Thần Học Luân Lý



tải về 0.9 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#15361
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

II. HÀNH VI NHÂN LINH

- Hành vi nhân linh (human acts) là hành động phát sinh từ ý thức và ý muốn tự do con người, có trách nhiệm tội, phúc.

- Hành vi nhân linh gồm 3 yếu tố:

 1- Ý thức, 2-  Ý muốn, 3- Hành động.

 

1. Ý thức (Intellectual Constituent)



- Ý thức là tác động của lý trí nhận biết về công việc mình đang làm hoặc sẽ làm.

- Ý thức có 2 loại:- 1. Rõ ràng (distinct) hay không rõ (confuse), - 2.  Trước khi (antecedent), đang khi,  hay sau khi (consequent) làm, không làm.

 

Nguyên tắc:



1. " Ý thức về luật trước khi hành động, làm cho hành động trở thành hành động luân lý (có công hoặc tội). Ví dụ: Lương tâm con người cho biết rõ phá thai là có tội, đương sự không phá thai (có công),  cứ phá (có tội).

 

2. " Ý thức về luật đang khi hành động,  liên hệ tới luân lý của hành động tội lỗi.  Ví dụ: Biết rõ mình đang phạm luật phá thai mà cứ phá, thì có tội.

 

3. " Ý thức về luật sau khi hành động, không liên hệ tới luân lý của hành động đã làm. Ví dụ: Sau khi phá thai mới biết là có tội, thì không có tội.

 

* QUI TRÁCH CHO AI HÀNH ĐỘNG  ĐÁNG TIẾC

 

Nguyên tắc:



" Muốn qui trách cho tác nhân nào đã gây ra hành động đáng tiếc, cần phải xét:

            a. Tác nhân có biết trước hiệu quả đáng tiếc xảy ra không?

            b. Tác nhân có thể ngăn ngừa không ?

            c. Tác nhân có phận sự ngăn ngừa không? Ví dụ: Qui trách cho một giáo dân ra sau cùng, không đóng cửa nhà thờ, nên kẻ trộm lẻn vào ăn trộm.

 

2. Ý muốn (Volitive Constituent)

- Ý muốn là tác động của lòng, muốn hay không về công việc đang làm, hoặc sẽ làm.

- Ý muốn có 3 loại: 1/ Hoàn toàn hay bất toàn (perfect or imperfect), - 2/ Rõ ràng hay hiểu ngậm (tiềm ẩn) (actual or virtual), 3/ Trực tiếp hay gián tiếp (direct or indirect)

 

Nguyên tắc:



1. " Những hành vi có ý muốn bất toàn, được giảm qui trách. Người hành động dưới ảnh hưởng


 


sợ  hãi, thì tuy có ý thức rõ ràng, nhưng  ý muốn bất toàn. Ví dụ: Phạm tội  vì sợ …

 

2. " Những hành vi có ý muốn hiểu ngậm, cũng là hành vi nhân linh. Ví dụ: Cha mẹ không nói rõ "cấm " con đưa bạn về nhà, nhưng khi con đưa bạn về, cha mẹ không nói gì.

 

3. " Những hành vi có ý muốn gián tiếp, vẫn là hành vi tự ý thực sự, vẫn có trách nhiệm luân lý. Ví dụ: Người trên làm ngơ cho cấp dưới làm chuyện sai dù mình không thúc đẩy, người trên vẫn bị qui trách.

 

* HÀNH VI ĐÒI Ý MUỐN NGƯỜI KHÁC:

 

Nguyên tắc:



" Để một việc thành với ý muốn ưng thuận của người khác đòi:

            a. Thông thường họ biểu lộ ý muốn ra bên ngoài,

            b. Trường hợp cần kíp chỉ cần ý muốn hiểu ngậm (tiềm ẩn)  được cắt nghĩa,

            c. Nếu là việc tốt, thì phỏng đoán là họ muốn.

            Ví dụ: Rửa tội cho người lớn nguy tử vẫn có cảm tình với đạo Chúa. Họ không nói rõ xin theo đạo, nhưng khi còn khỏe, họ rất có cảm tình với đạo. Khi gần chết, dù họ không tỏ ý muốn được nữa. Có thể hiểu ngậm về ý muốn tiềm ẩn của họ, mà rửa tội cho họ.

 

 



* HÀNH VI SINH 2 HIỆU QUẢ (The double effect)

 

Nguyên tắc:



" Để thực hiện một hành vi sinh hai hiệu quả (double effects) vừa tốt vừa xấu.

Ví dụ: Chữa bệnh để cứu mạng mẹ, bào thai trong bụng bị chết, đòi các điều kiện sau:

            a. Hành động tự nó tốt, hoặc không tốt không xấu (trung lập) Ví dụ trên: Cứu người mẹ

            b. Mục đích của người làm phải tốt: Chủ ý cứu mạng,

            c. Lý do làm phải cân xứng với hiệu quả: Cứu mẹ để bà sống nuôi các con còn nhỏ dại,

            d. Hiệu quả tốt xảy ra ngay: Người mẹ sống,

            đ. Hiệu quả xấu phải được hạn chế tối đa, chỉ để xẩy ra cách bất đắc dĩ: Tìm hết cách cứu cả bào thai.



Ví dụ khác: Lính không quân bắt buộc phải ném bom xuống làng, trong đó có cả người dân vô tội.

 

 



III. HÀNH VI LUÂN LÝ

 

Ngoài ý thức và ý muốn ra, hành vi luân lý có 3 yếu tố tăng giảm qui trách:



1- Đối tượng (object) được chọn, 2- Chủ ý của tác nhân (Intention), 3- Hoàn cảnh (Circumstance) xảy ra khi hành động.

 

1. Đối tượng (object)



- Là sự vật mà chủ thể chọn để nhắm trực tiếp (direct cause).

- Đối tượng có thể là tốt, xấu, hay trung lập (không tốt không xấu). Ví dụ: tiền là đối tượng của tên cướp. Tên cướp có ý (intention) vào nhà băng để cướp tiền. Hắn cướp cả triệu đôla, và bắn chết vài người (hoàn cảnh làm lớn tội).

 

Nguyên tắc:



" Do đối tượng nhắm tới mà hành vi của chủ thể trở thành tội hay phúc trong luân lý.

Ví dụ: Làm việc thêm để kiếm tiền (object) làm phúc cho người nghèo (phúc).Lấy tiền để mua súng giết người (tội).

 

2. Chủ ý (Intention)



Chủ ý là điều mà tác nhân (subject) chú ý đạt tới (the end).

 

Nguyên tắc:



1. " Tùy theo chủ ý (mục đích) của tác nhân mà hành vi trung lập (tự nó không tốt, không xấu) trở nên tốt hay xấu. Ví dụ: Hát để làm đẹp lòng Chúa hoặc để được người ta khen.

 

2. " Tùy theo chủ ý của tác nhân mà hành vi tốt trở nên xấu, xấu nhiều hay ít. Ví dụ: Đi lễ (tốt), nhưng đi lễ để giết người nào đó (xấu), giết cách dã man (xấu hơn). Ví dụ: Bố thí cho người nghèo là tốt, nhưng bố thí cho người nghèo vì yêu Chúa thì tốt hơn.

 

3. " Không bao giờ có thể biến việc xấu ra tốt. Ví dụ: Lấy trộm tiền bạc để bố thí, vì "Cùng đích không biện minh cho phương tiện"

 

4. " Mọi hành vi của con người phải được hướng về Chúa là đích tối chung, ít là cách tự nhiên và khách quan.

 "Dù anh em ăn gì uống gì...hãy làm vì Danh Chúa." (1 Cr 10,31)

(Không hẳn phải hướng về Chúa bằng hành vi đức tin hay đức mến khi làm việc đó, cũng không buộc phải có chủ ý rõ ràng hay tiềm ẩn, chỉ cần chủ ý tự nhiên và khách quan mà bất cứ việc đứng đắn nào tự nó cũng có. Thực ra, công việc ta làm nếu được hướng về Chúa cách minh nhiên và hiện tại thì tốt hơn, nhưng điều này khó thực hiện liên tục).

 

3. HOÀN CẢNH (Circumstances)



Hoàn cảnh là những điều phụ thuộc làm gia tăng hoặc giảm bớt tính thiện và ác của hành vi nhân linh do chủ thể hành động.

Ví dụ: Ăn cắp món của người giầu hay người nghèo, món tiền to hay nhỏ. Giết người bằng một phát súng hay bắn thêm nhiều phát cho chắc ăn. Phạm tội ở nơi kín đáo hay trống trải. Bố thí ít tiền hay nhiều tiền....

 

 

IV. HÀNH VI SIÊU NHIÊN



 

Hành vi siêu nhiên là hành động phát sinh từ ơn thánh Chúa, chứ không do sức tự nhiên của chủ thể.

- Đáng công có thể là công hợp lý, khi có lý do công bằng đòi buộc. Ví dụ: Người thợ có quyền lãnh lương.

- Đáng công có thể là công hợp tình,  khi vì quảng đại của chủ ban thêm cho công khó nhọc, nắng mưa,...

 

Điều kiện để đáng công hợp lý đòi:

- Hành vi phải là: - Tốt, - Tự do làm, - Việc đáng công thưởng.

- Người làm phải: - Làm khi còn sống, - Trong ơn thánh, - Theo lời Chúa hứa thưởng.

 

Nguyên tắc:



1. " Để đáng được thưởng, hành động không quan trọng bằng ý hướng và cách hành động. (Một việc nhỏ có thể trở nên cao trọng hơn cả một chương trình vĩ đại).

 

2. " Khó khăn, vất vả của hành động không là nguyên nhân tăng công phúc, chính Tình mến Chúa mới là nguyên nhân, Ví dụ: Người cầy cuốc vất vả ngoài đồng dưới bầu trời nắng chang chang theo tính tự nhiên, và người ngồi may vá trong nhà mát mẻ vì mến Chúa.

 

3. " Để Đức Mến thêm mạnh, vinh quang đời sau thêm nhiều, cần đức mến mỗi lúc phải mạnh hơn. (Thánh Tôma Aquinô)

 

 



IV. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ HÀNH VI NHÂN LINH

 

Hành vi nhân linh bất toàn khi thiếu ý thức, thiếu ý muốn tự do, hành động chưa trọn, vì có những cản trở gần hoặc xa:



 

** 7 CẢN TRỞ GẦN:

 

1. Dốt nát (Ignorance)

 

- Là  chủ thể không biết (knowledge) điều theo bổn phận phải biết. Ví dụ: Trẻ em "con nhà có đạo" không chịu đi học giáo lý, nên dốt không biết cách xưng tội. Linh mục không chịu học luân lý, nên không biết cách giải tội, hướng dẫn tha nhân.



- Dốt khác với KHÔNG BIẾT (unknown) là  chủ thể không biết điều không có bổn phận phải biết.

- 2 loại Dốt: 1/ Dốt khả thắng (vincible ignorance),  2/ Dốt bất khả thắng ( invincible ignorance).

 

Nguyên tắc:



 1. "Dốt khả thắng bao giờ cũng đáng tội, tội nhiều hay ít tùy cẩu thả nhiều hay ít mà không chịu tìm ra sự thật. Ví dụ: Linh mục không chịu tìm hiểu, giải thích sai, bác sĩ không chịu nghiên cứu, chữa bệnh liều.

 

 2. "Dốt bất khả thắng (về luật và sự kiện) được tha trước Chúa, nhưng không được tha trước đời. Ví dụ: Không biết mà nấu ăn có chất độc làm chết người, Chúa không chấp, nhưng tòa án khó tha. Theo nguyên tắc: "Không biết có luật vẫn phải chịu luật". (Coi Giáo luật về Chủ thể thụ hình 1321-1330).



 

2.Sai lầm (Error)

 

- Sai lầm chủ quan có thể phát xuất từ được giáo dục sai, bạn bè xấu, sách báo, truyền thanh, truyền hình, internet hướng dẫn sai lầm.



- Sai lầm cũng có thể là khả thắng hay bất khả thắng.

- Trong phạm vi luân lý cũng áp dụng nguyên tắc như Dốt ở trên.

 

3. Vô Ý (Inattention)

 

- VÔ Ý (Inattention) là khi chủ thể không chú tâm đến cái hiện tại.



 

Nguyên tắc:



" Khi chủ thể vô ý (không hoàn toàn chú tâm vào công việc đang làm), không gọi là hành vi nhân linh trọn vẹn, không  hoàn toàn qui trách luân lý (không đáng công; cũng không đáng tội). Ví dụ: Đọc kinh mà đầu óc để đâu đâu; Nhà bác học đãng trí thay vì luộc trứng lại đi luộc đồng hồ đeo tay của mình.

 

4. Dục vọng, Ðam mê (Concupiscence, Passion)

 

- Dục vọng là sự hướng chiều của tưởng tượng, cảm giác về cái gì vui khoái sinh tội hay sinh phúc.

- Dục vọng có thể gồm 6 nhóm tương phản: - 1/ Yêu - ghét, 2/ Ước - tránh, 3/ Vui - buồn, 4/ Hy vọng - thất vọng, 5/ Can đảm - sợ hãi, 6/ Bình an- tức giận

- Phân loại:

1/ Dục vọng có trước (antecedent) ý muốn.  Ví dụ: Thức ăn ngon dọn trên bàn, gợi chủ thể thèm và muốn ăn. Hình ảnh khiêu dâm phô bày trong sách báo, gợi chủ thể ham thích và muốn thỏa mãn.

2/ Dục vọng có sau (Consequent) ý muốn. Ví dụ: Nghe bài thánh ca, chủ thể phát sinh tâm tình ngợi khen Chúa. Nghe chuyện bất công, chủ thể muốn trả thù. Nhìn bức tranh khiêu dâm, chủ thể muốn phạm tội.

 

Nguyên tắc:



1. " Dục vọng có trước, giảm tự do nên chủ thể được giảm qui trách. Giảm bao nhiêu tùy dục vọng mạnh hay yếu, và tùy tránh nguyên nhân gây ra xúc động nhiều hay ít. Ví dụ: Đi đường thấy hình ảnh dâm ô, rồi bị kích thích phạm tội…

 

2. " Dục vọng có sau,  không giảm tự do nên chủ thể không được giảm qui trách.Ví dụ: Tự ý thuê phim bậy bạ, coi rồi phạm tội.

 

3. " Dục vọng nếu được tự ý kích thích thì tăng qui trách. Ví dụ: Ai hay thủ dâm mà còn đòi coi phim tục.

 

4. " Dục vọng nếu không tự ý kích thích thì được giảm qui trách, giảm nhiều hay ít tùy đam mê mạnh hay yếu. Ví dụ trên, không coi phim tục mà vẫn thủ dâm.

 

5. Cưỡng ép (Violence)

 

Cưỡng ép là sức mạnh vật lý hoặc tâm lý lung lạc người nào, buộc người đó thi hành việc gì trái ý muốn của họ.

- Cưỡng bách có thể là bên ngoài nhưng không thể là bên trong  tâm hồn mỗi người. Ví dụ: Hải tặc Thái lan cưỡng hiếp phụ nữ Việt nam trên đường đi tị nạn.

- Cưỡng bách có thể là tương đối (relative) hay tuyệt đối (absolute).

 

Nguyên tắc:



1. " Cưỡng bách bên ngoài (cưỡng bách vật lý) làm cho việc ra trái ý chủ thể, tương đối hay tuyệt đối tùy trường hợp. Ví dụ hải tặc trên. Ví dụ: Bị ép kết hôn với người không muốn…

 

2. " Không thể có cưỡng bách bên trong ý muốn (cưỡng bách tâm lý), dù Chúa, dù ma quỉ, dù ngoại nhân. (Chúa dùng ơn mạnh để soi dẫn, ma quỉ chỉ bày vẽ, ngoại nhân không làm được gì bên trong).

 

3. " Cưỡng bách tâm lý không bao giờ hủy được việc tự ý nhưng có giảm phần nào.  Ví dụ: Nịnh bợ...

 

4. " Nếu bị cưỡng bách mà chống trả cả trong cả ngoài thì hết qui trách. Ví dụ: Thiếu nữ bị hãm hiếp mà la hét, vùng vằng chống trả.



Để giữ vẹn trinh khiết, cô có thể gây trọng thương, giết thủ phạm để tự vệ, nhưng không buộc, lý do là linh hồn kẻ phạm tội quan trọng hơn.

 

5. " Nếu chỉ chống trả bên ngoài, còn bên trong ưng thuận thì chỉ được giảm qui trách,

 

6. " Khi bị cưỡng ép, nếu cả trong cả ngoài không chống trả thì vẫn có qui trách nặng.Ví dụ: Thiếu nữ bị hãm hiếp. Thiếu nữ bị ép lên "xe hoa".

 

6. Sợ hãi (Fear)

 

Sợ hãi là lý trí xao xuyến trước sự dữ hiện tại hay tương lai đe dọa mình hoặc thân nhân.

- Sợ có thể là nhẹ hay nặng tùy chủ thể có thể trốn thoát hay không.

 

Nguyên tắc:



1. " Sợ hãi nhẹ, không hủy bỏ giá trị hành vi nhân linh, nhưng có thể giảm qui trách. Ví dụ: Tên trộm vừa lấy của vừa sợ bị bắt. Binh sĩ ngoài trận sợ chết nhưng vẫn bắn.

 

2. " Sợ hãi nặng được miễn giữ luật truyền làm điều tích cực. Ví dụ: Được miễn đi lễ Chúa nhật nếu có kẻ thù mưu sát.

 

3. " Sợ hãi nặng cũng không được miễn giữ luật cấm làm điều tiêu cực. Ví dụ: Sợ nặng mà phá thai, vẫn mắc tội phá thai. Vì theo nguyên tắc: "Giết người vô tội tự nó luôn là điều xấu.

 

4. " Khế ước lập khi đương sự sợ hãi nặng, vẫn thành theo nhiên luật, nhưng có thể đình hoãn thi hành. Ví dụ: Sợ mà lãnh hôn phối, khấn dòng, vào nhà Tập, lãnh chức thánh.

 

7. Thói quen ( Habits)

 

Thói quen là xu hướng mạnh mẽ và kiên tâm theo một hình thức nhất định do những hành vi làm đi làm lại.

 

Nguyên tắc:



1. " Thói quen tự nhiên do tính chất, do hoàn cảnh tạo nên, làm giảm ý muốn tự do nên được giảm qui trách. Ví dụ: Thói quen chửi thề.

 

2. " Thói quen tự luyện gia tăng ý chí cho hành vi nhân linh nên có qui trách. Ví dụ: Thường đi lễ muộn để khỏi mất giờ làm việc ở nhà. Thường làm việc tới gần giờ lễ, nên hay chia trí.

 

** 6 CẢN TRỞ XA:

 

1. Tính nết:

 

Có những loại tính nết khác nhau: Hăng hái, Điềm tĩnh, Xung giận, Đam mê.



Tính nết không hủy tự do và trách nhiệm hành vi nhân linh, nhưng giảm qui trách.

 

2. Tuổi:

 

Tuổi "teen" từ 13-19 rất thay đổi, cần được hướng dẫn có phương pháp. Phái tính cũng có những ảnh hưởng khác nhau theo thể lý và tâm lý, và từng thời kỳ: con trẻ, thiếu, thanh, vợ chồng, mẹ cha, góa, ông bà, cụ.



 

3. Di truyền:

 

Ảnh hưởng nơi chủ thể từ trong khí huyết.



 

4. Bệnh thần kinh:

 

Tuy không hoàn toàn miễn khỏi qui trách, nhưng được giảm.



Những người này không được tự ý tìm những thú vui bất chính để giải tỏa nỗi buồn, như vậy lại càng hại hơn về thể lý , tâm lý và luân lý.

 

5. Loạn thần kinh (động kinh):

 

Khi lên cơn, bệnh nhân không làm chủ được hành vi của mình, nên hết qui trách.



 

6. Xã hội, hoàn cảnh:

 

Xã hội, hoàn cảnh đã đưa con người tới chỗ phạm nhiều tội ác.



Nên áp dụng nguyên tắc ưu đoán để bênh vực tội nhân, tránh cư xử gắt gỏng, thất vọng với họ. Trong một con người dù xấu đến mức nào cũng còn một phần tốt, cần khơi động phần tốt đó lên.
Chương năm

 LƯƠNG TÂM  CON NGƯỜI



(Conscience)

  

1. Ý NIỆM LƯƠNG TÂM

 

Lương tâm là luật, là tiếng nói kêu gọi con người làm điều thiện, tránh điều ác, tiếng nói ấy vang đúng lúc trong tâm hồn con người: Hãy làm điều này, hãy tránh điều kia. (MV 16)

Kinh Thánh đã nói tới lương tâm con người như bản luật đầu tiên ghi khắc trong thâm tâm:



" Giả như dân ngoại không có luật, nhưng theo lương tâm mình mà làm những điều luật dạy, thì lương tâm họ đã là luật cho chính họ" (Rm 2,14-15)

Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Mục vụ đã bàn rất thấu đáo về lương tâm con người. Dù không thiết lập một hệ thống lương tâm mới, nhưng Công đồng đã tổng hợp những tư tưởng chính của luân lý công giáo về lương tâm:

- "Lương tâm là tiếng nói bên trong của con người,"

- "Lương tâm hướng dẫn con người làm điều thiện, tránh điều ác,"

- "Lương tâm nhắc bảo con người làm điều này, tránh điều kia,"

- "Lương tâm là luật mà Chúa ghi khắc trong tâm hồn,"

- "Phẩm giá con người là tuân theo tiếng lương tâm,"

- "Con người bị xét xử theo lương tâm,"

- "Con người có thể gặp Chúa trong lương tâm, nơi sâu kín nhất,"

- "Lương tâm làm cho con người nhận ra luật mến Chúa yêu người,"

- "Trung thành với lương tâm, Kitô hữu sẽ gặp người khác khi cùng đi tìm chân lý,"

- "Lương tâm ngay thẳng giúp con người tránh độc đoán, mù quáng và theo những tiêu chuẩn khách quan của luân lý,"



- "Lương tâm có thể ra lầm lạc vì vô tri bất khả thắng,"

- "Thói quen phạm tội làm cho lương tâm dần dần trở nên mù quáng". (MV 16)

Công đồng còn quả quyết người ta phải theo lương tâm mình như sau:



"Nhờ lương tâm, con người nhận thức và hiểu biết những mệnh lệnh của lề luật Chúa.

Họ phải trung thành tuân theo lương tâm ấy trong mọi hoạt động của mình hầu tiến tới Thiên Chúa là cùng đích.

Vì vậy, không ai bị cưỡng bách hành động trái với lương tâm, cũng như không ai bị ngăn cấm hành động theo tiếng lương tâm, nhất là trong lãnh vực tôn giáo."(Tuyên ngôn Tự Do Tôn Giáo số 3)

 

2. CÁC LOẠI LƯƠNG TÂM:

 

            1. Lương Tâm Đúng, Chắc (Certain Conscience)



 

Lương tâm Đúng là phán đoán về một hành động hợp với nguyên tắc khách quan của luân lý.

 

Nguyên tắc:



" Buộc theo lương tâm Đúng hay Chắc khi nó truyền hay cấm điều nào. Lương tâm đúng chắc là mẫu mực duy nhất và cần cho các hành vi nhân linh.

(Buộc mọi người phải dùng các phương tiện để có một lương tâm đúng, chắc, nhờ học hỏi luật lệ, nhờ cầu nguyện, nhờ bàn hỏi với người có kinh nghiệm, cất các ngăn trở xa gần, nhất là các đam mê, thành kiến).

 

            2. Lương Tâm Sai (Erroneous Conscience)



 

Lương tâm sai là khi phán đoán dựa vào nguyên tắc sai lầm không hợp nguyên tắc khách quan của luân lý.

 

Nguyên tắc:



1. " Không được theo lương tâm lầm khả thắng (vincibly erroneous Conscience). Nếu chịu khó học hỏi tìm hiểu, có thể khỏi lầm. Ví dụ: Thứ Năm tưởng thứ Sáu kiêng thịt. Những trường hợp này, một là bỏ không làm, hai là làm theo lý mạnh hơn, nếu có thể đi bàn hỏi để tìm sự thật.

 

2. " Buộc theo lương tâm lầm bất khả thắng (invincibly erroneous conscience) khi nó truyền hay cấm điều gì. Ví dụ: Người Thượng thờ thần núi, vì họ không biết có Đức Chúa Trời.

 

Để phân biệt khả thắng hay bất khả thắng, có thể đặt câu hỏi:



- Trước khi hành động lương tâm có bảo phải tìm hiểu không?

- Đang khi hành động có thấy gì bất xứng không?

Nếu họ trả lời là không, thì đó là lương tâm lầm bất khả thắng.

 

            3. Lương Tâm Bối Rối (Scrupulous Conscience)



 

Lương tâm bối rối là khi dựa vào những tiêu chuẩn vô lý, vì sợ mất lòng Chúa, điều không có tội cho là tội, điều tội nhẹ cho là tội nặng.

Người bối rối rất đau khổ vì chứng bệnh của mình và gây khó khăn cho cha giải tội. Rất may là thời nay đã giảm bớt những quan niệm khắt khe về luật lệ, lên án và tu đức ngặt nghèo, nên số người bối rối không còn nhiều.

 

1/ Bối rối giao động (crisis) tạm thời trong tuổi mới lớn (puberty). Loại này có thể xảy ra nơi những tâm hồn mới vào đường tu đức, những người đang tập bỏ thụ tạo để đi vào tình yêu thiêng liêng của Chúa.

2/ Bối rối bù đắp (Compensatory scrupulosity) xảy ra nơi người lo để ý tới những chi tiết nhỏ nhặt, không vậy thì cho là không, là chưa quảng đại với Chúa.

Để giúp tâm hồn này, đòi phải có thái độ hiểu biết, kiên nhẫn và đòi họ đối thoại thành thực. Cho họ biết rằng, đây là một thay đổi trong nội tâm để đi sâu hơn vào tiếng gọi của ơn thánh.

 

3/ Bối rối "ám ảnh" (Obessive-compulsive scrupulosity). Đây là loại bối rối trầm trọng nhất, đúng nghĩa nhất, là bệnh tâm lý, phát xuất từ rối loạn tâm lý.

Người này thường lo sợ về đủ thứ tội, thường thì về đức tin, đức trong sạch, trách nhiệm với tha nhân, đọc kinh cầu nguyện, ăn chay...

Nhiều khi do kết quả một sự giáo dục quá nghiêm khắc, nghe kết án nhiều thứ, nên họ sợ sệt trước những đòi hỏi, đâm bối rối, hoặc phản ứng bằng cách bù trừ để tự vệ, chống lại các thúc đẩy bằng trốn chạy, từ chối, hoặc chiến đấu.

 

Vài Qui Luật tổng quát cho người bối rối:

 

1- Họ nên làm như cuộc sống chungchỉ định, dù trái ý họ.

2- Họ không nên bỏ dở, nếu việc không là tội.

3- Họ không cần xét mình tỉ mỉ về việc đã qua.

4- Họ không phải làm lại, nếu họ tưởng việc chưa tử tế. Ví dụ: Đọc kinh,  ăn năn tội, xưng tội...,

5- Vì hoàn cảnh rối rít của họ, họ có thể được miễn vài điều thuộc luật tích cực. Ví dụ: Giữ chay Thánh Thể,  xưng tội chung,...

 

Vài điều Cha Linh hướng nên nhớ:

 

1- Đừng do dự nghĩ là họ thiếu điều kiện thành pháp (validity).

2- Đừng khuyên những điều có vẻ trái ngược.

3- Đừng để người bối rối đi bày tỏ với nhiều linh hướng, vì cần đồng nhất tư tưởng hướng dẫn.

4- Nên cho họ cơ hội đi giải trí.

5- Khi họ trình bày về những tư tưởng xấu ám ảnh, nên khuyên họ đọc những lời cầu nguyện tắt để lấn át những tư tưởng xấu.

 

            4. Lương Tâm Lưỡng Lự (Perplexed Conscience)



 

Lương tâm lưỡng lự là một hình thức của lương tâm sai lầm, vì họ đương đầu với cả hai phía, họ sợ tội trong bất cứ điều nào họ chọn, nên họ không dám làm cũng không dám bỏ.

Ví dụ: Người coi bệnh nhân sáng Chúa nhật, bỏ lễ sợ tội, đi lễ sợ lỗi bác ái.

 

            5. Lương Tâm Phóng Túng (Lax Conscience)



 

Lương tâm Phóng túng là khi dựa vào những lý lẽ vu vơ không chính đáng để phán đoán một việc có tội là không, hoặc tội nặng là nhẹ. 

Lương tâm phóng túng trái ngược với Lương tâm bối rối.

Nguyên nhân sinh ra thứ lương tâm này vì thiếu đức tin sống động, sống theo giác quan hơn lý trí, thiếu suy gẫm và hồi tâm, thiếu hãm mình, tính lãng mạn, thích giao thiệp với những người nông nổi thiếu đứng đắn, có thói quen phạm tội, nhất là tội xác thịt.

Người có lương tâm phóng túng cần phải tái tạo (reform) tình trạng tâm trí để tránh những tội lầm lạc khả thắng (vincibly erroneous).

 

            6. Lương Tâm Chai Đá (Cautery Conscience)



 

Lương tâm chai đá là khi lương tâm phúng túng ở vào tình trạng tối đa, vì quá quen phạm tội nên không coi tội là quan hệ nữa. 

Hạng người này mất lương tâm luân lý, bất chấp luật lệ, nhiều khi còn khoe tội mình cách trơ trẽn. Hạng này chỉ còn hy vọng vào phép lạ mới cải thiện được. Tuy nhiên họ vẫn còn phân biệt được lành dữ nên vẫn có qui trách.

 

            7. Lương Tâm Giả hình (Pharisaic Conscience)



 

Lương tâm giả hình là thứ lương tâm kỹ lưỡng trong vài điều bên ngoài, nhưng lại thường lỗi những điều can hệ mà không áy náy.

Đây cũng là một hình thức của lương tâm phóng túng.

 

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương