Thần Học Luân Lý



tải về 0.9 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#15361
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

III. SAU KHI HÒA GIẢI   

                          

1/ Sửa lại ngay những thiếu sót.

Ví dụ: Chưa kịp đọc lời xá giải, chưa khuyên trả của cải, tiền bạc, danh giá theo đức công bằng, hối nhân đã đi ra. Phải đọc ngay/ Nếu cần nhờ người gọi lại để nói việc đền tội.

(Cha giải tội phải ra việc đền tội cho tội: trả phí tốn đánh đập bị thương (điều răn 5), trả của cải đã lấy(điều răn 7), trả lại danh dự bị nhục (điều răn 8).

 

 



                        2/ Giữ ấn tòa (Bí mật của Bí tích Hòa giải).

 

Giáo luật chỉ dạy việc giữ ấn tòa như sau:



- Điều 983: "Ấn tích giải tội là điều bất khả vi phạm; do đó, tuyệt đối cấm chỉ cha giải tội không được tiết lộ về hối nhân bất cứ bằng lời nói hay bằng cách nào khác, và bất cứ vì lý do gì."

(Lý do phải giữ ấn tòa là vì khi nói ra những điều kín , việc xá giải sẽ trở nên gánh nặng và đáng ghét).



            1. Những ai phải giữ: (theo Gl 983, 984)

- Cha giải tội, - Kẻ giả làm cha giải tội, - Kẻ vô ý (đứng quá gần tgt) hay kẻ dùng thủ đoạn hợp pháp hoặc bất hợp pháp (ghi âm, tò mò), - người thông ngôn,

- Những cố vấn mà hối nhân đồng ý cho cha giải tội bàn với.

- Kẻ đọc bản xưng tội của người khác (do cha giải tội đưa hay nhặt được trong tòa)



(Tuy ấn tòa không buộc hối nhân, nhưng tự nhiên họ cũng phải giữ những điều cha giải tội đã nói trong tòa. Hối nhân đừng phóng đại những điều cgt đã nói, vì cgt không được chữa mình. Cha giải tội rất nên "dè dặt lời nói" với hối nhân).

 

            2. Phải giữ những điều nào?

- Tất cả các giống tội trọng, nhẹ, khuyết điểm kín của hối nhân, khuyết điểm tự nhiên (như bối rối...), dù tội của hối nhân đã trống, Việc đền tội nặng của hối nhân (nói ra người ta đoán được tội),

- Tên đồng phạm giới răn thứ Sáu, tên kẻ bị chối ban xá giải,

- Khen hối nhân trong sạch, khen  nhân đức hối nhân, khen nhân đức hối nhân đã qua đời để xin phong thánh.

 

            3. Mọi trường hợp phải giữ ấn tòa:

- dù ngài có phải chết,

- dù ích lợi công cộng, quốc gia,

- dù ích lợi thiêng liêng, tôn giáo hay vật chất rất lớn,

- Ngoài tòa gt, "Tuyệt đối cấm các cha giải tội không được sử dụng những điều đã biết được trong tòa giải tội để làm hại hối nhân, (vd, cha xứ đuổi người làm công đã xt ăn cắp với mình), cho dù không có nguy cơ tiết lộ. - Những người cầm quyền không bao giờ được dùng vào việc cai trị ở tòa ngoài những điều nghe biết trong tòa giải tội bất cứ vào thời gian nào" (Gl 984).

- Khi thấy điều gì đã nghe, có  hại cho người thứ ba, cgt "phải xin" hối nhân cho mình được nói ra, nếu hối nhân không không bằng lòng, cha cũng không được nói.

 

Phá ấn tòa cáo giải khi:

1/ Trực tiếp: Nói tội của hối nhân. Cách này luôn là tội trọng, và mắc vạ tiền kết danh cho Tòa thánh giải.

2/ Gián tiếp: Nói ra điều nhẹ. Có thể là tội nhẹ, không đến nỗi mắc vạ.

 

                        3/ Nguyên tắc dễ nhớ:



"NHỮNG GÌ ĐÃ BIẾT TRONG TÒA GIẢI TỘI PHẢI KỂ LÀ KHÔNG BIẾT GÌ HẾT".
Chương mười sáu

 THỐNG HỐI, CẢI THIỆN



(Conversion, virtue and perfection in holiness)

  

- Con người trở nên xa lạ với Chúa và lời kêu gọi chân thật của Người, vì tội lỗi mình, nhưng con người cũng đã nhận được lời mời gọi hối cải bỏ đường tội lỗi, trở về với Ý muốn cứu độ của Chúa: "Hãy hối cải và tin vào Phúc Âm" (Mc 1,15).



- Kinh Thánh Cựu Ước đầy những lời kêu gọi này: Ăn chay Gd 20,26; 1 Sm 7,6; 2 Sm 12,16; Gn 3,7 Mặc áo nhặm, ngồi trên tro 2V 19,1; Is 22,12; 58,5; Gn 3,5-8 Tắm rửa Nm 8,7; 19,7-10. Lễ nghi thanh tẩy Lv 4,16-20. Nhưng những lễ nghi bên ngoài cần phải có sự thay đổi trong nội tâm: Samuel nói với Saulê: "Phải chăng Giavê vui nơi thượng hiến và tế lễ, hơn là vâng nghe tiếng của Giavê? Này vâng lời trọng hơn của lễ, và tuân phục quí hơn mỡ béo của dê" (1 Sm 15,22); Is 1,11-17; Gr 6,19; Am 5,21-24...

- Tân Ước Coi việc Hối cải là điều kiện căn bản:

- Trọng tâm lời rao giảng của thánh Gioan Tiền hô là kêu gọi bỏ đường tội, thực hành giới răn và thực hiện bác ái (Lc 3,3).

- Chúa Kitô cũng bắt đầu bằng lời kêu gọi hối cải. (Mc 1,15), - Hối cải là điều kiện cho tội nhân được vào Nước Trời (Lc 5,32), - Người phụ nữ hối cải (Lc 7,36-50), - Ông Giakêu (Lc 19,5-9), - Dụ ngôn người trai hoang đàng (Lc 15), - Trong bài giảng hối cải của Chúa có phán đoán gắt gao cho ai không chịu hối cải (Mt 11,20-24;12,41), - Các Tông đồ cũng tiếp tục rao giảng hối cải: "Hãy trở lại, tội lỗi anh chị em sẽ được xóa bỏ" (Ac 3,19; 2,38; 11,18; 26,20), - Thánh Phaolô coi hối cải như mở đầu đời Kitô hữu (2 Cr 5,20)...

 

1. BẢN CHẤT  HỐI CẢI



 

Hối cải đòi:

- Hối hận (repentence) về những tội lỗi quá khứ, đau đớn buồn phiền về tình trạng đáng buồn và đổ vỡ là kết quả của tội và vì những kinh nghiệm vô phúc tội lỗi gây nên.

- Trở về với Ý định Cứu chuộc của Thiên Chúa. Tâm điểm của lời mời gọi hối cải này không phải chỉ ở tại công việc đền tội (work of penance) nhưng là ở xây dựng lại tình yêu đối với Chúa. Đó là quyết định "Trở về nhà Cha" (Lc 15,18) của người con hoang.

 

2. ĐIỀU KIỆN  HỐI CẢI



 

Muốn hối cải chân thành đòi hối nhân phải:

- Khiêm tốn nhận tội lỗi mình như người phụ nữ hối cải (Lc 7,36-48), như đứa con hoang đàng: "Con không đáng gọi là con cha nữa" (Lc 15,21),

- Sẵn sàng cố gắng sửa đổi nên tốt hơn, mang thập giá mình mà theo Chúa (Mt 10,38),

- Mở lòng đón ơn thánh: "Hôm nay nếu nghe tiếng Người, ngươi đừng cứng lòng" (Tv 95,7).

 

3. HIỆU QUẢ CỦA  HỐI CẢI



 

Lòng hối cải chân thành đòi phải có hiệu quả tương xứng "Kết quả xứng với lòng hối cải" (Mt 3,8). Theo truyền thống, lòng hối cải thường kéo theo: Chay tịnh, bố thí, và cầu nguyện.  Ăn chay là một hình thức hãm mình. Bố thí là việc hy sinh cho tha nhân. Cầu nguyện là việc liên đới với Chúa.

Cuối cùng, lòng hối cải chân thật đòi làm bất cứ việc gì cần để sửa lại những sự dữ đã gây ra cho láng diềng và cộng đồng: Vd Sửa lại xúc phạm bác ái, sửa lại gương xấu, thiệt hại danh dự, tài sản tha nhân, nhưng kết quả quan trọng nhất là SỐNG ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THÁNH THẦN. (Ga 14,15,21; 1Ga 2,3-5)

 

4. NGÀY ĂN CHAY VÀ KIÊNG THỊT



 

Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước.

Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày.

 

            a. Luật Ăn chay, kiêng thịt.



"Đừng ăn chay với phường kiêu ngạo, chúng ăn chay thứ Hai và thứ Năm. Anh em hãy ăn chay thứ Tư và thứ Sáu" (Didache 8,1)

Giáo hội chọn các  Thứ Sáu quanh năm làm ngày đền tội, nhưng chỉ buộc tín hữu Ăn chay, kiêng thịt thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. (GL 1251).

Tại Hoa kỳ, Hội đồng Giám mục (ngày 18.11.1966) dung hòa GL 1249 và 1253   chỉ định cho giáo dân kiêng thịt các Thứ Sáu Mùa Chay.

" Tuổi ăn chay: từ 18 tuổi (GL 97) tới hết 59 tuổi.

" Tuổi kiêng thịt: từ 14 tuổi trở lên (GL 1252)

" Cách ăn chay: Được ăn một bữa trưa no, nhưng sáng và chiều cũng được ăn ít hơn bữa trưa. Phẩm và lượng đồ ăn tùy phong tục địa phương (Đức Phaolô VI, Tự Sắc về Đền tội Paenitemini 17.2.1966).

" Cách kiêng thịt:  Kiêng các thứ thịt loài vật máu nóng (loài có vú và chim) kể cả bộ lòng... nhưng được ăn trứng và các thứ biến chế từ sữa, được ăn những đồ gia vị, những thứ biến chế từ mỡ loài vật (Paenitemini 3,1). Được ăn cháo lỏng có mùi thịt, meat gravy and sauces. (Catholic Alamnac 1989 Coi Abstinence).

(Tại Hoa kỳ, luật ăn chay đã trở nên dễ dàng hơn. Theo quyết đinh của Hội đồng Giám mục, "Không cần xin phép miễn ăn chay, kiêng thịt nữa. Để tùy lương tâm cá nhân xác định, khi có lý do đủ (sufficient reason), người ta có thể tự miễn ăn chay, kiêng thịt vào ngày buộc. Các Giám mục mạnh mẽ khuyến khích dự lễ misa hàng ngày và giữ chay kiêng thịt vào ngày khác trong tuần bù lại". (Theo Tuần báo North Texas Catholic Feb. 24, 1995. P. 13).

 

            b. Được tha giữ chay:



" Những người vì sức khỏe,

" Những người phải làm việc nặng nhọc,

" Những người nghèo khó vẫn khổ sở vì đói,

" Những người được cha xứ, Bề trên Dòng, Giám mục tha.

 

            c. Được tha kiêng thịt:



 

" Ngày Thứ Sáu gặp lễ buộc,

" Người vì sức khỏe hay công việc nặng nhọc cần phải ăn thịt,

" Người mà chủ nhân không cho đồ ăn khác. Ví dụ: Tôi tớ, trẻ con, người vợ.

 

5. LỜI KÊU GỌI NÊN THÁNH



 

Biết bao nhiêu lời kêu mời rõ rệt trong Cựu Ước, và nhất là trong Tân Ước:

"Hãy nên trọn lành như Cha các ngươi trên trời là Đấng trọn lành" (Mt 5,48; 1 Pt 1,16), kêu gọi người thanh niên giầu có (Mt 19,16-22)...

 Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Tín lý về Giáo hội đã dành cả Chương V kêu gọi và hoạch định cho mọi người đường lối nên thánh trong địa vị, bổn phận, bậc sống mình (GH 39-42).



"Tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đấn sự trọn lành của Đức Ái" (GH 40).

--------------------------------
Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương