CỤc bảo tồN Đa dạng sinh học giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hạI Ở việt nam hà Nội 2011 danh sách nhóm soạn thảO



tải về 410.5 Kb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích410.5 Kb.
#33317
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12


TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC



GIỚI THIỆU

MỘT SỐ LOÀI SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM

Hà Nội 2011

DANH SÁCH NHÓM SOẠN THẢO

  1. TS. Phạm Anh Cường, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

  2. PGS.TS. Phạm Bình Quyền, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội; Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

  3. TS. Dương Minh Tú, Cục Giám định và kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật

  4. ThS. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

  5. TS. Phạm Quang Thu, Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp

  6. ThS. Trần Trọng Anh Tuấn, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

  7. ThS. Nghiêm Thị Phương Lê, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

  8. ThS. Nguyễn Lương Duyên, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

  9. CN. Trương Minh Tâm, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

  10. ThS.Nguyễn Đình Tạo, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

  11. ThS. Nguyễn Thiên Tạo, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

1. VIRÚT GÂY BỆNH CHÙN NGỌN CHUỐI (Banana bunchy top virus-BBTV) 7

2. VI KHUẨN (Yersinia pestis) GÂY BỆNH DỊCH HẠCH Ở CHUỘT VÀ ĐỘNG VẬT 9

3. NẤM GÂY BỆNH THỐI RỄ (Phytophthora cinnamomi ) 11

4. VIRÚT GÂY BỆNH CÚM GIA CẦM (Avian influenza virus) 15

5. ỐC BƯƠU VÀNG (Pomacea canaliculata) 17

6. ỐC BƯƠU VÀNG MIỆNG TRÒN (Pomacea bridgesii) 19

7. ỐC SÊN CHÂU PHI (Lissachatina (Achatina) fulica) 20

8. TÔM CÀNG ĐỎ (Cherax quadricarinatus) 21

9. BỌ CÁNH CỨNG HẠI LÁ DỪA (Brontispa longissima) 23

10. SÂU RÓM THÔNG (Dendrolimus punctatus ) 25

11. CÁ RÔ PHI ĐEN (Oreochromis mossambicus) 29

12. CÁ TỲ BÀ LỚN (Pterygoplichthys pardalis) 31

13. CÁ TỲ BÀ (Hypostomus punctatus) 32

Cá Tỳ bà bé được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại các nước như Inđônêxia, Philíppin. 33

14. CÁ TRÊ PHI (Clarias gariepinus) 34

Cá Trê phi được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Philíppin. 34

15. CÁ ĂN MUỖI (Gambusia affinis) 35

16. CÁ VƯỢC MIỆNG BÉ (Micropterus dolomieu) 37

17. CÁ VƯỢC MIỆNG RỘNG (Micropterus salmoides) 38

18. CÁ HỔ (Pygocentrus nattereri) 39

19. CÁ RÔ MO TRUNG QUỐC (Siniperca chuatsi) 40

20. RÙA TAI ĐỎ (Trachemys scripta subsp.elegans) 42

21. CÁ SẤU CU BA (Crocodylus rhombifer) 44

22. HẢI LY NAM MỸ (Myocastor coypus) 45

23. BÈO TÂY (Eichhornia crassipes) 46

24. CÂY CỨT LỢN (Ageratum conyzoides) 48

25. CỎ LÀO (Chromolaena odorata) 50

26. CỎ LÀO ĐỎ (Eupatorium adenophorum /Ageratina adenophora) 52

28. CÂY CÚC LEO (Mikania micrantha) 54

29. TRINH NỮ MÓC (Mimosa diplotricha) 56

Cây Trinh nữ móc được ghi nhận là sinh vật ngoại lai xâm hại tại các nước như Ấn Độ, Úc. 57

30. CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra) 58

31. KEO GIẬU (Leucaena leucocephala) 60

32. CÂY NGŨ SẮC (Lantana camara) 62

33. CÂY TRÀM QUINQUENERVIA (Melaleuca quinquenervia) 64


LỜI MỞ ĐẦU


Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến với hàng nghìn ki-lô-mét biên giới và biển. Tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam phong phú, đa dạng về nguồn gen, thành phần loài và các hệ sinh thái nhưng kém bền vững dưới tác động do sự thay đổi của các yếu tố môi trường, trong đó có tác động xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai.

Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau như theo con đường nhập khẩu có chủ đích phục vụ công tác nuôi, trồng, sản xuất, kinh doanh hoặc du nhập theo con đường tự nhiên và không chủ đích của con người.

Trong thời gian gần đây, sinh vật ngoại lai xâm hại xuất hiện ngày càng nhiều và đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng sinh học, các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Ví dụ như loài ốc Bươu vàng (Pomacea canaliculata) là loài thuộc danh mục 100 loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm trên thế giới (IUCN, 2000). Tuy mới xâm nhập vào Việt Nam trong khoảng hơn 20 năm nay nhưng ốc Bươu vàng đã trở thành dịch hại, gây tác hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hàng năm Chính phủ đã phải chi hàng trăm triệu đồng để tiêu diệt ốc Bươu vàng, nhưng đến nay loài ốc này vẫn đang tiếp tục gây hại cho mùa màng. Rùa tai đỏ, Tôm càng đỏ, cây Mai dương,... cũng đã trở thành những loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, sự phát triển kinh tế và sức khỏe con người. Những loài này tuy đã được quốc tế cảnh báo nhưng vẫn tiếp tục xâm nhập vào Việt Nam. Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại này có khả năng bùng phát và gây hậu quả nghiêm trọng khi chúng thiết lập được quần thể ngoài tự nhiên.

Trước sự đe dọa của các loài ngoại lai xâm hại, Bộ Tài nguyên và Môi trường với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đa dạng sinh học đã từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm kiểm soát và quản lý chúng. Nhằm cảnh báo và tăng cường nhận thức của cộng đồng về các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan biên soạn và xuất bản cuốn sách “Giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam”.

Cuốn sách giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học, biện pháp phòng ngừa và sự phân bố của loài nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, ngăn ngừa và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại ở Việt Nam.

1. VIRÚT GÂY BỆNH CHÙN NGỌN CHUỐI (Banana bunchy top virus-BBTV)


Tên tiếng Việt khác: Bệnh chùn đọt chuối, bệnh xoăn lá, bệnh chuối đực, bệnh đuôi gà, bệnh chuối dụt, bệnh xẹ.

A. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái và triệu chứng bệnh

Nguồn gốc:

Virút gây bệnh chùn ngọn chuối (BBTV) lần đầu tiên được phát hiện tại Hawaii vào năm 1889.



Đặc điểm hình thái:

Virút BBTV trước đây thuộc nhóm luteovirus nhưng hiện này được công nhận là một loài thuộc chi Nanovirus.



Triệu chứng bệnh:

Đối với những cây sau khi bị lây nhiễm rệp muội, ở lá thứ hai sẽ xuất hiện một vài sọc xanh-tối hoặc các chấm trên một số gân nhỏ ở phần dưới phiến lá. Các sọc tạo thành “hình móc” khi chúng lan vào gân giữa và rất dễ nhìn thấy ở mặt dưới của lá khi có ánh sáng chiếu qua. Các triệu chứng “chấm - gạch” đôi khi cũng có thể quan sát thấy ở cuống lá. Lá tiếp sau lá thứ hai khi còn đang cuốn có thể xuất hiện các sọc hơi trắng dọc theo các gân thứ cấp. Khi lá mở ra, các sọc này có màu xanh - tối. Chiều dài và chiều rộng phiến lá của các lá kế tiếp trở nên ngắn và hẹp hơn. Mép lá thường bị cong ngược và vàng úa. Các lá nhiễm bệnh trở nên khô, giòn và thẳng đứng hơn so với lá bình thường.

Ở các chồi nhú ra từ gốc cây chuối bị nhiễm bệnh, lá đầu tiên khi xuất hiện sẽ có biểu hiện bệnh nặng. Các lá xếp theo hình hoa hồng và nhỏ hơn bình thường với các mép bị vàng úa sau đó sẽ bị chết. Các sọc xanh - tối thường là biểu hiện của bệnh trên lá.



Hình 1. Cây chuối bị bệnh virút gây bệnh chùn ngọn chuối.

Hình 2. Kiểm tra triệu chứng bệnh virút gây bệnh chùn ngọn chuối

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Môi giới truyền bệnh

Virút gây bệnh chùn ngọn chuối (BBTV) được truyền bởi loài rệp muội chuối (Pentalonia nigronervosa) và phát tán qua các vật liệu trồng trọt nhưng không lây nhiễm qua con đường cơ học.

Rệp muội chuối (Pentalonia nigronervosa) được xem là véctơ truyền bệnh chùn ngọn chuối và được phát hiện đầu tiên ở Úc vào năm 1925. Rệp chuối phân bố toàn cầu và gây hại trên nhiều loài thuộc họ Chuối (Musaceae) và một số loài thuộc họ Ráy (Araceae), họ Dong riềng (Cannaceae), họ Chuối pháp (Heliconiaceae), họ Thiên điểu (Strelitzeaceae), họ Gừng (Zingiberaceae).

Rệp muội chuối được phát hiện nhiều trên phần thân ngầm dưới đất, vỏ ngoài và trên chồi non của cây chuối. Số lượng rệp muội chuối giảm nhiều khi gặp điều kiện khô hạn.



C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

Hiện nay, trên thế giới chưa có giống chuối kháng bệnh BBTV. Biện pháp phòng trừ rệp chuối có hiệu quả nhất là tiêu huỷ những cây bệnh và sử dụng nguyên liệu giống đã được kiểm tra virút. Biện pháp phòng trừ phải được thực hiện trên phạm vi rộng nhằm tránh sự tái lây nhiễm của bệnh đối với những cây mới trồng. Sử dụng các loại thuốc trừ rệp để diệt trừ véctơ truyền bệnh.



D. Phân bố ở Việt Nam

Bệnh xuất hiện và gây hại tại các vườn chuối ở một số tỉnh, thành phố như Vĩnh Long (Long Hồ), Tây Ninh (Gò Dầu), Đồng Nai (Định Quán),…



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

BBTV đã được ghi nhận xâm hại tại nhiều nước trên thế giới như ở châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malaixia, Pakistan, Philíppin, Sri Lanka, Đài Loan, Việt Nam), châu Phi (Burundi, Nam Phi, Côngô, Ai Cập, Gabon, Malawi, Rwanda), châu Mỹ (Hoa Kỳ) và châu Đại dương (Samoa, Úc, Fiji, Guam, New Caldonia, Papua New Guinea, Tonga, Tuvalu và quần đảo Wallis và Futuna).



Каталог: tintuc -> tintuchangngay -> Documents
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> Tin tức & Sự kiện
tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân
Documents -> Danh bạ CÁc cá nhâN Đang tham gia công tác truyền thông môi trưỜng tại việt nam a đặng Nguyễn Thục Anh
Documents -> A. CƠ Quan, TỔ chức I. BỘ/ ban/ ngàNH/ ĐOÀn thể, TỔ chức chính trị XÃ HỘi cấp trung ưƠNG

tải về 410.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương