Thần Học Luân Lý



tải về 0.9 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#15361
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3. Khế ước (Contracts)

 

Khế ước là sự chấp thuận hỗ tương giữa hai hoặc hơn hai người tìm cách dung hòa quyền lợi liên kết.



Đối tượng khế ước cần phải:

- Thực hiện được, - Thuộc về lẽ phải Ví dụ: Không ai có quyền bán vật gì không thuộc về mình, - Tốt về mặt luân lý.  - Được thẩm định thành giá . Ví dụ: Công việc, sản phẩm, hoặc ít ra món quà. Không thành giá cả Ví dụ: chỉ đường cho ai.

Chủ thể khế ước phải:

- Có khả năng làm khế ước. Ví dụ: người sử dụng được trí khôn.  - Đồng ý trong ngoài, - Cả đôi bên, - Làm khế ước rõ ràng bên ngoài, - Tự do.

 

Nguyên tắc:



" Những lời hứa và những khế ước (hợp đồng) phải được giữ khi sự ký kết được coi là công bằng theo luân lý.

 

4. Di chúc (Last will)

Di chúc là tuyên bố liên quan đến việc giải quyết (disposal) tài sản (property) của ai sau khi chết.

 

Nguyên tắc:



" Theo luật nhiều Nước, đòi người làm khế ước với người di chúc phải 18 tuổi trở lên.

" Di chúc được làm với người không sử dụng được lý trí, hay vì áp lực (pressure of force) hoặc sợ hãi bất công nặng (grave unjust fear) thì không thành (invalid).

" Trong di chúc, phải tránh những điều không thể thi hành (impossible), vô luân hoặc vô phép (illigal conditions).

" Di chúc viết  thành sự (validity), có giá trị pháp lý (legal formalities) khi người làm di chúc (testator) ký hoặc ghi dấu hiệu (nếu không biết viết) vào tờ di chúc trước hai chứng nhân.

" Người làm di chúc (testator) có bổn phận phải chia phần gia tài cho những người thân gần nhất là vợ và con cái cần sự trợ giúp, rồi đến cha mẹ, anh em, nếu họ túng thiếu. Rất nên giúp người nghèo khó.

" Những người thừa kế (heirs), thông thường dù theo luân lý hay pháp lý (judicial obligation) không có bổn phận phải nhận gia tài thừa kế (inheritance), nhưng nếu đã nhận thì phải lo trả nợ (debt) và thi hành những bổn phận khác cách sớm sủa.

" Nếu là di chúc tài sản cho Giáo hội, coi Giáo luật các  số 1299-1310.

 

5. Thời hiệu (Prescription)

 

Thời hiệu là chiếm hữu chủ quyền dưới những điều kiện (condition) nào đó hoặc sau một thời gian (period) được luật xác định. Thời hiệu cần để khỏi áy náy lương tâm, chăm sóc tới của cải hơn.



Điều kiện để chiếm thời hiệu:

            a/- Theo bản chất đồ vật (thing or claim).  Ví dụ: Công viên công cộng, đường phố...không thể thành thời hiệu cho tư nhân  (GL 199; 1362 Tố quyền hình sự)

- Động sản (movable goods) như vàng bạc...thời gian sẽ ngắn hơn. (coi thêm GL 1270 và 197).

            b/- Theo thời gian dài đủ: Ngày nay thời gian cần để chiếm hữu bất động sản (immovable goods) là 20 năm Ví dụ: đất đai.

            c/- Theo chính danh (good title) rất cần để chiếm hữu.  Ví dụ: Đó là đồ tặng, đồ bán, đồ thừa kế, hoặc Ngay tình (good faith): là phán đoán với ý ngay rằng mình chiếm hữu của đó không lỗi công bằng. (GL 198)

 

3. XÂM PHẠM QUYỀN TƯ HỮU

(Violation of proprietary rights)

 

Nguyên tắc:



1. " Chỉ kể là xâm phạm tài sản ai khi chiếm hữu của cải  họ cách bất công theo nghĩa chặt, nếu không chỉ là lỗi đức ái. Ví dụ: Tự ý đến chiếm tiền, của, đất của ai…, ghét ai nên không giập lửa để cháy rừng của họ.

 

2. " Trọng tính của tội bất công căn cứ trên tài sản bị hại nhiều hay ít, của người giầu hay nghèo:



do đó, cùng một thứ xâm phạm mà qui trách khác nhau.

(Kể là lỗi nặng, những ai xâm phạm tài sản người khác bằng số tiền người đó làm nuôi sống họ và gia đình họ trong một ngày, tùy theo điều kiện sinh sống của người bị xâm phạm. Nuôi sống đây phải kể lương thực, áo quần nhà ở...số tiền sẽ thay đổi theo điều kiện sinh sống của mỗi cá nhân, và lợi tức khác nhau trong mỗi quốc gia. Nói cách chặt chẽ, số tiền từ 100 đôla trở lên)

 

 3. " Không là tội nặng theo công bằng, nếu không gây buồn khổ lớn lao cho cá nhân hoặc cộng đoàn, tuy nhiên có thể có lỗi nặng phạm đức ái. Ví dụ: Một người tuy mất ít của nhưng lại rất buồn sầu vì tiếc xót.



 

 

            1. Gian lận (Fraud)



 

- Gian lận là chiếm hữu cách bất công của cải người khác dưới chiêu bài chân thật trong hình thức khế ước nào đó.

- Kinh thánh đã cấm điều này: "Các ngươi sẽ không làm điều bất công khi phân xử, khi đo đạc, cân lường, dung tích. Các ngươi hãy có đòn cân công minh, quả cân công minh" (Lv 19,35-36).

- Gian lận có nhiều hình thức: - Tăng giá, - Lừa dối về phẩm, về lượng, cân giả, nhãn hiệu giả, trốn thuế, tìm cách vỡ nợ (bankruptcy)...

- " Mọi hình thức gian lận đều bị luân lý qui trách tùy nặng nhẹ, vì lỗi công bằng, bác ái.

 

2. Cho vay nặng lãi và tiền lời (Usury and profiteering)

 

- Kinh Thánh Cựu Ước không cho lấy lời anh em mình (Xh 22,25; Lv 25,3; Nl 23,19). Tân Ước:"Hãy cho vay mượn, cho dù không trông báo đền, vì phần thưởng các ngươi sẽ lớn lao" (Lc 6,35).



- Đòi lãi nặng trên sự túng thiếu của người khác là điều đáng xấu hổ, và lỗi công bằng.

 

4. Trộm cắp (Theft)

 

- Trộm cắp là chiếm đoạt của gì thuộc về người khác, trái ý chủ của.



- Kinh Thánh kết tội này nhiều nơi khác nhau: "Ngươi không được trộm cắp" (Xh 20,15; Nl 5,19); Mt 19,18; Mc 7,20; 1 Cr 6,10).

- "Thẩm định trọng tội về tội trộm cắp, các nhà luân lý cho rằng: kể là lỗi nặng, những ai lấy của người khác bằng số tiền người đó làm nuôi sống họ và gia đình họ trong một ngày, tùy theo điều kiện sinh sống của người bị xâm phạm. Nuôi sống đây phải kể lương thực, áo quần nhà ở...số tiền sẽ thay đổi theo điều kiện sinh sống của mỗi cá nhân, và lợi tức khác nhau trong mỗi quốc gia. Nói cách chặt chẽ, số tiền từ 100 đôla trở lên. Tuy nhiên, tại các quốc gia thịnh vượng, số tiền phải lên tới 2, 3 trăm đôla mới kể là tội trọng.

 

5.  Lấy trộm mà không mắc tội:

           

            1- Khi túng thiếu ngặt nghèo (Extreme need).

"Khi một người gặp trường hợp khẩn thiết, người nghèo đói có quyền lấy từ sự giầu có của kẻ khác cái mà chính họ cần" (GS 69).  Khẩn thiết, Ví dụ: Có thể mất mạng, sức khỏe, tự do, tài sản quan trọng mà không thể tự giúp mình.

 

Nguyên tắc:



Để việc lấy trộm thực phẩm hợp pháp cần:

" Nhu cầu thật cần thiết (extreme) không lấy thì chết đói, không mong kiếm đâu ra. - Chỉ có cách lấy trộm, hỏi hoặc xin thì không ai cho.  - Người bị lấy trộm không đâm ra túng cực. - Chỉ lấy để nuôi sống chứ không xài dư thừa. - Nên lấy sau khi tới vay hoặc xin mà không được.

           

            2- Lấy bù kín đáo (Occult Compensation).

Là chủ nợ (creditor) lấy lại cách bí mật cái mà con nợ (debtor) phải trả cho chủ nợ.

 

Nguyên tắc:



"Việc lấy lại cách kín đáo chỉ hợp pháp khi:

- Phải thực sự có quyền lấy Ví dụ: lương không trả, bị trừ lương bất công, làm thêm giờ không trả thêm tiền, trả lương bất công với việc nặng nhọc, bán giá hạ nhưng lại thiếu cân, đồ xấu.

- Nếu lấy cách khác sẽ gặp bất tiện nặng. Ví dụ: đánh lộn, tù tội.

- Không hại gì cho tha nhân. Ví dụ: tha nhân bị nghi ngờ ăn trộm.

- Nếu sau con nợ lại bù cho chủ nợ cách nào đó, thì chủ nợ liệu âm thầm trả lại của đã lấy bù kín đáo cho chủ nợ.

 

Tóm tắt của GlCg92: " Kể là bất chính về luân lý những việc như a/Đầu cơ để thay đổi giá cả cách giả tạo nhằm thủ lợi và làm thiệt hại người khác, b/ Hối lộ để làm sai lệch những quyết đoán của người thi hành pháp luật, c/ Tự chiếm hoặc sử dụng riêng cho mình những tài sản của xã hội, hoặc của xí nghiệp, d/ Làm ăn cẩu thả, gây hư hại cho người thuê mình, đ/ Gian lận thuế, e/ Giả mạo các hóa đơn hoặc các chi phiếu, g/ Chi tiêu quá đáng (lãng phí). Cố ý gây thiệt hại cho tài sản tư hoặc công, đều nghịch với luân lý và phải bồi thường (2409).

 

 

4. BỒI HOÀN THIỆT HẠI



(Restitution for violation of proprietary rights)

Đền bù không phải chỉ có nghĩa hẹp là đền bù những gây hại bất công, nhưng cũng có nghĩa đền bù những đả thương thể xác, hiếp dâm, ngoại tình, hạ giá (defamation) và làm nhục (dishonor).  Nhưng trong những trường hợp này thiệt hại đã mất không thể phục hồi lại được (restored anymore) , chỉ còn cách bồi thường (compensation) hoặc làm việc đền tội (satisfaction).

 

            * Bồi hoàn của bất công (Restitution of unjust possession)



 

- Của trộm cắp buộc phải bồi hoàn vì 3 nguyên tắc sau:

" Của thuộc về chủ "(res clamat domino),

" Của lời chủ được" (res fructificat domino)

" Của hư chủ chịu" (res perit domino).

- " Con cái lấy của cha mẹ, thường không buộc đền bù, chỉ cần xin lỗi, hoặc làm việc giúp đỡ gia đình đền bù lại, hoạc tùy theo ý cha mẹ.

 

- Chiếm giữ của có thể xảy ra trong 3 trường hợp sau:



                       

1. Chiếm giữ gian tình (possessor in bad faith) là khi người nào biết của thuộc về ai mà cố tình giữ của ấy lại cho mình. Trường hợp này giống như ăn trộm.

 

Nguyên tắc:



1- " Người gian tình phải giữ của, hoa lợi, trả lại cho chủ như cũ càng sớm càng tốt. Kết quả lao công, chi phí y bỏ ra để giữ của, để sửa… có thể thương lượng để chủ hoàn lại.

 

2- " Nếu của bị mất, đã cho đi, bán đi, tiêu hủy đi, hắn vẫn phải đền trả theo công bằng.

 

2. Chiếm giữ ngay tình (possessor in good faith) là khi người nào không biết mà giữ của cải của ai. Ví dụ: mua về, người ta cho, tưởng là của họ chứ không biết là của trộm.



 

Nguyên tắc:



1- " Người chiếm giữ ngay tình của nhặt được, khi biết chủ của, phải trả lại cả của lẫn hoa lợi càng sớm càng tốt. Nếu cố tình giữ lại thì phải bồi thường thiệt hại, vì chủ nó đang đau khổ. Có thể giữ lại một ít hoa lợi và xin lại tiền sửa chữa nếu cần.

 

2- " Nếu đã xài hết hoặc hủy đi, thì không buộc bồi thường.

 

3. Chiếm giữ nghi tình (possessor in doubtful faith) là khi có lý đủ, nhưng không chắc, rằng đang giữ sai của cải của ai.



 

Nguyên tắc:



- "  Khi hồ nghi, phải điều tra để tìm ra chủ của. Nếu đã gắng mà tìm không ra thì trở nên chiếm giữ ngay tình, có thể giữ lại làm của mình.

 

 



5. BỒI HOÀN TRỐN THUẾ (Restitution for tax evasion)

 

Nguyên tắc:



1- " Trả  thuế công bằng (just taxes)là điều buộc theo lương tâm. Ai trốn thuế thì lỗi công bằng, buộc phải đền bù, vì giữa người dân và nhà Nước coi như có giao kèo, một bên lo cho dân, bên kia nộp thuế giúp phương tiện.

 

2- " Trên nguyên tắc, phải đền thuế trốn cho nhà Nước nếu không gặp bất tiện nặng, nếu có bất tiện nặng thì cho hội từ thiện một món quà tặng với ý định đền bù.

 

3- " Trường hợp kẻ phải trả thuế đã rơi vào cảnh khốn cùng (financial distress) đến nỗi đe dọa việc làm ăn hiện tại của ông ta, và nhu cầu nuôi sống gia đình, thì không phải đền gì cả (restitution may not at all), đàng khác lợi tức quốc gia cũng không cần đến món tiền đền đó trong lúc này. (Haring, The Law of Christ vol. III, 1966,494).

 

 



6. CÁCH NHẬN BỒI HOÀN (Recipient of restitution)

 

Nguyên tắc:



1- " Người nào đau khổ vì thiệt hại bất công, người đó được nhận bồi thường. Nếu người này đã chết thì bồi thường cho con cháu họ. Nếu là pháp nhân thì bồi thường cho tổ hợp, công ty hay hội của họ, hoặc cho người nghèo, hội bác ái, cho trường công giáo.

 

2- " Nếu có thể thì đền của cho chủ có của ấy.  Nếu có bất tiện nặng thì được đền bằng tiền, trừ khi chủ không nhận tiền, lúc đó phải đợi giải quyết cách khác.

 

3- " Có thể bồi hoàn mà không cho chủ nhân biết, bằng cách tặng chủ nó một món quà, nhưng liệu đừng nhận quà đáp lễ.

 

4- " Tôi tớ và công nhân có thể đền bằng cách làm thêm việc cho chủ hoặc làm cách khôn ngoan cẩn thận hơn.

 

5- " Bồi hoàn phải làm càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, chủ càng đau khổ hơn, do đó lại phải bồi thêm phần thiệt hại.

 

7. CÁCH THA BỒI HOÀN (Excuses of restitution)

 

Nguyên tắc:



1- " Sự tha thứ hoặc bằng phát biểu, hiểu ngậm, hay có lý hết phải đền, nhưng nếu cần, nên hỏi người khôn ngoan.

 

2- " Sự bất lực thể lý và luân lý cho phép đình hoãn bồi hoàn. Nếu bất lực vĩnh viễn, thì tha thứ vĩnh viễn. Ví dụ: Đã trở nên quá túng bấn, làm ăn mãi cũng vẫn nghèo mạt rệp.

 

3- " Sự bất lực luân lý, nếu con nợ có nhu cầu trầm trọng, mất địa vị xã hội Ví dụ: mạng sống, tự do, danh giá...

 

4- " Khi việc vỡ nợ (bankruptcy) được tuyên bố ra, toàn tài sản của con nợ bị đặt dưới luật pháp. Con nợ vẫn phải trả nợ, nếu sau này y làm ăn khá giả lại.  Cũng có chủ trương cho là vỡ nợ ngay tình, không phải trả nữa, nhưng vỡ nợ gian tình thì luôn phải trả, nếu có cơ hội.

 

---------------------



(Đối chiếu: Giáo lý Công giáo92  số 2401- 2463)
Chương mười lăm

TÔN TRỌNG SỰ THẬT VÀ DANH GIÁ THA NHÂN
TRONG TƯ TƯỞNG, LỜI NÓI, HÀNH ĐỘNG

 

 (Điều răn thứ Tám)



(Nhờ điều răn này ta sống trong sự thật)

 

 



- Điều răn thứ tám cấm tráo trở sự thật trong mọi giao tiếp với tha nhân.

- Dân thánh Chúa là dân phải làm chứng cho Thiên Chúa là Đấng Chân thật vô cùng. Những lời nói, việc làm dối trá đều phạm đến sự thật thà về luân lý. Đó là những bất trung với Thiên Chúa (GlCg92 2464).

- Kinh Thánh Cựu Ước diễn tả Thiên Chúa là Đấng Chân thật, thành tín vô cùng, Ngài truyền dạy mọi người phải nên giống sự Chân thật thánh thiện ấy:

"Ngươi biết rằng Giavê Thiên Chúa của ngươi, Ngài là Thiên Chúa, Thần trung tín, Đấng giữ giao ước, tín nghĩa với những ai yêu mến Ngài, và nắm giữ các lệnh truyền của Ngài cho đến ngàn đời" (Nl 7,9).

Chúa Kitô Tân Ước là Sự Thật, Ngài minh chứng cho Sự Thật.

- Trong Giáo hội Chúa, Tử đạo là chứng từ cao nhất cho chân lý đức tin.

 

1. NHỮNG XÂM PHẠM SỰ THẬT

 

            1. Làm chứng gian và thề gian



 

- Kinh Thánh cấm làm chứng gian: "Ngươi chớ làm chứng gian cho người đồng loại" (Xh 20,16).

Để tiến đến sự thật, trước hết buộc con người phải thật thà trong TƯ TƯỞNG. Phải đón nhận sự thật và đon đả tìm kiếm sự thật. (Tuyên ngôn TD Tôn Giáo 1, 2).

- Đức công bình, sự tôn kính và lòng yêu mến tha nhân đòi phải thật thà trong LỜI NÓI.Chúa Giêsu dạy:"Có nói có, không nói không, thêm điều đặt chuyện là do lòng tà mà ra" (Mt 5,37)

Khi được phát biểu công khai, một lời nói sai sự thật sẽ mang tính chất rất nặng nề, một lời nói sai như thế trước tòa án sẽ là lời làm chứng gian. Khi nói dối kèm theo lời thề sẽ gọi là thề gian.

 

Nguyên tắc:



" Những lời gian dối nhắm: a- kết tội người vô tội, hoặc b- chối tội cho kẻ có tội, hoặc c- gia tăng hình phạt cho kẻ bị cáo, hoạc d- làm sai lệch công lý cách nghiêm trọng, sẽ bị qui trách luân lý cách nặng.

 

            2. Nói Dối (The Lie)/trí nghĩ thật, lời nói sai



- Nói dối là chủ ý nói ngược với sự hiểu biết và chắc chắn trong trí, để mưu lợi cho mình, cho người khác, để làm hại tha nhân, hoặc để vui đùa.

- Nói dối làm cho người có quyền biết sự thật bị sai lầm.

- Nói dối xúc phạm trực tiếp nhất đến sự thật.

- "Những lời của các ngươi, có thì nói có, không thì nói không, kỳ dư là do thần dữ mà ra" (Mt 5,37); Col 3,9; Ep 4,25;1 Pe 2,1; Ac 5,1-11)

 

Nguyên tắc:



1 -" Nói dối, tự nó là tội nhẹ, nhưng trở thành tội trọng, khi phạm đến công bằng và bác ái cách nặng.

 

2 -" Nói dối là tội trọng khi chủ ý lừa dối tha nhân trong việc quan trọng và hạ nhục Chúa cách nặng. Ví dụ: Nói dối làm hư bí tích.

 

3 - " Bất cứ tội nào phạm đến công bằng và sự thật đều phải đền bù, dù đã được tha tội trong tòa. Khi không thể đền bù cách công khai, thì phải đền bù cách kín đáo, nếu không trực tiếp đền bù cho kẻ bị thiệt, phải đền bù theo tinh thần, nhân danh đức ái. Đây là nghĩa vụ buộc lương tâm.

 

            3. Nói lối (Mental reservation)/trí muốn giấu/lời nói 2 nghĩa



Nói lối là dùng những tiếng đồng nghĩa hoặc ẩn nghĩa (equivocal or veiled speech) trong lời phát biểu, để giấu sự thật không muốn nói ra, người ta chọn chữ có 2 nghĩa, một nghĩa thường, một nghĩa khác. Ví dụ: Người ta hỏi: Anh có thấy gà không ? Trả lời là có, nhưng lại ám chỉ con gà trong tranh treo ở tường, chứ không phải con gà người ta có ý hỏi.

Cũng có thể là kiểu nói không thật, nhưng người nhanh trí hiểu là người ta không muốn nói rõ ra. Ví dụ: Chủ tôi không có ở nhà.  Nhưng thực ra muốn nói: Chủ tôi không có ở nhà để tiếp ông.

 

Nguyên tắc:



1- " Muốn nói lối phải có lý do tốt (good reason) cho phép nói với người nghe như vậy, đàng khác, người nghe không có quyền biết điều họ đang dọ hỏi.

 

2- " Không được nói lối khi người có quyền hỏi.Vd. Quan tòa, Bề trên, khi làm khế ước chính đáng, khi vì công bình, bác ái phải nói thật cho kẻ sẽ bị lầm.

 

3- " Khi có lý do rất quan trọng, được thề (oath) kiểu nói lối rộng nghĩa (không muốn nói rõ sự thật ra).

 

4- " Không ai bị bắt buộc tự (cáo tội) nộp mình.

 

           



            4. Nói Giấu (Concealment of truth through false speech)/lời nói giấu vì lợi ích

 

Đôi khi có sự việc phải nói giấu đi vì một lý do chính đáng nào đó. Khi vì ích lợi lớn hơn hoặc trong hoàn cảnh khẩn thiết, nếu nói thật ra sẽ bị lạm dụng có hại. Ví dụ: Nói giấu nơi ở của "cố đạo" đang bị lùng bắt, nói giấu để tự vệ trước kẻ tìm bắt đánh đập, để bảo vệ mạng sống kẻ vô tội, bảo toàn thân thể, để khỏi bị hãm hiếp, để bảo vệ của cải lớn lao, để bảo vệ bí mật quốc phòng, bảo vệ bí mật quan trọng nào đó...



 

Nguyên tắc:



1- " Nói thật là điều có giá trị quan trọng, nhưng nói thật không phải là giá trị cao nhất, vì có giá trị khác cao hơn, nên nếu cần, người ta có quyền và có bổn phận không nói thật.

 

2- " Quyền hỏi sự thật không phải là quyền tuyệt đối. Quyền này bị hạn chế bởi quyền tự vệ chống lại các xâm phạm đời tư.

 

3- " Không được dùng phương tiện xấu để đạt đích tốt, vì thế khi nói giấu không nên chủ ý nói dối theo bản chất của từ ngữ.

 

 



            5. Lời thề (The oath)

- Xã hội thông thường cần sự thật, và thường sự thật hay bị dối trá, nên người ta tìm ra cách thề.

- Kinh Thánh Cựu Ước ghi nhiều lời thề, nhưng Tân Ước bảo "Đừng thề.." (Mt 5,34-37).

Trên nguyên tắc, Tân Ước không lên án lời thề mà chỉ cấm những lạm dụng. "Khốn cho các ngươi, bọn dẫn đường mù quáng, các ngươi bảo: Ai lấy thánh điện mà thề...Phải làm điều này mà đừng bỏ các điều kia" (Mt 23,16-22).

 

Nguyên tắc:



1. " Muốn cho lời thề thành sự (validity) đòi phải có hình thức (formula) thích đáng và có ý (intention) thề. Có thể thề như sau là đủ: "Tôi thề nhân Danh Chúa", hay: "Có Chúa làm chứng".

" Nếu không có "ý thề" thì thề không thành. Ví dụ: Thề khi say sưa.

Và dù thề không thành cũng là lạm dụng Danh Chúa, mắc trọng tội vì nhân Danh Chúa mà thề điều dối trá, điều xấu. Vi dụ: Có Chúa làm chứng, nhất địng tao sẽ giết mày.

 

2. " Muốn thề "hợp pháp" đòi 3 điều sau:



a/ Thề để chứng minh sự thật,

b/ Điều thề phải tốt hợp luân lý,

c/ Điều đáng thề (sufficient cause) mới nên thề để trọng kính Danh Chúa, thiếu điều này thường là tội nhẹ. Ví dụ:  hơi tí cũng thề.

 

3. " Sự buộc giữ lời thề, tùy theo đối tượng thề hứa nặng hay nhẹ. Không ai bị bó buộc giữ lời thề làm việc bị cấm.  (GL 1204). Ví dụ thề giết người, 



" Lời thề hứa giữ điều gì  sẽ không còn buộc, nếu người được hứa tha cho, hay khi bản chất lời hứa đã đổi. Ví dụ thề hứa  giúp cộng đoàn xây nhà thờ, nhưng nay cộng đoàn đã tan, hay cộng đoàn còn nhưng không xây nhà thờ  nữa.

 

            6.  Lời hứa (The Promise)



 Lời hứa thường (simple promise) là món quà "nhưng không" (gratituos offer) người nào buộc mình làm điều gì cho người được hứa, nếu lời hứa đã được nhận, thì đó là căn bản buộc giữ theo đức trung tín.

 

Nguyên tắc:



1. " Thông thường, không buộc nặng (grave) phải giữ lời hứa, nhưng nếu người hứa tự quả quyết mạnh để người kia tin cậy, thì buộc nặng phải hoàn tất lời hứa.

 

2. " Dù lời hứa thường, nhưng vì lỗi cẩu thả (sinful neglect) không giữ lời làm cho người được hứa bị thiệt hại, người hứa có bổn phận phải sửa chữa thiệt hại ấy.

 

3. " Khi người được hứa hủy lời hứa, hay người hứa có lí do chính đáng để bỏ lời hứa, khi bản chất lời hứa đã đổi, khi một bên đã chết, lời hứa làm điều xấu…thì không buộc giữ nữa, trừ những lời hứa theo đức công bằng, ví dụ trả nợ giùm, cầu cho nhau sau khi chết…

 

            7. Bí mật (The Secret)



 

Bí mật là giấu ẩn sự kiện nào không thể nói ra công khai. Có thể là một khuyết điểm (defect), một lỗi lầm (fault) Vd: đứa con hoang. Có thể là một giá trị cao. Vd: Bí mật quốc phòng.

Thường chia 3 loại bí mật:

            1. Bí mật tự nhiên (natural) do bản chất sự việc, mình biết được do tình cờ, do gạn hỏi, do người ta nhẹ dạ tỏ ra. Nếu nói ra họ sẽ bị tổn thương, bất bình.

            2. Bí mật ủy thác (entruted) mặc nhiên theo nhiệm vụ phải giữ, còn gọi là Bí mật nghề nghiệp Vd: Cha giải tội, bác sĩ, các nhà chính trị, các nhà quân sư, các luật gia, hoặc các bí mật tâm sự kín đáo, bí mật do lời tuyên thệ.

            3. Bí mật hứa giữ (promised) do lời hứa của người biết.

 

Nguyên tắc:



1. " Cấm tiết lộ bí mật, vì sự quan trọng của bí mật, ích lợi cá nhân và cộng đồng, trừ khi có lý do quan trọng hơn.

" Tiết lộ bí mật tự nhiên khi không đủ lý, thì phạm đức công bằng và đức ái, nặng hay nhẹ tùy bản chất bí mật.

 

2. " Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, phải sửa lại theo công bình Vd: Thầy thuốc nói ra bệnh hiểm làm bệnh nhân mất mặt.

 

3. " Những truyện riêng tư được tâm sự với nhau, tuy không có lời thề buộc giữ bí mật, cũng không được tiết lộ, nếu có hại cho tha nhân, trừ khi có lí do nghiêm trọng và tương xứng.

 

4. " Không được dò xét những bí mật tha nhân bằng phương thế bất chính. Ví dụ: Ghé tai vào tường, mở thư, đặt ghi âm, rình mò...

(Đây là xâm phạm nặng. Trừ khi có đủ lý và dùng phương thế chính đáng Ví dụ: Tìm xét tình hình địch quân, cha đọc thư của con dưới tuổi thành niên để sửa phạt, nhà giáo dục đọc thư thuộc cấp, trừ bí mật gia đình hoặc tâm hồn. Thói quen cũng cho phép người phối ngẫu và người thân gia đình đọc thư của nhau. Bề trên có thể đọc thư thuộc cấp, trừ thư gửi các vị cao cấp hơn, hoặc thư tâm hồn).

 

5. " Không buộc giữ bí mật nữa khi: - Có phép tiết lộ (permit), - Bí mật đã bị lộ (disclosure), - Có lý đủ (sufficiant reason) để tiết lộ. Ví dụ: Nói ra khi thấy có bất tiện nặng cho đương sự, cho người thứ ba, cho kẻ vô tội, cho công ích. Nhưng luôn luôn buộc ngặt giữ bí mật Tòa Xá giải với bất cứ giá nào, "những điều biết trong tòa giải tội phải kể như không biết".

 

            8. Danh dự (honor)



 

- Danh dự là sự nhận biết giá trị một người, không những phục bên trong mà còn tỏ ra kính bên ngoài.

- Nền tảng của danh dự là sự trọn hảo, tốt lành thánh thiện mà người đó có được. Mọi thụ tạo là phản ảnh trọn hảo và mỹ lệ của Chúa. Con người lại được vinh dự hơn, vì là Hình Ảnh của Chúa. "Hỡi anh em, phàm những gì là chân thật, những gì là khả kính, những gì là công minh, những gì là tinh tuyền, những gì là khả ái, những gì là danh thơm tiếng tốt, và nếu có nhân đức nào, nếu có điều đáng khen nào, anh em hãy chú trọng đến tất cả" (Pl 4,8)

" Phải tôn kính những vị tại chức, vì họ đại diện cho cộng đồng phục vụ thiện ích (Rm 13,7,1 Pt 2,17), dù đạo , dù đời, dù cha mẹ..

- Danh dự là sự thiện quan trọng trong xã hội.

 

Nguyên tắc:



1. " Mọi người con cái Chúa phải lo giữ danh dự của mình.

 

2. " Một chút xúc phạm không đáng kể gì, nhưng người ta có quyền và thường có bổn phận bảo vệ danh dự mình chống lại những xúc phạm bất công hại nặng cho danh dự mình. Trường hợp cực khẩn (extreme case) có thể nhờ Tòa án can thiệp.

 

3. " Không ai đáng mất danh dự vì những khuyết điểm tự nhiên như mù lòa, tàn tật, xấu xí hay vì  nghèo túng.

 

4. " Không ai buộc tự thú khuyết điểm làm cho mình mất danh giá khi không phạm đến quyền lợi người khác" (Thánh Anphongsô)

 

5. " Không phải chỉ cá nhân, mà cả cộng đồng như dòng tu, Cộng đoàn, quốc gia cũng cần bảo vệ danh dự.

 

6. " Phán đoán tha nhân cách càn dỡ (rash judgment) về việc nặng với đầy đủ ý thức, làm mất danh dự của họ là mắc tội nặng.

 

7. " Muốn phán đoán hợp pháp đòi những điều sau: a- Có quyền phán đoán, b- Tìm hiểu kỹ sự việc, c- Không có thành kiến trước.

 

                        a. Nhục mạ (Contumety)



 

Nhục mạ là làm tổn thương danh dự ai trước mặt họ. Có thể do lời nói, dấu hiệu hỗn láo, hoặc bỏ (omission) không tôn kính.

 

Nguyên tắc:



1. " Nhục mạ danh dự ai cách nặng là tội nặng.

"Ta bảo các ngươi: Ai tức giận anh em mình, sẽ can án. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, sẽ bị án trước Công nghị. Ai mắng anh em mình là đồ khùng, sẽ bị án lửa thiêu"(Mt 5,22).

"Cách nặng", cần xét tới: a/ Địa vị người bị nhục, b/ Tính cách lời nói việc làm, việc bỏ.

 

2. Đền bù nhục mạ cách công khai hay tư riêng tùy đã nhục mạ cách nào. Có thể xin lỗi bằng cách viết thư, xin lỗi người trên, tỏ vẻ yêu thương người dưới...tùy trường hợp. "Bề trên không buộc xin lỗi bề dưới kẻo quyền bính bị tổn thương" (Th. Augutinh).



" Không buộc xin lỗi khi: a- Người bị nhục đã tha, b- Đã bị đả thương lại, c- Đã bị Tòa phạt, d- Đã quên đi rồi, đ- Sự xin lỗi không thể thực hiện. Vd: Ở xa không thể thư từ, điện thoại.

 

                        b. Nói xấu (Detraction) và Vu khống (Calumny)



 

- Nói xấu (nói hành) là xâm phạm bất công danh giá tha nhân bằng cách nói ra khuyết điểm có thật của họ.

- Vu khống (bỏ vạ, cáo gian) là khi tạo ra khuyết điểm người ta không có, để làm hại danh giá tha nhân, làm cho người ta nghĩ xấu về tha nhân.

- Nói xấu và vu khống hại danh dự tha nhân, phạm đức công bằng và bác ái, nặng nhẹ tùy trường hợp.

- Châm biếm, diễu cợt với ác ý hạ giá người khác  cũng phạm công bình bác ái.

 

Nguyên tắc:



1. "Ai nói cho người khác biết những tật xấu và những lỗi phạm của tha nhân, khi không có lý do khách quan chính đáng, thì mắc tội nói hành, nói xấu.

 

2. " Không đủ lý mà mách lẻo những chuyện giật gân, nói về tội người khác dù đã trống là lỗi đức ái. (đủ lý như: Khi có ích lợi hơn (higher good) cho đương sự, cho cộng đồng, cho người vô tội).

 

3. " Kẻ xúi giục, hoặc để ý nghe người khác nói hành, cũng mắc tội như kẻ nói hành. Người có nhiệm vụ ngăn cản thì phải ngăn, người không có nhiệm vụ phải tỏ dấu không ưng. "Nét mặt buồn rầu đập tan lưỡi kẻ bỏ vạ" (Pr 25,23).

 

4. "Đền bù tội nói xấu, vu cáo bằng cách rút lời, xin lỗi, nói tốt lại...tùy theo bản chất và cách thức đã hạ nhục. Vd, Hạ nhục bằng báo chí, TV thì phải đền bằng báo chí, TV.

 

5. "Miễn đền trả khi: - Không gây hại cho ai Ví dụ: Nói không ai tin, - Nói quá lâu không ai còn nhớ, - Người bị nói xấu tha cho, - Đã bị nói xấu trả lại, - Không sửa được nữa (morally impossible) vì người nghe đã phân tán.

 

 



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương