Thần Học Luân Lý


Xá giải cho tội phá thai theo Giáo luật 1357



tải về 0.9 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#15361
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Xá giải cho tội phá thai theo Giáo luật 1357:

Coi Chỉ thị của Bộ Xá giải ban hành lễ Thánh Phêrô, Phaolô 1990.

Theo chỉ thị của Bộ Xá Giải Ban hành lễ Thánh Phêrô Phaolô năm 1990 (không phổ biến công khai cho báo chí)

 

Theo tinh thần khoản Giáo luật 1357 về sự tha vạ tuyệt thông tiền kết hay cấm chế chưa tuyên bố /không được tha các vạ huyền chức, Bộ qui định như sau: "Vì ích lợi phần rỗi các linh hồn là luật tối thượng", cha giải tội được tha vạ  "cho hối nhân khổ sở vì phải thường xuyên ở trong tình trạng tội nặng suốt thời gian cần để Bề trên có thẩm quyền định liệu"với các điều kiện sau:



1/ Ra việc đền tội cân xứng, cách khôn ngoan và bác ái, tùy trường hợp, không Được ra việc gì gây ác cảm trầm trọng, kẻo họ xa Bí tích Xá giải. Tốt hơn, nên ra việc đền tội có tính cách phấn khích, ví dụ khuyến khích người phá thai săn sóc cô nhi, trẻ em; khuyến khích người bội giáo giúp việc truyền giáo, dạy giáo lý..

2/ Buộc hối nhân phải thượng cầu (bằng thư hoặc gặp đích thân) trong vòng một tháng (hoặc sớm bao nhiêu có thể), lên Bề trên có thẩm quyền (giám mục, vị thừa ủy, bề trên cao cấp dòng tu). Vì phải giữ bí mật hết sức, nên không gửi thư theo thủ tục hành chánh lên Văn phòng giáo phận.

- Nội dung bản thượng cầu phải rõ ràng: - Không nêu tên phạm nhân (dù phạm nhân đồng ý), - Nói rõ bản chất tội phạm: Vd Phá thai,(kể cả người cộng tác) bội giáo, số lần.

3/ Dù được tha vạ khi hối nhân nguy tử, cũng buộc hối nhân phải thượng cầu (hoặc cha giải tội nhân danh hối nhân để thượng cầu cho họ) sau khi họ đã bình phục.

4/ "Gặp trường hợp nghi ngờ, không biết có nên xá giải hay không, thì cha giải tội nên ban xá giải".

5/ Hạn chế: Nếu hối nhân mắc vạ đã tuyên bố, thì cha giải tội không thể giải vạ theo khoản 1357, nhưng có thể thượng cầu nhân danh hối nhân lên Tòa Ân Xá Tòa thánh.

 

Chỉ thị cũng nhắc:



- "Luân lý tùy cảnh" vẫn bị lên án/ Gộp các ý lễ của nhiều người xin vào một lễ, điều này chỉ được làm khi có phép của ĐBQ/và nếu người xin lễ đồng ý cho gộp vào/ Các Lm bỏ đời Lm, sống với phụ nữ chỉ được xưng tội khi quyết từ bỏ và tránh gương xấu (trở về chức vụ Lm hoặc xin Tòa Thánh tháo gỡ)/Ai thuộc phái Tam điểm, không được lãnh Bí tích.

 

 



4.  CHẾT ÊM (Euthanasia) TRỢ TỬ

 

a- Chết êm (Euthanasia hay mercy killing) xảy ra khi bệnh không còn hy vọng chữa, để thì đau đớn, trở nên gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cho họ chết tức là theo lời họ xin, hoặc người đại diện hợp pháp của họ xin, ví dụ, người bảo trợ trẻ em, người coi sóc người mắc bệnh tâm trí, người coi sóc người già.



b- Chết êm có thể là: chủ động hay thụ động, trực tiếp hay gián tiếp.

- được coi là chủ động, trực tiếp khi người ta tiêm thuốc nào đó vào thân thể để họ chết mau lẹ hơn. - được coi là thụ động, gián tiếp khi người ta rút ra những dụng cụ đang được sử dụng như máy hô hấp, thuốc men, thực phẩm.

 

Nguyên tắc:

1. "Luân lý Công giáo không chấp nhận trực tiếp để chết êm (chích thuốc) hay gián tiếp để chết êm (không tiếp tế thuốc men, khí thở, thực phẩm), do chính bệnh nhân xin hay do người đại diện xin để chấm dứt đau khổ cho bệnh nhân.

 

(Trên phương diện luân lý, mọi hình thức giết êm hay chết lẹ (mercy killing) đều bất hợp pháp và là giết người (murder) dù có hay không có sự đồng ý của bệnh nhân. Nó liên quan tới việc tự tử (suicide), cộng tác vào việc tự tử, hoặc giết người vô tội. Không những Giáo hội (Đức Giáo hoàng Piô 12 và GS. 27)  mà cả nhiều nhà đạo đức và luật pháp đều đã kết án những y sĩ làm việc giết người này.



 

2. " Tuy nhiên, khi sự sống của bệnh nhân đã tới chỗ tuyệt vọng thì không cần phải chữa trị bằng những phương tiện đặc biệt nữa.

 

3. Những bệnh nhân khi sự sống bị suy giảm, những người bị khuyết tật cần phải được nâng đỡ để sống cuộc đời bình thường theo mức có thể (GlCg92 2276).

 

 

1/ Ngày 22 tháng Tư 1988, Các Đức Giám mục California đã tuyên bố chống lại đề nghị xin hợp pháp cái chết Êm của hội này. Các Giám mục nói:



" Giết người vô tội, dù theo lời họ xin đi nữa, cũng là cướp mất quyền tự do của con người ngày nay và mai ngày trên trần thế".

- Tôn trọng Thiên Chúa là Đấng định đoạt sự sống và sự chết của con người, Giáo hội Công giáo luôn luôn và mạnh mẽ chống lại mọi hình thức chết êm dù trực tiếp hay gián tiếp, chủ động hay thụ động, dù bệnh nhân xin hay không xin.



2/ Đức Thánh Cha Piô 12 đã viết: "Từ một nỗi buồn sâu xa, chúng tôi thấy những người dị hình, điên khùng và những người đau khổ vì bệnh gia truyền trong cuộc sống kéo dài của họ. Họ đã bị người ta coi như gánh nặng vô ích trong xã hội, một xã hội văn minh như ngày nay...Tuy nhiên, những ai thấm nhuần giáo lý lành mạnh đều chân nhận rằng, chết Êm không những xâm phạm luật tự nhiên và luật Chúa ghi khắc trong lòng mọi người, mà còn là một tai họa cho chiều hướng thăng tiến của nhân loại" (AAS. 35, 1943, 239).

3/ Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Giáo hội trong Thế giới Ngày nay, khi đề cao nhân vị con người đã tuyên bố:

"Tất cả những gì đi ngược với chính sự sống, như giết người dưới bất cứ hình thức nào, diệt chủng, phá thai, giết chết cách êm dịu, hoặc tự tử trực tiếp...Tất cả những điều nói trên và những điều tương tự, đều thực sự ô nhục, làm thối nát nền văn minh nhân loại, bôi nhọ những kẻ chủ động, xúc phạm nặng nề đến Danh dự Đấng Tạo hóa..." HC. Mục vụ 27)

4/ Năm 1980, Tuyên ngôn của Bộ Đức Tin cũng lặp lại lập trường tương tự như trên.

5/ Ngày 8 tháng Chín 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 , cũng đã lưu ý các nhân viên thuộc Hiệp hội Đánh Thuốc Mê (Anesthetist) Âu châu về họp tại Rôma như sau:

"Một số người đương thời chúng ta đang cổ võ chấm dứt mạng sống con người bằng cái Chết Êm như là giải pháp thông cảm sự đau khổ nhân loại, nhưng: Chết Êm là một hành động sát nhân luôn luôn đáng phải loại bỏ. Phải loại bỏ ngay cả khi bệnh nhân yêu cầu được chết cách đó.

"Đôi khi lời kêu van của bệnh nhân xin được chết, phải được hiểu rằng, họ không có ý xin chết êm cho bằng xin được GIÚP ĐỠ và YÊU THƯƠNG họ trong nỗi thống khổ. Ngài nói tiếp:

"Khổ sở và đau đớn là phần không thể tránh được của kinh nghiệm con người. Những người có nhiệm vụ về thuốc cần phải từ bỏ lời biện hộ của những ai coi chết Êm như một giải pháp thông cảm.

Cuối cùng Đức Thánh Cha nhấn mạnh:



"Không bác sĩ, không y tá, không chuyên viên thuốc, không bất cứ ai là trọng tài cuối cùng của sự sống con người, kể cả sự sống của mình và sự sống người khác".

Thiên Chúa là Đấng Chăn Chiên nhân lành, trong chương trình của Ngài, khi bắt buộc phải gửi đau khổ để thanh luyện con cái, Ngài cho phép được chữa trị, Ngài cũng ban ơn để con cái chiu đựng, lập công, đền tội. Sống chết lúc nào là tùy quyền Ngài.

Điều nên nói thêm ở đây là:

"Khi sự sống đã trở nên tuyệt vọng, thì không bó buộc phải chữa trị bằng những phương pháp, thuốc men đặc biệt và quá tốn kém, nhưng cũng không được tự ý xin, hoặc làm cho bệnh nhân chết êm, chết cho rồi, khi chưa đến giờ Thiên Chúa gọi họ ra đi".

(Theo National Catholic Register, The Mirror of Springfield Sep. 30, 1988  và Christian Ethics)

 

" Việc sử dụng các thuốc tê mê để giảm đau cho bệnh nhân đã hấp hối, dù có cơ giảm ngày sống của bệnh nhân, thì được coi là phù hợp với nhân phẩm và luân lý, nếu không chủ ý gây chết như mục đích hoặc như phương tiện.

(Những thứ giảm đau là hình thức rất tốt của đức Ái vô vị lợi, nên được khuyến khích).



 

Bài đọc thêm:

Vấn đề Trợ tử (Euthanasia) qua lập trường của Giáo hội Công giáo

Vào những ngày cuối tháng 10 năm 2003, các chương trình truyền hình tại tiểu bang Florida đã liên tiếp đưa tin về tình trạng của Terri Schiavo, một phụ nữ bị tê liệt, sống dựa vào ống nuôi, sống như cây cỏ, không nói năng gì với người chung quanh.

Khởi sự từ ngày 25 tháng 2 năm 1990, tim Terri bị ngưng đập vài phút, máu không di chuyển được lên não, lập tức, cô bị hôn mê, bất động, bị tê liệt từ cổ trở xuống. Từ bấy giờ, Terri nằm trong trạng thái dở sống dở chết, rất phiền phức cho người trông coi.

Hai năm sau, Michael, chồng của Terri kiện các bác sĩ và anh ta đã thắng. Terri nhận được số tiền bồi thường 1 triệu đô la. Sau một thời gian vắn, bố mẹ và chị của Terri bất bình với Michael về vấn đề chi tiêu ra sao để chăm sóc Terri. Bố mẹ của Terri không ngừng tranh chấp đòi hủy bỏ quyền bảo dưỡng của Michael, nhưng không thành công.

Vào năm 1998, Michael đệ đơn xin tòa cho phép tháo bỏ các máy móc đang duy trì sự sống của người vợ. Theo Michael, Terri đã nhiều lần nói với anh rằng "cô không muốn sống nữa". Sau 1 năm, tòa án phúc thẩm bang Florida đã đồng ý để các bác sĩ cho ngừng hoạt động máy móc duy trì sự sống cho Terri.

Nhưng ba ngày sau, tòa án liên bang, căn cứ theo đơn khiếu nại của bố mẹ Terri, đã hủy bỏ bản án của tòa án tiểu bang Florida. Trong đơn khiếu nại, bố mẹ Terri đã tố cáo Michael lừa đảo. Máy móc lại được nối lại. Cuộc tranh dành quyền sống hay chết cho người phụ nữ thực sự bắt đầu.

Mùa hè năm 2000, gia đình Terri và Michael lại tiếp tục hầu tòa. Chánh án tòa án tiểu bang Florida, người đã từng đứng về phía Michael đòi hỏi các bác sĩ xác nhận xem có thể xảy ra khả năng làm Terri cử động được, dù là nhỏ nhất không? Gia đình Terri chọn cho mình 2 bác sĩ, Michael cũng vậy.
Năm 2002, các bác sĩ của Michael và của tòa cùng xác nhận rằng không thể nào phục hồi được tình trạng của Terri và đồng ý cho tháo bỏ máy móc.


Tòa án ấn định ngày 15 tháng 10/2003 là ngày tháo bỏ hết các máy móc tiếp thực phẩm, khí thở... Trong khi đó, thống đốc tiểu bang là Jeb Bush (em của tổng thống W. Geogre Bush) gợi ý gia đình Terri nộp lại đơn lên tòa án liên bang. Bản thân ông thống đốc viết ý kiến của mình kèm theo đơn của gia đình, đề nghị cho Terri tiếp tục được sống.

Vào ngày các bác sĩ tháo bỏ máy móc nuôi sống Terri, hàng trăm người đã tham gia biểu tình trước bệnh viện nơi Terri điều trị. Họ thuộc các tổ chức nhân đạo, bảo vệ quyền sống của con người.

Tòa án lại hủy bỏ đơn kiện cuối cùng của gia đình Terri mặc dù có cả ý kiến của thống đốc tiểu bang. Thế nhưng, thống đốc Jeb Bush đã tìm ra được cách cho mình. Một dự luật được thảo ra và quốc hội tiểu bang thông qua trong vòng vài giờ. Luật cho phép thống đốc tiểu bang có quyền ra lệnh ngưng thi hành việc tháo bỏ máy nuôi sống bệnh nhân, nếu không tìm được đủ các nhân chứng để chứng minh bệnh nhân muốn được chết.

Ngày 22 tháng 10/2003, theo đúng luật được ban hành, Jeb Bush ra lệnh gia đình mang Terri trở lại bệnh viện và máy nuôi sống Terri lại tiếp tục hoạt động.

Sau cùng,  ngày 18 tháng 3 năm 2005, ống nuôi lại bị rút ra,

Và ngày 31 tháng 3 năm 2005, Terri Schiavo đã qua đời trong Chúa (cô là phụ nữ Công giáo) giữa nhiều ý kiến còn ngổn ngang của người còn sống.

Bi kịch trên đây đã làm sôi động nước Mỹ về vấn đề trợ tử. Không chỉ riêng ở Mỹ mà ở hầu khắp các nước, luật trợ tử là vấn đề còn gay go, phức tạp giữa các khái niệm  sống và  chết. Những tranh luận bất đồng không chỉ nằm trong một số trường hợp cá biệt vì tiền bạc, nó còn là sự dằng co giữa lòng nhân đạo, quyền được sống và cả đức tin theo từng góc độ nhìn nhận khác nhau. (theo danchimviet.com tóm chuyện).

Tháng 5 năm 2000, Nguyệt san Trái tim Đức Mẹ đã nêu vấn đế Trợ tử, qua đề tài "Chết êm". Năm nay, nhân chuyện về Terri, mời độc giả  nhìn lại vấn đề này lần nữa để xem dư luận dân chúngHoa kỳ như thế nào? lập trường Giáo hội Công giáo có gì mới mẻ không?

 

1. Ủng hộ Trợ tử

Nhiều người trong xã hội, nhất là xã hội Mỹ ngày nay, viện cớ "tự do". Họ nói rằng "sự sống của tôi là của tôi", và họ cũng nói rằng "sự chết của tôi là của tôi", tôi có quyền lựa chọn, định đoạt, không ai có quyền ngăn cản sự tự do của tôi.

- Ngày 8 - 9 tháng Tư năm 1988, hơn 300 người thuộc Liên hội Thế giới Dành quyền Được chết (World Federation of Right to Die Societies) đã tham dự cuộc hội thảo bàn về vấn đề Chết Êm hợp pháp do Tiểu bang California và Hòa Lan đề xướng. Hầu hết các tham dự viên thuộc Hoa kỳ, số còn lại thuộc 16 quốc gia khác. Có tới 2 phần 3 tham dự viên đã ủng hộ cái "chết Êm trực tiếp". Chủ tịch Dereck Humphrey tuyên bố: "Đây là nguyên tắc, là luật của phong trào chúng tôi: Ý kiến ủng hộ cái chết Êm cách chủ động hay thụ động cũng đều là ý kiến của hội viên cả, không nên chỉ trích lẫn nhau". Hội Hemlock và hội Người Mỹ Chống đau khổ (Americans Against Human Suffering) đều ủng hộ vấn đề Chết Êm.

Cũng vào tháng Tư, Hội trên đã xin được 256 ngàn chữ ký trong tổng số ít nhất phải có vào hạn chót (ngày 9 tháng Năm 1988) là 372 ngàn chữ ký ủng hộ để được hợp pháp. Họ nói, nếu năm nay không xin đủ chữ ký, họ sẽ tiếp tục xin thêm nữa cho tới đủ mới thôi. Người dân Hoa kỳ nói chung, theo một bản thăm dò, có tới 60 phần trăm ủng hộ chết Êm (Tài liệu Ethics and Medics, April 90).

Hiện nay số người ủng hộ chết êm đã lên cao hơn nhiều. Đọc các bản thăm dò trong trường hợp của Terri Schiavo cũng thấy phần nào:



- Bản thăm dò của Fox news đầu tháng 3 năm 2005: qua  900 người được hỏi, kết quả như sau:

            59% nói rằng, nếu họ là người trông coi Terri, họ sẽ rút ống nuôi (feeding tube).   Nếu bạn ở vào trường hợp Terri thì 74% muốn rút ống nuôi,  chỉ có 16% không đồng ý.



- Bản thăm dò của ABC news giữa tháng 3 năm 2005: qua 1000 người, kết quả như sau:

            87% nói nếu ở vào trường hợp Terri, họ muốn rút ống nuôi.

 

2. Không ủng hộ trợ tử

Phần không ủng hộ trợ tử, dĩ nhiên là có các tôn giáo, và những người theo sát lập trường tôn giáo...tôn giáo ở Mỹ phần lớn là các giáo phái Tin lành, sau đó là Công giáo Rôma, họ có Kinh thánh hướng dẫn. Họ tin vào sự linh thánh của sự sống từ khi thụ thai tới lúc chết cách tự nhiên. Có trên 60 chỗ trong Kinh thánh nói đến sự thánh thiêng của sự sống. Câu mở đầu nằm trong sách Xuất hành: "Ngươi không được giết người" (Xh 20,13). Trên hết, người tín hữu tin rằng: Thiên Chúa là Đấng ban sự sống và là Đấng lấy lại sự sống theo Ý Chúa. Và Ý Chúa hẳn vượt trên ý loài người.

Lập trường Kitô giáo Hoa kỳ dựa trên Tuyên ngôn Độc lập, tuyên ngôn viết rằng: "Đấng Tạo Hóa chúng ta đã ban cho chúng ta những quyền lợi cố định, trong đó có quyền Sống". Sống là quyền đầu tiên. Không có quyền sống, các quyền khác cũng chẳng hiệu quả gì.

Tổ chức "Nhà Cho người hấp hối quốc gia" qua phiếu bầu của các đại biểu vào tháng 11 năm 1990 đã minh định rằng: "Chúng tôi từ bỏ hành động trợ tử chủ động cho bệnh nhân, chúng tôi muốn giúp bệnh nhân sống những ngày cuối đời trong nhân phẩm". Cho dù có nhiều người trong đau đớn tột cùng, sợ rằng mình trở nên gánh nặng cho gia đình, xã hội. (theo Faithfacts. Gospelcom.net)

 

3. Lập trường của Giáo hội Công giáo về trợ tử

Nói đến lập trường của Giáo hội, trước hết phải nhắc tới Kinh thánh như kim chỉ nam hướng dẫn:

- Ngoài câu trích trong sách Xuất hành (20,13) ở phần trên, và những lời khác không nêu ở đây, ta có lời thánh Phaolô, Người đã quả quyết: "Nếu ta sống, ta có trách nhiệm với Chúa, nếu ta chết, ta cũng có trách nhiệm với Chúa. Cả khi ta sống, cả khi ta chết, ta thuộc về Chúa" (Thư Roma 14,18).

Cho tới thời nay, Giáo hội Công giáo được Thiên Chúa trao quyền gìn giữ kho tàng đức tin và phong hóa luôn luôn tôn trọng nguyên tắc "luật tự nhiên". Để dễ hiểu những nguyên tắc dưới đây, ta nên định nghĩa và phân loại Trợ tử:

- Trợ tử - chết êm (euthanasia, assisted suicide, mercy killing) theo luân lý là khi bệnh không còn hy vọng chữa trị, chết thì chưa chết, sống thì đau đớn, nên người ta giúp cho chết sớm hơn cái chết tự nhiên.

- Trợ tử có thể là trực tiếp (tiêm thuốc), hay gián tiếp (không cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở).

- Trợ tử cũng có thể chủ động (do bệnh nhân xin), hay thụ động (do người đại diện, người coi, người nhà muốn).

Lập trường Giáo hội Công giáo:
Chỉ có Thiên Chúa là Ðấng định đoạt sự sống và sự chết của con người, Giáo hội Công giáo luôn luôn và mạnh mẽ chống lại mọi hình thức trợ tử- chết êm :  dù trực tiếp hay gián tiếp, chủ động hay thụ động.

Từ lập trường đó, Giáo hội hằng lên tiếng qua quyền giáo huấn được Thiên Chúa ban:

 

1. Đức Giáo hoàng Piô 12:

 

"Từ một nỗi buồn sâu xa, chúng tôi thấy những người dị hình, điên khùng và những người đau khổ vì bệnh gia truyền trong cuộc sống kéo dài của họ. Họ đã bị người ta coi như gánh nặng vô ích trong xã hội, một xã hội văn minh như ngày nay...Tuy nhiên, những ai thấm nhuần giáo lý lành mạnh đều chân nhận rằng, trợ tử không những xâm phạm luật tự nhiên và luật Chúa ghi khắc trong lòng mọi người, mà còn là một tai họa cho chiều hướng thăng tiến của nhân loại" (AAS. 35, 1943, 239).

 

2. Các nghị phụ Công đồng Vaticanô 2:



 

- "Tất cả những gì đi ngược với chính sự sống, như giết người dưới bất cứ hình thức nào, diệt chủng, phá thai, giết chết cách êm dịu (trợ tử), hoặc tự tử trực tiếp... Tất cả những điều nói trên và những điều tương tự, đều thực sự ô nhục, làm thối nát nền văn minh nhân loại, bôi nhọ những kẻ chủ động, xúc phạm nặng nề đến danh dự Ðấng Tạo Hóa..." (Hiến chế Mục vụ số 27)

 

3. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2:



 

Có lẽ không có vị giáo hoàng nào phát biểu để bênh vực sự sống nhiều như vị Cố giáo hoàng này, Ngài nói ở nhiều nơi, nhiều lúc, chẳng hạn như  ngày 8 tháng Chín năm 1988, Ngài đã lưu ý các nhân viên thuộc Hội Gây Mê (Anesthetist) Âu Châu về họp tại Rôma như sau: "Một số người trong thời chúng ta đang cổ võ chấm dứt mạng sống con người bằng trợ tử như là giải pháp thông cảm sự đau khổ nhân loại, nhưng trợ tử là một hành động sát nhân luôn luôn đáng phải loại bỏ. Phải loại bỏ ngay cả khi bệnh nhân yêu cầu được chết cách đó."

            Nhưng Đức giáo hoàng Gioan Phaolô  2 đặc biệt nhấn mạnh trong Thông điệp Tin mừng Sự Sống (Evangelium Vitae) công bố ngày 25 tháng 3 năm 1995, dứt khoát bày tỏ lập trường chống ngừa thai và trợ tử:

Theo Ngài: "Trợ tử" (cho chết êm dịu theo đúng nghĩa), cho người ta hiểu là  một hành động hay không hành động mà bản chất nó đem lại sự chết, để loại trừ những đau đớn"(EV 65).



Đức giáo hoàng khẳng định: "Trợ tử là một "sự xúc phạm nặng" tới luật Thiên Chúa vì đó là sự giết người "cố ý" và " không thể chấp nhận về mặt luân lý. Trợ tử là "một thứ đạo đức giả hình"(EV 65).

"Việc giúp trợ tử càng nên xấu hơn, nếu được thực thi bởi những phần tử trong gia đình -là những người đáng lẽ phải giúp người bệnh với lòng nhẫn nại và yêu thương, hoặc bởi các y sĩ, mà nghề nghiệp đặc biệt là phải chăm sóc người bệnh, dù trong những giai đoạn cuối cùng đau đớn của cuộc đời"(EV 66).

Đức giáo hoàng nhấn mạnh: "Khi trợ tử được thực hiện trên một người "không xin" và "không đồng ý", đó cũng là "một sự giết người".

3. Giáo lý Giáo hội Công giáo 1992:

Tất cả các phát biểu riêng rẽ khác của quyền giáo huấn trong Giáo hội có thể được tóm trong Giáo lý như sau:

GLCG số 2277 viết: "Dù với lý do nào và với phương tiện nào mặc lòng, sự trực tiếp trợ tử cũng chỉ là chấm dứt cuộc đời của những người bị khuyết tật, đau yếu hoặc đang chết dần chết mòn. Về luân lý, cách làm này không thể chấp nhận được."

"Bởi vậy, một hành động hoặc sự bỏ qua một hành động, tự nó hoặc do chủ ý của ta, mang lại cái chết cho một người hầu chấm dứt đau khổ, sẽ là một tội sát nhân, nghịch lại cách trầm trọng với phẩm giá con người và với sự tôn kính mà ta phải có đối với Thiên Chúa hằng sống, Ðấng Tạo Thành con người. Sự người ta có thể phán đoán sai lầm vì lòng ngay, sẽ thay đổi tính chất của hành vi sát nhân này, một hành vi cần phải luôn bài trừ và cấm chỉ."

Những nẻo đường còn mở:

- Bộ Đức tin trong Tuyên ngôn Làm cho chết êm dịu (Euthanasia) công bố ngày 5.5.80, sau khi lên án việc làm cho chết êm dịu như một hành động tích cực, gây ra sự chết cho người khác, với mục đích chấm dứt nỗi đau đớn của họ, Bộ xác nhận ở chương 4 rằng:



"Người ta không thể buộc ai phải tiếp tục dùng những kỹ thuật, dù đã sử dụng, nhưng có rủi ro và hiệu quả nặng nề. Từ chối sử dụng cách trị liệu đó không phải là tự tử, nhưng là coi như chấp nhận thân phận con người hoặc tránh phương thế y khoa không tương xứng với kết quả mong đợi, hoặc vì phí tổn quá lớn cho gia đình, cho cộng đoàn.

Khi thấy sự chết gần kề, dù đang trị liệu, được an tâm quyết định từ chối những cách chữa chỉ đưa đến kết quả không chắc, kéo dài sự sống bấp bênh, nặng nề, để trở về cách trị bệnh bình thường cho bệnh nhân".

GLCG số 2278 viết: "Còn như ngưng những phương thuốc y khoa quá tốn kém, nguy hiểm, khác thường hoặc không xứng với những kết quả mong muốn, thì là một việc làm hợp pháp. Ðây là sự từ chối "những sự trị liệu kịch liệt": như vậy, đây không phải là muốn làm cho chết, nhưng chỉ là chấp nhận rằng không thể cản ngăn cái chết. Nhưng quyết định phải do chính bệnh nhân làm lấy, nếu người đó có thẩm quyền và có khả năng, nếu không sẽ phải do những người hưởng quyền trước pháp luật, nhưng bao giờ cũng phải tôn trọng ý muốn hợp lý và những lợi ích hợp pháp của bệnh nhân."

GLCG số 2279 viết: "Dù cái chết được coi là đã gần kề, những sự săn sóc thường dành cho một bệnh nhân, sẽ không được ngưng cách chính đáng. Việc sử dụng các thuốc tê để giảm đau cho bệnh nhân đã hấp hối, dù có nguy cơ giảm ngày sống của người đó, thì có thể được coi là phù hợp với phẩm giá con người về phương diện luân lý, nếu người ta không chủ ý tìm cái chết, dù như là mục đích, dù như là phương tiện, nhưng cái chết chỉ được tiên liệu và được chấp nhận như là không thể tránh được. Những thứ giảm đau là một hình thức rất tốt của đức bác ái vô vị lợi: theo danh nghĩa này, chúng ta phải được khuyến khích".

Lm. Ðoàn Quang, CMC

--------------------------

 

C- TÔN TRỌNG LINH HỒN THA NHÂN

 

            1. TỘI GƯƠNG XẤU (Scandal)



- Gương xấu là thái độ hoặc cử chỉ khuyến khích tha nhân làm điều ác, người làm gương xấu đã trở thành kẻ cám dỗ người ta, nó phá hoại nhân đức và sự công chính, nó có thể lôi kéo người đồng loại vào chỗ chết phần hồn (GlCg92 2284).

- Gương xấu có thể nảy ra từ luật pháp, từ các cơ chế, từ thời trang hoặc từ dư luận.

 

Nguyên tắc:



1. " Gương xấu là một lỗi nặng, nếu hành vi hoặc thái độ của người đó cố ý lôi kéo tha nhân vào một lỗi nặng.

 

2. " Những người sử dụng quyền hành khuyến khích người ta làm bậy, phải chịu trách nhiệm về điều ác mình đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra.



(Những người lập luật, những cơ cấu xã hội đưa đến suy đồi luân lý; những chủ xí nghiệp, những người lèo lái dư luận...đều có trách nhiệm luân lý trong xã hội).

 

3. " Gương xấu mang tính cách nặng do uy quyền của người làm gương hoặc do sự yếu đuối của người bị tác động.



( Chúa Kitô phán: Kẻ nào làm gương xấu cho những trẻ nhỏ này...(Mt 18,6)

 

4. " Gương xấu của trẻ con chỉ là tội nhẹ, nếu nó không vâng lời, làm cha mẹ tức bực chửi thề. Cũng vậy, khi một  thiếu nữ chỉ vì nhẹ dạ làm chuyện nào đó, gây dịp cho ai phạm tội nặng.

 

5. " Không có gương xấu, nếu ai (hoặc là người quá tốt, hoặc là người quá xấu) chứng kiến một hành vi bất nhã nào đó, mà họ không bị băng hoại vì gương xấu ấy.

 

GƯƠNG XẤU ĐƯỢC PHÉP:



 

Nguyên tắc:



1." Không cần phải bỏ một việc hợp luật (không có vẻ xấu) khi có lý để làm, dù việc ấy trở thành gương xấu cho cho kẻ khác.  Nhưng vì lý do bác ái, nên hoãn lại.

Ví dụ: Linh mục có thể đi vào con đường này sẽ gần nơi định đến hơn để làm việc tốt nào đó. Nhưng để tránh gương mù làm cho kẻ khác phán đoán dông dài, linh mục sẽ đi lối khác. Dầu vậy, khi phải đi vào khu vực ấy để xức dầu cho kẻ liệt, thì cứ việc đi.

 

2. " Một việc hợp luật (nhưng có vẻ xấu), làm dịp tội cho kẻ khác, thì phải bỏ, nếu dễ bỏ. Nếu khó bỏ vì có bất tiện lớn, thì được làm dù có gương xấu.



(Ví dụ: Được ăn thịt ngày kiêng khi có phép).

 

3. " Lợi ích vật chất, nếu nhỏ mọn, nên  hy sinh để tránh gương xấu.

 

4. " Việc thiện, nếu bị hiểu lầm là gương xấu thì nên bỏ (omitted) hoặc nên hoãn (deferred).

(Ví dụ: Một giáo sĩ đứng bán đồ giá rẻ hơn giá nơi khác nhiều, nhưng bị hiểu lầm là làm tiền, có hại cho việc truyền giáo, cho sứ mạng linh mục, giáo sĩ nên đóng cửa tiệm để bảo vệ danh giá cần cho việc truyền giáo).

 

5. " Có thể bỏ việc giữ luật tích cực để tránh gương xấu.  Ví dụ: Người vợ bỏ đi lễ Chúa nhật để giữ hòa khí gia đình, cho chồng khỏi giận dữ, xúc phạm đến Chúa.

 

6. " Khi có lý do quan trọng tương xứng, được gây dịp tội.  Ví dụ: Chủ nhà bỏ tiền lơ là ra chỗ nào để thử lòng thật thà của đầy tớ. Cha mẹ thử con cái, Tướng thử quân.

 

SỬA CHỮA GƯƠNG XẤU:



 

Nguyên tắc:



1. " Kẻ nào làm gương xấu gây dịp tội, đòi phải đền bù. (Đền bằng cách tránh gương xấu, làm gương tốt, bằng ăn năn hối cải xưng tội.)

 

2. " Nếu làm gương xấu công khai, phải đền bù công khai, và đền những thiệt hại từ đó gây ra, nếu có.

 

 

            2. TỘI QUYẾN DỤ (Seduction)



 

Quyến dụ là chủ ý cố gắng đưa ai vào tội phạm.  Ví dụ: Chinh phục một người bạn đi coi phim tục, hay đọc tờ báo dâm ô, dụ dỗ kèm đe dọa người tớ gái phạm tội, dụ dỗ người thiếu nữ thất nghiệp vào đường bán dâm. Dụ con nít ăn cắp tiền cha mẹ đi mua thuốc cần sa.

 

Nguyên tắc:



1. " Tội quyến dụ vừa lỗi đức ái, vừa lỗi luân lý.

(Chúa ngăm đe tội quyến dụ:" Ai làm cớ cho đứa trẻ này phạm tội..." (Mt 18,6).

 

2. " Không gọi là mắc tội quyến dụ , khi rủ rê một người đang dự tính phạm tội ấy.



(Ví dụ: Rủ người ăn cắp đi ăn cắp).

" Vì lý do quan trọng, có thể xin làm một việc có quyền xin, dù khi làm xảy ra điều xấu ngoài ý mình.

(Ví dụ: Xin một người thề, dù biết trước họ sẽ bội thề. Vợ xin chồng làm "quyền lợi vợ chồng", dù biết chồng sẽ "ngưng ngang" hay dùng phương pháp "kiểm soát sinh sản" ngoài ý của người vợ trong vài lần nào đó, và ngược lại. (Thánh Anphongsô, Coi B. Haring, The Law of Christ, vol. 3, pp. 358-360).

 

 



            3. CỘNG TÁC VÀO VIỆC TỘI (Sinful Cooperation)

 

Cộng tác trong tội người khác là dính mắc bất cứ thể lý hay luân lý vào công việc mang tội của người nào đó, bằng lời khuyến khích, bằng giúp phương tiện, bằng cho tin tức...



 

            1/ Cộng Tác Chính Thức (Formal Cooperation)

Gồm cả ngoài lẫn trong: Bên ngoài dự vào hành động, bên trong ưng thuận. Thứ cộng tác này luôn luôn mang tội. Ví dụ: Y tá đồng ý cộng tác với  y sĩ để phá thai.

 

            2/ Cộng Tác Hình Thức (Material Cooperation)



Chỉ có bên ngoài: Bên ngoài dự vào hành động, nhưng bên trong không ưng thuận. Ví dụ: Y tá cưỡng bách phải giúp y sĩ phá thai.

 

 



TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐƯỢC CỘNG TÁC HÌNH THỨC (Material)

 

Nguyên tắc:



1. "Được phép cộng tác hình thức, cách bất đắc dĩ trong việc xấu, để tránh tai hại cho mình, cho tha nhân, với điều kiện:

            a/ Việc ấy gây tội ác nặng (the gravety) hay nhẹ?

            b/ Việc ấy có làm hại ai không ? - hại mạng sống hay của cải? -hại ít hay hại nhiều.  Ví dụ: Hại tép cứu tôm, đánh người cứu mạng.  Nhưng không được giết A cứu B.

            c/ Tôi có cần phải cộng tác không?

 

2. "Không được cộng tác trong tội để gây hại lớn cho Giáo hội, cho Quốc gia. Ví dụ: Tiết lộ bí mật quốc phòng.

 

 



KHUYÊN PHẠM TỘI NHẸ HƠN (lesser sin)

 

Nguyên tắc:



1. " Khi một người dự tính phạm tội nặng, được phép khuyên họ phạm nhẹ hơn.  Ví dụ: Khuyên người đang giận dữ chỉ nên đánh kẻ thù hơn là giết hắn.

2. " Không được khuyên người nào phạm tội nhẹ hơn, nhưng lại tác hại người thứ ba mà hắn không có ý tác hại. Ví dụ: Không được khuyên phạm tội ngoại tình với vợ kẻ thù, hoặc chặt chân tay con gái kẻ thù thay vì giết kẻ thù.

 

----------------------------------------------



Giáo lý Công giáo92 số 2258 - 2330


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương