Cuộc Sống Cõi Barzakh



tải về 9.1 Mb.
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích9.1 Mb.
#36999

Bài thuyết giảng của Sheikh Ibnu Uthaimeen về các giáo luật Hajj





Cuộc Sống Cõi Barzakh

] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [



مجموعة 3

Khalid Bin Abdurrahman Ash-Sha-yia



Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa

2014 - 1435



الحياة البرزخية

« باللغة الفيتنامية »

خالد بن عبد الرحمن الشايع


ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم
مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى
2014 - 1435


Mục lục

Chủ đề Trang

1 - Lời mở đầu 4

2 - Cuộc hành trình của linh hồn có đức

tin giữa trời và đất 7

3 - Cuộc hành trình của linh hồn tội

lỗi giữa trời và đất 11

4 - Cõi mộ .. sự trừng phạt và sự yên

nghỉ phúc lành 16

5 - Một số lời nói của các vị Imam lớn xung quanh vấn đề trừng phạt và an nghỉ phúc lành nơi cõi mộ 23

6 - Một số tình trạng của cư dân nơi cõi mộ 30

7 - Các nguyên nhân bị trừng phạt

trong Hỏa Ngục 36

8 - Những nguyên nhân được cứu rỗi

khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ 40



9 - Các vấn đề trong cuộc sống cõi Barzakh 46
ﭑ ﭒ ﭓ ﭔ

Nhân Danh Allah

Đấng Rất Mực Độ Lượng

Đấng Rất Mực Khoan Dung

Lời mở đầu



﴿ٱلۡحَمۡدُ لِلَّهِ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ * ٱلرَّحۡمَٰنِ ٱلرَّحِيمِ * مَٰلِكِ يَوۡمِ ٱلدِّينِ﴾ وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى الْمَعْبُوْثِ رَحْمَةً لِلْعَالَمِيْنَ، نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ وَالتَّابِعِيْنَ بِإحْسَانِ إِلَى يَوْمِ الدِّيْنِ، أَمَّا بَعْدُ:

{Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Allah, Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài, Đấng rất mực Độ lượng, Đấng rất mực Khoan dung, vị Vua của Ngày Phán xét}.

Cầu xin Allah  ban bằng an và phúc lành cho Vị được cử phái đến mang hồng phúc cho toàn nhân loại, Nabi của chúng ta Muhammad, cho gia quyến của Người, các bạn đạo của Người cũng tất cả những ai đi theo con đường tốt đẹp của Người cho đến Ngày Phán xét ..

Đây là cuốn sách với các phần mục liên quan đến vấn đề trừng phạt và sự yên nghỉ thanh bình trong cõi mộ cũng như một số vấn đề liên quan đến cuộc sống cõi Barzakh(1). Tôi đã biên soạn các chủ đề này cho chương trình “Cõi Đời Sau: cảnh tượng và lời khuyên”, chương trình được thực hiện bởi Đài phát thanh Thiên Kinh Qur’an – Saudi Arabia. Do yêu cầu của một số học giả cũng như các nhà lãnh đạo nên tôi đã chọn các phần mục được thực hiện trong Đài phát thanh này và bổ sung thêm một số phần mục khác nữa và biên soạn lại thành một cuốn sách. Tôi mong rằng cuốn sách này sẽ là những lời khuyên và nhắc nhở dành cho những tâm hồn biết kính sợ Allah .

Các phần mục của cuốn sách cũng có thể dùng làm các chủ đề thuyết giảng cho bài thuyết giảng Jumu’ah ngày thứ sáu hay có thể dùng làm bài đọc cho các buổi học tập giáo lý.

Cầu xin Allah  phù hộ và ban cho sự thành công, cầu xin Ngài sự an toàn và bình yên vào Ngày của nỗi sợ hãi và kinh hoàng, lời nguyện cầu này cho cả cha mẹ tôi, con cháu của tôi, các anh (chị) em của tôi cùng tất cả những anh (chị) em đồng đạo Muslim.

وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ.

Cầu xin Allah  ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad.

Khalid bin Abdurrahman bin Hamd Ash-Sha-yia

Riyadh P.O.Box: 57242



Giờ Asr ngày thứ sáu 12/1/1419 hijri.

Cuộc hành trình của linh hồn có đức tin giữa trời và đất

Dưới tiêu đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu một Hadith trong các Hadith cao quý của Nabi Muhammad e, vị thanh khiết được chọn lọc trong các chọn lọc. Trong Hadith là sự mô tả tỉ mỉ về những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc sống con người, sau đó là sự trình bày về một cuộc đại hành trình của linh hồn giữa trời và đất để tới một điểm đến có sự trừng phạt hay sự yên nghỉ thanh bình và hạnh phúc.

Cầu xin Allah, Đấng Quảng Đại và Ân Phúc, thương xót và che chở chúng ta khỏi những điều làm Ngài phẫn nộ và giận dữ và khỏi sự trừng phạt đau đớn của Ngài.

Đây là mô tả bao hàm tất cả mọi linh hồn của những người bề tôi, những người có đức tin, những người vô đức tin, những người ngoan đạo và những người làm điều tội lỗi.

Ông Al-Bara’ bin A’zib t thuật lại: Chúng tôi cùng với Nabi e đưa tiễn người chết đi chôn cất, người chết đó là một người đàn ông Ansar (cư dân Madinah). Khi chôn cất xong, Thiên sứ của Allah e ngồi hướng mặt về phía Qiblah, chúng tôi ngồi xung quanh Người, dường như trên đầu của chúng tôi có những chú chim đang bay lượn, tay Người cầm một thanh cây, cào qua lại trên mặt đất, Người ngước nhìn lên trời rồi lại nhìn xuống đất, Người ngước nhìn lên rồi lại nhìn xuống ba lần như thế, rồi Người e nói hai hay ba lần: “Các ngươi hãy cầu xin Allah che chở tránh khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ”. Dứt lời, Người e nói ba lần: “Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài che chở tránh khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ”.



Sau đó, Người e nói: “Quả thật, người bề tôi có đức tin khi nào y chấm dứt kỳ hạn của đời sống trần gian, vào những khoảnh khắc sắp quay về với cõi Đời Sau, thì sẽ có các vị Thiên Thần từ trên trời xuống với những gương mặt sáng ngời như ánh mặt trời, họ mang theo vải liệm thật mịn cùng với chất thơm từ Thiên Đàng, họ ngồi cách xa y với khoảng cách một tầm nhìn của mắt. Sau đó, Thần Chết (Malakul-Mawt) u đến và ngồi trên phía đỉnh đầu của y và gọi: Này hỡi linh hồn tốt lành! Hãy xuất ra để trở về với sự tha thứ của Allah và sự hài lòng của Ngài. Tức khắc, linh hồn từ từ xuất ra một cách nhẹ nhàng và êm đềm giống như sự nhỏ giọt (của chất lỏng) từ bình chứa. Thần Chết nhận lấy linh hồn và khi chưa kịp đặt nó lên bàn tay của mình thì các vị Thiên Thần đang ngồi đợi sẵn lúc nãy liền xuất hiện tiếp nhận ngay và đặt nó vào miếng vải liệm cùng với chất thơm được mang xuống từ Thiên Đàng. Đấy đúng như lời phán của Allah : {khi một trong các ngươi đối diện với cái chết thì các thiên thần của TA sẽ bắt hồn y và họ sẽ không bao giờ chểnh mảng trong nhiệm vụ.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 61). Ngay lúc ấy một hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ linh hồn giống như hương thơm của xạ hương lan tỏa cả mặt đất. Xong, họ thăng thiên đưa linh hồn lên trời. Mỗi khi đi ngang qua một nhóm Thiên Thần nào đó thì tất cả họ đều khen ngợi và bảo nhau: Ôi, linh hồn gì mà sao tốt lành thế kia! Đó chính là người này, con của người này con của người này, họ hô tên của y với tên gọi tốt đẹp nhất mà những người trên trần gian đã từng gọi y. Hết tầng trời hạ giới, họ xin mở cửa các tầng trời kế tiếp và các tầng trời đều mở ra để đón chào y. Và mỗi khi lên đến bất kỳ tầng trời nào, y cũng đều được các Thiên Thần của tầng đó hộ tống lên tầng trời tiếp sau đó, cứ như vậy cho đến khi y được đưa lên đến tầng trời thứ bảy. Rồi Allah, Đấng Tối Cao phán bảo các Thiên thần: Các Ngươi hãy ghi nhận vào quyển số của TA trong ‘Illiyeen {Và Ngươi biết gì về ‘Illiyeen? Đó là quyển sổ ghi chép. Được các thiên thần gần nơi Allah xác nhận.} (Chương 83 – Al-Mutaffifin, câu 19 - 21), và hãy đưa y trở lại trái đất, bởi quả thật, từ đó TA đã tạo ra con người và nơi đó TA bắt họ quay về và cũng từ đó TA lại để họ trở ra một lần nữa.

Thế là linh hồn của y được trả về trái đất, nó được cho nhập lại vào thân xác của y. Ngay lúc đó, y sẽ nghe thấy được tiếng bước chân của những người tiễn đưa y đến mộ đang bước quay đi. Liền sau đó, có hai vị Thiên Thần xuất hiện bắt y ngồi dậy và hỏi: Ai là Thượng Đế của ngươi? Y đáp: Thượng Đế của tôi là Allah. Hai vị Thiên Thần hỏi tiếp: Thế tôn giáo của ngươi là gì? Y đáp: Tôn giáo của tôi là Islam. Vậy người đàn ông được phái đến cho các ngươi là gì, hai vị Thiên Thần lại hỏi? Y đáp: Người ấy là Thiên Sứ của Allah. Hai vi Thiên Thần tiếp tục hỏi: Làm thế nào ngươi biết điều đó? Y đáp: Tôi đã đọc Kinh Sách của Allah và tôi đã tin tưởng.

Ba câu hỏi “ai là Thượng Đế của ngươi, tôn giáo của ngươi là gì, và Nabi của ngươi là ai” là điều thử thách cuối cùng dành cho người có đức tin. Đó chính là lời phán của Allah :

﴿ يُثَبِّتُ ٱللَّهُ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ بِٱلۡقَوۡلِ ٱلثَّابِتِ فِي ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَا وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِۖ ﴾ [سورة إبراهيم: 27]

{Allah làm vững chắc lời nói của những người có đức tin trên cõi đời này và ở Đời Sau.} (Chương 14 – Ibrahim, câu 27).

Sau khi trả lời ba câu hỏi, có tiếng nói từ trên trời vọng xuống: Quả thật, bề tôi của TA đã nói thật, hãy sắp xếp chỗ ở cho y nơi Thiên Đàng, hãy ăn mặc cho y y phục của Thiên Đàng và hãy mở cánh cửa Thiên Đàng cho y! Ngay lập tức, làn hương thơm thoang thoảng của Thiên Đàng bay tới chỗ y, chỗ nằm của y trong mộ từ từ được nới rộng ra bằng cả một tầm nhìn.

Tiếp sau đó, xuất hiện một người có gương mặt thật đẹp với bộ quần áo thật lộng lẫy, nói: Xin báo tin mừng cho ngươi, đây là ngày vui của ngươi mà ngươi đã được hứa hẹn. Y ngạc nhiên hỏi: Ngươi là ai, sao gương mặt của ngươi trong phúc hậu quá? Người lạ mặt đó nói: Ta chính là việc làm thiện tốt và ngoan đạo của ngươi đây mà. Thề bởi Allah, ta chưa từng biết về ngươi ngoài việc ngươi luôn tranh thủ và vội vã trong việc tuân phục Allah và rất chậm chạp trong việc bất tuân và phạm điều tội lỗi. Cho nên Allah sẽ ban cho ngươi điều tốt lành. Thế là, y mừng rỡ cầu nguyện nói: Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài hãy ra lệnh cho giờ Tận Thế đến mau để bề tôi có thể quay về với người thân của bề tôi và tài sản của bề tôi.
Cuộc hành trình của linh hồn tội lỗi giữa trời và đất

Chúng ta hãy tìm hiểu cuộc hành trình của linh hồn vô đức tin hay linh hồn tội lỗi qua lời mô tả của vị Nabi e trung thực:



Quả thật, còn đối với người bề tôi vô đức tin, khi đã hết kỳ hạn ở thế giới trần gian để trở về với thế giới Đời Sau cũng sẽ có các vị Thiên Thần từ trên trời xuống, nhưng các vị Thiên Thần này đến với những gương mặt đen đúa và dữ tợn, họ mang theo vải liệm thô kệch, họ đến và cũng ngồi cách xa y khoảng một tầm nhìn của mắt. Sau đó, Thần Chết đến và ngồi phía trên đỉnh đầu của y và bảo: Này hỡi linh hồn xấu xa kia! Ngươi hãy xuất ra để trở về với sự phẫn nộ và giận dữ của Allah. Tức khắc, linh hồn lìa khỏi xác, nó bị lôi ra khỏi xác giống như người ta rút cái xiên ra từ một con cừu vừa nướng xong. Thần Chết túm bắt lấy linh hồn và khi chưa kịp đặt nó lên bàn tay thì ngay lập tức các vị Thiên thần đang ngồi đợi sẵn từ lúc nãy đến và chụp lấy nó rồi bỏ vào trong miếng vải thô kệch được mang xuống. Tất cả các Thiên thần giữa trời và đất cũng như tất cả các Thiên thần trên các tầng trời đều nguyền rủa linh hồn đó, và không một cửa trời nào được mở ra.

Ngay lúc ấy, một mùi hôi thối thật kinh tởm toát ra như mùi của xác chết bị thối rữa đã lâu ngày và nó lan khắp mặt đất. Các vị Thiên Thần thăng thiên đưa y lên trời và mỗi khi đi ngang qua một nhóm Thiên Thần nào đó trên trời thì họ đều chê bai, bảo nhau: Linh hồn gì mà xấu xa thế kia! Đấy là con của người này và người này với tên gọi xấu nhất mà y đã được gọi trên thế giới trần gian. Khi lên hết tầng trời hạ giới các vị Thiên thần đưa y lên xin phép được mở cửa các tầng trời kế tiếp cho y nhưng không cánh cửa nào được mở cho y. Nói đến đây, Thiên sứ của Allah e đọc câu kinh:

﴿ إِنَّ ٱلَّذِينَ كَذَّبُواْ بِ‍َٔايَٰتِنَا وَٱسۡتَكۡبَرُواْ عَنۡهَا لَا تُفَتَّحُ لَهُمۡ أَبۡوَٰبُ ٱلسَّمَآءِ وَلَا يَدۡخُلُونَ ٱلۡجَنَّةَ حَتَّىٰ يَلِجَ ٱلۡجَمَلُ فِي سَمِّ ٱلۡخِيَاطِۚ وَكَذَٰلِكَ نَجۡزِي ٱلۡمُجۡرِمِينَ ٤٠ ﴾ [الأعراف: 40]

{Quả thật những ai phủ nhận các lời mặc khải của TA (Allah) và khinh thường chúng thì sẽ không có một cánh cửa nào của bầu trời được mở ra cho họ và họ sẽ không vào được Thiên Đàng trừ phi con lạc đà chui vào được cái lỗ của chiếc kim may. Và TA trừng phạt những kẻ tội lỗi như thế} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 40).

Sau đó Người e nói tiếp: Lúc bấy giờ Allah, Đấng Tối Cao phán bảo: Hãy ghi nhận hắn vào trong sổ bộ Sijjeen và để hắn ở tầng đáy thấp nhất, thế là linh hồn bị ném trở xuống, nói đến đây Người e lại đọc câu kinh:

﴿ وَمَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَكَأَنَّمَا خَرَّ مِنَ ٱلسَّمَآءِ فَتَخۡطَفُهُ ٱلطَّيۡرُ أَوۡ تَهۡوِي بِهِ ٱلرِّيحُ فِي مَكَانٖ سَحِيقٖ ٣١ ﴾ [الحج: 31]

{Và ai tổ hợp những đối tác cùng với Allah thì chẳng khác nào như bị rơi từ trên trời xuống rồi bị chim chóc chụp bắt đưa đi xa hoặc như bị một trận gió ào đến quét mang đi đến một nơi xa xôi} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 31).

Người e nói tiếp: Thế là linh hồn của y được nhập trở lại vào thân xác của y. Tương tự, cũng có hai vị Thiên thần đến bắt y ngồi dậy và hỏi: Ai là Thượng Đế của ngươi? Y ấp úng không trả lời được mà chỉ nói: hả, hả, ..., tôi không biết. Hai vị Thiên thần lại hỏi: Thế tôn giáo của ngươi là gì? Y ấp a ấp úng nói: hả, hả, ... tôi không biết. Hai vị Thiên thần hỏi tiếp: Vậy người đàn ông được phái đến cho các ngươi là ai? Y cũng không trả lời được, y chỉ ngơ ngác: hả, hả, tôi không biết. Dứt lời bỗng có tiếng nói từ trên trời vọng xuống: Hắn nói dối, hãy chuẩn bị cho hắn nơi ở trong Hỏa Ngục, hãy mở cánh cửa Hỏa Ngục cho hắn. Tức thời, cái nóng của Hỏa Ngục và mùi hôi thối bẩn thỉu của nó ập đến và mộ của y từ từ thu hẹp lại ép sát người y làm trẹo cả xương sườn của y.

Vừa lúc đó, xuất hiện một người với gương mặt xấu xí trong bộ quần áo hôi hám thật kinh tởm, nói: Xin báo cho ngươi một tin buồn, đây chính là ngày được hứa hẹn với ngươi. Y hoảng sợ, hỏi: ngươi là ai mà sao gương mặt của ngươi mang đến toàn những điều xấu thế này? Người đó trả lời: Ta chính là việc làm xấu xa và tội lỗi của ngươi đây. Thề bởi Allah, quả thật ta không hề biết về ngươi ngoài việc ngươi luôn chậm chạp và nặng nề trong việc tuân phục Allah nhưng lại rất nhanh nhẹn trong việc làm điều tội lỗi và bất tuân Ngài, nên Allah ban cho ngươi điều xấu.

Rồi có một Thiên thần xuất hiện trên tay cầm một cây búa sắt, nếu vị Thiên thần dùng cây búa này đập vào một quả núi thì chắc chắn quả núi sẽ trở thành đất bụi. Vị Thiên thần dùng búa đập y và y trở thành đất bụi, sau đó, Allah phục hồi lại cơ thể của y, và vị Thiên thần dùng búa đánh y một lần nữa, lần này y la hét vì đau đớn, tất cả mọi vạn vật đều nghe thấy tiếng la hét của y ngoại trừ hai loài (con người và Jinn).

Thế là y hốt hoảng nói: Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng ra lệnh cho giờ tận thế đến” (Hadith do Ahmad ghi lại trong Musnad: 4/287, 295; Abu Dawood: 3210; Annasa-i: 1/282; Ibnu Ma-jah: 1548; Al-Hakim: 1/37 - 40).

Quí anh chị (em) đạo hữu!

Đấy chính là một cuộc đại hành trình của linh hồn giữa trời và đất. Không biết cuộc hành trình của linh hồn chúng ta sẽ ra sao, những Thiên thân nào sẽ đón nhận linh hồn của chúng ta, tên gọi nào của chúng ta sẽ được gọi trong chuyến thăng thiên, tình trạng của chúng ta sẽ ra sao trong cuộc thử thách nơi cõi mộ, nơi yên nghỉ của chúng ta trong cõi Barzakh sẽ như thế nào, chúng ta sẽ bị trừng phạt ở nơi đó hay sẽ được yên nghỉ thanh bình và hạnh phục?

Quí anh (chị) em đạo hữu,

Không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng tất cả mỗi người Muslim đều mong muốn được cứu rỗi khỏi hình phạt của Allah  và đạt được sự hài lòng của Ngài. Tuy nhiên, nếu con người xem xét và nhìn vào bản thân thì y sẽ thấy hết tình trạng của y như thế nào. Allah  phán:

﴿ بَلِ ٱلۡإِنسَٰنُ عَلَىٰ نَفۡسِهِۦ بَصِيرَةٞ ١٤ وَلَوۡ أَلۡقَىٰ مَعَاذِيرَهُۥ ١٥ ﴾ [سورة القيامة: 14، 15]

{Không! Con người nhìn thấy rõ bản thân của mình nhất; mặc dù y viện đủ lý do để chạy tội.} (Chương 75 – Al-Qiya-mah, câu 14, 15).

Những điều Halah đã rõ ràng, những điều Haram cũng rất rõ ràng, và Allah  không trừng phạt bất cứ ai trừ phi đã có đủ lý do kết tội người đó. Và Ngài  phán cho biết:



﴿ أَفَمَن كَانَ مُؤۡمِنٗا كَمَن كَانَ فَاسِقٗاۚ لَّا يَسۡتَوُۥنَ ١٨ ﴾ [سورة السجدة: 18]

{Một người có đức tin có giống với một kẻ bất tuân hay không? Chắc chắn là không ngang bằng nhau.} (Chương 32 – As-Sajdah, câu 18).

Và bây giờ, mỗi người chúng ta hãy trở lại với chính mình và với trọng lượng của các việc làm mà bản thân chúng ta đã làm, nếu chúng ta thấy các việc làm là tốt, là tuân phục Allah , là tránh xa những việc làm tội lỗi và trái nghịch lệnh Allah  thì chúng ta hãy hy vọng sự hài lòng và sự cứu rỗi của Ngài và hãy tiếp tục duy trì những việc làm tốt đẹp.

Còn nếu như chúng ta thấy bản thân mình bất tuân Allah , thường làm những điều xấu và tội lỗi, thường bỏ bê, xao lãng các bổn phận đối với Allah  thì hãy biết rằng chúng ta đang mạo hiểm. Lúc bấy giờ, hãy lập tức quay về sám hối với Ngài và làm điều thiện tốt và tuân lệnh Ngài; Allah  phán báo tin vui về điều đó:

﴿ إِلَّا مَن تَابَ وَءَامَنَ وَعَمِلَ عَمَلٗا صَٰلِحٗا فَأُوْلَٰٓئِكَ يُبَدِّلُ ٱللَّهُ سَيِّ‍َٔاتِهِمۡ حَسَنَٰتٖۗ وَكَانَ ٱللَّهُ غَفُورٗا رَّحِيمٗا ٧٠ ﴾ [سورة الفرقان: 70]

{Ngoại trừ những ai biết hối cải và tin tưởng và làm việc thiện thì là những người mà Allah sẽ đổi điều xấu xa của họ thành điều tốt lành bởi vì Allah là Đấng hằng tha thứ, rất mực khoan dung.} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 70).

Cầu xin Allah  phù hộ cho tất cả chúng ta đến với những việc làm thiện tốt và ngoan đạo và tránh xa những điều trái lệnh và tội lỗi, xin Ngài ban cho tất cả chúng ta hạnh phúc ở đời này và ở cõi Đời Sau.

Cõi mộ .. sự trừng phạt và sự yên nghỉ phúc lành

Quí độc giả thân hữu,

Ở đây, chúng tôi thừa nhận và tin tưởng theo những gì mà các học giả phái Sunnah và Jama’ah đã thừa nhận và tin tưởng về sự trừng phạt và sự yên nghỉ phúc lành trong cõi mộ.

Con người có ba giai đoạn phải đi qua, giai đoạn thứ nhất: cuộc sống trần gian này, giai đoạn thứ hai: cuộc sống cõi Barzakh, và giai đoạn thứ ba: cuộc sống ở cõi Đời Sau – cõi vĩnh hằng.

Cuộc sống ở cõi Barzakh là cuộc sống độc lập riêng biệt, ở đó con người bị thử thách, được hưởng thụ, yên nghỉ hoặc bị trừng phạt như đã được Qur’an và các Hadith đã thông điệp cho biết. “Đây là đức tin giáo lý của trường phái các vị Salaf và các vị Imam lớn và chính trực. Họ đều tin rằng một người khi chết đi hoặc sẽ được hưởng thụ và yên nghỉ hoặc sẽ bị trừng phạt, linh hồn rời xa thể xác hoặc nhập vào thể xác đều có sự ân huệ hay sự trừng phạt, rồi khi vào Ngày Phục sinh các linh hồn đều được hoàn trả lại vào các thể xác, và họ sẽ đứng dậy từ cõi mộ để trình diện Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài” (Fatawa tổng hợp của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah 4/248).

Một số lời Kinh Qur’an cho thấy sự trừng phạt nơi cõi mộ:



﴿ وَحَاقَ بِ‍َٔالِ فِرۡعَوۡنَ سُوٓءُ ٱلۡعَذَابِ ٤٥ ٱلنَّارُ يُعۡرَضُونَ عَلَيۡهَا غُدُوّٗا وَعَشِيّٗاۚ وَيَوۡمَ تَقُومُ ٱلسَّاعَةُ أَدۡخِلُوٓاْ ءَالَ فِرۡعَوۡنَ أَشَدَّ ٱلۡعَذَابِ ٤٦ ﴾ [سورة غافر: 45، 46]

{Và tai họa bao vây thuộc hạ của Fir’aun tứ phía. Lửa của Hỏa ngục được mang ra chạm trán với chúng cả buổi sáng lẫn buổi chiều. Và vào Ngày mà Giờ xét xử sẽ được thiết lập, sẽ có lời bảo (các Thiên thần): “Hãy đưa thuộc hạ của Fir’aun vào chỗ trừng phạt khắc nghiệt nhất”.} (Chương 40 – Ghafir, câu 45, 46).

Ibnu Kathir  nói trong bộ Tafseer của ông về câu Kinh này: “Quả thật các linh hồn của họ - Fir’aun và thuộc hạ của hắn – bị mang ra chạm trán với lửa của Hỏa Ngục sáng chiều cho đến giờ phục sinh. Rồi khi vào Ngày Phục sinh, các linh hồn của họ được nhập lại vào các thể xác của họ và bị tống vào trong Hỏa Ngục. Chính vì vậy nên Allah phán: {Và vào Ngày mà Giờ xét xử sẽ được thiết lập, sẽ có lời bảo (các Thiên thần): “Hãy đưa thuộc hạ của Fir’aun vào chỗ trừng phạt khắc nghiệt nhất”.} tức sự trừng phạt đau đớn nhất. Và câu Kinh này là bằng chứng lớn nhất mà phái Sunnah và Jama’ah đã dùng làm dẫn chứng cho sự trừng phạt nơi cõi mộ, đó là câu Kinh: {Lửa của Hỏa ngục được mang ra chạm trán với chúng cả buổi sáng lẫn buổi chiều. } (Chương 40 – Ghafir, câu 46)” (Tafseer Ibnu Kathir 4/85 do nhà xuất bản Da-rus Salam 2413 hijri).

Allah  phán:

﴿ فَذَرۡهُمۡ حَتَّىٰ يُلَٰقُواْ يَوۡمَهُمُ ٱلَّذِي فِيهِ يُصۡعَقُونَ ٤٥ يَوۡمَ لَا يُغۡنِي عَنۡهُمۡ كَيۡدُهُمۡ شَيۡ‍ٔٗا وَلَا هُمۡ يُنصَرُونَ ٤٦ وَإِنَّ لِلَّذِينَ ظَلَمُواْ عَذَابٗا دُونَ ذَٰلِكَ وَلَٰكِنَّ أَكۡثَرَهُمۡ لَا يَعۡلَمُونَ ٤٧ ﴾ [سورة الطور: 45 - 47]

{Bởi thế, hãy để mặc chúng cho đến lúc chúng sẽ gặp Ngày tàn của chúng mà chúng sẽ bất tỉnh; Ngày mà âm mưu của chúng sẽ không giúp ích được gì cho chúng và chúng sẽ không được ai cứu giúp. Và chắc chắn những kẻ làm điều sai quấy sẽ nhận một sự trừng phạt ngoài sự trừng phạt đó nhưng đa số bọn chúng không biết.} (Chương 52 – Attur, câu 45 – 47).

Ý nghĩa nổi bật nhất của lời Kinh: {Và chắc chắn những kẻ làm điều sai quấy sẽ nhận một sự trừng phạt ngoài sự trừng phạt đó} là sự trừng phạt trong cõi Barzakh, như học giả Ibn Al-Qayyim  đã lưu ý như thế trong cuốn sách “Linh hồn(2), ông nói: “Quả thật, câu Kinh này được tập thể các học giả, tiêu biểu như Abdullah bin Abbas t dùng làm dẫn chứng cho sự trừng phạt nơi cõi mộ”.

Riêng các Hadith xác thực của Nabi e khẳng định về sự trừng phạt nơi cõi mộ thì rất nhiều, và các Hadith này được một số vị Imam khẳng định tính Tawatur (nhiều người truyền đạt đến mức không thể hoài nghi về tính xác thực của câu chuyện) của chúng(3).

Hadith tiêu biểu nhất trong các Hadith nói về sự trừng phạt nơi cõi mộ là Hadith được thuật lại bởi Al-Bara’ bin A’zib t được ghi lại trong “Sunan” và “Musnad” đã nói ở trên.

Một số Hadith khác nói về sự trừng phạt nơi cõi mộ:

Bà A’ishah, người mẹ của những người có đức tin  thuật lại rằng một người phụ nữ Do thái vào gặp bà và có nhắc đến sự trừng phạt nơi cõi mộ, người phụ nữ đó nói với bà: “Cầu xin Allah che chở cô khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ”. Thế là bà A’ishah  hỏi Thiên sứ của Allah e về sự trừng phạt nơi cõi mộ thì Người nói:

« نَعَمْ عَذَابُ الْقَبْرِ » وَفي لفظ: « عَذَابُ الْقَبْرِ حَقٌّ »

Vâng, có sự trừng phạt nơi cõi mộ” và trong một lời dẫn khác: “Sự trừng phạt nơi cõi mộ là sự thật”.

Bà A’ishah  nói: từ đó, không lúc nào Thiên sứ của Allah e dâng lễ nguyện Salah xong mà không cầu xin Allah  che chở khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ. (Albukhari: 1327).

Cũng trong bộ Sahih Albukhari, bà Asma’  con gái Abu Bakr t thuật lại: Thiên sứ của Allah e đứng thuyết giảng, Người có đề cập đến sự thử thách và tai ách ở cõi mộ mà một người phải trải qua nơi đó. Khi Người đề cập đến đó thì mọi người trở nên ồn ào.

Còn Annasa-i thì có ghi thêm lời của bà Asma’: Khi Người đề cập đến đó thì mọi người trở nên ôn ào làm tôi chỉ nghe hiểu rõ được lời cuối của Thiên sứ e nói:

« قَدْ أُوحِىَ إِلَىَّ أَنَّكُمْ تُفْتَنُونَ فِى الْقُبُورِ قَرِيبًا مِنْ فِتْنَةِ الدَّجَّالِ »

Quả thật, Ta được mặc khải cho biết rằng các ngươi sẽ bị thử thách trong cõi mộ gần giống như sự thử thách của Dajjaal”.

Ông Zaid bin Thabit t thuật lại, trong lúc Thiên sứ của Allah e đang ở trong khu vườn của bộ tộc Annajjar (cư dân Madinah), chúng tôi ở cùng với Người, thì phát hiện sáu hay năm hay bốn ngôi mộ. Người nói: “Có ai quen biết về những người trong các mộ này không?”. Một vị Sahabah nói: Tôi. Người hỏi: “Những người này chết thời điểm nào?”. Vị Sahabah đó nói: Họ chết trong Shirk. Người nói:

« إِنَّ هَذِهِ الأُمَّةَ تُبْتَلَى فِى قُبُورِهَا فَلَوْلاَ أَنْ لاَ تَدَافَنُوا لَدَعَوْتُ اللهَ أَنْ يُسْمِعَكُمْ مِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ الَّذِى أَسْمَعُ مِنْهُ »

Quả thật, cộng đồng này phải chịu sự thử thách trong cõi mộ. Bởi thế, nếu các ngươi không phải chôn cất nhau thì Ta đã cầu xin Allah để các ngươi nghe thấy sự trừng phạt từ ngôi mộ mà ta nghe thấy”.

Sau đó, Người e hướng mặt về phía chúng tôi, nói: “Các ngươi hãy cầu xin Allah che chở khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ!”. Các vị Sahabah nói: “Cầu xin Allah che chở bầy tôi khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ”. Người e nói: “Các ngươi hãy cầu xin Allah che chở khỏi mọi tai họa công khai và thầm kín!”. Họ nói: “Cầu xin Allah che chở khỏi mọi tai họa công khai và thầm kín”. Người e nói: “Các ngươi hãy cầu xin Allah che chở khỏi sự thử thách của Dajjaal!”. Họ nói: “Cầu xin Allah che chở khỏi sự thử thách của Dajjaal!” (Muslim: 2867).

Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

« إِذَا فَرَغَ أَحَدُكُمْ مِنَ التَّشَهُّدِ الآخِرِ فَلْيَتَعَوَّذْ بِاللهِ مِنْ أَرْبَعٍ مِنْ عَذَابِ جَهَنَّمَ وَمِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ وَمِنْ فِتْنَةِ الْمَحْيَا وَالْمَمَاتِ وَمِنْ شَرِّ الْمَسِيحِ الدَّجَّالِ» "صحيح مسلم" (588)، "سنن أبي داود (983)، "سنن النسائي" (3/58)، "سنن ابن ماجه" (909) ..

Khi nào các ngươi xong bài Tashahhud cuối thì các ngươi hãy cầu xin Allah che chở tránh khỏi bốn điều: sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục, sự trừng phạt nơi cõi mộ, sự thử thách của cuộc sống và cái chết, và những điều xấu từ Masih Dajjaal.” (Muslim: 588, Abu Dawood: 983, Annasa-i: 3/58, và Ibnu Majah: 909).

Ông Ibnu Abbas t nói: Quả thật, Nabi e đã dạy họ lời cầu nguyện này giống như Người dạy họ một chương Kinh Qur’an vậy:

« اللَّهُمَّ إِنِّى أَعُوذُ بِكَ مِنْ عَذَابِ جَهَنَّمَ وَمِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ وَمِنْ فِتْنَةِ الْمَحْيَا وَالْمَمَاتِ وَمِنْ شَرِّ فِتْنَةِ الْمَسِيحِ الدَّجَّالِ » رواه مسلم (590).

Ollo-humma inni au’zhu bika min a’za-bil qubur wa min fitnatil mahya wal mama-t wa min sharri fitnatil masi hiddajja-l”.

Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài che chở bề tôi khỏi sự trừng phạt của Hỏa Ngục, sự trừng phạt nơi cõi mộ, sự thử thách của cuộc sống và cái chết, và điều xấu của cuộc thử thách Masih Dajjaal” (Muslim: 590).

Ông Abu Ayyub t thuật lại: Nabi e đi ra ngoài lúc mặt trời vừa lặn khuất thì Người nghe tiếng la hét, Người nói:

« يَهُودُ تُعَذَّبُ فِى قُبُورِهَا » رواه البخاري (1375)، ومسلم (2869).

Những người Do thái đang bị trừng phạt trong các ngôi mộ của họ” (Albukhari: 1375, Muslim: 2869).

Quí anh (chị) em đạo hữu!

Qua những gì được trình bày đã cho chúng ta thấy rõ rằng con người trong ngôi mộ thực sự có cuộc sống khác. Ở đó, con người có bản chất sống riêng biệt, mối tương quan giữa linh hồn và thể xác ở nơi đó cũng hoàn toàn khác và riêng biệt. Cuộc sống ở nơi đó được gọi là cõi Barzakh, tại nơi ấy, con người sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt hoặc sẽ được yên nghỉ thanh bình và an lành tùy theo các việc làm của họ đã làm trên cuộc sống trần gian.

Cuộc sống cõi Barzakh là một thế giới thuộc thế giới vô hình, bắt buộc mỗi tín đồ Muslim phải tin vào nó theo những gì được Qur’an và Sunnah thông điệp.

Với sự trợ giúp của Allah , chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu làm rõ thêm một số vấn đề khác liên quan đến sự trừng phạt và sự an nghỉ nơi cõi mộ.

Cầu xin Allah, Đấng Tối Cao và Quảng Đại làm cho các ngôi mộ của chúng ta, cha mẹ chúng ta, anh (chị) em chúng ta cùng những người đồng đạo Muslim thành những ngôi vườn thuộc những ngôi vườn nơi Thiên Đàng!

Một số lời nói của các vị Imam lớn xung quanh vấn đề trừng phạt và an nghỉ phúc lành nơi cõi mộ

Xin trích dẫn một số lời nói của các vị Imam, các vị học giả phái Sunnah và Jama’ah về vấn đề trừng phạt và an nghỉ phúc lành nơi cõi mộ.

Phái Sunnah và Jama’ah đều đồng thuận rằng: “Quả thật, một người khi chết đi hoặc sẽ được hưởng thụ và yên nghỉ hoặc sẽ bị trừng phạt, linh hồn rời xa thể xác hoặc nhập vào thể xác đều có sự ân huệ hay sự trừng phạt, rồi khi vào Ngày Phục sinh các linh hồn đều được hoàn trả lại vào các thể xác, và họ sẽ đứng dậy từ cõi mộ để trình diện Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài”. Sheikh Ibnu Taymiyah  nói: “Tất cả các học giả chuyên về Hadith và Sunnah đều đồng thuận quan điểm về điều này” (Fatawa tổng hợp của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah 4/248).

Đại học giả Ibnu Al-Qayyim  dẫn lời Imam Ahmad bin Hambal : “Sự trừng phạt nơi cõi mộ là sự thật, chỉ có những ai lệch lạc mới phủ nhận điều đó”.

Ông Hambal nói: Tôi đã nói với Abu Abdullah – tức Imam Ahmad bin Hambal  - về sự trừng phạt nơi cõi mộ thì ông nói: Các Hadith nói về vấn đề này đều xác thực, chúng tôi tin vào chúng và thừa nhận chúng. Bất kỳ điều gì được xác thực đến từ Nabi e với đường dẫn truyền khá tốt thì chúng tôi đều thừa nhận nó, còn nếu như chúng tôi không thừa nhận những gì được Thiên sứ của Allah e mang đến, điều đó có nghĩa là chúng tôi đã từ chối và khước từ chúng, nếu chúng tôi từ chối và khước từ chúng có nghĩa là chúng tôi đã không chấp hành mệnh lệnh của Allah  khi Ngài phán:

﴿ وَمَآ ءَاتَىٰكُمُ ٱلرَّسُولُ فَخُذُوهُ ﴾ [سورة الحشر : 7]

{Và những gì mà Thiên sứ (Muhammad) mang đến cho các ngươi thì các ngươi hãy nhận lấy nó.} (Chương 59 – Al-Hashr, câu 7).

Tôi nói với ông: Như vậy, sự trừng phạt nơi cõi mộ là sự thật? Ông nói: Là sự thật, họ (những người vô đức tin và những người làm điều tội lỗi) sẽ bị trừng phạt trong các ngôi mộ của họ.

Và Sheikh Islam đã thừa nhận và khẳng định điều đó ở nhiều chỗ trong các cuốn sách của ông. Tiêu biểu như trong cuốn sách “Al-Aqidah Al-Wasitiyah”, ông nói: “Một trong các điều thuộc về đức tin nơi cõi Đời Sau: tin tất cả những gì được Nabi e thông điệp và mách bảo về những điều diễn ra sau cái chết, phải tin vào cuộc thử thách nơi cõi mộ, sự trừng phạt và sự yên nghỉ phúc lành nơi đó. Sự thử thách nơi cõi mộ là con người sẽ trải qua một cuộc thử thách trong mộ của họ, họ sẽ được tra hỏi ba câu hỏi: ai là Thượng Đế của ngươi, tôn giáo của ngươi là gì, và ai là vị Nabi của ngươi? Allah sẽ làm vững chắc lời nói của những ai có đức tin ở trên cõi trần và ở cõi Đời Sau. Cho nên, người có đức tin khi được hỏi thì y sẽ trả lời: Thượng Đế của tôi là Allah, tôn giáo của tôi là Islam, và Muhammad e là vị Nabi của tôi; riêng người tội lỗi và người vô đức tin thì nói: hả hả, tôi không biết, tôi có nghe mọi người nhắc đến điều gì đó và tôi nói theo. Thế là y bị đập mạnh bởi một cây búa sắt, y đau đớn la hét với tiếng la hét mà tất cả mọi vạn vật đều nghe thấy trừ con người, và nếu con người nghe thấy tiếng la hét kinh hoàng đó thì chắc chắn sẽ bất tỉnh vì khiếp sợ” (xem “Al-Aqidah Al-Wasitiyah” cùng với sách giải thích “Arrawdhah Annadiyah” trang 311 do nhà xuất bản Al-Wat phát hành, của Sheikh Zaid bin Abdul-Aziz Al-Fiyadh ).

Học giả Attaha-wi thuộc trường Hanafi nói về giáo lý đức tin theo Salaf của ông: Quả thật phái Sunnah và Jama’ah đều tin “sự trừng phạt nơi cõi mộ đối với ai là người phải bị trừng phạt, một người sẽ trải qua sự tra hỏi của hai vị Thiên thần Munkar và Nakeer trong ngôi mộ về Thượng Đế của y, tôn giáo của y và vị Nabi của y qua những thông tin mà Thiên sứ của Allah e cũng như các vị Sahabah của Người y đã thông điệp, và ngôi mộ sẽ là ngôi vườn từ các ngôi vườn nơi Thiên Đàng hoặc sẽ là cái hố lửa từ những cái hố lửa của Hỏa Ngục.” (xem “Giảng giải Al-Aqidah Attaha-wiyah” trang 572 do nhà xuất bản Arrisa-lah phát hành).



Học giả Ibnu Al-Qayyim nói về sự trừng phạt và sự yên nghỉ phúc lành nơi cõi mộ

“Một trong những điều nên biết: sự trừng phạt nơi cõi mộ chính là sự trừng phạt nơi cõi Barzakh. Tất cả mỗi người chết đi là người đáng bị trừng phạt thì sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt đó, dù y được chôn chất trong mộ hay không được chôn chất, dù y có bị thú dữ xé xác ăn thịt hay bị lửa thiêu cháy thành tro bụi rồi bị gió thổi bay đi tán loạn hoặc bị chết chìm trong biển, thì kết quả là linh hồn và thể xác của y cũng sẽ được tập hợp lại để chịu sự trừng phạt nơi cõi mộ.” (Linh hồn” trang 168).

“Cõi Barzakh này là cõi nằm giữa cõi trần và cõi Đời Sau. Mỗi con người đều phải đối mặt với sự trừng phạt hay sẽ được an nghỉ phúc lành trong cõi Barzakh này tùy thuộc vào các việc làm của y trên thế gian. Có nhiều nguyên nhân khác nhau cho sự trừng phạt và sự yên nghỉ phúc lành cũng như các hình thức của nó ở nơi đó. Quả thật, một số người thời trước đã có suy nghĩ rằng nếu thể xác bị chết cháy rụi thành tro rồi bị gió thổi đi một phần xuống biển và một phần ở đất liền vào một ngày giông gió dữ dội thì linh hồn và thể xác sẽ thoát được sự trừng phạt nơi cõi mộ. Chính vì lẽ này, một người trong số họ đã di ngôn cho con cái của mình làm như thế cho y khi y chết đi. Allah  ra lệnh cho biển tập hợp lại những gì trong nó và ra lệnh cho đất liền tập hợp những gì trong nó. Sau đó, Ngài phán: hãy đứng dậy thì lập tức y đứng dậy trước mặt Ngài. Ngài hỏi y: Điều gì khiến ngươi có hành động như thế? Y nói: Bề tôi sợ Ngài thưa Thượng Đế và Ngài biết rõ điều đó. Thế là Allah vui và tha thứ cho y. Và đây chính là câu chuyện được ghi trong bộ Sahih do chính Nabi e kể lại.” (Albukhari: 6481).

“Như vậy, sự trừng phạt cũng như sự yên nghỉ phúc lành trong cõi Barzakh không phải không xảy ra đối với những thành phần đã bị tan thành tro bụi. Cho dù có treo xác chết trên các ngọn cây để cho gió thổi bay đi tán loạn đi chăng nữa thì cuối cùng chắc chắn linh hồn và thể xác cũng sẽ đối mặt với sự trừng phạt hoặc sẽ được yên nghĩ phúc lành trong cõi Barzakh. Cho dù một người lương thiện và ngoan đạo được an táng bằng thiêu cháy thì chắc chắn cuối cùng linh hồn và thể xác của y cũng sẽ hưởng được sự yên nghỉ phúc lành, Allah  sẽ làm cho ngọn lửa thiêu cháy y trở nên lạnh và bằng an, bởi Ngài là Đấng Quyền năng, Đấng Tạo hóa, Đấng Chi phối những gì Ngài muốn, không có bất cứ điều gì đi ngược lại với ý chỉ của Ngài mà tất cả đều tuyệt đối theo ý chỉ của Ngài. Người nào phủ nhận điều này thì người đó đã phủ nhận Thượng Đế của toàn vũ trụ và muôn loài, y đã vô đức tin nơi Ngài và phủ nhận Tawhid Rububiyah của Ngài.” (“Linh hồn” trang 201 – 203).

“Tất cả mỗi người Muslim nam và nữ phải tin vào những điều được biết từ cõi Barzakh, thế giới vô hình, một cách tổng quát và chi tiết thông qua Qur’an và Sunnah thanh khiết. Mặc dù là thế giới vô hình, tuy nhiên, có thể Allah để cho một số người bề tôi của Ngài nhìn thấy một điều gì đó từ những tình trạng của những người trong mộ. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: (Quả thật, điều đó được hé lộ với nhiều người khi họ nghe thấy tiếng la hét của những người bị trừng phạt trong các ngôi mộ của họ, họ cũng tận mắt chứng kiến những người bì trừng phạt trong mộ theo những dấu hiểu rõ ràng. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn lúc nào cũng xảy ra với cơ thể, nó có thể xảy ra trong trường hợp này nhưng trường hợp khác thì không.)” (“Fatawa tổng hợp” trang 296).

Một trong những dẫn chứng cho điều nói trên là Hadith do Albukhari ghi lại qua lời thuật của Ibnu Abbass: Nabi e đi ngang quan một khu vườn nằm ngoài khu vực Madinah hay Makkah, Người nghe tiếng la hét của hai người bị trừng phạt trong mộ của họ, Ngưới e nói:

« يُعَذَّبَانِ ، وَمَا يُعَذَّبَانِ فِى كَبِيرٍ ، بَلَى، كَانَ أَحَدُهُمَا لاَ يَسْتَتِرُ مِنْ بَوْلِهِ ، وَكَانَ الآخَرُ يَمْشِى بِالنَّمِيمَةِ »

Hai người đó bị trừng phạt, họ không bị trừng phạt bởi đại tội, mà bởi vì, một người thì không vệ sinh sạch sẽ khi đi tiểu còn người kia thì thường đi mách lẻo chuyện thiên hạ”.

Sau đó, Nabi e bảo mang nhánh chà là còn tươi cho Người, Người bẻ đôi rồi đặt lên mỗi ngôi mộ một ít. Các vị Sahabah hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, Người làm gì thế? Người e nói:

« لَعَلَّهُ أَنْ يُخَفَّفَ عَنْهُمَا مَا لَمْ تَيْبَسَا أَوْ إِلَى أَنْ يَيْبَسَا »

Mong rằng hai người họ được giảm nhẹ hình phạt khi các nhánh này vẫn còn chưa khô” (Albukhari).

Ông Ibnu Mas’ud t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

« أُمِرَ بِعَبْدٍ مِنْ عِبَادِ اللهِ أَنْ يُضْرَبَ فِي قَبْرِهِ مِائَةَ جَلْدَةٍ، فَلَمْ يَزَلْ يَسْأَلُ وَيَدْعُو حَتَّى صَارَتْ جَلْدَةً وَاحِدَةً، فَجُلِدَ جَلْدَةً وَاحِدَةً، فَامْتَلَأَ قَبْرُهُ عَلَيْهِ نَارًا، فَلَمَّا ارْتَفَعَ عَنْهُ قَالَ: عَلَامَ جَلَدْتُمُونِي ؟ قَالُوا: إِنَّكَ صَلَّيْتَ صَلَاةً بِغَيْرِ طُهُورٍ ، وَمَرَرْتَ عَلَى مَظْلُومٍ فَلَمْ تَنْصُرْهُ »

Một người bề tôi trong các bề tôi của Allah được lệnh bị đánh môt trăm roi trong mộ của y. Y cứ van xin khẩn cầu cho đến khi chỉ còn lại một roi, thế là y chỉ bị đánh có một roi và ngôi mộ của y toàn là lửa. Sau khi đã trừng phạt y xong, y hỏi: Lý do gì mà các người đánh tôi? Họ (các Thiên thần) nói: Bởi quả thật nhà ngươi đã dâng lễ nguyện Salah không có Taharah (trong trạng thái không sạch sẽ) và nhà ngươi đi ngang qua một người bị áp bức nhưng không ra tay cứu giúp” (Attahawi ghi lại trong “Sharh Mushkil Al-A-thar 8/212 số 3185).

Một trong những cảnh tượng thực tế về vấn đề này là lời kể của Ibnu Abu Addunya trong cuốn sách “Kitab Al-Qubur”, ông Ibnu Al-Qayyim đã trích dẫn từ cuốn sách đó để nói trong cuốn sách của ông “Linh hồn” trang 319, rằng có một vị Tabieen chính trực và uy tín tên là Suwaid bin Hujair kể: Chúng tôi đi ngang qua một số nước nằm giữa chúng tôi và xứ Albasrah. Chúng tôi nghe thấy tiếng hí vang của con lừa. Chúng tôi hỏi người dân ở đó: Tiếng hí của cái gì thế? Họ nói: Đấy là một người đàn ông thuộc cộng đồng chúng tôi, mỗi khi mẹ của anh ta dạy bảo anh ta điều gì thì anh ta nói với mẹ của mình: Tiếng la của bà làm tôi inh tai quá đi! Cho nên khi anh ta chết, tiếng hí vang phát ra từ ngôi mộ của anh ta mỗi đêm.

Cho dù các ngôi mộ đó vẫn luôn hiện ra trước mắt chúng ta với những hình ảnh yên ả và bình lặng không có gì xảy ra nhưng thực chất bên trong nó là có những điều khác đang diễn ra. Trong đó có biết bao người đang bị hành hình và có biết bao nhiêu người được yên nghỉ yên bình và phúc lành.

Cầu xin Allah phù hộ!

Một số tình trạng của cư dân nơi cõi mộ

Albukhari ghi trong sách giảng giải ý nghĩa các giấc mơ “Jama’ah Assaheeh” (số 7047) chương “Giảng giải các giấc mơ sau lễ nguyện Salah Assubh”: ông Samrah bin Jundub t thuật lại với lời thuật khá dài, nói: Thiên sứ của Allah e thường hỏi các vị Sahabah của Người: “Có ai trong các ngươi ngủ thấy giấc mơ không?”. Rồi Người mới kể những câu chuyện mà Allah  muốn. Giống như thế, vào một buổi sáng nọ, Người nói với chúng tôi: “Quả thật có hai vị Thiên thần đến và đánh thức Ta dậy”. Có nghĩa là hai vị Thiên thần đến gặp Người e trong giấc ngủ và đánh thức Người dậy, đây là một dạng mặc khải bởi vì tất cả các giấc mơ của các vị Nabi đều là sự mặc khải như chúng ta đã biết. Sau đó, Người đã kể về những gì Người nhìn thấy trong giấc mơ đó.

Chúng ta sẽ đề cập đến giấc mơ đó về phần nội dung liên quan đến chủ đề này của chúng ta, đó là những gì mà Thiên sứ của Allah e đã nhìn thấy cảnh tượng của một số người bị trừng phạt trong các ngôi mộ của họ, Người nói:

« وَإِنَّا أَتَيْنَا عَلَى رَجُلٍ مُضْطَجِعٍ وَإِذَا آخَرُ قَائِمٌ عَلَيْهِ بِصَخْرَةٍ وَإِذَا هُوَ يَهْوِى بِالصَّخْرَةِ لِرَأْسِهِ فَيَثْلَغُ بِهَا رَأْسَهُ فَيَتَدَهْدَهُ الْحَجَرُ هَا هُنَا فَيَتْبَعُ الْحَجَرَ يَأْخُذُهُ فَمَا يَرْجِعُ إِلَيْهِ حَتَّى يَصِحَّ رَأْسُهُ كَمَا كَانَ ثُمَّ يَعُودُ عَلَيْهِ فَيَفْعَلُ بِهِ مِثْلَ مَا فَعَلَ الْمَرَّةَ الأُولَى ».

Và hai vị Thiên thần đã đưa Ta đi ngang qua một người nằm dài ở dưới đất, một người khác thì đứng trên tay cầm một tảng đá to, y thả tảng đá xuống lên đầu của người đang nằm, đầu của người đó vỡ nát ra và tảng đá lăn đi một khoảng, người đứng đi nhặt tảng đá và khi y quay về vị trí thì cái đầu của người nằm trở nên lành lặn lại như cũ, người đứng tiếp tục thực hiện việc làm của y giống như y làm lần đầu”.

Trong phần kết của Hadith cho biết:

« أَمَّا الرَّجُلُ الأَوَّلُ الَّذِى أَتَيْتَ عَلَيْهِ يُثْلَغُ رَأْسُهُ بِالْحَجَرِ ، فَإِنَّهُ الرَّجُلُ يَأْخُذُ الْقُرْآنَ فَيَرْفُضُهُ وَيَنَامُ عَنِ الصَّلاَةِ الْمَكْتُوبَةِ »

Đối với cảnh tượng của người đầu tiên, người mà bị tảng đá làm vỡ nát đầu, đó là một người hiểu biết về Qur’an nhưng không làm theo và y thường ngủ bỏ cả lễ nguyện Salah bắt buộc”.

Allah  phán về việc làm tội lỗi và trái lệnh này:



﴿ فَوَيۡلٞ لِّلۡمُصَلِّينَ ٤ ٱلَّذِينَ هُمۡ عَن صَلَاتِهِمۡ سَاهُونَ ٥ ﴾ [سورة الماعون: 4، 5]

{Thật thảm hại cho những người dâng lễ nguyện Salah, những người mà họ thường lơ là trong việc dâng lễ nguyện của họ.} (Chương 107: 4, 5).

Ibnu Kathir  nói trong Tafseer của ông về hai câu Kinh này: {thường lơ là} hoặc là lơ là, xao lãng giờ đầu của lễ nguyện Salah, thường trì hoãn đến cuối giờ của nó; hoặc là lơ là, xao lãng trong cung cách thực hiện như không thực hiện đủ các trụ cột và các điều kiện của nó; hoặc là lơ là, xao lãng trong việc tập trung tâm niệm, không nghiêm trang và không suy ngẫm về các ý nghĩa lời tụng niệm của nó. Nói chung cụm từ {thường lơ là} trong câu Kinh mang ý nghĩa bao quát tất cả những gì liên quan đến lễ nguyện Salah (xem “Tafseer Ibnu Kathir” 4/554).

Một cảnh tượng khác được nói trong Hadith về giấc mơ của Nabi e, Người nói:

« فَأَتَيْنَا عَلَى نَهَرٍ - حَسِبْتُ أَنَّهُ قَالَ - أَحْمَرَ مِثْلِ الدَّمِ وَإِذَا فِى النَّهَرِ رَجُلٌ يَسْبَحُ ثُمَّ يَأْتِى ذَلِكَ الرَّجُلُ الَّذِى قَدْ جَمَعَ الْحِجَارَةَ فَيَفْغَرُ لَهُ فَاهُ فَيُلْقِمُهُ حَجَراً حَجَراً - قَالَ - فَيَنْطَلِقُ فَيَسْبَحُ مَا يَسْبَحُ ثُمَّ يَرْجِعُ إِلَيْهِ كُلَّمَا رَجَعَ إِلَيْهِ فَغَرَ لَهُ فَاهُ وَأَلْقَمَهُ حَجَراً ».

Hai vị Thiên thần đưa Ta đi ngang qua một con sông màu đỏ giống như máu, trong đó có một người đang bơi, trên bờ sông có một người gom nhiều cục đá đứng đợi, khi người ở dưới sông bơi vừa gần tới bờ thì người ở trên bờ ném những cục đá xuống trúng người đó, có những cục đá lọt vào miệng của y, y đành phải bơi ra sông trở lại, sau đó, y lại bơi vào bờ thì người ở trên bờ lại tiếp tục ném đá, có những cục đá lọt vào miệng của y”.

Trong phần kết của Hadith cho biết về người bơi trong con sông đó chính là người ăn đồng tiền Riba (cho vay lấy lãi). Ông Ibnu Hubairah  nói: Hậu quả cho người ăn đồng tiền Riba sẽ là bơi trong con sông màu đỏ như máu và bị ném đá bởi vì bản chất gốc của Riba là dựa theo vàng, mà vàng thì màu đỏ, còn người ném đá là một vị Thiên thần. Điều này cho thấy rằng người bị ném sẽ không thể mong đợi điều gì từ vị Thiên thần, tương tự, người có hành vi Riba cứ tưởng sẽ làm cho tiền bạc của mình được gia tăng nhưng Allah  đã xóa sạch nó từ đằng sau y. (Fathul-Bary, 12/445).

Nếu sự trừng phạt này là dành cho người ăn đồng tiền Riba ở cõi Barzakh thì chắc chắn nó sẽ tiếp diễn cho đến Ngày Phục sinh, như Allah  phán:

﴿ ٱلَّذِينَ يَأۡكُلُونَ ٱلرِّبَوٰاْ لَا يَقُومُونَ إِلَّا كَمَا يَقُومُ ٱلَّذِي يَتَخَبَّطُهُ ٱلشَّيۡطَٰنُ مِنَ ٱلۡمَسِّۚ ﴾ [سورة البقرة: 275]

{Những ai ăn tiền lời cho vay sẽ không đứng vững trừ phi đứng như một kẻ đã bị Shaytan sờ mó và làm cho điên cuồng.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 275).

Có nghĩa là những người ăn đồng tiên Riba sẽ không thể đứng vững vào Ngày Phục sinh mà họ loáng choáng chực ngã bởi bị Shaytan làm cho điên cuồng, nguyên nhân là vi y đã phục sinh trong tình trạng của những kẻ tội lỗi.

Ibnu Abbas nói: Người ăn đồng tiền Riba vào Ngày Phục sinh như những kẻ điên loạn không thể đứng vững (Tafseer Ibnu Kathir 1/326). Có lời giảng giải nói: Những người ăn đồng tiền Riba được phục sinh vào Ngày Phục sinh với cái bụng phình chướng, mỗi khi họ đứng dậy thì lại ngã, mọi người bước đi giẫm đạp lên họ. Đó là dấu hiệu để nhận biết họ vào Ngày Phục sinh, sau đó là một hình phạt đang chờ đợi họ (Tafseer Qurtubi 3/354).

Một cảnh tượng khác về những người bị trừng phạt trong các mộ của họ được nói trong Hadith về giấc mơ của Nabi e được đề cập ở trên:

« فَأَتَيْنَا عَلَى مِثْلِ التَّنُّورِ – وَفِيْ رواية: أَعْلَاهُ ضَيِّقٌ وَأَسْفَلُهُ وَاسِعٌ يُوْقَدُ تَحْتَهُ نَار - فَإِذَا فِيهِ لَغَطٌ وَأَصْوَاتٌ - قَالَ - فَاطَّلَعْنَا فِيهِ ، فَإِذَا فِيهِ رِجَالٌ وَنِسَاءٌ عُرَاةٌ ، وَإِذَا هُمْ يَأْتِيهِمْ لَهَبٌ مِنْ أَسْفَلَ مِنْهُمْ ، فَإِذَا أَتَاهُمْ ذَلِكَ اللَّهَبُ ضَوْضَوْا ».

Hai vị Thiên thần đưa Ta đi ngang qua một chỗ giống như một cài lò - trong một lời dẫn khác: phần trên của nó thì hẹp còn phấn đáy của nó thì rộng phía dưới là lửa đang cháy – trong đó phát ra âm thanh và tiếng la dữ dội, khi nhì vào trong đó thì thấy những người đàn ông và những người phụ nữ trần truồng, khi lửa phà lên đáy lò thì họ la hét dữ dội ..”.

Trong phần kết của Hadith cho biết rằng những người trong cái lò đó là những người Zina (quan hệ tình dục ngoài hôn nhân). Hafizh Ibnu Hajar  nói về nguyên nhân họ bị trần truồng là do họ đáng như thế vì họ đã không mặc đồ khi họ ở riêng với nhau, đó là kết cuộc của họ, và ý nghĩa cho việc họ bị đốt từ dưới lên là muốn ảm chỉ bộ phận bên đưới của họ (phần kín) (Fathul-Bary 12/443).

Do đó, tất cả mỗi tín đồ Muslim nam và nữ phải tránh xa đại tội này cũng như tránh xa những nguyên nhân dẫn đến hành vi tội lỗi này chẳng hạn như nam nữ ở riêng chỉ có hai người, phụ nữ chưng diện và ăn mặc không kín đáo, không hạ thấp cái nhìn xuống, và những yêu tố khác dẫn đến hành vị Zina tội lỗi.

Một cảnh tượng khác nữa về hình phạt trong cõi mộ được Nabi e kể lại trong Hadith trên, Người nói:

« فَأَتَيْنَا عَلَى رَجُلٍ مُسْتَلْقٍ لِقَفَاهُ ، وَإِذَا آخَرُ قَائِمٌ عَلَيْهِ بِكَلُّوبٍ مِنْ حَدِيدٍ ، وَإِذَا هُوَ يَأْتِى أَحَدَ شِقَّىْ وَجْهِهِ فَيُشَرْشِرُ شِدْقَهُ إِلَى قَفَاهُ ، وَمَنْخِرَهُ إِلَى قَفَاهُ وَعَيْنَهُ إِلَى قَفَاهُ ، ثُمَّ يَتَحَوَّلُ إِلَى الْجَانِبِ الآخَرِ ، فَيَفْعَلُ بِهِ مِثْلَ مَا فَعَلَ بِالْجَانِبِ الأَوَّلِ ، فَمَا يَفْرُغُ مِنْ ذَلِكَ الْجَانِبِ حَتَّى يَصِحَّ ذَلِكَ الْجَانِبُ كَمَا كَانَ ، ثُمَّ يَعُودُ عَلَيْهِ فَيَفْعَلُ مِثْلَ مَا فَعَلَ الْمَرَّةَ الأُولَى ».

Hai vị Thiên thần đưa Ta đi ngang qua một nơi, thấy một người nằm sấp và một người khác thì đứng bên trên tay cầm một cây móc nhọn bằng sắt, y dùng cái móc nhọn đó móc vào cái miệng của người đó và kéo mạnh về sau gáy, nguyên lớp da thịt một bên mặt của người đó rách toét ra phía sau gáy, xong y tiếp thực hiện giống như vậy ở phần bên kia gương mặt của người đó, và khi y thực hiện xong bên này thì bên kia lành lặn trở lại như cũ, người cầm cái móc nhọn lại thực hiện hành động giống như lần đầu”.

Trong phần kết của Hadith cho biết người bị loại hình phạt đó là người thường xuyên nói dối.

Một trong số những người bị trừng phạt trong cõi mộ mà Nabi e đã nhìn thấy là những người rơi vào tội nói xấu người khác. Ông Anas t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:

« لَمَّا عُرِجَ بِى مَرَرْتُ بِقَوْمٍ لَهُمْ أَظْفَارٌ مِنْ نُحَاسٍ يَخْمِشُونَ وُجُوهَهُمْ وَصُدُورَهُمْ فَقُلْتُ مَنْ هَؤُلاَءِ يَا جِبْرِيلُ قَالَ هَؤُلاَءِ الَّذِينَ يَأْكُلُونَ لُحُومَ النَّاسِ وَيَقَعُونَ فِى أَعْرَاضِهِمْ ».

Khi Ta được đưa thăng thiên lên trời, Ta đi ngang qua một nhóm người có những móng tay bằng đồng, họ cứ cào mặt và ngực của họ. Ta hỏi những người này là ai thưa Jibril? Jibril nói: Những người này là những người ăn thịt người, họ đã xúc phạm đến danh dự của người khác” (Ahmad trong Musnad: 3/224, Abu Dawood trong Sunan: 4879).

Với những gì được trình bày, chúng ta biết được những tội lỗi đó đã khiến những người phạm vào phải chịu hình phạt giống như Nabi e đã nhìn thấy. Một sự cảnh báo cho các tín đồ tránh xa những tội lỗi đó.

Cầu xin Allah, Đấng Tối Cao và Quảng Đại yêu thương, che chở cho chúng ta và tha thứ cho chúng ta, lời cầu xin này là cho cả cha mẹ của chúng ta và tất cả các anh (chị) em đồng đạo Muslim của chúng ta.

Các nguyên nhân bị trừng phạt trong Hỏa Ngục

Trong mục này, học giả Ibnu Al-Qayyim  – cầu xin Allah  chiếu sáng cho ngôi mộ của ông – đã nói chi tiết trong cuốn sách giá trị của ông mang tên “Linh hồn(4). Chúng ta sẽ nói tóm tắt về điều này từ phần trình bày mục này của ông.

Ông đã mở đầu bằng lời:

Người hỏi nói: Các nguyên nhân làm cho những người trong mộ bị trừng phạt là gì?

Trả lời cho câu hỏi này theo hai khía cạnh: tổng quát và cụ thể.

Khía cạnh tổng quát: Quả thật, họ bị trừng phạt do sự thiếu hiểu biết của họ về Allah , xao lãng mệnh lệnh của Ngài và phạm những điều tội lỗi. Bởi lẽ, Allah  không trừng phạt một linh hồn nào khi nó ý thức được Ngài, yêu thương Ngài và làm theo mọi mệnh lệnh của Ngài cũng như tránh xa những điều Ngài nghiêm cấm. Quả thật, sự trừng phạt trong mộ và sự trừng phạt ở cõi Đời Sau đều là kết quả của sự phẫn nộ và giận dữ của Allah  đối với bề tôi của Ngài. Ai làm cho Allah phẫn nộ và giận dữ ở trên cõi đời này rồi không chịu ăn năn sám hối và chết trong tình trạng như thế thì y phải bị trừng phạt trong cõi Barzakh tùy thuộc vào mức độ phẫn nộ và giận dữ của Ngài .

Khía cạnh cụ thể: Quả thật, Nabi e đã cho biết về hai người mà Người đã nghe thấy họ bị trừng phạt trong mộ, một người bị trừng phạt do đi mách lẻo chuyện thiên hạ và một người thì không làm vệ sinh sạch sẽ khi đi tiểu. Như vậy, hai người này, một người thì không làm Taharah bắt buộc và một người thì đã gieo sự hận thù và oán ghét cho thiên hạ bằng chiếc lưỡi của y dù y nói sự thật. Điều này đã lưu ý chúng ta rằng việc gây thù hận và oán ghét giữa thiên hạ với nhau bằng sự nói dối, làm chứng giả, vu khống càng đáng bị trừng phạt nặng hơn, tương tự, việc bỏ bổn phận Taharah bắt buộc đã lưu ý việc bỏ bề lễ nguyện Salah cũng như một số điều bắt buộc khác lại càng đáng trừng phạt hơn.

Nabi e cho biết người bị trừng phạt trong cõi mộ là người đã ăn thịt người tức người đã nói xấu người khác, rồi Người cũng cho biết một người bị đánh một roi trong cõi mộ và trong mộ toàn lửa bởi vì y đã từng dâng một lễ nguyện Salah không có Taharah và khi đi ngang qua một người bị đối xử bất công thì không ra tay cứu giúp.

Và trong Hadith do Samrah bin Jundub thuật lại, Nabi e đã cho biết những người bị trừng phạt trong cõi mộ là những người thường nói dối, người đọc và hiểu biết Qur’an nhưng lại không làm theo, người làm Zina, người ăn tiền Riba.

Sự trừng phạt trong cõi mộ là do những tội lỗi từ con tim, đôi mắt, đôi tai, miệng, chiếc lưỡi, bụng, phần kín, tay, chân, và toàn bộ cơ thể: mách lẻo, nói dối, nói xấu sau lưng, làm chứng giả, vu cáo tội Zina cho người khác, kêu gọi đến với điều Bid’ah, nói về Allah và Thiên sứ của Ngài một cách không có kiến thức, ăn tiền Riba, ăn tiền của trẻ mồ côi, ăn hối lộ và tham nhũng, ăn tiền bất chính của người khác, uống rượu và dùng các chất kích thích, Zina và quan hệ đồng tính, trộm cắp và cướp của, lừa đảo gian lận, gây hại người Muslim, phân xử không theo giáo luật của Allah ban xuống, trả lời Fatawa không theo giáo lý của Allah , ủng hộ và giúp đỡ nhau làm điều tội và gây hận thù, giết người bị Allah  nghiêm cấm, bóp méo các thuộc tính và tên gọi của Allah , đặt ý kiến và quan điểm lên trên Sunnah của Thiên sứ, những người xây các Masjid bên trên các mộ, đặt trên các mộ những tấm bia và nhang đèn, những người tự cao tự đại, những người Riya’ (làm tốt chỉ để phô trương cho người nhìn thấy chứ không hoàn toàn vì Allah), những người chửi rủa và xúc phạm các vị Sahabah, những người hành nghề bói toán, ma thuật, bùa ngải và những ai đến hỏi và tin những người bói toán và ma thuật, những người thề thốt với Allah  trên những điều dối trá, những người thề thốt với ai (vật) ngoài Allah , những người tự hào và hãnh diện với những điều tội lỗi, những người dùng chiếc lưỡi để tạo ra những điều xấu, những người thường xuyên trễ nải giờ giấc lễ nguyện Salah, những người không bố thí Zakah mặc dù tài sản đã có dư đến mức theo qui định, những người không thực hiện chuyến hành hương Hajj khi đã có đủ điều kiện, những người không chi dùng tài sản cho các nghĩa vụ tôn giáo khi có đủ điều kiện, những người không quan tâm đến điều Halal hay Haram trong việc tìm kiếm tiền của, những người không hàn gắn tình máu mủ ruột thịt, những người không thương xót người nghèo, góa phụ và trẻ mồ côi cũng như loài vật, họ bỏ mặc trẻ mồ côi và không nuôi ăn những người nghèo, những người keo kiệt không cho người láng giềng chòm xóm mượn những vật dụng cần thiết, ..

Tất cả những người này đều sẽ bị trừng phạt trong cõi mộ với những tội lỗi và những việc làm xấu đó của họ. Họ sẽ bị trừng phạt tùy theo mức độ ít hay nhiều, nhỏ hay lớn của tội lỗi và những việc làm xấu khi chưa được Allah  tha thứ và xí xóa.

Nếu có nhiều người như thế thì những người bị trừng phạt trong mộ chắc chắc sẽ rất nhiều còn những người vượt qua được ải đó thì rất ít. Nhìn bên ngoài ngôi mộ thì chỉ thấy toàn là đất và đất nhưng bên trong nó là sự nuối tiếc muộn màng và sự trừng phạt; nhìn bên ngoài các ngôi mộ chỉ thấy toàn là đất bụi, những tảng đá được xây cất và khắc ghi lưu danh nhưng bên trong là lao tù khổ ải.

Này hỡi những con người chỉ chú trọng và bận tâm đến thế gian! Quả thật quí vị chỉ biết dành cả tuổi đời của mình chăm sóc và gầy dựng cho ngôi nhà tạm bợ trên cõi trần tục mà đành lòng đập phá ngôi nhà mà quí vị sớm phải di chuyển đến đó. Quí vị quên đi ngôi nhà vĩnh cửu ở Đời Sau, nơi chỉ có thể có hai hoàn cảnh sống: hoặc là ngôi vườn của các ngôi vườn Thiên Đàng hoặc là hố từ hố Hỏa Ngục.

Những nguyên nhân được cứu rỗi khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ

Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói trong phần này(5): Quả thật, các nguyên nhân được cứu rỗi khỏi sự trừng phạt được trình bày theo hai khía cạnh: tổng quát và cụ thể.

Khía cạnh tổng quát: Tránh xa các nguyên nhân dẫn đến việc phải bị trừng phạt trong cõi mộ. Một trong các nguyên nhân mang lại lợi ích cho việc tránh khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ là một người khi anh ta muốn ngủ thì anh ta hãy ngồi lại kiểm điểm bản thân mình đã được những gì và thiệt những gì trong một ngày của anh ta, rồi anh ta hãy sám hối thành tâm bằng một sự sám hối mới với Allah  và đi ngủ trên sự sám hối đó và anh ta quyết tâm không quay lại với tội lỗi đó, anh ta cứ làm vậy mỗi đêm, nếu anh ta chết trong đêm thì chắc chắn anh ta sẽ chết trong sự sám hối, còn nếu anh ta thức dậy với những việc làm trong ngày mới thì anh ta sẽ hướng về Thượng Đế của anh ta và tìm kiếm lại những gì đã bỏ lỡ. Và đặc biệt hãy thực hiện những điều Sunnah được Nabi e chỉ dạy khi đi ngủ. Bởi thế, ai mà Allah  muốn cho y điều tốt đẹp thì Ngài sẽ cho thong hiểu về điều đó, và quả thật không có sức mạnh và quyền năng nào ngoài sức mạnh và quyền năng của Allah  cả.

Khía cảnh cụ thể: Đó là những Hadith chỉ dạy từ Thiên sứ của Allah e về những điều giúp được cứu rỗi sự trừng phạt nơi cõi mộ.

Ông Salman Al-Farisy t thuật lại: Tôi đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:

« رِبَاطُ يَوْمٍ وَلَيْلَةٍ خَيْرٌ مِنْ صِيَامِ شَهْرٍ وَقِيَامِهِ وَإِنْ مَاتَ جَرَى عَلَيْهِ عَمَلُهُ الَّذِى كَانَ يَعْمَلُهُ وَأُجْرِىَ عَلَيْهِ رِزْقُهُ وَأَمِنَ الْفَتَّانَ » رواه مسلم رقم (1923).

Việc canh giữ trong một ngày đêm tốt hơn nhịn chay và dâng lễ nguyện nguyên tháng. Nếu chết bởi việc làm canh giữ này thì sẽ được ban ân phước, và việc làm này sẽ được ban cho bổng lộc và được cứu rỗi khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ” (Muslim: 1923).

Việc canh giữ ở đây có nghĩa là đóng góp công sức vào việc gìn giữ và bảo vệ sự an toàn cho người Muslim trước gây hại của thế lực ngoại giáo.

Việc canh giữ mang lại ân phước và công đức rất lớn, ân phước và công đức sẽ lớn hơn nữa nếu như việc canh giữ này diễn ra trong bối cảnh người Muslim bị đe dọa(6).

Việc canh giữ ở đây bao hàm tất cả những việc làm mang nghĩa bao quát về việc bảo vệ sự an nguy cho những người Muslim và nó sẽ mang lại công đức và ân phước ở nơi Allah . Thiên sứ của Allah e nói:

« عَيْنَانِ لاَ تَمَسُّهُمَا النَّارُ عَيْنٌ بَكَتْ مِنْ خَشْيَةِ اللهِ وَعَيْنٌ بَاتَتْ تَحْرُسُ فِى سَبِيلِ اللهِ » رواه الترمذي (1639).

Đôi mắt sẽ không bị lửa Hỏa Ngục chạm vào là đôi mắt mà một bên khóc vì kính sợ Allah còn bên kia thì thức đêm canh giữ con đường chính nghĩa của Allah”. (Tirmizhi: 1639).

Một vị Sahabah t thuật lại rằng có một người đã hỏi Thiên sứ của Allah e: Sao những người có đức tin đều bị thử thách trong mộ của họ trừ người Shaheed (tử trận trong cuộc chiến vì con đường chính nghĩa của Allah). Người e nói:

« كَفَى بِبَارِقَةِ السُّيُوفِ عَلَى رَأْسِهِ فِتْنَةً » رواه النسائي (4/99).

Đao kiếm vung vẩy trên đầu của họ đã đủ là sự thử thách đối với họ” (Annasa-i: 4/99).

Ông Al-Miqdam bin Mu’id Yakrab t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:

« لِلشَّهِيدِ عِنْدَ اللهِ سِتُّ خِصَالٍ يُغْفَرُ لَهُ فِى أَوَّلِ دَفْعَةٍ مِنْ دَمِهِ وَيُرَى مَقْعَدَهُ مِنَ الْجَنَّةِ وَيُجَارُ مِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ وَيَأْمَنُ مِنَ الْفَزَعِ الأَكْبَرِ وَيُحَلَّى حُلَّةَ الإِيمَانِ وَيُزَوَّجُ مِنَ الْحُورِ الْعِينِ وَيُشَفَّعُ فِى سَبْعِينَ إِنْسَانًا مِنْ أَقَارِبِهِ » رواه الترمذي (1663)، وابن ماجه (2799).

Người Shaheed ở nơi Allah có sáu điều lợi: được tha thứ ngay từ giọt máu đầu tiên, được nhịn thấy chỗ ở của mình trong Thiên Đàng, được cứu rỗi khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ, được an toàn khỏi trận đại kinh hoàng (giờ tận thế), được mặc y phục của đức tin Iman và được cưới các tiên nữ nơi Thiên Đàng, và được quyền cầu xin ân xá cho bảy mươi người thân” (Tirmizhi: 1663, Ibnu Ma-jah: 2799).

Đây là lời ghi chép của Ibnu Ma-jah, còn trong lời ghi chép của Tirmizhi thì thêm:

« وَيُوضَعُ عَلَى رَأْسِهِ تَاجُ الْوَقَارِ الْيَاقُوتَةُ مِنْهَا خَيْرٌ مِنَ الدُّنْيَا وَمَا فِيهَا وَيُزَوَّجُ اثْنَتَيْنِ وَسَبْعِينَ زَوْجَةً مِنَ الْحُورِ الْعِينِ وَيُشَفَّعُ فِى سَبْعِينَ مِنْ أَقَارِبِهِ »

“ .. được đội trên đầu chiếc vương miệng bằng hồng ngọc quí giá hơn thế gian này và những gì trong đó, được cưới bảy mươi hai tiên nữ, và được quyền cầu xin ân xá cho bảy mươi người thân”.

Đây là một số ân phước dành cho việc chiến đấu và hy sinh vì con đường chính nghĩa của Allah .

Ông Abu Huroiroh t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:

« سُورَةٌ مِنَ الْقُرْآنِ ثَلاَثُونَ آيَةً تَشْفَعُ لِصَاحِبِهَا حَتَّى يُغْفَرَ لَهُ (تَبَارَكَ الَّذِى بِيَدِهِ الْمُلْكُ) » رواه أبو داود.

Chương Kinh Qur’an gồm ba mươi câu sẽ luôn cầu xin ân xá cho người bạn của nó đến khi y được tha thứ là chương Taba-rak” (Abu Dawood).

Hadith này mang ý nghĩa rằng người học thuộc lòng chương Kinh này (chương 67 – Al-Mulk), và đọc nó thường xuyên cũng như làm theo những gì nó dạy bảo nó sẽ cứu rỗi y khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ.

Nabi e nói:

« مَنْ يَقْتُلْهُ بَطْنُهُ فَلَنْ يُعَذَّبَ فِى قَبْرِهِ » رواه الترمذي (1064)، والنسائي (4/98).

Ai ai bị cái bụng của mình giết chết thì y sẽ không bao giờ bị trừng phạt trong cõi mộ” (Tirmizhi: 1064, Annasa-i: 4/98).

Có nghĩa là người bị bệnh chướng bụng biết kiên nhẫn và chịu đựng cũng như hy vọng ân phước nơi Allah e thì y sẽ được cứu rỗi sự trừng phạt nơi cõi mộ.

Ông Abu Huroiroh t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói: “Quả thật, người chết khi được đặt xuống mộ và đất đã được phủ lại, y sẽ nghe thấy tiếng bước chân của những người tiễn đưa quay đi. Nếu như y là người có đức tin thì lễ nguyện Salah ở ngay phía đỉnh đầu của y, nhịn chay sẽ ở bên phải của y, Zakah sẽ ở bên trái của y, và những việc làm thiện tốt khác từ Sadaqah, hàn gắn tình máu mủ, đối xử tốt với mọi người sẽ ở ngay phía chân của y.

Hai vị Thiên thần xuất hiện theo phía trên đầu của y thì lễ nguyện Salah nói: phía tôi không có lối vào, rồi họ xuất hiện ở phía bên phải của y thì nhịn chay nói: phía tôi không có lối vào, rồi họ xuất hiện ở phía chân của y thì những việc làm thiện tốt khác từ Sadaqah, hàn gắn tình máu mủ, đối xử tốt với mọi người nói: phía tôi không có lối vào. Thế là y được cho ngồi dậy, và không gian giống như mặt trời đã sắp lặn. Y được hỏi: Ngươi có biết người đàn ông này không, ngươi nói gì về y? Ngươi chứng nhận điều gì về y? Y nói: Đó là Muhammad, tôi chứng nhận Người là vị Thiên sứ của Allah, Người mang chân lý đến từ nơi Allah. Họ nói với y: Với điều đó ngươi đã sống và với điều đó ngươi đã chết với điều đó ngươi sẽ được phục sinh Insha-Allah. Sau đó các cánh cửa Thiên Đàng mở ra cho y, họ nói với y: Đây là chỗ ở của ngươi và những gì được Allah chuẩn bị sẵn cho ngươi nơi đó; y vô cùng vui mừng và hạnh phúc khi nghe được điều đó. Sau đó, các cánh cửa của Hỏa Ngục mở ra, họ bảo y: Đây là chỗ ở của ngươi và những gì Allah dành cho ngươi trong đó nếu như người trái lệnh Ngài; y vô cùng vui mừng và hạnh phúc khi nghe được điều đó. Sau đó, ngôi mộ của y được nới rộng bảy mươi khuỷu tay, ánh sáng được thắp lên, thể xác của y được yên nghỉ, linh hồn của y được phủ một mùi hương thơm ngào ngạt thoang thoảng, và nó là một chú chim đậu trên một cái cây nơi Thiên Đàng. Đó chính là lời phán của Allah :

﴿ يُثَبِّتُ ٱللَّهُ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ بِٱلۡقَوۡلِ ٱلثَّابِتِ فِي ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَا وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِۖ وَيُضِلُّ ٱللَّهُ ٱلظَّٰلِمِينَۚ وَيَفۡعَلُ ٱللَّهُ مَا يَشَآءُ ٢٧ ﴾ [سورة إبراهيم: 27]

{Allah làm vững chắc lời nói của những người có đức tin trên cõi đời này và ở Đời Sau, và Allah sẽ bỏ mặc (khiến chúng không nói được) những kẻ làm điều sai quấy đi lạc bởi vì Allah làm bất cứ điều gì Ngài muốn.} (Chương 14 – Ibrahim, câu 27)” (Hadith)(7).

Tổng quát lại những điều Hadith nói trên là người bề tôi phải có lòng Taqwa (kính sợ, ngay chính và ngoan đạo) đối với Allah  trong việc thực hiện những điều Ngài sắc lệnh và từ bỏ những gì Ngài nghiêm cấm, phải ăn năn và sám hối thật nhiều, thường xuyên cầu xin sự tha thứ nơi Allah , phấn đấu làm thêm nhiều việc tốt và phải luôn cầu xin Allah  phù hộ và che chở tránh khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ, như Allah  đã phán:



﴿ إِنَّ ٱلَّذِينَ قَالُواْ رَبُّنَا ٱللَّهُ ثُمَّ ٱسۡتَقَٰمُواْ تَتَنَزَّلُ عَلَيۡهِمُ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ أَلَّا تَخَافُواْ وَلَا تَحۡزَنُواْ وَأَبۡشِرُواْ بِٱلۡجَنَّةِ ٱلَّتِي كُنتُمۡ تُوعَدُونَ ٣٠ ﴾ [سورة فصلت: 30]

{Quả thật, những ai nói: “Thượng Đế của chúng tôi là Allah” rồi thẳng bước trên con đường ngay chính thì các Thiên thần sẽ xuống động viên họ, bảo: “Quí vị chớ lo sợ cũng chớ nên buồn phiền mà quí vị hãy vui lên với tin mừng về Thiên Đàng mà quí vị đã được hứa hẹn.} (Chương 41 – Fussilat, câu 30).

Lạy Allah , xin Ngài hãy làm cho ngôi mộ chúng ta và của anh (chị) em đồng đạo Muslim thành những ngôi vườn từ những ngôi vườn nơi Thiên Đàng, và xin cứu rỗi tất cả khỏi những tai họa và thử thách nơi đó.

Các vấn đề trong cuộc sống cõi Barzakh

Vấn đề thứ nhất: Trường phái Salaf và các vị Imam Sunnah và Jama’ah đều cho rằng người chết khi chết đi sẽ được yên nghỉ phúc lành hoặc sẽ bị trừng phạ tùy theo đức tin và các việc làm của người đó. Sự được yên nghỉ phúc lành hay bị trừng phạt trong cõi mộ diễn ra đối với cả linh hồn lẫn thể xác. Linh hồn sau khi rời khỏi thể xác thì sẽ được yên nghỉ phúc lành hoặc sẽ bị trừng phạt, nó có thể bị trừng phạt trong một khoảng thời gian nào đó rồi sẽ được yên nghỉ phúc lành khi đã tẩy sạch tội lỗi; và linh hồn đôi lúc nhập lại vào thể xác để cả thể xác lẫn linh hồn cùng bị trừng phạt hoặc cùng được yên nghỉ phúc lành. Cõi mộ sẽ là ngôi vườn từ các ngôi vườn nơi Thiên Đàng hoặc sẽ là cái hố từ các hộ của Hỏa Ngục. Tất cả khi chết đi, nếu y là người đáng bị trừng phạt thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt còn nếu như y là người đáng được hưởng sự yên nghỉ phúc lành thì chắc chắn y sẽ đạt được điều đó, dù cho y có được chôn cất hay không được chôn cất đi chăng nữa, bởi lẽ, Allah  là Đấng Tạo Hóa có quyền năng trên mọi thứ và mọi sự việc. Sau đó, vào Ngày Phục sinh, Allah sẽ cho các linh hồn nhập lại hoàn toàn vào thể xác, họ sẽ đi ra từ các ngôi mộ của họ để triệu tập trước Thượng Đế và Ngài sẽ xét xử và ban thưởng hay trừng phạt họ.(8)

Vấn đề thứ hai: Quả thật, sự khó khăn cũng như bị ngôi mộ ép chặt và khó chịu nơi cõi mộ sẽ không một ai tránh khỏi. Nabi e nói:

« إِنَّ لِلْقَبْرِ ضَغْطَةً وَلَوْ كَانَ أَحَدٌ نَاجِياً مِنْهَا نَجَا مِنْهَا سَعْدُ بْنُ مُعَاذٍ » رواه أحمد (6/55، 98) وغيره من حديث عائشة.

Quả thật nơi cõi mộ có sự nén ép rất nặng nề, nếu ai đó có thể tránh khỏi nó thì chắc chắn Sa’ad bin Mu’azd đã tránh khỏi nó” (Ahmad (5/55, 98) cùng những học giả khác qua lời thuật của bà A’ishah).

Ông Ibnu Umar t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:

« هَذَا الَّذِى تَحَرَّكَ لَهُ الْعَرْشُ وَفُتِحَتْ لَهُ أَبْوَابُ السَّمَاءِ وَشَهِدَهُ سَبْعُونَ أَلْفًا مِنَ الْمَلاَئِكَةِ لَقَدْ ضُمَّ ضَمَّةً ثُمَّ فُرِّجَ عَنْهُ » النسائي في "السنن" (4/100) وانظر تخريج الحديث في "السلسلة الصحيحة" (1695) (4/268) للشيخ الألباني.

Người này (Sa’ad bin Mu’azd) đã làm động chiếc Ngai vương Arsh (của Allah), và các cửa trời đều được mở cho y và bảy mươi ngàn Thiên thần đã làm chứng cho y, nhưng quả thật y đã bị ngôi mộ nén chặt rồi sau đó mới được thả lỏng” (Annsa-i trong Sunnan: 4/100, và xem phần bình luận Hadith trong Assilsilah Assahihah (1695) (4/268) của Sheikh Albani).

Al-Hafizh Zdahabi  đã có lời chú thích về điều này, xin trích lời của ông như đã được nói trong “Sair A’laam Annubala’(9): Sự nén chặt và gò bó không phải là hình phạt thuộc sự trừng phạt nơi cõi mộ mà nó chỉ là việc người có đức tin cảm thấy đau giống như nỗi đau bị mất con hay người thân thích trên thế gian, giống như cơn đau của bệnh tật, cơn đau trong lòng khi nhìn thấy người vợ (con) khóc, .. tất cả những cơn đau như thế người bề tôi đều phải trải qua nhưng nó không phải là những cơn đau của sự trừng phạt nơi cõi mộ hay ở trong Hỏa Ngục của cõi Đời Sau. Tuy nhiên, người bề tôi ngoan đạo sẽ được Allah thương xót và cho thoát khỏi một số hay tất cả những cơn đau đó, nhưng người có đức tin sẽ không thể có được sự an nhàn và thoải mái trừ phi đã gặp được Thượng Đế của y.

Allah, Đấng Tối Cao phán:



﴿ وَأَنذِرۡهُمۡ يَوۡمَ ٱلۡحَسۡرَةِ ﴾ [سورة مريم: 39]

{Và hãy cảnh báo chúng về Ngày của sự nuối tiếc} (Chương 19 – Maryam, câu 39).

﴿ وَأَنذِرۡهُمۡ يَوۡمَ ٱلۡأٓزِفَةِ إِذِ ٱلۡقُلُوبُ لَدَى ٱلۡحَنَاجِرِ كَٰظِمِينَۚ مَا لِلظَّٰلِمِينَ مِنۡ حَمِيمٖ وَلَا شَفِيعٖ يُطَاعُ ١٨ ﴾ [سورة غافر: 18]

{Và hãy cảnh báo họ về Ngày (Phục sinh) đang tiến đến gần, Ngày mà những quả tim sẽ nhảy thót lên cổ họng, làm nghẹt thở. Những kẻ làm điều sai quấy sẽ không có bạn bè hoặc người can thiệp nào để nhờ cậy.} (Chương 40 – Ghafir, câu 18).

Cầu xin Allah  sự tha thứ và che chở, xin Ngài triệu tập bầy tôi cùng với nhóm của Muhammad bin Abdullah, người bề tôi của Ngài, vị Thiên sứ của Ngài, cùng các bạn đạo của Người.



Vấn đề thứ ba: Các linh hồn là những tạo vật giống như bao tạo vật khác, linh hồn là tác phẩm đặc biệt chỉ có Allah mới biết rõ. Allah, Đấng Tối Cao phán:

﴿ وَيَسۡ‍َٔلُونَكَ عَنِ ٱلرُّوحِۖ قُلِ ٱلرُّوحُ مِنۡ أَمۡرِ رَبِّي وَمَآ أُوتِيتُم مِّنَ ٱلۡعِلۡمِ إِلَّا قَلِيلٗا ٨٥ ﴾ [سورة الإسراء: 85]

{Họ hỏi Ngươi (Muhammad) về linh hồn, hãy bảo họ: Linh hồn là điều thuộc về Thượng Đế của Ta. Kiến thức của các ngươi chỉ được ban cho rất ít} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 85).

Học giả Al-Qurtubi  đã Tafseer lời phán này, ông nói: Bằng chứng cho sự tạo hóa của linh hồn, tức linh hồn là điều vĩ đại, một sự việc to lớn thuộc riêng về kiến thức của Allah, nó không được cho biết cụ thể, để con người nhận biết được rằng sự yếu kém của họ trong kiến thức về sự thật của bản thân mặc dù họ biết chắc rằng nó tồn tại.(10)

Về cái chết của linh hồn, nhà giảng giải Al-Aqi-dah Attaha-wi nói: “Nói một cách đúng đắn là cái chết của linh hồn là sự chia lìa của nó khỏi thể xác, nó rời khỏi thể xác một cách hoàn toàn. Nếu muốn nói về sự chết của nó bằng dạng thức được định đoạt này thì nó đang nếm mùi vị của cái chết, nhưng nếu muốn nói về khía cạnh nó bị hủy diệt hoàn toàn và trở thành hư vô thì nó không chết theo quan niệm này mà nó vẫn còn tồn tại với bản chất của nó, hoặc là tồn tại trong sự hưởng thụ phúc lành hoặc là tồn tại trong sự trừng phạt khổ ải” (Giảng giải Al-Aqi-dah Attaha-wi 2/571 của học giả Ibnu Abi Al-Izz Al-Hanafi ).

Vấn đề thứ tư: Quả thật, một số nhóm người đã lầm lạc và có quan niệm cũng như đức tin sai lệch rằng linh hồn sẽ luân hồi có nghĩa là linh hồn sau khi lìa khỏi thể xác thì nó sẽ chuyển đến một thể xác khác thích hợp với nó. Họ cho rằng có linh hồn sẽ chuyển kiếp thành loài vật, côn trùng, chim chóc hay những thứ khác tương thích với nó. Đây là quan niệm sai lệch, không thực đi ngược lại với quan niệm của các vị Thiên sứ và các vị Nabi từ vị đầu tiên cho đến vị cuối cùng (cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho tất cả họ), và đây là sự phủ nhận Allah  và cuộc sống Đời Sau. (Xem “Linh hồn” trang 292 do nhà xuất bản Ibnu Kathir phát hành).

Đây là trường phái và tín ngưỡng lệch lạc đã có từ xưa, và nó đã quay trở lại trong thời đại của chúng ta ngày nay với bộ y phục mới được gọi là sự gọi hồn. Tín ngưỡng và quan niệm lệch lạc này được lưu hành ở một số nước phương Tây và có những tổ chức được thành lập chuyên về lĩnh vực này ở Anh, Hoa Kỳ vào khoảng năm 1882.(11)

Học giả Al-Qurtubi  nói về vấn đề này trong cuốn sách “Khái niệm” của ông: “Chẳng có ý nghĩa gì cho quan niệm luân hồi và chuyển kiếp khi họ nói rằng các linh hồn chuyển đến những cơ thể khác để đạt được sự hạnh phúc hoặc để đối mặt với khổ đau. Đây là quan điểm trái với giáo lý mà tất cả cộng đồng Muslim đều đồng thuận. Quan niệm này, tín ngưỡng này đã phủ nhận hoàn toàn thông điệp của Allah , thông điệp của Nabi e về các sự việc ở cõi Đời Sau. Và sự việc không có bất cứ điều gì nằm trong những điều họ nói, do đó, sự luân hồi là quan điểm sai lệch phản lại trí tuệ” (“Khai niệm” 4/719).

Với những điều trên, chúng ta biết được rằng linh hồn sẽ trở lại sau khi đã lìa khỏi thể xác trên cõi trần, linh hồn sẽ gặp lại thể xác vào một lần khác nữa, một lần hội ngộ hoàn thiện, trọn vẹn và thiêng liêng để được thưởng phạt xứng đáng theo những gì đã làm trên thế gian.



Vấn đề thứ năm: Các linh hồn sẽ định cư ở đâu sau khi chết?

Quả thật, học giả Ibnu Al-Qayyim  nghiên cưu về vấn đề này và biên soạn trong sách “Linh hồn” với nhiều quan điểm, sau đó, ông đưa ra quan điểm đúng nhất, ông nói: “Các linh hồn khác nhau sẽ định cư khác nhau trong cõi Barzakh”.

Có những linh hồn ở trên các tầng cao, đó là các linh hồn của các Nabi, và họ cũng có sự khác biệt nhau về nơi ở của họ, giống như Nabi e đã nhìn thấy họ trong đêm dạ hành và thăng thiên.

Có những linh hồn biến thành những chú chim màu xanh lá cây bay lang thang trong Thiên Đàng tùy thích, đó là các linh hồn của một số vị Shaheeh không phải tất cả, bởi lẽ có một số linh hồn bị cấm không cho vào Thiên Đàng do những nguyên nhân chẳng hạn như nợ, bất hiếu với cha mẹ, tham lam tranh giành chiến lợi phẩm, ... có một số linh hồn của những người Shaheed chỉ ở tại cửa của Thiên Đàng, và có linh hồn thì được ban cho hai cánh để bay trong Thiên Đàng tùy thích, giống như Ja’far bin Abu Talib t khi Allah  lấy đi hai cánh tay của ông trong trận chiến vì con đường chính nghĩa của Ngài thì Ngài đã đổi lại cho ông hai chiếc cánh để ông bay tùy thích trong Thiên Đàng cùng với các Thiên thần.

Có những người bị giam cầm trong lòng đất, linh hồn của họ không được ở trên các tầng cao, đó là những linh hồn lúc ở trên thế gian đã không nhận biết Thượng Đế của họ, không yêu thường Ngài, không tưởng nhớ và tụng niệm Ngài cũng như không muốn đến gần Ngài. Giống như linh hồn ở trên cao vì những linh hồn đó trên thế gian đã yêu thương Allah, thường xuyện tụng niệm Ngài, luôn phấn đấu đến gần Ngài. Bởi lẽ, một người sẽ ở cùng với ai mà y yêu thương trong cõi Barzakh và vào Ngày Phục sinh.

Có những linh hồn phải ở trong cái lò nướng do phạm tội Zina, có nhưng linh hồn phải ngâm mình trong dòng sông máu và bị ném đá, .. như đã được nói trong Hadith được thuật lại bởi Samrah bin Jundub ở phần trên.

Với những lẽ trên, chúng ta biết được rằng các linh hồn được hạnh phúc và bất hạnh không phải ở cùng một nơi sau khi đã lìa khỏi thể xác, mà có linh hồn ở trên cao, có linh hồn ở tận đáy dưới thấp.(12)

Vấn đề thứ sáu: Quả thật, Allah đã an bài ba cõi sống: cõi trần gian, cõi Barzakh (cõi chết, cõi mộ) và cõi Vĩnh hằng (Đời Sau) và Ngài đã sắp đặt cho mỗi cõi những định luật riêng biệt. Con người phải đi qua các cõi này bằng cả thể xác và linh hồn theo các luật định và bản chất khác biết nhau của từng cõi.

Cõi trần gian: là cõi mà linh hồn sẽ sống và lao động, là nơi linh hồn sẽ đạt được điều tốt hay điều xấu, là nơi tạo ra những nguyên nhân cho niềm hạnh phúc và khổ đau. Các định luật trong cuộc sống trần gian dựa trên thể xác còn linh hồn chỉ là yếu tố theo sau, cho nên, Allah  đã qui định các giáo luật cũng như giáo lý đều dựa trên sự biểu hiện bên ngoài từ các hành vi của chiếc lưỡi và các bộ phận của cơ thể.

Mối quan hệ giữa linh hồn với thể xác ở trên cõi trần gian là mối quan hệ đặc biệt, linh hồn được để nhập vào thể xác khi con người là bào thai trong bụng của người mẹ nhưng khi con người ra khỏi bụng mẹ tức chào đời thì linh hồn lìa khỏi thể xác trong trạng thái ngủ. Như vậy, linh hồn nhập vào thể xác ở một mặt nhưng lại xuất khỏi thể xác ở một mặt khác.



Cõi Barzakh: (Hay còn gọi là cõi chết, hoặc cõi mộ) là cõi rộng lớn và siêu đẳng hơn cõi trần gian, nó bao la và rộng lớn hơn cõi trần gian giống như thế giới bên ngoài bụng mẹ rộng lớn và bao la hơn thế giới trong dạ con của người mẹ. Các định luật ở cuộc sống cõi Barzakh là dựa trên linh hồn còn thể xác chỉ là yếu tố theo sau. Ở cõi Barzakh, dù linh hồn có lìa khỏi thể xác thì đó cũng chỉ là sự chia lìa không hoàn toàn mà nó là một dạng thức xuật nhập đặc biệt. Bằng chứng cho điều này là theo các Hadith cho biết rằng linh hồn sẽ được trả về thể xác được người Muslim chào Salam, hay chẳng hạn như người chết nghe thấy tiếng bước chân quay lưng bỏ đi của những người tiễn đưa y đến mộ và chôn cất y.

Cõi Vĩnh Hằng: là cõi trường tồn, là Thiên Đàng hoặc là Hỏa Ngục, và sau cõi này sẽ không còn có cõi sống nào nữa. Trong cõi này, linh hồn hòa nhập vào thể xác bằng một dạng thức hoàn hảo nhất và thuộc cấp siêu đẳng nhất. Ở cõi này, thể xác sẽ không còn gặp phải vấn đề chết chóc, ngủ hay hư tổn. Đây là cõi siêu đẳng và ưu việt nhất so với các cõi trước đó, cuộc sống ở đây sẽ luôn ở mức tuyệt đối trong mọi sự việc.

Đến đây, chúng ta đã hiểu hơn cũng như nhận thức được rõ ràng hơn về những điều vẫn còn sự hoài nghi về linh hồn.

Thật ân phúc thay Allah , Đấng đã tạo ra linh hồn, và đặt nó trong các trạng thái khác nhau: sự hình thành, cái chết, sự sống, hạnh phúc, khổ đau: và Ngài làm cho các linh hồn có được bậc cấp hạnh phúc và khổ đau khác nhau cũng như vị trí cao thấp khác nhau trong cõi Barzakh và cõi Vĩnh Hằng.

Và ai đã nhận thức và hiểu rõ được linh hồn thì hãy nên chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah , Ngài là Đấng duy nhất không có đối tác cùng Ngài, mọi vương quyền đều thuộc nơi Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương chỉ đáng dâng lên Ngài, mọi điều tốt đẹp nằm trong tay Ngài, mọi sự việc đều quay về với Ngài, mọi sức mạnh và quyền năng đều thuộc nơi Ngài, sự oai nghiêm, sáng suốt, hoàn hảo đều thuộc một mình Ngài; thừa nhận tất cả các vị Thiên sứ cũng như những gì họ mang đến đều là chân lý từ nơi Ngài. Sự chứng nhận các vị Thiên sứ, các vị Nabi và những gì họ mang đến là chân lý là biểu hiện của trí tuệ lành mạnh và bản chất tự nhiên ngay chính, còn những gì ngược lại là không chân lý và lệch lạc.(13)



Vấn đề thứ bảy: Những người đã chết có biết được sự viếng thăm của người sống cũng như sự chào Salam của họ hay không?

Học giả Ibnu Al-Qayyim  đã nghiên cứu vấn đề này và biên soạn trong cuốn sách “Linh hồn(14) của ông khẳng định rằng người chết biết được người viếng thăm y và y sẽ đáp lại lời chào Salam đến người đó.

Các bằng chứng cho điều đó:

Ông Ibnu Abbas t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:

« مَا مِنْ مُسْلِمٍ يَمُرُّ عَلَى قَبْرِ أَخِيْهِ كَانَ يَعْرِفُهُ فِي الدُّنْيَا فَيُسَلِّمُ عَلَيْهِ إِلَّا رَدَّ اللهُ عَلَيْهِ رُوْحَهُ حَتَّى يَرُدَّ عَلَيْهِ السَّلَام » رواه ابن عبد البر وابن أبي الدينا.

Bất cứ người Muslim nào đi ngang qua mộ người anh em của mình, y quen biết người đó trên thế gian, y chào Salam người đó thì Allah sẽ trả linh hồn về thế xác của người đó để người đó đáp lại lời chào Salam” (Ibnu Abdul-Bar và Ibnu Abi Addunya).(15)

Quả thật, Nabi e đã giảng giải và chỉ dạy cộng đồng tín đồ của Người nói khi nào họ viếng thăm các mộ:

« السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ أَهْلَ الدِّيَارِ مِنَ الْمُؤْمِنِينَ وَالْمُسْلِمِينَ وَإِنَّا إِنْ شَاءَ اللهُ بِكُمْ لاَحِقُونَ يَرْحَمُ اللهُ الْمُسْتَقْدِمِينَ مِنَّا وَالْمُسْتَأْخِرِينَ نَسْأَلُ اللهَ لَنَا وَلَكُمْ الْعَافِيَةَ » رواه مسلم (974).

“Assalamualaykum ahlad diya-r minal mu’mini-n wal muslimi-n wa inna insha-Allah bikum la-hiqu-n yarhamu Allah almustaqdimi-n minna wal musta’khiri-n nas-alu Allah lana wa lakum al-Afiyah”

Chào bằng an đến các vị hỡi những người có đức tin và Muslim nơi cõi mộ, quả thật, chúng tôi, insha-Allah sẽ gặp lại các vị, cầu xin Allah thương xót những người đi trước và những người đi sau, cầu xin Allah ban phúc lành cho chúng tôi và cho các vị” (Muslim: 974).

Lời chào Salam này, lời nói chuyện này là đến người tồn tại có nghe, hiểu và đáp lại mặc dù người cho Salam không nghe thấy lời đáp, còn nếu như không phải như thế thì chắc chắc người cho Salam đang nói chuyện với người không tồn tại, với một vật vô tri vô giác.

Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: Các vị Salaf đều đồng thuận cho điều này, và quả thật có nhiều bằng chứng được ghi lại rằng họ đã đều nói: người chết biết được người sống đến thăm viếng họ và họ được báo tin về điều đó(16).

Lưu ý:

Vấn đề này được dựa trên quan niệm rằng người chết nghe thấy tức người chết nghe thấy lời chào Salam của người cho Salam và nói chuyện với họ. Và vấn đề này là vấn đề chưa được thống nhất quan điểm(17).



Quan điểm được cho là đúng nhất trong vấn đề này là: Người chết chỉ nghe thấy trong một số tình huống mà các bằng chứng giáo lý đã nói, chẳng hạn như người chết nghe thấy được tiếng bước chân của những người tiễn đưa quay lưng rời đi, nghe thấy được lời chào Salam của người viếng thăm mộ, .. đây là quan điểm được tập thể các học giả nghiên cứu và kiểm chứng(18) như Sheikh Islam Ibnu Taymiyah, Ibnu Al-Qayyim, Ibnu Kathir, Al-Qurtubi và những học giả khác. Còn riêng hình thức nghe như thế nào thì đó là kiến thức thuộc về Allah, Đấng Tối Cao và Am Tường.

Dù là tình huống nào, ngay cả khi nói rằng người chết đều nghe thấy tất cả trong mọi trường hợp thì chúng ta phải biết rằng linh hồn và thể xác trong cõi mộ mang bản chất và những đặc tính riêng biệt, hoàn toàn khác với cuộc sống mà linh hồn và thể xác tồn tại ở cõi trần gian.

Liên quan đến vấn đề này, tất cả mỗi tín đồ Muslim nam nữ phải biết một cách chắc chắn rằng việc cầu xin, khấn vái, nhờ vả và thề nguyện đến người chết là đi ngược lại với giáo lý Islam, là sự điên rồ trong trí tuệ.

Đi ngược lại với giáo lý Islam là bởi vì những việc làm đó là Shirk (tổ hợp) với Allah , bị trục xuất khỏi tôn giáo Islam. Allah, Đấng Tối Cao phán:



﴿ وَأَنَّ ٱلۡمَسَٰجِدَ لِلَّهِ فَلَا تَدۡعُواْ مَعَ ٱللَّهِ أَحَدٗا ١٨ ﴾ [سورة الجن : 18]

{Và các Masjid đều là của Allah. Do đó, chớ cầu nguyện, khấn vái một ai khác cùng với Ngài trong đó} (Chương 72 – Al-Jinn, câu 18).

﴿ وَمَن يَدۡعُ مَعَ ٱللَّهِ إِلَٰهًا ءَاخَرَ لَا بُرۡهَٰنَ لَهُۥ بِهِۦ فَإِنَّمَا حِسَابُهُۥ عِندَ رَبِّهِۦٓۚ إِنَّهُۥ لَا يُفۡلِحُ ٱلۡكَٰفِرُونَ ١١٧ ﴾ [سورة المؤمنون: 117]

{Và ai cầu nguyện một thần linh khác cùng với Allah mà không có một bằng chứng nào về việc (thờ phượng) đó thì việc thanh toán của y là ở nơi Thượng Đế (Allah) của y. Quả thật, những kẻ không có đức tin sẽ không thành đạt.} (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 117).

﴿ ذَٰلِكُمُ ٱللَّهُ رَبُّكُمۡ لَهُ ٱلۡمُلۡكُۚ وَٱلَّذِينَ تَدۡعُونَ مِن دُونِهِۦ مَا يَمۡلِكُونَ مِن قِطۡمِيرٍ ١٣ إِن تَدۡعُوهُمۡ لَا يَسۡمَعُواْ دُعَآءَكُمۡ وَلَوۡ سَمِعُواْ مَا ٱسۡتَجَابُواْ لَكُمۡۖ وَيَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِ يَكۡفُرُونَ بِشِرۡكِكُمۡۚ وَلَا يُنَبِّئُكَ مِثۡلُ خَبِيرٖ ١٤﴾ [سورة فاطر: 13، 14]

{Allah, Thượng Đế của các ngươi là thế. Ngài nắm quyền thống trị (mọi vạn vật). Còn những kẻ mà các ngươi cầu nguyện ngoài Ngài, chúng không thể kiểm soát được điều gì, ngay cả chỉ là một lớp vỏ hạt chà là. Nếu các ngươi cầu nguyện chúng thì chúng sẽ không nghe được lời cầu nguyện của các ngươi và nếu chúng có nghe thấy đi chăng nữa thì chúng vẫn không thể đáp lại lời cầu nguyện của các ngươi; và vào Ngày Phục sinh, chúng sẽ phủ nhận việc các ngươi tôn thờ chúng. Và không ai có thể báo cho Ngươi (Muhammad) biết sự thật giống như Đấng Am tường (Allah).} (Chương 35 – Fatir, câu 13, 14).

Còn nói việc cầu xin, khấn vái, nhờ vả và thề nguyện đến người chết là sự điên rồ trong trí tuệ: khi chúng ta nhìn những ai cầu xin khấn vái người chết trong các khu mộ chúng ta sẽ thấy họ cầu xin và khấn vái những điều mà người chết không có khả năng ngay cả khi họ còn sống hoặc họ cầu xin những điều mà họ có khả năng hơn người chết bởi vì họ còn sống và có sự lựa chọn, còn những người chết là những người đã chấm dứt hoàn toàn với cõi sống trần gian và họ không có khả năng làm bất cứ điều gì liên quan đến cõi trần cả.

Cần phải lưu ý điều này khi trình bày đến vấn đề sự nghe thấy của người chết trong mộ bởi lẽ đã có không ít người có ý nghĩ và hành động sai lệch, hơn nữa các việc làm đó là những cánh cửa rơi vào tội Shirk – cầu xin Allah phù hộ và che chở tránh khỏi nó.

Cầu xin Allah phù hộ, hướng dẫn và soi sáng!



Vấn đề thứ tám: Linh hồn trong cõi chết có được đi thăm viếng nhau và quan tâm đến nhau không?

Đây là vấn đề thuộc cõi vô hình mà chúng ta không thể biết được ngoại trừ những gì được thông điệp qua lời mặc khải. Quả thật, kinh Qur’an và Sunnah đã trình bày rõ về vấn đề này(19):

Các linh hồn được phân thành hai thành phần: các lình hồn bị trừng phạt và các linh hồn được hưởng sự an lạc và hạnh phúc.

Các linh hồn bị trừng phạt thì luôn bận rộn với sự trừng phạt nên không thể thăm viếng và gặp gỡ nhau.

Còn riêng các linh hồn được hưởng sự an lạc và sự yên nghĩ hạnh phúc thì không bị giam cầm, nên họ có thể gặp gỡ, thăm viếng nhau và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm trên thế gian. Tất cả các linh hồn thuộc thành phần này sẽ ở cùng với những người mà họ yêu thương trên thế gian nếu những người đó cũng thuộc thành phần này cùng với họ.

Linh hồn Nabi Muhammad của chúng ta làm bạn với những người ở trên cấp bậc cao nhất. Allah  phán:



﴿ وَمَن يُطِعِ ٱللَّهَ وَٱلرَّسُولَ فَأُوْلَٰٓئِكَ مَعَ ٱلَّذِينَ أَنۡعَمَ ٱللَّهُ عَلَيۡهِم مِّنَ ٱلنَّبِيِّ‍ۧنَ وَٱلصِّدِّيقِينَ وَٱلشُّهَدَآءِ وَٱلصَّٰلِحِينَۚ وَحَسُنَ أُوْلَٰٓئِكَ رَفِيقٗا ٦٩ ﴾ [سورة النساء: 69]

{Và ai vâng lệnh Allah và Sứ giả (của Allah) thì sẽ là người cùng hội cùng thuyền với những người đã được Allah ban cho Ân huệ trong hàng ngủ của các vị Nabi, những người trung thực, các anh hùng hy sinh vì chính nghĩa của Allah và những người hiền lương và ngoan đạo. Thật tốt thay cho hội đoàn gồm những người đó!} (Chương 4 – Annisa’, câu 69).

Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: sự cùng hội cùng thuyện này là cố định trên cõi trần, cõi Barzakh và cõi Vĩnh Hằng, một người sẽ ở cùng với những ai mà y yêu thương trong cả ba cõi này. Allah  phán:



﴿يَٰٓأَيَّتُهَا ٱلنَّفۡسُ ٱلۡمُطۡمَئِنَّةُ ٢٧ ٱرۡجِعِيٓ إِلَىٰ رَبِّكِ رَاضِيَةٗ مَّرۡضِيَّةٗ ٢٨
فَٱدۡخُلِي فِي عِبَٰدِي ٢٩ وَٱدۡخُلِي جَنَّتِي ٣٠[سورة الفجر: 27 - 30]

{Này hỡi linh hồn thanh thản (lình hồn của người ngoan đạo và tuân lệnh Allah)! Ngươi hãy trở về với Thượng Đế của ngươi bằng sự hài lòng và được hài lòng. Hãy vào cùng với đám bầy tôi của TA và hãy vào Thiên Đàng của TA.} (Chương 89 – Al-Fajr, câu 27 – 30).

Có nghĩa là này lình hồn ngoan đạo, ngươi hãy nhập vào cùng với hội của họ (những bầy tôi ngoan đạo), đây là lời được nói với linh hồn lúc chết.

Allah, Đấng Tối Cao cho biết về những người Shaheed và những cuộc hội ngộ của họ sau khi đã chết Shaheed:

﴿ وَلَا تَحۡسَبَنَّ ٱلَّذِينَ قُتِلُواْ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ أَمۡوَٰتَۢاۚ بَلۡ أَحۡيَآءٌ عِندَ رَبِّهِمۡ يُرۡزَقُونَ ١٦٩ فَرِحِينَ بِمَآ ءَاتَىٰهُمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦ وَيَسۡتَبۡشِرُونَ بِٱلَّذِينَ لَمۡ يَلۡحَقُواْ بِهِم مِّنۡ خَلۡفِهِمۡ أَلَّا خَوۡفٌ عَلَيۡهِمۡ وَلَا هُمۡ يَحۡزَنُونَ ١٧٠ ﴾ [سورة آل عمران: 169، 170]

{Và chớ nghĩ rằng những ai hy sinh vì chính nghĩa của Allah đã chết, mà thật ra họ vẫn sống ở nơi Thượng Đế của họ và được cung dưỡng đầy đủ. Họ vui hưởng thiên lộc mà Allah đã ban cấp. Họ báo tin vui cho những ai còn ở lại sau chưa nhập đoàn chung với họ rằng những người tử đạo sẽ không lo sợ cũng sẽ không buồn phiền.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 169, 170).

Câu Kinh này là bằng chứng cho thấy sự hội ngộ của họ ở ba khía cạnh:

Khía cạnh thứ nhất: Họ vẫn sống và được cung dưỡng bộc lộc đầy đủ ở nơi Thượng Đế của họ, và nếu như họ vẫn sống thì họ sẽ gặp gỡ nhau.

Khía cạnh thứ hai: Họ báo tin vui cho những anh em đồng đạo của họ về việc những người anh em đồng đạo đang sắp đến với họ và về việc những người đó sẽ gặp gỡ họ.

Khía cạnh thứ ba: từ {Họ báo tin vui} trong tiếng Ả rập có nghĩa là họ báo tin vui lẫn nhau, tức người này báo tin vui cho ngươi kia trong nhóm của họ.

Và một trong những bằng chứng rằng các linh hồn cũng những người có đức tin sau khi chết sẽ gặp gỡ nhau là Hadith do ông Abu Huroiroh t thuật lại, Nabi e nói:

« إِذَا حُضِرَ الْمُؤْمِنُ أَتَتْهُ مَلاَئِكَةُ الرَّحْمَةِ بِحَرِيرَةٍ بَيْضَاءَ فَيَقُولُونَ اخْرُجِى رَاضِيَةً مَرْضِيًّا عَنْكِ إِلَى رَوْحِ اللهِ وَرَيْحَانٍ وَرَبٍّ غَيْرِ غَضْبَانَ. فَتَخْرُجُ كَأَطْيَبِ رِيحِ الْمِسْكِ حَتَّى أَنَّهُ لَيُنَاوِلُهُ بَعْضُهُمْ بَعْضًا حَتَّى يَأْتُونَ بِهِ بَابَ السَّمَاءِ فَيَقُولُونَ مَا أَطْيَبَ هَذِهِ الرِّيحَ الَّتِى جَاءَتْكُمْ مِنَ الأَرْضِ. فَيَأْتُونَ بِهِ أَرْوَاحَ الْمُؤْمِنِينَ فَلَهُمْ أَشَدُّ فَرَحًا بِهِ مِنْ أَحَدِكُمْ بِغَائِبِهِ يَقْدَمُ عَلَيْهِ فَيَسْأَلُونَهُ مَاذَا فَعَلَ فُلاَنٌ مَاذَا فَعَلَ فُلاَنٌ فَيَقُولُونَ دَعُوهُ فَإِنَّهُ كَانَ فِى غَمِّ الدُّنْيَا فَإِذَا قَالَ أَمَا أَتَاكُمْ قَالُوا ذُهِبَ بِهِ إِلَى أُمِّهِ الْهَاوِيَةِ وَإِنَّ الْكَافِرَ إِذَا احْتُضِرَ أَتَتْهُ مَلاَئِكَةُ الْعَذَابِ بِمِسْحٍ فَيَقُولُونَ اخْرُجِى سَاخِطَةً مَسْخُوطًا عَلَيْكِ إِلَى عَذَابِ اللهِ عَزَّ وَجَلَّ. فَتَخْرُجُ كَأَنْتَنِ رِيحِ جِيفَةٍ حَتَّى يَأْتُونَ بِهِ بَابَ الأَرْضِ فَيَقُولُونَ مَا أَنْتَنَ هَذِهِ الرِّيحَ حَتَّى يَأْتُونَ بِهِ أَرْوَاحَ الْكُفَّارِ » رواه النسائي وابن حبان والحاكم.

Khi người có đức tin sắp chết, các Thiên thần nhân từ sẽ đến với y mang theo miếng vải lụa màu trắng mịn, họ nói: Này linh hồn, hãy đi ra một cách hài lòng và mãn nguyện để trở về với Allah, và Thượng Đế sẽ không giận dữ. Thế là linh hồn đi ra giống như có một hương thơm của xạ hương toát ra. Họ tiếp nhận lấy linh hồn và đưa lên trời, và hương thơm vẫn cứ lan tỏa. Khi lên đến cửa trời, các Thiên thần trên trời nói: Ôi, các người mang hương thơm gì từ trái đất lên thế! Rồi họ mang y đến những linh hồn có đức tin khác, những linh hồn đó rất vui mừng khi gặp linh hồn này, họ hỏi: Người này thế nào? Người này thế nào? Một số linh hồn có đức tin khác nói: Các người hãy tránh xa ra, hay bỏ mặc y (tức đừng bu lại) bởi vì y đã phải chịu sự mệt mỏi ở trần gian. Những linh hồn khác lại nói: Chẳng phải y đã đến với các người rồi đấy sao? Họ nói: Y còn phải được đưa đi gặp Hỏa Ngục nữa.



Còn khi người vô đức tin sắp chết, các Thiên thần trừng phạt sẽ xuất hiện với miếng vải thô kệch, họ nói: Hãy mau xuất ra với sự giận dữ và phẫn nộ của Allah đối với nhà ngươi, hãy xuất ra để đến với sự trừng phạt của Allah Tối Cao. Thế là linh hồn xuất ra mang một mùi hôi thối giống như mùi hôi thối của xác chết bị thối rữa. Mùi hôi thối cứ lan tỏa, các thiên thần hỏi: Các vị mang đến mùi hôi gì mà kinh tởm thế này, rồi y đươc đưa đến với những linh hồn vô đức tin” (Annasa-i, Ibnu Hibban và Hakim).

Qua những gì được trình bày về cuộc sống ở cõi Barzakh cũng như những điều liên quan đến cõi đó đã cho chúng ta thấy một thứ gì đó rất khủng khiếp mà chúng ta sắp đến với nó. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn thản nhiên lơ là và hời hợt trong việc tuân lệnh Allah, vẫn thản nhiên phạm điều nghiêm cấm. Đấy thật là một sự mạo hiểm và liều lĩnh, một sự thua thiệt và thất bại đầy thảm hại.

Lạy Allah, quả thật không có sức mạnh và quyền năng nào ngoài sức mạnh và quyền năng của Ngài. Bởi thế, bầy tôi cầu xin Ngài sự hài lòng nơi Ngài và Thiên Đàng của Ngài, và cầu xin Ngài che chở và phù hộ bầy tôi khỏi sự giận dữ của Ngài và Hỏa Ngục của Ngài!.

Lạy Allah, xin Ngài hãy thương xót bầy tôi, thương xót cha mẹ của bầy tôi cùng tất cả những anh (chị) em đồng đạo của bầy tôi!.

وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى عَبْدِكَ مُحَمَّدٍ، وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ.

Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho người bề tôi của Ngài Muhammad, cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người!!!


d / f

1() Barzakh trong tiếng Ả rập có nghĩa là bức vách ngăn cách hay tấm chắn. Cõi chết được gọi là Barzakh bởi vì nó là một cõi phân cách sự sống của thế giới trần gian và cuộc sống vĩnh hằng sau phục sinh, nó còn được gọi là cõi mộ vì khi chết đi hầu hết con người đều được chôn cất trong các ngôi mộ.

Barzakh là thế giới của sự chuyển tiếp giữa thế giới trần gian và thế giới Đời Sau – Cõi Vĩnh Hằng. Sự bắt đầu cho thế giới Barzakh này là cái chết của mỗi một con người.



2() (1/338) do nhà xuất bản Da-ru Ibn Taymiyah.

3() Xem “Fatawa tổng hợp” (4/285), “Linh hồn” 1/284.

4() Xem sách “Linh hồn” trang 211 – 215.

5() “Linh hồn” trang 216 – 227

6() Xem “Al-Mughni” 13/18 – 20 của học giả Ibnu Quda-mah .

7() Saheeh Ibnu Hibban: 781 trong “Mawa-rid”, Hakim trong “Al-Mustadrik” (1/380 – 381), Al-Haythami trong “Mujma’ Azzawa-id” (3/25) và ông nói: (Attabra-ni ghi lại trong Al-Awsat với đường dẫn tốt), Ibnu Hajar ghi trong “Al-Fath” (3/237, 238) và không bình luận và việc không bình luận đối với ông là Hadith tốt.

8() Xem “Fata-wa tổng hợp” (4/284) và “Linh hồn” trang 332, 333.

9() (1/290 – 291).

10() “Al-Jamia’ Li-ahkam Al-Qur’an” – “Giáo luật Qur’an toàn phần” (10/324).

11() Xem lời mở đầu của “Linh hồn” (1/157 ) của cây bút Bassaam Al-Amush.

12() Xem “Linh hồn” trang 181, 295, 296, nhà xuất bản Da-ru Ibnu Kathir, và “Giảng giải Al-Aqi-dah Attaha-wi” 2/578, 579.

13() Xem “Linh hồn” trang 181, 295 – 296, nhà xuất bản Da-ru Ibnu Kathir, và “Giảng giải Al-Aqi-dah Attaha-wi” 2/578 – 579.

14() Trang 53 nhà xuất bản Da-ru Ibnu Kathir.

15() Học giả AlHafizh Al-Ira-qi đã bình luận trong “Ihya’ Ulu-mi Addin” – “Làm sống lại kiến thức tôn giáo” (4/522) rằng Ibn Abdul-Bar đã đánh giá trong “Attaheed” và “Al-Istizkaar” rằng Hadith của Ibnu Abbas có đường dẫn Saheeh; và một trong những xác thực Hadith này là Saheeh là học giả Abdul-Haq Al-Ashbili. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong Fata-wa 24/331: “Ibnu Al-Mubarak nói: Hadith đó xác thực đến từ Nabi và đã được Abdul-Haq tác giả của “Al-Ahkaam” xác thực”.

16() Xem “Những câu Kinh nói về việc không nghe thấy người chết” của học giả Al-A-lusi, lời mở đầu của học giả Al-Bani.

17() Xem “Fata-wa tổng hợp” (24/363), “Linh hồn” trang 53 trở đi, “Tafseer Kinh Qur’an vĩ đại” (3/482 – 484) chương Arrum câu 52 {Bởi thế, quả thật Ngươi (Muhammad) không thể làm cho người chết nghe được. Ngươi cũng không thể làm cho người điếc nghe được lời mời gọi khi họ quay lưng bỏ đi.}, “Lời nhắc nhở” (1/183), và xem vấn đề này trong “Tafseer Adhwa Al-Bayan” (6/421 – 439) chương Annaml câu 80 {Bởi thế, quả thật Ngươi (Muhammad) không thể làm cho người chết nghe được. Ngươi cũng không thể làm cho người điếc nghe được lời mời gọi khi họ quay lưng bỏ đi.}.


18() Xem “Linh hồn” trang 78, “Fata-wa tổng hợp” (24/ 368 – 369).

19() Sheikh Ibnu Taymiyah  nói: “Việc tìm hiểu người chết qua các tình trạng của người thân và bạn bè của y trên thế gian sẽ phơi bày về y”. Xem “Các thông tin khoa học được chọn lọc từ Luật học của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah” của Sheikh Al-Ba’la trang 135 được kiểm duyệt bởi Sheikh Ahmad bin Muhammad Al-Khaleel do nhà xuất bản Da-ru Al-Asimah tại Riyadh phát hành, và xem những gì được Sheikh Al-Shinqity  nói trong “Al-Adhwa’” (2/421 – 439).

مجموعة 3
www.alukah.net



tải về 9.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương