CỤc bảo tồN Đa dạng sinh học giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hạI Ở việt nam hà Nội 2011 danh sách nhóm soạn thảO


CÁ VƯỢC MIỆNG RỘNG (Micropterus salmoides)



tải về 410.5 Kb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích410.5 Kb.
#33317
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

17. CÁ VƯỢC MIỆNG RỘNG (Micropterus salmoides)


Tên tiếng Việt khác: Cá Vược vỹ miệng rộng, cá Vược đen

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Hoa Kỳ và phía Bắc Canada.

Đăc điểm hình thái

Cá Vược miệng rộng có thân thuôn dài, mắt to vẩy màu xanh nhạt, kích thước cơ thể cá tối đa là 97 cm, nặng trên 10 kg; có tổng số tia gai lưng là 10; tổng số tia vây lưng mềm: 12 - 14; tia mềm vây hậu môn: 10 - 12; đốt sống: 30 - 32. Miệng lớn, hàm trên trải dài bên ngoài mắt. Vây chậu không có màng bao phủ. Thân có màu từ xanh lục tới màu xanh ôliu, trắng sữa tới màu vàng, bụng có một dải đen chạy từ nắp mang đến gốc vây đuôi. Vây đuôi tròn có 17 nhánh.





Hình 27. Cá Vược miệng rộng

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Cá Vược miệng rộng sống ở môi trường nước sạch như hồ, ao, đầm lầy có thảm thực vật bao phủ hoặc có thể sống trong vùng nước đọng tại các khe, sông ngòi. Cá Vược miệng rộng có khả năng thích ứng cao, phát triển mạnh trong môi trường sống của các vùng nước nước ấm, từ lạch nhỏ đổ ra các con sông lớn để tới các hồ chứa lớn. Nhiệt độ dưới 10oC và pH thấp hơn 6 là các yếu tố giới hạn ức chế sự sinh sản của cá trưởng thành. Thức ăn của cá Vược miệng rộng rất đa dạng, nhưng chủ yếu bao gồm các loài cá hoặc động vật không xương sống khác, đôi khi chúng cũng ăn thịt đồng loại.

Sự xuất hiện của cá Vược miệng rộng thường ảnh hưởng đến quần thể của các loài cá nhỏ bản địa, đôi khi dẫn đến sự suy giảm hoặc tuyệt chủng những loài đó.

C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

- Nhiều nước đã nghiêm cấm không cho nhập và nuôi cá Vược miệng rộng.

- Dùng các biện pháp thủ công để đánh bắt như lưới vét, chài, chụp,...

D. Phân bố ở Việt Nam

Cá Vược miệng rộng được nhập nội và nuôi tại hồ chứa của Thuỷ điện Đa Nhim tỉnh Lâm Đồng từ trước năm 1975, nay có thông tin ghi nhận loài này còn tồn tại ở các tỉnh Lâm Đồng (Đa Nhim) và Phú Thọ (Thanh Thủy).



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Cá Vược miệng rộng được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại ở các nước như Đức, Pháp, Áo, Ba lan, ...


18. CÁ HỔ (Pygocentrus nattereri)


Tên tiếng Việt khác: Cá Cọp

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Sông Amazôn và các sông khác ở Nam Mỹ.

Đặc điểm hình thái

Cá Hổ có hình tròn dẹp, đầu to, thân dài từ 20 - 30 cm. Toàn thân cá màu xám xanh, phần bụng có mảng lớn màu xanh lá cây, vây rốn màu đỏ. Con đực thường có màu sắc sặc sỡ và kích thước nhỏ, con cái màu nhạt và kích thước lớn hơn.

Cá Hổ có cỡ lớn nhất 50 cm, là loài cá dữ, ăn thịt và phàm ăn; có 16 - 18 tia mềm vây lưng, 27 - 30 tia mềm vây hậu môn. Răng phát triển, sắp xếp đặc biệt ở hai bên hàm giúp cá có thể ăn liên tục và sử dụng nhiều loại thức ăn. Loài cá này răng khoẻ, gây ra các vết cắn nghiêm trọng, thính giác rất phát triển, cá săn mồi tích cực vào ban ngày.



Hình 28. Cá Hổ

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Điều kiện thích hợp cho cá sinh sản là 26 - 27oC. Cá đẻ trứng ở rễ của các cây thuỷ sinh và trứng được cá bố mẹ bảo vệ. Trung bình, mỗi lần cá đẻ được khoảng 2.000 - 4.000 trứng. Cá Hổ cạnh tranh về thức ăn và nơi ở, tiêu diệt các loài cá bản địa, làm thay đổi cấu trúc thành phần loài của hệ sinh thái.



C. Biện pháp phòng ngừa, kiểm soát

- Dùng các biện pháp thủ công để đánh bắt như câu, chài, chụp,...

- Tại Việt Nam, cá Hổ thuộc danh mục đen - loài động vật thuỷ sinh ngoại lai xâm hại thuỷ vực Việt Nam và đã bị cấm nhập khẩu từ năm 1998.

D. Phân bố ở Việt Nam

Cá Hổ được nhập vào Việt Nam nuôi làm cá cảnh từ năm 1995 nhưng đến năm 1998 đã bị cấm nuôi. Hiện nay, không có thông tin về sự tồn tại của loài cá này ở Việt Nam.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Cá Hổ được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại ở nhiều nước trên thế giới như Đức, Trung Quốc, Thái Lan.



19. CÁ RÔ MO TRUNG QUỐC (Siniperca chuatsi)


Tên tiếng Việt khác: Cá quế.

A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái

Nguồn gốc: Trung Quốc

Đặc điểm hình thái

Cá Rô mo Trung Quốc là loài cá ăn thịt, thân ngắn, lưng gồ cao, miệng cá rộng, hàm dưới dài hơn hàm trên, nhô ra phía trước và hàm răng nhọn. Trên thân cá có nhiều hoa văn màu vàng nhạt, đỉnh đầu không có vẩy, toàn thân cá phủ vẩy nhỏ. Kích thước loài này khi lớn nhất đạt 64,5 cm và nặng 4 kg. Răng nanh phát triển, hai lỗ mũi cùng bên gần nhau và gần cạnh trước ổ mắt. Tia gai cứng vây lưng nhỏ hơn 13. Thân cao, đường bên có 95 - 100 vẩy.




Hình 29. Cá Rô mo Trung Quốc

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại

Cá thường phân bố tại các sông, hồ, thích hợp với môi trường nước có nhiệt độ từ 4 - 22oC, độ pH từ 7 - 7,4. Loài cá này là loài có phạm vi sinh thái rộng, thức ăn chủ yếu là động vật phù du, cá con, côn trùng thủy sinh. Cá đẻ ở nơi nước chảy, trứng trôi nổi, đây là loài cá mới được thuần hoá trở thành cá nuôi ở Trung Quốc.



C. Biện pháp phòng ngừa, kiểm soát

- Đối với loài cá Rô mo Trung quốc cần hạn chế nuôi, bắt buộc phải nuôi lồng, không được nuôi thả ngoài tự nhiên;

- Dùng các biện pháp thủ công để đánh bắt cá bố mẹ như lưới vét, câu;

- Tát cạn và làm sạch ao để tiêu diệt cá con bằng vôi bột.



D. Phân bố ở Việt Nam

Cá Rô mo Trung Quốc được nhập vào Việt Nam từ năm 2004 với mục đích nuôi thử nghiệm tại trại cá Phú Tảo - Hải Dương. Hiện cá Rô mo Trung Quốc xuất hiện tại hầu hết các tỉnh phía Bắc Việt Nam.



E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới

Thông tin về loài cá Rô mo Trung Quốc được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại Đài Loan.



Каталог: tintuc -> tintuchangngay -> Documents
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> Tin tức & Sự kiện
tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân
Documents -> Danh bạ CÁc cá nhâN Đang tham gia công tác truyền thông môi trưỜng tại việt nam a đặng Nguyễn Thục Anh
Documents -> A. CƠ Quan, TỔ chức I. BỘ/ ban/ ngàNH/ ĐOÀn thể, TỔ chức chính trị XÃ HỘi cấp trung ưƠNG

tải về 410.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương