Thần Học Luân Lý



tải về 0.9 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#15361
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Chương mười ba 

ĐỨC TRONG SẠCH TRONG TƯ TƯỞNG, LỜI NÓI,

PHÁI TÍNH VÀ HÔN NHÂN

(Sexuality and Christian  Marriage)

Marital fidelity

 

(Điều răn thứ Sáu & thứ Chín)



(Nhờ điều răn này năng lực và phái tính mỗi người được tôn trọng)

 

Từ ban đầu, Thiên Chúa dựng nên loài người có nam có nữ (St 1,27) và Chúa khen rất tốt lành (St 1,31), Chúa chúc phúc cho sinh sản đầy mặt đất (St 1,28). Nhưng Chúa cấm "ngoại tình"(Xh 20,14;Nl 5,17).

Trong Tân Ước, Chúa Kitô còn thêm: "Ai nhìn phụ nữ để thỏa lòng dục, thì đã ngoại tình với nó trong lòng" (Mt 5, 27-28)

Phái tính chi phối mọi khía cạnh của con người. Phái tính (Sex) biểu lộ qua dục tính (sexuality) từ xa xưa đã bị những quan niệm khắt khe kết án luôn luôn bị coi như tội lỗi, như sự dữ (evil).



Phái tính và dục tính cần được quan niệm đúng đắn như Thiên Chúa đã chúc phúc: "Hãy sinh sôi nảy nở".  Những quan niệm tiêu cực, hoặc những quan niệm phóng túng đều phải loại trừ.

Truyền thống của Giáo hội coi điều Răn thứ Sáu như bao trùm tất cả phái tính con người.

 

Vấn đề bàn tới:

A- Ơn gọi giữ khiết tịnh

1. Quyền lợi vợ chồng

2. Hồng ân con cái

3. Con cái nhờ kỹ thuật

4. Điều hòa sinh sản

5. Ngừa thai

 

B- Lỗi phạm điều răn 6

1. Khiêu dâm

2.Thủ dâm

3. Thông dâm

4. Mại dâm

5. Hiếp dâm

6. Phạm Hôn nhân:

1. Ngoại tình

2. Loạn luân

3. Ly thân

4. Ly dị và tái hôn

 

 



C- Những hình thức  lệch lạc phái tính

1. Hôn phối thử

2. Đồng tính luyến ái

----------------------------------------------------------------

 

 

 



A- ƠN GỌI KHIẾT TỊNH

            - Tu trì, - Độc thân, - Đôi bạn

 

Tất cả những người đã được Rửa tội đều được mời gọi sống khiết tịnh, noi gương Chúa Kitô (GlCg92 2398)



Đức Khiết tịnh phải được giữ tùy theo bậc sống khác nhau:

            a/ Có những người sống trong bậc trinh khiết hoặc bậc độc thân được thánh hiến. Đây là cách trổi vượt để hiến thân cách dễ dàng hơn cho Thiên Chúa với một trái tim không chia sẻ.

            b/ Có những người giữ đức khiết tịnh theo bậc đôi bạn.

            c/ Có những người độc thân sẽ giữ khiết tịnh trong sự tiết chế (GlCg92 2349).

Đức Khiết tịnh đòi có sự thực tập làm chủ bản thân, làm chủ đam mê của mình (2339), đặt dưới sư chi phối của đức tiết độ (2341), là một công việc lâu dài (2342), là một hồng ân của Chúa (2345).

 

 

1. QUYỀN LỢI  VỢ CHỒNG



 

Tính dục (Sexuality) làm cho người nam và người nữ hiến thân cho nhau qua những hành vi riêng và độc chiếm của vợ chồng...(St 3,16;4,1). Những hành vi thể hiện tình yêu vợ chồng là những hành vi phẩm hạnh và xứng đáng (Mv 49).

- Hai mục đích của hôn nhân (cho tình yêu chính vợ chồng, cho con cái) được thực hiện nhờ sự giao hợp vợ chồng.

 

a- Quyền giao hợp:

Giao hợp trong hôn nhân là yếu tố gắn liền với giao ước hôn nhân (marriage covenant), do đó "nợ vợ chồng (conjugal debt) mang tính cách quan trọng. Từ chối nhau trong một thời gian đáng kể, có thể vì hoàn cảnh cá nhân nào đó, mà không có lý do chính đáng (just motive) là phạm trọng tội (grave sin). Thực vậy, nếu việc hoàn tất "nợ vợ chồng" cần để bảo đảm tình vợ chồng (marital love) và lòng chung thủy (fidelity), và để giữ cho người phối ngẫu, vì không thể hãm được (incontinence), ngay cả phải đi ngoại tình (adultery).

Đàng khác, những động tác âu yếm hôn nhân cũng củng cố tình yêu đôi bạn, và do đó đòi phải hoàn tất theo lương tâm mỗi người.

Người phối ngẫu không cần những đòi hỏi rõ ràng, đôi khi chỉ cần những hiểu ngậm (implicit), bởi một cử chỉ âu yếm. Tình yêu chân thật sẽ cho biết ý nghĩa những cử chỉ ấy.

Vợ chồng phải tỏ tình thương nhau qua những cử chỉ, và phải luôn trau dồi (trang điểm, nghệ thuật giữ nhau...) để tình yêu ấy triển nở với thời gian.

Thánh Phaolô khuyên:

"Chồng hãy yêu mến vợ như Chúa Kitô đã yêu mến Hội thánh và phó mình cho Hội Thánh" (Ep 5, 21-33).

Trong thực tế, nhiều khi người vợ cảm thấy mình bị chồng lạnh nhạt, bỏ rơi, xử đối hẹp hòi bủn xỉn...làm cho tâm hồn người vợ khép kín lại, nên không muốn cho chồng đụng đến mình. Đây là tình trạng tâm lý cần được người chồng nhận ra để sửa đổi trước khi đòi những cử chỉ yêu đương).

 

- Trường hợp không có con, hôn nhân vẫn có giá trị, vợ chồng  giúp nhau hoàn tất sứ mạng trong yêu thương:



"Tuy nhiên, hôn nhân không phải chỉ được thiết lập để mưu sự truyền sinh mà thôi, nhưng chính đặc tính giao ước bất khả phân ly giữa hai người và lợi ích con cái đòi hỏi tình yêu hỗ tương của hai vợ chồng phải được phát biểu, thăng tiến và nẩy nở cách chính đáng. Cho nên, ngay trong trường hợp không có con như hằng tha thiết mong mỏi, hôn nhân vẫn tồn tại như một cuộc sống chung và vẫn giữ được giá trị cùng đặc tính bất khả phân ly của mình" (HC Mục vụ 50).

 

b- Quyền từ chối:

Nhưng cũng bởi giao kết đôi bên, người phối ngẫu có quyền từ chối giao hợp một số thời gian nào đó, nhưng không được để xảy ra những cám dỗ nguy hiểm cho đức khiết tịnh và lòng chung thủy của nhau. Ở đây ta có lời khuyên rõ ràng của thánh Tông đồ:

"Chồng hãy tròn bổn phận với vợ, và vợ đối với chồng cũng vậy. Vợ không có quyền trên thân xác mình, nhưng là chồng; Cũng vậy, chồng không có quyền trên thân xác mình nhưng là vợ. Đừng từ khước với nhau, hoạ chăng là khi đã đồng tình, và tạm thời, để anh em chuyên chú cầu nguyện, nhưng rồi anh em lại sum họp với nhau, kẻo Satan lợi dụng tính mê của anh em, mà cám dỗ anh em" (1 Cr 7,3-5).

* Khi nào được từ chối "việc chăn gối"?

            1. Khi thể xác không sẵn sàng và sức khỏe không cho phép. Chẳng hạn:

                        a. Trong những ngày phụ nữ xuất kinh, khó chịu.

                        b.  Trong 4-6 tuần cuối cùng của thai nhi, và 4-6 tuần sau ngày sinh con.

                        c. Khi đang ốm bệnh đến nỗi làm chuyện đó thì thể xác đau đớn.

                        d. Trong thời gian dễ thụ thai, nếu giao hợp sẽ nguy hiểm tính mạng người vợ, hoặc sẽ bị bệnh truyền nhiễm nặng như bệnh lậu (gonorrhea), giang mai (syphilis).

            2. Đòi hỏi vô lý. Khi một bên đòi hỏi quá nhiều trong thời gian vắn. Nên đi khám bác sĩ, vì có khi bên đòi hỏi mắc chứng bệnh nào đó.

            3. Đòi hỏi cách tội lỗi (sinful demand): Dùng những kiểu cách bất hợp pháp, cách tồi bại như cách dân Sodoma (từ phía sau), hoặc những cách giống như vậy.

            4. Ngoại tình. Khi một bên ngoại tình thì không còn quyền đòi việc vợ chồng nữa, chỉ có thể xin tha thứ để phục hồi quyền (right) đã mất với người phối ngẫu. Nếu không ngăn trở, bên vô tội cũng nên khoan nhân để tái lập hạnh phúc gia đình.

            5. Khi chồng không cung cấp nuôi dưỡng vợ con. Nếu người chồng phung phí lợi tức và buộc vợ phải lo toan mọi chuyện gia đình, bà có thể từ chối nợ vợ chồng. Nhưng nếu không phải lỗi của chồng mà gia đình phải sống cảnh nghèo, bà không có quyền từ chối).

 

 

2. HỒNG ÂN CON CÁI



 

- Chính Thiên Chúa muốn thông ban cho con người cộng tác một phần đặc biệt vào công việc tạo dựng của Ngài, Ngài đã chúc lành cho người nam và người nữ rồi nói: "Các ngươi hãy tăng gia, sinh sản" (Stk 1,28).



- Kinh Thánh coi những gia đình đông con là dấu hiệu Thiên Chúa chúc phúc, dấu hiệu quảng đại của cha mẹ. (Tv 127)

- " Hôn nhân và tình yêu vợ chồng, tự bản tính qui hướng về sự sinh sản và giáo dục con cái. Con cái là ơn huệ cao quí nhất của hôn nhân và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc của cha mẹ. (HChế Mục vụ số 50).

Con cái được sinh ra do sự cộng tác của cha mẹ với Thiên Chúa, bắt đầu từ thụ thai, sinh sản và hoàn tất trong giáo dục. Thiên Chúa nuôi dưỡng, yêu thương, dẫn dắt con người  mới qua cha mẹ chúng.

 

3. CON CÁI NHỜ KỸ THUẬT:

 

Gieo tinh nhân tạo (Artificial insemination)



            31- A.I.H (Artificial Insemination with the Husband's sperm)

Lấy tinh trùng (sperm) của chồng cho hợp với trứng (egg, ovum) của vợ, rồi cho đậu thai (fertilization) trong ống nghiệm (vitro)

            32- A.I.D (Artificial Insemination with the Donor's sperm, Donor's egg)

Lấy tinh trùng hoặc trứng của người khác cho đậu thai trong ống nghiệm.

Phương diện bác sĩ:

Tạo ra giao tử (gametes: gồm sperm và ovum) " Chuyền gametes vào tử cung (uterus) hoặc ống nghiệm (vitro) " Tìm tình trạng lý tưởng để thai đậu.

Nếu thai không đậu (infertility), phải cho giao tử (gametes) kết hợp lại. (Tinh trùng và trứng được mua trước và dự trữ sẵn trong Bank of Sperm )

Trường hợp thiếu giao tử cái (female gamete), chuyên viên sẽ dùng kích thích tố (hormones gonadotrophines) để thúc đẩy sản ra trứng. Nếu thiếu giao tử đực (male gamete) là chuyện cực kỳ khó khăn.

            (-Rút tinh trùng trong phòng mạch bác sĩ (thủ dâm, bác sĩ rút từ phía sau, - xuất tinh khi ngủ, - dùng condom khi giao hợp)

            - Tiêm gonadotrophines để khích thích trứng chín

            - Lấy trứng từ  trong bao nang (follicle).

            - Phôi thai đông lạnh (Frozen embryos): Tinh trùng và trứng được Bank of Sperm mua và giữ trong dung dịch nitrogen dưới 190 độ C.

 

            33- MANG THAI MƯỚN (Surrogate- Womb leasing):



Ngoài cách đưa giao tử kết hợp trong ống nghiệm, người ta còn cấy trong dạ con  của người nào muốn mang thai mướn với số tiền được mặc cả trước.

Nguyên tắc:

1. " Những kỹ thuật được thực hiện cho chính hai vợ chồng (homologus- thụ tinh nhân tạo lấy từ người chồng) tuy bớt tai hại, nhưng cũng không được luân lý chấp nhận. Vì chúng tách rời hành vi tính dục và sinh sản.

(Gieo tinh của chồng (Homologus insemination, còn gọi là Artificial Insemination with the Husband's sperm (AIH), nếu không theo tiến trình tự nhiên cũng không được luân lý chấp nhận, trừ trường hợp:

 

Chuyển tinh dịch của chồng: Vì đường dẫn (fallopian) tinh trùng vào gặp trứng bị nghẽn, được phép dùng ống chích lấy tinh trùng của chồng, sau những kích thích thông thường của vợ chồng (after a normal coitus), đem cấy vào buồng trứng của vợ để thụ thai.  Lý do chấp nhận, vì đó chỉ là cách nối tiếp tiến trình thiên nhiên.



2. " Những kỹ thuật có sự can thiệp của người ngoài (heterologus) vào tác động vợ chồng như tặng tinh dịch, tặng noãn bào (trứng), cho mượn tử cung (surrogate), đều là nhơ nhuốc nghiêm trọng. Vì phạm đến quyền của đứa trẻ phải được sinh ra bởi cha mẹ chúng liên kết với nhau bằng hôn nhân.

(Gieo tinh của người không là chồng (heterologus insemination, còn gọi là Artificial Insemination with the Donor's sperm (AID), đã bị Giáo quyền lên án và luân lý không chấp nhận.

 Lý do không chấp nhận, vì theo chương trình tự nhiên của Thiên Chúa , con cái phải được sinh ra bởi tình yêu liên kết của cha mẹ).

 

3. Mang thai mướn trái nghịch với luân lý, trái ngược đặc tính Duy nhất của hôn nhân và Phẩm giá của việc sinh sản con người.

" Mang thai mướn là một thiếu sót khách quan với nghĩa vụ tình yêu của người mẹ, sự trung thành trong hôn nhân, và thiên chức làm mẹ có trách nhiệm

" Mang thai mướn xúc phạm đến phẩm giá và quyền lợi của đứa con được thụ thai, cưu mang và sinh ra do cha mẹ mình (Huấn thị Tôn Trọng Sự Sống Con Người I I,A, số 3)

 

4. Trường hợp bất lực (Impotence) giao hợp: Khi hai người nam nữ không có khả năng kết hôn thành sự, vì tình trạng bất lực giao hợp (inability to have coitus), cũng không thể dùng phương pháp gieo tinh nhân tạo (artificial insemination) để hồi phục hôn phối thành sự được. (ĐGiáohoàng Piô 12).

 

4 - ĐIỀU HÒA SINH SẢN:

(kế hoạch hóa gia đình, ngừa thai (Regulation of birth, birth control)

 

41. Dân gian:

411. Diệt tinh bằng a/ uống thuốc ngừa thai (birth control pill), b/ tiêm thuốc ngừa thai (norplant), c/ rửa âm đạo,  d/ bôi kem diệt tinh trùng (vaginal spermicides, foam),

            412. Cản tinh bằng a/ túi bọc, bao cao xu (condom), b/ màng chắn cửa mình (cervical caps, diaphram), c/ vòng xoắn (IUD: intra-uterine device), d/ giao hợp nửa chừng, giao hợp ngưng ngang  (coitus interruptus, interrupted intercourse).

            413. Tuyệt đường tinh,trứng: - a/ Cắt ống dẫn tinh nơi đàn ông (vasectomy), - b/ Buộc buồng trứng nơi đàn bà (tubal ligation),

 

42. Giáo hội:

            (HC. Mục vụ số 51): "Công Ðồng biết rằng: muốn tổ chức đời sống vợ chồng cho thuận hòa, đôi bạn thường vấp phải một số tình trạng sinh sống khó khăn hiện đại và có thể lâm vào những hoàn cảnh khiến họ không thể gia tăng số con cái, ít là trong một thời gian;

"Có những người dám đưa ra những giải pháp bất lương để giải quyết vấn đề trên đây, họ không ngần ngại xử dụng cả những hành động sát nhân...

Những phương pháp ngừa thai trái tự nhiên (artificial means) để tránh thai, diệt sinh sản (sterilized) nói trên, Giáo hội coi là "bất hợp pháp (illicit)"), không chấp nhận.

- Vì những lý do chính đáng, hai vợ chồng có thể muốn cách quãng những lần sinh con. Với điều kiện:

a- Ước muốn của họ không do lòng ích kỷ ?

(Những lý do biện minh cho việc hạn chế số con cái:

- Khi vì lý do sức khỏe của cha mẹ, lợi ích vật chất, tinh thần của gia đình, xã hội,

- Có nguy hiểm cho sức khỏe và mạng sống của người mẹ,

- Có nguy hiểm đến những tật gia truyền (hereditary defects),

- Khó khăn kinh tế: Lợi tức gia đình thấp, tiếp tục thất nghiệp, thiếu thốn nhà ở,

- Khó khăn tâm lý, đòi giáo dục cao trong nước kỹ nghệ cao,

- Trong những nước kém mở mang, lợi tức kém, dân số lại quá đông).

b- Việc hạn chế phù hợp tiêu chuẩn luân lý khách quan (nghĩa là có phạm luật cấm nào không?)

c- Có phù hợp với phương pháp tiết dục định kỳ mà Giáo hội dạy không?

 

Nguyên tắc:



1. " Không thể chấp nhận việc trực tiếp vô hiệu hóa (direct sterilization) khả năng sinh sản nơi người đàn ông hay đàn bà, dù là tạm thời hay vĩnh viễn (SSCN 14),

 

2. " Không có quyền chấp nhận bất cứ động tác nào có mục đích hay phương tiện ngăn chặn việc sinh sản, trước hoặc đang khi làm tác động hôn nhân (SSCN 14),

 

Nhưng 3. " Trong những hoàn cảnh, với những lý do vật lý, tâm lý, hoặc ngoại cảnh đòi hỏi vợ chồng phải hạn chế bớt việc sinh sản, thì Giáo hội cho biết có thể căn cứ vào các chu kỳ tự nhiên cố hữu của cơ năng sinh sản để giao hợp trong những thời kỳ không thụ thai, và chỉ có phương pháp điều hòa sinh sản ấy mới không đi ngược lại những nguyên tắc luân lý căn bản (SSCN 16).

21. Phương pháp ghi kinh kỳ (Calendar method)

Năm 1930, nhờ công trình khảo cứu của hai bác sĩ: Kyusaku Ogino ở Nhật Bản và  Herman Knaus ở Úc, đã xác định được khoảng thời gian có thể thụ thai và khoảng thời gian không thụ thai cho hai vợ chồng có thể giao hợp, và được phát biểu như sau: Nơi người phụ nữ, trứng rụng lối chừng vào ngày thứ 14 sau ngày bắt đầu có kinh nguyệt.

Phương pháp này có kết quả tới 90%, nếu ghi đúng, giữ đúng. (Coi Hôn nhân Hạnh phúc, Linh mục. Đoàn Quang)

 22. Phương Pháp Đo Nhiệt Độ (Basal body temperature)

Tới năm 1940, bác sĩ người Bỉ đầu tiên khuyên dùng phương pháp đo nhiệt độ mỗi ngày trong cơ thể để kiểm soát lại sự chính xác của phương pháp Ogino. (Sách trên).

23. Phương Pháp Coi Chất Nhờn (Billings' Ovulation Method)

Bác sĩ Billings đã tìm ra sự liên hệ giữa lúc trứng rụng và sự thay đổi của chất nhờn tiết ra mỗi chu kỳ kinh nguyệt. (Sách trên).

 

5. NGỪA THAI VĨNH VIỄN (Permanent sterilization)

 

Ngừa thai vĩnh viễn có thể bằng buộc buồng trứng nơi đàn bà, hoặc cắt ống dẫn tinh nơi đàn ông. Đây là cách ngừa thai Giáo hội không chấp nhận.



 

Nguyên tắc:

1.Giáo hội không coi là trái phép việc sử dụng những phương tiện y khoa, y dược xét ra thực cần thiết để chữa bệnh của cơ thể, dù người ta đoán trước rằng việc sử dụng ấy cản trở sinh sản, miễn là việc cản trở ấy không phải do chính đương sự trực tiếp ưng muốn  (Humanae Vitae- SSCN số 14).(một hành động sinh 2 hiệu quả…)

 

2. Những ai ngừa thai vĩnh viễn khi không vì lý do sức khỏe, đều bị qui trách luân lý nặng, vì không ai có quyền trên thân thể mình và làm trái thiên nhiên đã được Thiên Chúa quan phòng sắp đặt.

(Gặp trường hợp hối nhân xưng tội này, cha giải tội có bắt người ta mổ xẻ làm lại như cũ không? Không buộc, vì những tốn kém, khó khăn, nhưng buộc có lòng hối cải chân thực và việc đền tội cân xứng, chẳng hạn, làm việc bác ái..).

 

 

 

Bài đọc thêm:

Điều hòa sinh sản (ngừa thai- Contraception) theo luân lý Công giáo

 

1. Hồng ân con cái

 

Ông bà người Việt nam ta cách đây từ 50 năm trở về trước (hi vọng ngày nay vẫn còn) rất trọng câu tục ngữ: "Trời sinh voi, Trời sinh cỏ" và "Trời sinh Trời dưỡng", nên người ta không màng về số con cái, dù nhà có nghèo, nhiều khi bố mẹ con cái không đủ cơm ăn áo mặc, "có rau ăn rau, có cháo húp cháo"…vậy mà khi chúc mừng nhau, người ta không ngại chúc vui rằng: "Chúc anh chị đầu năm sinh trai, cuối năm sinh gái, con cháu đầy nhà"…



Một câu chuyện thật: Có gia đình Anh Thôi, người Mỹ tho. Anh Thôi là con út của gia đình 14 con. Mấy anh lớn đều được cha mẹ đặt tên nghe du dương, oai hùng, đầy ý nghĩa như: Anh, Hùng, Hào, Kiệt, Tiến, Quốc...nhưng sau bao nhiêu năm "sản xuất vượt chỉ tiêu", cha mẹ vừa mệt mỏi vừa cạn ý, nên đặt tên mấy đứa sau là Út anh, Út em, Út ít, khi tới phiên anh thì cha mẹ quyết thôi, nên đặt tên cho người con này là "Thôi", thế là chấm dứt. (Ỷ Lan, Quê Nhà, Paris, 1989.

Nhưng thời nay, khi tình hình kinh tế và nhân số thế giới thay đổi, học thuyết xã hội thay đổi, quan niệm con người cũng đổi thay luôn. Người ta sợ, không dám sinh nhiều con nữa, từ số 14, 12, 10, 8…nhiều gia đình trẻ quyết định rút xuống còn 2 con, một trai một gái, thế là đều. (Nhưng nếu cả 2 con đều lập gia đình và ở xa, có lẽ bố mẹ buồn 5 phút?)

Để giảm bớt số con, người ta dùng đủ cách:  uống thuốc ngừa thai, chích thuốc ngừa thai, đặt bao cao xu, đặt vòng xoắn, cắt ống dẫn tinh, cột buồng trứng,  giao hợp ngưng ngang…, và ngay cả phá thai!

 

Đối với người Công giáo, việc sinh sản con cái là do lệnh truyền của Thiên Chúa, và là mục đích của hôn nhân.  Theo sách Sáng thế, ngay từ khi mới dựng nên loài người có nam có nữ, Thiên Chúa Yavê đã phán: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất. Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi (St 1,28-29). 



Kinh Thánh Cựu ước coi những gia đình đông con là dấu hiệu được Thiên Chúa chúc phúc: "Hiền thê bạn trong cửa trong nhà khác nào cây nho đầy hoa trái, và bầy con tựa những cây ôliu mơn mởn, xúm xít tại bàn ăn (TV.128).

Ngày xưa đời Cựu ước, có truyện Onan: Onan là con thứ của Giuđa. Khi Er, anh ruột của Onan chết, Giuđa bảo con là Onan "ăn nằm" với chị dâu, tức vợ của Er để gây dòng giống cho Er. Theo lệ thời ấy. "Nhưng Onan biết là con sinh ra sẽ không phải dòng giống mình, nên mỗi khi giao hợp với chị dâu thì hắn để rơi tinh ra ngoài, cố ý không cho anh được có dòng giống. Kinh thánh viết tiếp: Hắn đã làm điều thất đức trước mắt Giavê, nên Người phạt nó phải chết" (St 38, 1-10).

Truyền thống luân lý đạo công giáo từ ban đầu vẫn coi việc "giao hợp ngưng ngang" như Onan  là một tội trọng, gọi là tội Onan. Các nhà thần học luân lí luôn tôn trọng như trên trong nhiều thế kỉ.

 

Cho tới thời Công đồng Vatican 2 (1962-1965), trước tình hình thế giới thay đổi, nhân số gia tăng một cách đáng kể, nhất là  nơi các nước đang phát triển,  các nguồn lợi thiên nhiên hầu như vơi cạn…, Công đồng  thông cảm:



"Công Ðồng biết rằng: muốn tổ chức đời sống vợ chồng cho thuận hòa, đôi bạn thường vấp phải một số tình trạng sinh sống khó khăn hiện đại, và có thể lâm vào những hoàn cảnh khiến họ không thể gia tăng số con cái, ít là trong một thời gian; đó là lúc phải khó khăn lắm mới duy trì được tình yêu trung thành và sự chung sống trọn vẹn. Một khi đời sống thân mật vợ chồng bị gián đoạn, sự chung thủy thường bị đe dọa và lợi ích con cái có thể bị sút giảm; vì trong trường hợp này, việc giáo dục cũng như lòng can đảm sinh thêm con cái đều bị thương tổn.

"Có những người dám đưa ra những giải pháp bất lương để giải quyết vấn đề trên đây, họ không ngần ngại sử dụng cả những hành động sát nhân.

"Nhưng Giáo Hội nhắc lại rằng không thể có mâu thuẫn thực sự giữa những lề luật của Thiên Chúa liên quan đến việc truyền sinh và những luật liên quan đến việc phát triển tình yêu vợ chồng đích thực. (Mục vụ số 51).

    


2. Hạn chế con cái

 

     Đối với những người trong bậc hôn nhân Công giáo, con cái được sinh ra và nuôi dưỡng do sự chúc phúc của Thiên Chúa, họ sinh sản, giáo dục người con Thiên Chúa trao phó. "Bổn phận truyền sinh và giáo dục phải được coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng. Trong khi thi hành bổn phận ấy, họ biết rằng mình cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa Tạo Hóa và như trở thành những kẻ diễn đạt tình yêu của Ngài. (Mục vụ số 50).



     Công đồng hướng dẫn:

     "Bổn phận truyền sinh và giáo dục phải được coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng…

     " Tôn trọng, tuân phục Thiên Chúa, đồng tâm hiệp lực với nhau, họ sẽ tạo được cho mình một phán đoán ngay thẳng: biết xét đến lợi ích riêng của họ cũng như của con cái đã sinh hay tiên liệu sẽ có, nhận định về các hoàn cảnh vật chất hay tinh thần của thời đại và bậc sống, sau hết biết nghĩ đến lợi ích của gia đình, của xã hội trần gian và của chính Giáo Hội. Sự phán đoán ấy, sau cùng chính đôi vợ chồng phải chọn lựa lấy trước mặt Thiên Chúa.

     "Trong cách thế hành động, vợ chồng Kitô hữu hãy ý thức là mình không thể làm theo sở thích, nhưng phải luôn luôn tuân theo tiếng nói của một lương tâm phải được khuôn đúc theo luật Chúa, hãy vâng phục Giáo huấn của Giáo Hội, vì Giáo Hội có thẩm quyền giải thích luật Chúa dưới ánh sáng Phúc Âm.

     Công đồng khen ngợi: "Trong số những đôi vợ chồng theo phương thức ấy để chu toàn bổn phận Thiên Chúa trao phó, phải đặc biệt kể đến những người, sau khi suy xét khôn ngoan và đồng chấp thuận, đã can đảm nhận lãnh trách nhiệm dưỡng dục con cái cách xứng đáng, dẫu số con cái ấy khá đông"(Hiến chế Mục vụ số 50)

Trong số 50 này, Công đồng  chỉ hướng dẫn cách chung chung, mà không đưa ra  phương pháp cụ thể nào để  giáo dân tuân theo. Vậy, giáo dân  có thể sử dụng bất cứ phương pháp nào để tránh thụ thai không?

Vì đã có những lí do biện minh cho việc hạn chế số con cái được liệt kê như sau: 1- Nguy hiểm cho sức khỏe và mạng sống của người mẹ, 2- Nguy hiểm ví có tật gia truyền, 3- Khó khăn về kinh tế: Lợi tức gia đình thấp, tiếp tục thất nghiệp, thiếu thốn nhà ở, 4- Khó khăn tâm lý, đòi giáo dục cao trong nước kỹ nghệ cao, 5- Trong những nước kém mở mang, tài nguyên giới hạn, không thể cung cấp nhu cầu tiện ích xã hội cho dân số quá đông.( (Karl H. Peschke,SVD, Christian Ethics II, Goodlife Neale, 1985, p. 467).

"Kiêng cữ việc vợ chồng" là điều không dễ dàng, Giáo hội thời kì này (trước 1968) chấp nhận phương pháp Định kỳ (Rhythm ) do bác sĩ  Knaus người Áo (1929) và bác sĩ  Ogino người Nhật (1930), nghiệm ra rằng, người phụ nữ không phải thời gian nào cũng có thể thụ thai, nhưng trong một tháng, có lúc thụ có những ngày thụ, có những ngày không…(Ib. p.469). Nhưng phương pháp này còn khó cho những phụ nữ nào kinh nguyệt trồi sụt không đều…Năm 1940, bác sĩ Ferin người Bỉ khuyên dùng phương pháp đo nhiệt độ cơ thể người mẹ mỗi ngày để kiểm soát lại sự chính xác của phương pháp Ogino.

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương