Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử



tải về 0.8 Mb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.8 Mb.
#9275
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
LỜI DẪN ĐẦU

Lịch sử văn học Công giáo Việt Nam gắn liền với lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. Từ lúc hạt giống Phúc âm nảy mầm ở Việt Nam, một động lực mới đã gây ra nên một biến chuyển trong văn học. Ý thức phát sinh nền văn học công giáo được manh nha và trưởng thành với thời gian do nhu cầu dùng ngôn ngữ văn tự để truyền giáo và nuôi dưỡng đức tin.

Theo những nguồn sử liệu chắc chắn, đạo công giáo du nhập xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI. Chúng ta cho rằng văn học công giáo bắt đầu từ thế kỷ XVI là để nhấn mạnh hậu quả văn học tất nhiên của công cuộc truyền giáo. Thật ra, trong thế kỷ XVI, công cuộc truyền giáo chưa được tổ chức quy mô và cũng như chưa có tác phẩm văn học đáng kể. Kể từ thế kỷ XVII trở đi, nền văn học công giáo mới chính thức phát sinh trong khuôn khổ công cuộc truyền giáo do các cha Dòng Tên phụ trách từ năm 1615 ở Đàng Trong và từ năm 1626 ở Đàng Ngoài.

Thời kỳ thứ nhất của văn học Công giáo Việt Nam chấm dứt vào giữa thế kỷ XVII. Giới hạn này căn cứ vào những biến cố quan trọng về lịch sử và văn học.

Do sự vận động của giáo sĩ Alexandre de Rhodes, năm 1658, Đức giáo hoàng Alexandre VII bổ nhiệm các giám mục tiên khởi ở Việt Nam.

Kể từ đấy, công cuộc truyền giáo bước sang một giai đoạn mới và nền van học Công giáo Việt Nam cũng biến tính.

Đàng khác, những vị có công với nền văn học công giáo trong giai đoạn đầu tiên cũng từ trần vào giữa thế kỷ XVII: Alexandre de Rhodes mất năm 1660, Girolamo Majorica năm 1656, Gioan Thanh Minh năm 1663.

Thời kỳ thứ nhất của văn học Công giáo Việt Nam manh nha trong thế kỷ XVI, hình thành trong tiền bán thế kỷ XVII sẽ được nghiên cứu sau đây:


Tác giả Võ Long Tê
CHƯƠNG I - BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Nền văn học công giáo phát sinh trong một thời kỳ có nhiều biến cố trọng đại. Có thể nói rằng thế kỷ XVI và tiền bán thế kỷ XVII là một thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, báo hiệu sự trưởng thành của dân tộc theo những đường hướng mới.


 I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
Sự tan rã nền thống nhất hành chánh và việc mở mang bờ cõi về phía Nam là những biến cố làm thay đổi sinh hoạt và các cơ cấu quốc gia.
1. Nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê
Thế kỷ XVI bắt đầu với sự suy tàn của nhà Hậu Lê (1428-1527). Sau khi vua Lê Hiến Tông (1497-1504) mất, các nhà vua kế vị không đủ tư các đảm đương việc nước: Vua Lê Chiêu Tông (1504) chỉ trị vì được sáu tháng thì mất. Vua Lê Uy Mục (1505-1509) say đắm tửu sắc, tính tình hung ác nên sứ Tàu đã mỉa mai là quỷ vương Vua. Lê Tương Dực (1510-1516) cũng chơi bời xa xỉ và hoang dâm nên sứ Tàu chế nhạo ngài là tướng lợn; vua Lê Chiêu Tông lên ngôi năm 1516 và bị lộng thần Mạc Đăng Dung giết năm 1524; vua Lê Cung Hoàng cũng bị chung số phận năm 1527. Bây giờ, Mạc Đăng Dung bắt triều thần nhà Lê thảo bài chiếu truyền ngôi cho nhà Mạc, đặt niên hiệu là Minh Đức.

Nhưng cựu thần nhà Lê vẫn luyến tiếc chủ cũ. Có người bèn ẩn cư để gìn giữ lòng thanh bạch như Nguyễn Hãng đã kín đáo trình bày trong bài phú Tịch cư ninh thể phú:[1]

Cỏ cây thương vì nét lãn dung;

Non nước thấu thửa lòng thanh bạch.


2. Nhà Lê trung hưng
Có người quyết liệt hơn, tìm cách khôi phục ngôi báu cho nhà Lê, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Kim. Lúc đầu, Nguyễn Kim trốn sang Ai Lao, đến năm 1532, lập con vua Lê Chiêu Tông là Duy Ninh lên làm vua tức là Lê Trang Tông (1533-1548). Nhà Lê trung hưng kể từ đó. Năm 1542, vua Trang Tông cất quân về đánh Thanh Hóa, Nghệ An và năm 1543 chiếm lại Tây Đô.

Nước Việt lúc bấy giờ phân thành Nam, Bắc Triều: từ Thanh Hóa trở vào Nam thuộc nhà Lê, từ Sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc.

Thế nhị phân ấy sẽ hóa ra thế tam phân vì sự xung đột quyền lợi giữa họ Trịnh và họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim bị tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết lúc đem quân đánh Sơn Nam. Binh quyền từ đấy thuộc về con rẻ là Trịnh Kiểm. Sợ họ Nguyễn tranh quyền, Trịnh Kiểm giết con Nguyễn Kim là Nguyễn Uông. Người em là Nguyễn Hoàng lo sợ, nên vấn kế Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri thời danh này hiến kế an toàn cho họ Nguyễn: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Nguyễn Hoàng nhờ chị xin với Trịnh Kiểm vào trấn đất Thuận Hóa năm 1558. Cơ nghiệp chúa Nguyễn dấy lên từ đấy.

Bấy giờ nước Việt, trong thực tế chia làm ba: nhà Mạc ở Đông Đô, nhà Lê ở Tây Đô cùng chúa Trịnh, chúa Nguyễn ở Thuận Hóa.

Năm 1592, Trịnh Tùng cất quân lấy Đông Đô và dứt được nhà Mạc (1527-1592). Nhưng con cháu nhà Mạc lên chiếm đất Cao Bằng, mãi đến năm 1625, Trịnh Tráng mới giết Mạc Kính Cung. Mạc Kính Khoan (1638-1677) xin hàng được phong làm Thái uý Thông Quốc Công và giữ đất Cao bằng theo lệ tiến cống.


3. Trịnh – Nguyễn phân tranh
Kể từ khoảng đầu thế kỷ XVII, nước Việt lại trở về với thế nhị phân: trên có vua Lê trị vì nhưng thực quyền ở Đàng Ngoài ở trong tay chúa Trịnh và ở Đàng Trong ở trong tay chúa Nguyễn.

Ngay từ khi vua Lê Trang Tông mất năm 1550, Trịnh Kiểm đã muốn tự xưng làm vua, nhưng còn lưỡng lự, nên cho người vấn kế Bạch Vân Cư sĩ: Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm không nói gì cả, chỉ ngoảnh mặt lại bảo đầy tớ rằng: “Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ”. Nói rồi lại sai đầy tớ ra bảo tiểu quét dọn chùa và đốt hương, để ông ra chơi chùa, rồi lại bảo tiểu rằng: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”[2]. Theo lời khuyên bóng bẩy ấy, Trịnh Kiểm không mưu sự thoán nghịch, nhưng trong thực tế nắm giữ mọi quyền hành, vua Lê chỉ có hư vị và không có thực quyền.

Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn cũng mưu đồ vương nghiệp mặc dầu vẫn giữ tiếng thần phục nhà Lê. Năm 1627, Trịnh Tráng gởi cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên một sắc dụ của vua Lê buộc phải nộp thuế cho nhà Lê. Sắc dụ viết bằng chữ nôm, lục một đoạn như sau:

“Hoàng thượng sắc dụ cho Thái Bảo Thuỵ Quận Công là Nguyễn Phúc Nguyên được biết rằng:

Mệnh lệnh triều đình,

Đạo làm tôi phải nên tuân theo;

Thuế má phủ huyện,

Tướng cõi ngoài không được tự chuyên…”[3]

Nhưng chúa Nguyễn từ chối. Đồn Trường Dục và Định Bắc trường thành xây dựng trên bờ sông Gianh theo kế của Đào Duy Từ là thành trì phân định đôi miền Nam Bắc.

Theo mưu của Đào Duy Từ, Văn Khương đi sứ ra Thăng Long dâng tiến một mâm đồng hai đáy, trong có sắc phong của nhà Lê và một bài tứ tuyệt:

Mậu nhi vô dịch

Mịch chi kiến tích



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương