật nên thánh
49. Luật nên thánh đã được công bố trong Cựu Ước : "Các ngươi phải nên thánh vì Ta là Đấng Thánh" (Lv 19,2) ; và cả trong Tân Ước : "Anh em phải nên hoàn hảo vì Cha trên trời là đấng hoàn hảo" (Mt 5,18).Chúa Giêsu cũng thực hiện luật đó : "Con thánh hiến chính mình để nhờ sự thật họ cũng được thánh hiến" (Ga 17,19).Công Đồng vatican II kêu gpiọ mọi thành phần trong Giáo Hội phải nên thánh và thánh hóa người khác : "Mọi người thấy rõ rằng tất cả mọi kitô hữu bất cứ theo bậc sống nào hay điwạ vị nào đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống kitô hữu, và đến sự trọn lành của Đức Kitô" (LG41).Lời kêu gọi này được cụ thể hóa trong bộ giáo luật 1983 : ‘Tất cả các kitô hữu tùy theo điều kiện riêng mình phải cố gắng hết sức sống đời sống thánh thiện và lo cho Giáo Hội được phát triển và thánh thiện liên lỉ" (đ. 210).
50. Các Đức Giám Mục là chủ chăn thay mặt Chúa Kitô, Linh mục Thượng Phẩm, trong khi chăn dắt đoàn chiên của Chúa cách thánh thiện cvà hăng say, khiêm tốn và can đảm sẽ tìm thấy một phương thế tuyệt diệu để tự thánh hóa mình. (LG41).
51. "Các linh mục kết thành vòng hoa thiêng liêng của hàng giám mục và thông phần vào ân sủng thuộc chức vụ giám mục . Các linh mục phải gia tăng tình yêu Thiên Chúa và tha nhân bằng việc thi hành nhiệm vụ hàng ngày. Tất cả các linh mục, nhất là những linh mục phục vụ giáo phận, phải nhớ rằng việc trung thành và kết hợp quảng đại cộng tác với giám mục là phương tiện rất tốt để thánh hóa chính mình (LG) theo lời khuyên của giám mục khi phong chức : "các con hãy chú tâm tin điều các con đỏc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy" (nghi thức truyền chức). Sống thánh thiện là nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô vậy.(PDV).
52. Các tu sĩ nam nữ là những thành phần ưu tú, được tuyển chọn, được thánh hiến để cộng tác với hàng giám mục và linh mục. Họ phải sống xứng đáng với ơn gọi của mình, thực hiện lời khuyên Phúc Âm khó nghèo, vâng lời và khiết tịnh cách trọn vẹn. Đời sống thánh hiến của tu sĩ nam nứ là những chứng tá cho Tin Mừng, là muối là men, là ánh sáng cho thế gian bằng cách cầu nguyện liên lỉ, yêu thương tha thiết, chỉ tưởng nhớ đến điều chân thật chính đáng và lành thánh và chu toàn mọi bổn phận để làm vinh danh Thiên Chúa (LG43).
53. Các giáo dân là những người sống ở đời hoặc độc thân, hoặc góa bụa hoặc đời sống vợ chồng, hoặc làm cha mẹ. Khi theo lối sống riêng của mình, nhờ ơn Chúa, họ phải suốt đời nâng đỡ và yêun thương nhau. Nhờ đó họ nêu gương cho mọi người về tình yêu thương bền vững và quảng đại, xây dựng bác ái huynh đệ, làm chứng và cộng tác vào sự sinh sản của Giáo Hội Mẹ chúng ta, trở nên dấu chỉ sự hiện diện và tình yêu thương của Chúa Kitô ở giữa trần gian (LG31).
54. Các gia dình, họ đạo, xứ đạo, đoàn thể là những cộng đoàn nhỏ bé, là Giáo Hội tại gia, cũng đóng vai trò rất quan trọng trong mọi sinh hoạt xã hội. Sự thánh thiện của họ dược thể hiẹn trong nếp sống yêu thương đoàn kết lành mạnh, phục vụ công ích. Nhờ đó mọi kitô hữu ngày càng thánh thiện hơn nếu họ biết tin tưởng và lãnh nhận tất cả mọi sự từ tay Cha trên trời và biết cộng tác với thánh ý Thiên Chúa bằng cách biểu lộ cho mọi người biết tình yêu Thiên Chúa đối với thế gian hay chính việc họ phục vụ trần thế. (LG35).
Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 243.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương