Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức



tải về 1.01 Mb.
trang1/15
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.01 Mb.
#13530
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
các mẫu thức

MẠC KHẢI

 

Lm. Lê Công Đức dịch từ



nguyên tác Models Of Revelation

của Avery Dulles, S.J.

do nhà Image Books – New York xuất bản, 1985.

 

NỘI DUNG

- Lời tựa                    

PHẦN MỘT            

Chương I: Vấn đề mạc khải

- Vai trò của mạc khải trong Kitô giáo ngày nay            

- Những khó khăn mà mạc khải đang phải đương đầu  

- Kitô giáo mà không có mạc khải?          

- Phương pháp và các tiêu chuẩn  

- Bố cục của sách này         



Chương II: Việc sử dụng các mẫu thức trong thần học mạc khải   

- Những khuynh hướng gần đây trong thần học mạc khải        

- Từ lịch sử đến tiêu thức luận      

- Các tiêu thức ấy xét như là những mẫu thức    



Chương III: Mẫu thức 1: Mạc khải xét như là giáo lý          

- Chủ nghĩa duy Tin mừng bảo thủ           

- Tư tưởng tân kinh viện Công Giáo         

- Tổng lược               

- Những đóng góp của mẫu thức “xác định””    

- Phê bình mẫu thức “xác định””



Chương IV: Mẫu thức 2: Mạc khải xét như lịch sử    

- Mạc khải xét như “biến cố” trong thần học Anh – Mỹ           

- Mạc khải và lịch sử cứu độ theo Cullmann      

- Pannenberg: Mạc khải xét như lịch sử  

- Tổng lược               

- Những đóng góp của mẫu thức lịch sử  

- Phê bình mẫu thức lịch sử           

Chương V: Mẫu thức 3: Mạc khải xét như kinh nghiệm nội tâm    

- Các thần học gia thuộc mẫu thức kinh nghiệm

- Hình thức của mạc khải   

- Nội dung của mạc khải    

- Thẩm quyền và các tiêu chuẩn   

- Tổng lược               

- Những đóng góp của mẫu thức kinh nghiệm    

- Phê bình mẫu thức kinh nghiệm 



Chương VI: Mẫu thức 4: Mạc khải xét như sự hiện diện biện chứng         

- Những đại biểu hàng đầu 

- Mạc khải, Thiên Chúa, và Đức Kitô      

- Lời của Thiên Chúa          

- Đức tin và các lãnh vực của đức tin       

- Tổng lược               

- Những đóng góp của mẫu thức biện chứng       

- Phê bình mẫu thức biện chứng   



Chương VII: Mẫu thức 5: Mạc khải xét như nhận thức mới

- Những nguồn gốc và các đại biểu          

- Sự chuyển biến nhân loại học    

- Mạc khải xét như tri thức

- Quá khứ, hiện tại và tương lai     

- Thân phận con người       

- Mạc khải và đức tin          

- Tổng lược               

- Những đóng góp của mẫu thức ý thức   

- Phê bình mẫu thức ý thức



Chương VIII: So sánh các mẫu thức

- Điểm tham chiếu chung   

- Những dị biệt                     

- Những tương phản rõ rệt  

- Giá trị và vô giá trị           

- Những lựa chọn thần học

- Sự tìm kiếm có tính biện chứng  

PHẦN HAI

Chương IX: Thông truyền bằng biểu hiệu

- Ý nghĩa của biểu hiệu      

- Biểu hiệu mạc khải trong Kinh Thánh  

- Những đặc điểm chung của biểu hiệu và mạc khải     

- Những ví dụ về mạc khải Kitô giáo       

- Trở lại với năm mẫu thức



Chương X: Đức Kitô – Chóp đỉnh của mạc khải          

- Vấn đề                    

- Đức Kitô là biểu hiệu mạc khải  

- Đức Kitô biểu hiệu và Đức Kitô của giáo lý     

- Đức Kitô biểu hiệu và Đức Kitô của lịch sử     

- Đức Kitô biểu hiệu và Kitô học theo mẫu thức kinh nghiệm 

- Đức Kitô biểu hiệu và Đức Kitô được công bố

- Đức Kitô biểu hiệu và Kitô học “nhận thức mới””



Chương XI: Mạc khải và tôn giáo

- Vấn đề                    

- Mẫu thức xác định và các tôn giáo        

- Mạc khải xét như lịch sử và các tôn giáo          

- Mạc khải xét như kinh nghiệm và các tôn giáo           

- Mạc khải xét như có tính biện chứng và các tôn giáo 

- Mạc khải xét như ý thức mới và các tôn giáo   

Chương XII: Thánh Kinh: Tư liệu của mạc khải        

- Mẫu thức giáo lý và Thánh Kinh

- Mẫu thức lịch sử và Thánh Kinh

- Mẫu thức kinh nghiệm và Thánh Kinh  

- Mẫu thức biện chứng và Thánh Kinh    

- Mẫu thức ý thức và Thánh Kinh 

- Sự thông truyền bằng biểu hiệu và khoa tu từ Thánh Kinh    

- Trở lại với các mẫu thức  



Chương XIII: Giáo Hội – Sứ giả của mạc khải

- Giáo Hội và mạc khải theo năm mẫu thức        

- Sự thông truyền bằng biểu hiệu và Giáo Hội   

- Ứng dụng năm mẫu thức  



Chương XIV: Mạc khải và cánh chung

- Vấn đề                    

- Mạc khải có tính cánh chung trong năm mẫu thức      

- Thông truyền bằng biểu hiệu và cánh chung   

- Phê bình năm mẫu thức   

Chương XV: Sự đón nhận mạc khải

- Vấn đề                    

- Mẫu thức xác định và sự đón nhận mạc khải   

- Mẫu thức lịch sử và sự đón nhận mạc khải      

- Mẫu thức kinh nghiệm và sự đón nhận mạc khải        

- Mẫu thức biện chứng và sự đón nhận mạc khải           

- Mẫu thức ý thức và sự đón nhận mạc khải       

- Việc thông truyền bằng biểu hiệu và sự đón nhận mạc khải 

- Phê bình năm mẫu thức   

Chương XVI: Giá trị của mạc khải theo con người thời nay

- Đại lược                  

- Nhìn lại những khó khăn hiện nay         

- Kitô giáo không mạc khải?         

- Những vai trò của ý niệm mạc khải

 

Lời tựa

Quyển sách này có lai lịch hình thành trên 20 năm. Từ năm 1960 hầu như năm nào tôi cũng phụ trách các « courses » Mạc Khải. Trong những năm đầu, nhằm xây dựng khả tính của mạc khải và trình bày sự kiện mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, tôi đã dạy một « course » chủ yếu có tính minh giáo. Nhưng khi tiếp tục dạy môn này, tôi càng quan tâm nhiều hơn tới những vấn nạn thần học: Mạc khải là gì? Nó được truyền đạt như thế nào? Những vấn nạn này vốn chỉ được đề cập thoáng qua trong các luận đề kinh viện chuẩn mực.

Giáo trình biên khảo có tính kinh điển của René Latourelle năm 1963 là đóng góp chính yếu đầu tiên của Công Giáo về những vấn nạn thần học nói trên, và cho tới hôm nay đó vẫn là một trong những biên khảo hay nhất. Dù không tránh được sự giả định, phương pháp của nó vẫn nổi bật tính lịch sử và sát với tín lý. Biên khảo này là một tóm lược rất khéo léo giáo huấn chính thức Công Giáo về mạc khải cho tới Công Đồng Vatican II (1962-1965) – sau này được phân tích trong bản hiệu đính và được dịch sang Anh ngữ năm 1966.

Khi giảng dạy và thuyết trình về mạc khải, tôi cảm thấy càng ngày càng băn khoăn về vấn đề phương pháp. Luận đề có tính minh giáo thì giả thiết rằng sự tồn tại và bản tính của mạc khải là cái gì người ta đã biết rồi; luận đề ấy chỉ nhằm thuyết phục những kẻ chưa khuất phục. Luận đề tín lý thì giả thiết rằng người ta có thể hiểu biết đầy đủ bản tính của mạc khải bằng cách chấp nhận giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Nhưng vẫn còn đó những vấn nạn: Bằng cách nào mà Giáo Hội tìm thấy được bản chất của mạc khải? Làm sao người ta có thể hiểu biết những điều về mạc khải mà Giáo Hội không lên tiếng? Đâu là mối liên hệ giữa những tuyên bố của Giáo Hội về mạc khải và chính mạc khải?

Những vấn nạn ấy đặt ra thì dễ mà trả lời thật khó. Muốn có một khảo cứu tương đối có giá trị thì người ta phải có một phương pháp. Phương pháp của thần học nói chung là đưa ra một giáo huấn mạc khải và dùng mạc khải làm chuẩn mực. Nhưng dùng một giáo huấn mạc khải để khảo cứu mạc khải thì chẳng khác nào cột trước câu trả lời cho chính vấn nạn mà người ta đang nêu ra. Vì thế, phương pháp chuẩn mực của thần học xem ra không thể vận dụng được.

Có thể chăng xây dựng bản tính của mạc khải một cách phi thần học, bằng những phương pháp của một qui phạm khác, chẳng hạn triết học? Triết học luôn luôn có thể giúp để tránh một số sai lầm, nhưng như ai cũng rõ – nó không biết gì về mạc khải. Nếu chỉ có Thiên Chúa mới nói được về chính Ngài – như Pascal nói – thì cũng vậy, chỉ có mạc khải mới nói được về mạc khải. Cái vòng luẩn quẩn, do đó, xem chừng không thể phá ra được.

Một chút ánh sáng đã đến với tôi khi – được sự giúp đỡ của Michael Polanyi – tôi hiểu ra sự phân biệt giữa hai cách nhận hiểu: mặc nhiên và minh nhiên. Có thể nói rằng tất cả các tín hữu Kitô đều hiểu  một cách mặc nhiên mạc khải là gì, đơn giản chỉ vì họ gắn bó với một tôn giáo mạc khải. Nhưng họ vẫn không có một ý niệm hay lý thuyết chặt chẽ mạch lạc về mạc khải. Vấn đề của thần học là làm sao để chuyển nhận thức từ mặc nhiên qua minh nhiên. Tiêu chuẩn chính yếu là chuẩn mực mặc nhiên của chính đức tin. Thần học về mạc khải – nhờ chuẩn mực này hỗ trợ – cố gắng trình bày về điều vốn ẩn tàng trong nhận thức của tất cả những ai có thể nói lên – trong bối cảnh tôn giáo – rằng: « Tôi tin. »”

Một tia sáng khác nữa đã xảy đến khi tôi bắt đầu ý thức được giá trị của các mẫu thức thần học. Trong nhiều tài liệu khác nhau về đại kết, về Giáo Hội và về đức tin, tôi nhận ra sẽ rất hữu ích nếu làm một cuộc thăm dò dư luận trong đó – để nắm được người ta đồng ý và không đồng ý với nhau ở chỗ nào – và bằng cách này có thể rút ra những vấn đề cần phải được quan tâm. Tôi thấy các ý kiến có thể được xếp vào những nhóm chính – không hơn sáu nhóm. Mỗi nhóm là một quan điểm thể hiện trong những cách trả lời của mình đối với nhiều vấn đề cụ thể. Có thể nhận rõ mối thống nhất căn bản của mỗi nhóm bằng cách lưu ý đến một hệ qui chiếu căn cơ được mọi thành viên của nhóm chia sẻ. Các nhà thần học thuộc các trường phái khác nhau thường bất đồng nhau bởi vì họ làm việc dựa trên những hệ qui chiếu khác nhau – là những cái mà họ nhìn nhận chứ không cật vấn.

Trong thần học về mạc khải, như tôi giải thích ở chương II, những cách tiếp cận có thể được xếp nhóm cho tiện lợi – và có thể xếp thành năm nhóm chính. Căn cứ vào những hệ qui chiếu căn cơ khác nhau, những phương thức này có thể được gọi là những mẫu thức.

Phương pháp xếp loại các mẫu thức rất có ích lợi trong việc nhận ra các vấn đề căn bản được nêu ra, nhưng nó không đắc lực giúp người ta giải quyết các vấn đề ấy. Bảo rằng các mẫu thức này có tính tương hợp là đã « giỡn mặt » với các nhà thần học vốn tẩy chay những mẫu thức của nhau vì cho cái của người khác là bất tương ứng và sai lạc. Sẽ độc đoán nếu chọn một mẫu thức và đào thải những mẫu thức còn lại. Điều chế một mẫu thức mới thì chỉ tổ gia tăng sự phức tạp, chẳng khác gì đẩy thêm một đấu thủ vào cuộc tranh chấp.

Trong tác phẩm này tôi cố gắng để tránh những lối đi dường như bế tắc nói trên. Như độc giả sẽ nhận ra, phương pháp của tôi là suy tư về tiến trình theo đó sự nhận thức đầu tiên và mặc nhiên về mạc khải lộ ra. Tôi cho rằng nhận thức ấy đến qua một hình thức truyền đạt mà tôi gọi là biểu hiệu. Nếu điều nầy đúng thì sự thông truyền bằng biểu hiệu sẽ có thể làm một khí cụ có tính biện chứng để vượt qua những dị biệt giữa các mẫu thức, sửa chữa một số thiếu sót của chúng – và xây dựng một thần học duy nhứt, không dính chặt vào bất cứ một mẫu thức nào. Tri thức luận biểu hiệu được dùng trong tác phẩm này được hữu ý nhấn mạnh tính thần học – chứ không chỉ thuần túy có tính văn chương hay nhân loại học. Quan niệm về biểu hiện của tôi một phần cũng do những tin tưởng của tôi trong tư cách là một Kitô hữu.

Đối với một số độc giả thì những tranh cãi về mạc khải xem chừng như quá trừu tượng và khô khan. Họ dễ bị nghiêng về ý nghĩ rằng tốt hơn thần học đừng quàng lấy sự rắc rối của những vấn đề này. Hạn từ « mạc khải » đâu thấy có trong các Kinh Tin Kính và cũng không phải là một hạn từ trung tâm của Thánh Kinh. Những luận đề về mạc khải đã không bắt đầu được viết mãi cho tới thế kỷ Ánh Sáng, để tranh biện với phái duy thần luận. Nhưng kể từ thời kỳ ấy các nhà thần học đã nhận ra rằng có một học thuyết về mạc khải ngầm chứa trong mọi xác quyết cơ bản của thần học. Những cuộc tranh luận lớn về thần học tựu trung là do những nhận hiểu khác nhau về mạc khải – là cái vốn vẫn được xem như hiển nhiên. Những cuộc tranh biện gay gắt trong thế kỷ này của chúng ta về thần tính của Đức Kitô, về tính cách không lầm lẫn của Thánh Kinh, về tính bất khả ngộ của Giáo Hội, về thần học thế tục và thần học chính trị và về giá trị của các tôn giáo khác hẳn là không nằm ngoài những xung đột đủ cách về mạc khải.

Mạc khải đã trở thành một đề tài lớn của thần học Tin Lành thế kỷ 20: Karl Barth, Emil Brunner, Rudolf Bultmann, H. Richard, Niebuhr và Paul Tillich v.v… đã viết những tác phẩm mà tới nay đã trở thành kinh điển về đề tài mạc khải, nhưng những cách nhìn của họ cần được khảo sát lại theo những nhãn giới của chúng ta hôm nay.

Thần học Công Giáo trước Công Đồng Vatican II chẳng có mấy biên khảo về mạc khải, mà lại chủ yếu có tính minh giáo. Vatican II đã đưa đề tài này vào một trong 2 hiến chế tín lý của mình (Dei Verbum) – hiến chế kia (Lumen gentium) nói về Giáo Hội. Kể từ Vatican II, nhiều biên khảo chuyên đề phê bình và lịch sử về mạc khải và nhiều tài liệu chú giải Hiến Chế Dei Verbum đã được xuất bản, nhưng chúng ta vẫn thiếu một công trình nghiên cứu bao quát về mạc khải, đặc biệt từ quan điểm thần học nền tảng. Trong tác phẩm này tôi mang hoài bão lấp đầy chỗ trống đó.

Có hai hạn chế mà tác phẩm này không tránh được. Thứ nhất, tôi tập chú vào khung cảnh thần học hiện đại và hữu ý tránh những vấn đề lịch sử thuộc truyền thống thần học quá khứ. Tôi thừa nhận tầm quan trọng của những vấn đề lịch sử này, nhưng việc nghiên cứu chúng sẽ đẩy các việc khảo sát lùi về thời gian quá khứ – và sẽ gây xáo trộn cho một tác phẩm đặt tiêu điểm là những vấn đề đương thời. Thứ hai, tác phẩm này, xét như một đóng góp cho thần học cơ bản, sẽ có tính ngoại tín lý (predogmatic). Một khi thần học cơ bản đã làm sáng tỏ cách tìm hiểu mạc khải thì công việc còn lại sẽ là nghiên cứu mạc khải trong bối cảnh của một hệ thống thần học toàn diện. Một công trình nghiên cứu như thế chỉ có thể được thực hiện thông qua việc xem xét đến những vấn đề thần học khác, chẳng hạn giáo thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi, về Kitô học và về thần học ân sủng. Ngần nào có thể, tôi sẽ tránh can dự vào những luận điểm bị tranh biện trong những luận đề thần học nói trên, vì công việc đó nằm ngoài khuôn khổ của tác phẩm này.

Cách đây hơn 10 năm tôi có xuất bản một biên khảo ngắn: Thần Học Mạc Khải – Một Lịch Sử (1969). Khi viết tác phẩm đó tôi dự tính sẽ tiếp tục công việc trong một nghiên cứu có hệ thống nhưng rồi trong những năm ấy sự quan tâm của tôi bị thu hút về những vấn đề thuộc Giáo Hội học. Tác phẩm sau đó của tôi là cuốn « Những Mẫu Thức Giáo Hội » – trong mức độ nào đó là một báo trước về phương pháp mà tôi sử dụng trong quyển sách này. Nhưng không có sự tương ứng song song hoàn toàn giữa hai quyển. Trong tác phẩm này, tôi quan tâm đến việc vượt qua những xung khắc nhiều hơn so với trong « Những Mẫu Thức Giáo Hội » là quyển sách được xem như là một tổng hợp những gì người khác đã nói.

Tôi bắt đầu viết quyển này vào năm 1977, lúc mà tôi được mời cộng tác với Trung tâm Wilson ở Washington, D.C. Vào cuối năm đó tôi đã viết một bài mang tựa đề « Cơ Cấu Biểu Hiệu Của Mạc Khải » đăng trong tạp chí Nghiên Cứu Thần Học, tháng 3, 1980. Sau năm 1977 tôi không dành được thì giờ để xúc tiến dự án của mình – mãi cho đến niên khoá 1981-82. Khi tôi được giao chức vụ một năm giữ ghế Thomas I. Gasson tại Boston College. Với công việc giảng dạy tương đối nhẹ nhàng và không phải chịu trách nhiệm quản lý, tôi đã sắp xếp được thời giờ để hoàn thành dự án mà mình đã bắt đầu ở Trung Tâm Wilson.

Tôi chân thành ghi ơn ông giám đốc và ban giám đốc Trung Tâm Wilson mà tôi đã cộng tác, và chân thành ghi ơn cộng đoàn dòng Tên ở Boston College đã ưu ái trao cho tôi ghế của Gasson. Tôi đặc biệt mang ơn 4 đồng nghiệp đã đọc và góp ý cho bản thảo của tác phẩm này, đó là: Gabriel Fackre, tu viện trưởng, giáo sư thần học, Trường Thần Học Andover Newton – Newton, Massachusetts; Gerald O’Collins, S.J., giáo sư thần học tại Đại Học Gregorian, Rome; Lucien J. Richard, O.M.I., giáo sư tại Trường Thần Học Weston, Cambridge, Massachusetts; và Giáo Sư Frans Jozef van Beeck, S.J., Boston College. Tôi cũng xin cám ơn Walter J. Burghardt, S.J., biên tập viên tập san Nghiên Cứu Thần Học, đã cho phép tôi được sử dụng lại những phần trong bài viết “Cơ Cấu Biểu Hiệu Của Mạc Khải” cho chương IX của tác phẩm này. Các biên tập viên đầy thịnh tình đối với tôi tại nhà xuất bản Doubleday, John B. Breslin, S.J.; Robert T. Heller đã cho những ý kiến quí báu trong quá trình xây dựng tác phẩm này. Tôi cũng hết lòng ghi ơn thư ký của tôi ở Boston College là cô Ruth J.G. Michelson đã vất vả đánh máy cả hai lần bản thảo tác phẩm này.

Khi sửa chữa lần cuối cùng tôi đã không đưa vào một thay đổi đáng kể nào ngoại trừ việc tăng cường một đoạn kết mới – tôi nghĩ đó là việc cần thiết để phòng tránh những hiểu lầm như đã thấy phản ảnh nơi một số báo chí phê bình. Tôi cũng làm lại phần liệt kê từ ngữ để bạn đọc sử dụng dễ dàng hơn. Việc ký số trang vẫn không có gì thay đổi.

Avery Dulles, S.J.
Phần Một

CHƯƠNG I

VẤN ĐỀ MẠC KHẢI

Vai Trò Của Mạc Khải Trong Kitô Giáo Ngày Nay

Trong bất cứ nền văn minh nào cũng có những nhà tư tưởng quan tâm đến nền tảng cuối cùng của các thực tại, ý nghĩa và giá trị. Một số truyền thống cho rằng nền tảng này thuộc một trật tự thiêng liêng và siêu việt mà một cách nào đó thế giới thường nghiệm của chúng ta cắm rễ vào. Cái nhìn này – có thể gọi là cái nhìn có tính tín ngưỡng và siêu hình – được thấy phổ biến nơi các hệ thống triết học Hy Lạp, các tôn giáo Đông phương và Tây phương.

Các tôn giáo lớn ở Tây phương là Do thái, Kitô và Hồi giáo dựa trên xác tín rằng sự hiện hữu của thế giới cũng như ý nghĩa và giá trị cuối cùng của mọi sự trong thế giới đều tùy thuộc vào một Thiên Chúa có ngã vị – Đấng vừa phân biệt với thế giới và mọi sự trong thế giới, vừa là thực tại tuyệt đối, sự thiện tuyệt đối và quyền năng tuyệt đối. Những tôn giáo này tuyên bố rằng nhận thức căn bản của mình không được rút ra từ sự ước đoán thuần túy của con người – là cái có tính mò mẫm và không chắc – nhưng là rút từ lời chứng của chính Thiên Chúa, nghĩa là từ một mạc khải thần linh được ban cho trong lịch sử.

Đức tin và thần học Kitô giáo trong gần 2000 năm nay đã được biện giải dựa trên xác tín rằng Thiên Chúa đã trao một mạc khải vững chắc và thường xuyên về chính Ngài trong các giai đoạn Thánh Kinh – một mạc khải không ngừng được đào sâu với các tổ phụ, với Môsê, với các tiên tri cho tới khi đạt tới điểm mức không thể vượt qua nơi Đức Giêsu Kitô. Giáo Hội Kitô trải bao thế kỷ được gắn chặt vào mạc khải này và đã cố gắng truyền thông, bảo vệ nó và giải thích các nội dung hàm chứa trong nó.

Ý niệm về mạc khải bàng bạc trong Thánh Kinh và trong thần học của các thế kỷ đầu tiên, nhưng vì mạc khải được xem là hiển nhiên, nên người ta đã không có mấy cố gắng để chứng minh sự hiện hữu của mạc khải hoặc để xác định ý niệm mạc khải nhằm phân biệt nó với bất cứ cái gì có thể đối lập với nó – chẳng hạn như kiến thức được đắc thủ tự nhiên. Phạm trù nầy bắt đầu trở thành thời sự vào thế kỷ 16, khi mà thần học chính thống – cả Tin Lành và Công Giáo – đều nại vào mạc khải để làm lý chứng cho những tuyên tín của mình. Vào thế kỷ 17 và 18, học thuyết về mạc khải được khai triển thêm để chống lại phái duy thần luận, là những người chủ trương rằng lý trí con người, tự nó có thể xây dựng tất cả các chân lý chủ yếu của tôn giáo. Quan niệm có tính minh giáo về mạc khải được hình thành trong thế kỷ Ánh Sáng, bị tấn công và được bảo vệ trong thế kỷ 19 – khi phái tiến hóa chủ trương rằng mọi chân lý tôn giáo đều là kết quả của sự tìm hiểu của con người, và khi phái duy nghiệm phủ nhận khả năng hiểu biết về thần linh của trí khôn con người.

Khoảng cuối thế kỷ 19, các Giáo Hội Kitô giáo đã có được một học thuyết đầy đủ và có tính hệ thống về mạc khải xét như một kho tàng chân lý được xây dựng trong các thời kỳ của Thánh Kinh và được truyền đạt một cách trung thực qua Thánh Kinh và qua giáo huấn của Giáo Hội. Đối với các Kitô hữu trung thành với giáo thuyết này thì mạc khải được xem như nền tảng cho đời sống tôn giáo của cá nhân, cho sứ mạng của Giáo Hội và cho phương pháp của thần học. Chúng ta hãy xem xét vắn tắt về mạc khải lần lượt theo ba khía cạnh này.

Trong đời sống riêng tư của người tín hữu, thái độ Kitô giáo căn bản là đức tin – theo ý nghĩa là một lời đáp trả trong niềm tin trước Lời mạc khải của Thiên Chúa. Ý niệm như thế về đức tin, vốn rất thông thường đối với đa số Kitô hữu, được Công Đồng Vatican I (1870) diễn tả như sau: “Giáo Hội Công Giáo dạy rằng đức tin, tức khởi điểm của ơn cứu độ con người, là nhân đức siêu nhiên – theo đó, nhờ ân sủng của Thiên Chúa khích động và hỗ trợ, chúng ta tin những điều Ngài đã mạc khải là đúng thật, không phải vì tính xác thực tự thân của những điều đó như được năng lực tự nhiên của lý trí nhận hiểu – mà vì quyền năng của chính Thiên Chúa là một Đấng đã mạc khải chúng và là Đấng không thể lầm lạc hoặc bị lung lạc.

Nếu không có hành vi mạc khải trước của Thiên Chúa thì đức tin sẽ không có nền tảng cũng chẳng có đối tượng; và nếu không có đức tin thì tất cả tòa nhà Kitô giáo sẽ sụp đổ.

Giáo Hội nhìn nhận mình được ủy trao sứ mạng gìn giữ và rao giảng mạc khải mà Đức Kitô đã ủy thác cho mình. Được khai sinh do mạc khải thần linh, Giáo Hội khẳng định mình có quyền ăn nói với các phần tử của mình và với cả nhân loại nhân danh Thiên Chúa mạc khải. Vào năm 1941, Emil Brunner, một nhà thần học Cải Cách nổi tiếng người Thụy Sĩ, đã viết: “Tất cả những gì Giáo Hội công bố và giảng dạy đều là cố gắng để trình bày bằng ngôn ngữ nhân loại chân lý mà mình đã nhận lãnh. Vì thế, chỉ có mạc khải thần linh là duyên do, là chuẩn mực và cũng là nội dung của sứ điệp mà Giáo Hội rao giảng.” Bởi đó, hệ quả tất nhiên là mạc khải được coi như tiêu chuẩn cuối cùng để giải quyết những cuộc tranh luận giữa các Kitô hữu.

Thần học – đối lập với triết học về tôn giáo – thường được định nghĩa là một suy tư có tính qui phạm về đức tin, và do đó cũng là về mạc khải, thánh Ansenmô, vị Tổng giám mục Canterbury hồi thế kỷ 11, đã tự mô tả mình là “một người phấn đấu để nâng tâm trí mình lên chiêm ngắm Thiên Chúa – và là người tìm cách để thấu hiểu những gì mình tin.” Thánh Tôma Aquinô, thế kỷ 13, đã trình bày “khoa học thánh” (mà ngày nay ta gọi là thần học) là “học thuyết về Thiên Chúa dựa vào mạc khải thần linh.” Karl Rahner, một thần học gia Công Giáo nổi tiếng vào bậc nhất thời nay, đã đưa ra cách định nghĩa sau đây về thần học: “Thần học là khoa học về đức tin. Đó là việc giải thích và biện biệt một cách có ý thức và có phương pháp về mạc khải thần linh mà người ta đã đắc thủ trong đức tin.” Theo nhiều người nghiên cứu thần học thì thần học cố gắng phục vụ Giáo Hội và các phần tử trong Giáo Hội bằng việc khảo sát những giáo thuyết và những thực hành hiện tại trong ánh sáng của mạc khải thần linh, bằng việc vạch trần những sai lầm về tín lý không tương hợp với mạc khải, bằng việc đưa ra những giải thích khả niệm về những nội dung và những ý nghĩa của mạc khải và bằng việc làm sáng tỏ những niềm tin của cộng đoàn Kitô hữu dựa trên nền tảng mạc khải. Và khi làm tất cả những mặt này – phê bình, tranh biện, khẳng ước, và minh giáo – thần học đều giả định trước sự tồn tại và tính khả tri của mạc khải thần linh.

Dựa vào ba chức năng ấy của mạc khải, người ta dễ dàng hiểu được tại sao các nhà thần học Kitô giáo thuộc nhiều trường phái và truyền thống khác nhau có thể cùng nhất trí với nhau về vai trò giềng mối của mạc khải. Vào đầu thế kỷ này, Herman Bavinck, một môn đồ phái Calvin người Hà Lan – đã khẳng định: “Thực tại mạc khải quyết định sự sống còn của Kitô giáo.” Ông cho rằng điều đó đặc biệt đúng cho thần học:

« Cũng như khoa học không bao giờ đi trước đời sống – mà luôn đi sau nó và phát xuất từ nó, thì khoa nhận thức về Thiên Chúa cũng dựa trên sự mạc khải của Ngài. Nếu Thiên Chúa không hiện hữu hoặc nếu Ngài không tự mạc khải và do đó không thể tri thức được Ngài – thì tất cả tôn giáo đều là ảo tưởng và mọi thần học đều là sự vẽ vời. »

Mới đây, năm 1970, một thần học gia Công Giáo người Đức là Walter Kasper đã phát biểu không kém mạnh mẽ. Ông khẳng định rằng đối với thần học hiện đại thì mạc khải mô tả “sự giả định, căn bản, ý nghĩa và chuẩn mực cuối cùng của tất cả những gì làm nên Kitô giáo.”


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương