CỤc bảo tồN Đa dạng sinh học giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hạI Ở việt nam hà Nội 2011 danh sách nhóm soạn thảO


ỐC BƯƠU VÀNG MIỆNG TRÒN (Pomacea bridgesii)



tải về 410.5 Kb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích410.5 Kb.
#33317
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

6. ỐC BƯƠU VÀNG MIỆNG TRÒN (Pomacea bridgesii)


Tên tiếng Việt khác: Ốc thần bí

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Nam Mỹ

Đặc điểm hình thái

Ốc Bươu vàng miệng tròn có kích thước 4 - 5 x 4,5 - 6,5 cm. Vỏ của loài ốc này xoắn 5 - 6 vòng. Miệng vỏ ốc tương đối rộng và có hình ôvan. Ốc Bươu vàng miệng tròn có màu sắc từ nâu tự nhiên, vàng, bạch tạng, hạt dẻ, màu xanh, màu ngọc bích, đôi khi là màu tím và đỏ tía có hoặc không có sọc.





Hình 10. Ốc Bươu vàng miệng tròn Hình 11. Ổ trứng ốc Bươu vàng miệng tròn

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Ốc Bươu vàng miệng tròn hoạt động mạnh về ban đêm. Thức ăn ưa thích của loài này là xác thực vật phân hủy và mục nát, thức ăn nuôi cá. Khi thiếu thức ăn, ốc có thể ăn hại các cây sống.



C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

Để diệt trừ ốc Bươu vàng miệng tròn thường áp dụng biện pháp thủ công như thu bắt và diệt bằng tay hoặc có thể sử dụng các loài vật nuôi như vịt hoặc cá (Trắm đen), đặc biệt hiệu quả đối với ốc non; khi cần thiết có thể sử dụng thuốc trừ nhuyễn thể hóa học.



D. Phân bố ở Việt Nam

Ốc Bươu vàng miệng tròn xuất hiện rải rác tại một số tỉnh/thành vùng trồng lúa đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long của Việt Nam.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Thông tin xâm hại về loài ốc Bươu vàng miệng tròn được ghi nhận tại các nước lưu vực sông Amazôn như Bôlivia, Braxin, Paraguay, Pêru.


7. ỐC SÊN CHÂU PHI (Lissachatina (Achatina) fulica)


Tên tiếng Việt khác: Ốc ma

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Tanzania (Châu Phi)

Đặc điểm hình thái

Ốc Sên châu Phi có vỏ hẹp hình nón, từ đuôi đến đỉnh vỏ có 7 - 9 vòng xoắn khi ốc trưởng thành. Vỏ thường có màu nâu đỏ với sọc vàng, hoặc không có sọc, màu sắc vỏ có thể biến đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng, phổ biến là màu cà phê sáng. Con trưởng thành có chiều dài vỏ lên đến 20 cm, tuy nhiên thường chỉ dài từ 5 - 10 cm. Cân nặng trung bình khoảng 32 gram.





Hình 12 và 13. Ốc Sên châu Phi

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Ốc Sên châu Phi là loài ốc cạn, sinh sống ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ và độ ẩm cao, trong nhiều hệ sinh thái như đất nông nghiệp, đất ven biển, rừng tự nhiên, rừng trồng, đất ven sông, đầm lầy, khu vực đô thị, những nơi có cây mục, bụi rậm. Loài ốc này có thể phát triển mạnh tại bìa rừng, rừng tái sinh và rừng trồng. Khi điều kiện khô hạn, ốc thường nằm bất động trong một thời gian. Ốc Sên châu Phi ưa thích hoạt động ở nhiệt độ từ 9 - 29oC và sống được ở nhiệt độ thấp 2oC (ngủ nghỉ đông) và ở nhiệt độ cao 30oC (ngủ nghỉ hè).

Ốc Sên châu Phi được coi là một trong những loài ốc cạn gây hại nghiêm trọng cho cây trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Với mật độ cao ốc Sên châu Phi có thể ăn hại, phá hủy thảm thực vật.

Trong nông nghiệp: tại vùng nhiệt đới, ốc Sên châu Phi gây ra thiệt hại cho nông nghiệp như làm giảm năng suất cây trồng. Ngoài ra, ốc Sên châu Phi còn là vật truyền các tác nhân gây bệnh cho cây trồng.



C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

Sử dụng biện pháp thu bắt và diệt bằng tay. Trong trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng thuốc trừ nhuyễn thể.



D. Phân bố ở Việt Nam

Ốc Sên châu Phi phân bố rải rác tại một số tỉnh/thành phố trong cả nước nhưng tập trung chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Vĩnh Long và rải rác tại các tỉnh khác trong cả nước.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Loài ốc Sên châu Phi đã ghi nhận xâm hại tại các nước trên thế giới như ở châu Á (Bangladesh, Cămpuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Maldives, Miến Điện, Philíppin, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Việt Nam), châu Phi (Côte d’lvoire, Kenya, Mauritius, Réunion, Seychelles, Togo), châu Mỹ (Hoa Kỳ [Hawai], Guadeloupe, Martinique, Đảo Virgin của Hoa Kỳ, Braxin), châu Đại Dương (American Samoa, French Polynesia, Papua New Guinea, Samoa, Đảo Solomon).


8. TÔM CÀNG ĐỎ (Cherax quadricarinatus)


Tên tiếng Việt khác: Tôm hùm nước ngọt

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Papua New Guinea, Úc

Đặc điểm hình thái

Tôm càng đỏ có kích thước lớn và có vỏ cứng. Vỏ có màu xanh rêu điểm một số vạch màu đỏ trên phần lưng. Trên càng con đực có vệt biểu bì màu đỏ không bị kitin hoá.












Hình 14 và 15. Tôm càng đỏ

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Tôm càng đỏ là loài tôm nước ngọt, thường sống ẩn nấp trong các hang hốc, rễ cây thủy sinh lớn ven bờ nước hoặc trong ao, hồ, ruộng. Loài Tôm này là loài ăn tạp, thức ăn gồm các loài thực vật, động vật, mùn bã hữu cơ, đôi khi có thể ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn.

Tôm càng đỏ có khả năng sinh sống ở nhiều loại môi trường khác nhau như từ vùng ven biển nước lợ tới môi trường nước ngọt, môi trường sống ưa thích là những nơi có dòng chảy chậm ở vùng thượng lưu sông và tại các hồ, đầm phá. Tôm càng đỏ chỉ phân bố ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, khu vực nước có nhiệt độ cao hơn 10oC.

Tôm càng đỏ được ghi nhận là vật chủ của một số tác nhân gây bệnh bao gồm virút, vi khuẩn, sinh vật đơn bào, nấm, ký sinh trùng đơn bào và đa bào.



C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

- Nghiêm cấm nhập khẩu, nhân nuôi tại các thuỷ vực của Việt Nam.

- Tiếp tục điều tra, khảo sát sự hiện diện của Tôm càng đỏ tại các thuỷ vực đã từng tiến hành nuôi thử nghiệm trước đây hoặc các vùng thuỷ vực khác nhằm bao vây, diệt trừ.

- Tuyên truyền, vận động người dân không nuôi Tôm càng đỏ.



D. Phân bố ở Việt Nam

Tôm càng đỏ được nhập vào Việt Nam từ năm 2002 và được nuôi thử nghiệm tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. Cuối năm 2004, Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có Chỉ thị cấm nuôi Tôm càng đỏ. Hiện tại Tôm càng đỏ không có mặt tại các thủy vực của Việt Nam.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Tôm càng đỏ đã được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại các nước trên thế giới như Nam Phi, Mêxicô, Jamaica, Puerto Ricô, Úc.



Каталог: tintuc -> tintuchangngay -> Documents
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> Tin tức & Sự kiện
tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân
Documents -> Danh bạ CÁc cá nhâN Đang tham gia công tác truyền thông môi trưỜng tại việt nam a đặng Nguyễn Thục Anh
Documents -> A. CƠ Quan, TỔ chức I. BỘ/ ban/ ngàNH/ ĐOÀn thể, TỔ chức chính trị XÃ HỘi cấp trung ưƠNG

tải về 410.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương